CÂU CHUYỆN SINH VIÊN NỔI LOẠN
VŨ LINH

Trong vài tháng qua, tin thời sự chính trị Mỹ đă bị 'thống trị' bởi tin các sinh viên các đại học lớn của Mỹ nhất tề nổi loạn, ngày càng lan rộng mà các ban quản trị các trường không c̣n kiểm soát, kềm chế được nữa.

    Phong trào sinh viên nổi loạn này đă trở thành một vấn đề khá nghiêm trọng của đất nước này, bắt buộc chúng ta phải t́m hiểu nhiều hơn. Ta không thể quên một số không nhỏ dân tị nạn thế hệ hai và ba đang theo học tại các trường lớn đó, và dĩ nhiên, không tránh khỏi những hậu quả của cuộc nổi loạn này, cho dù không can dự nhiều vào cuộc nổi loạn.

    Ta thử nh́n qua.

1. Diễn tiến

    Đầu tháng 10/2023, tổ chức khủng bố Hồi giáo quá khích Hamas của Palestine bất th́nh ĺnh, lén tấn công một làng Do Thái, giết hơn 1.200 thường dân, trong đó có rất nhiều phụ nữ và trẻ con vô tội, kể cả trẻ con trong các nhà giữ trẻ chưa tới tuổi đi học mẫu giáo. Khoảng 250 thường dân đă bị bắt làm con tin, một số đă chết, phần lớn vẫn c̣n bị nhốt đâu đó không ai biết sống chết ra sao. Hamas công khai, vô cớ, xâm phạm một t́nh trạng sống chung ḥa b́nh giữa Do Thái và Palestine đă kéo dài cả chục năm nay, mà xâm phạm một cách tàn bạo nhất.

    Sau đó, Do Thái đă phản công, mang quân qua đánh Hamas ngay trên đất Palestine, bằng những trận đánh quy mô, dùng cả không quân, pháo binh tàn phá nguyên cả tỉnh trong giải đất Gaza của Palestine.

https://blogger.googleusercontent.com/img/a/AVvXsEirvyQsbOXQIwoIBRDihwjW5AEvWSh84-EE3qEg0b2QYGKN3R8KCGQfLrC8_yZ_sIRH5PijxBFP-gEVYva7KQHZBwDXqLypnWQNYo61DMDLlzKu48ZbjAO3-SUPx83IlrGLoz51Wghl-XwFWQrFCG4escfklIDsyXkgkPAnfmQg0sGWRnv9leSoVfu8BRw=w249-h140

    Từ ngày đó tới nay, sinh viên thiên tả trong các trường đại học lớn của Mỹ đă ào ạt xuống đường biểu t́nh chống Do Thái, ủng hộ Palestine. Cuộc 'nổi loạn' của sinh viên bắt đầu từ một số nhỏ phất cờ Palestine, đă bất ngờ lớn mạnh từng ngày. Hiện nay, phong trào sinh viên biểu t́nh ủng hộ Palestine chống Do Thái đă lan rộng ra trên hầu hết mấy chục đại học lớn nhất của Mỹ, đâu gần 50 đại học trong 30 tiểu bang. Chẳng những lan rộng mà ngày càng hung hăn. Tin mới của tuần rồi, sinh viên Đại Học Columbia, ngay trung tâm thành phố New York, sau khi cắm lều trên sân cỏ của trường, đă leo thang, xâm chiếm một cao ốc của trường, chiếm đóng, quậy phá, bắt buộc bà viện trưởng phải kêu gọi hơn 200 cảnh sát 'dă chiến' của New York đến phá cửa, xông vào bắt cả mấy trăm sinh viên. T́nh trạng tương tự cũng đă xẩy ra tại trường UCLA của Los Angeles và nhiều đại học lớn khác Theo tin mới nhất, trong tuần qua, cảnh sát đă bắt giữ gần 2.000 sinh viên nhiều đại học trên khắp nước.

https://blogger.googleusercontent.com/img/a/AVvXsEhIqfCj9VDClVy1sg5aGdezhFOHCGvmbeWXIhbw8ZuuQORElcRILRUpDnbrE_f1Nw3w2_IEwKBPLt7I98iZUxAnlkkzrO1aM98XvitQ8dtlRHx3wOJbO7uz721d_WwEmRPrbHD-HXVuhfM0VZPJ19nSzLfO4T2_TZze67EzJUpaI7vEopb8SXJQPvEIA-c=w248-h165  

Đại Học Columbia

    Đám sinh viên khùng điên này phần lớn biểu t́nh trong ôn ḥa, nhưng lại hô hào những khẩu hiệu kinh hoàng nhất, đặc biệt là khẩu hiệu "From the River to the Sea" với bàn tay máu và cờ Palestine, nghĩa là 'Từ Sông tới Biển'. Sông đây là sông Jordan, phiá đông Do Thái ráp ranh với xứ Jordan, biển dĩ nhiên là biển Địa Trung Hải phía tây Do Thái. Nôm na ra, nghĩa là dân Palestine sẽ chiếm lại toàn thể đất Do Thái. Nhưng khẩu hiệu này cũng mang ư nghĩa kinh hăi hơn là sẽ có một cuộc tận diệt -genocide- dân Do Thái, không khác ǵ cuộc tận diệt của Hitler năm xưa.

https://blogger.googleusercontent.com/img/a/AVvXsEhB2DVqDTZgd6w7OeGyCy0B8NbsFB4unIuIjtSaPk5_EUsFCUU_MHN0vHuc_etyIJRzy0zT_ZbGIeUfP5RUh2pFPzyvQoKnVrnpOUT66p6adUegLBBpBbBNKKbOVD9d2Q92sDHLzJmDqgUEDf84hQLtMon97-9jvLxC6wZ-_TnwIRdpLP5zvOqeAKLFjIk=w227-h140

2. Nguyên nhân gần

    Nh́n vào nguyên nhân tại sao đám sinh viên tại các trường đại học lớn của Mỹ lại nổi dậy ào ạt như vậy, th́ hiển nhiên cuộc phản công của Do Thái đă là lư do quan trọng nhất. Đám sinh viên này bất măn, nổi lên chống Do Thái v́ hai lư do:

- Thứ nhất, họ cho rằng Do Thái quá nặng tay, trả đũa quá tàn nhẫn. Trong khi Hamas giết hơn một ngàn người, th́ Do Thái, trong gần nửa năm qua, đă giết ít nhất 35.000 dân vô tội Palestine không dính dáng ǵ tới Hamas hết, tàn phá nguyên cả thị xă, theo thông tin của Palestine, hay khoảng 12.000 thường dân theo tin Do Thái.

- Thứ nh́, những tấn công tàn bạo của Do Thái thật ra chỉ là chuyện nhỏ mới xẩy ra thôi, trong khi Do Thái đă đàn áp dân Palestine một cách thô bạo nhất từ cả mấy chục năm nay, đặc biệt là đối xử rất tàn bạo với dân Palestine c̣n kẹt, sống trên đất Do Thái hay trên những đất Do Thái chiếm đóng bất hợp pháp qua nhiều cuộc chiến liên tục từ ngày lập quốc tới nay.

    Những lập luận trên, mới nghe có vẻ có lư phần nào, nhưng nh́n kỹ, không vững chút nào.

    Thứ nhất, vấn đề không phải là đáp trả sao cho cân xứng, kiểu như Hamas đánh một bạt tai th́ Do Thái chỉ có thể đánh trả một bạt tai chứ không có quyền đấm trả. Vô cớ đánh người th́ phải chịu hậu quả, bất kể người bị đánh trả lễ nhẹ hay nặng.

    Thứ nh́, Do Thái là một xứ nhỏ xiú với chưa tới 10 triệu dân, nằm giữa cả khối hơn một tỷ dân Hồi giáo cuồng thù ghét Do Thái, luôn luôn chỉ muốn ăn tươi nuốt sống cả nước, từ ngày lập quốc sau Thế Chiến Thứ Hai, đă trải qua liên tục mấy cuộc chiến tranh từ các xứ Ả Rập lân bang, nếu không cứng rắn, đă không thể tồn tại. Không ai có thể quên Do Thái cách đây cả ngàn năm đă từng bị 'diệt chủng', đuổi ra khỏi đất Do Thái, sống lang bang cả ngàn năm trên khắp thế giới không khác ǵ dân tị nạn Việt, rồi từng bị Hitler t́m cách tận diệt, giết cả sáu triệu người sống rải rác trên khắp Âu Châu. Không một người Do Thái nào muốn thấy lịch sử tái diễn.

    Chính sách cứng rắn của Do Thái là chuyện sống c̣n của cả nước, cả một dân tộc đă bị đầy đọa cả ngàn năm nay.

3. Nguyên nhân xa

    Đó là những nguyên nhân gần của chuyện sinh viên nổi loạn chống Do Thái. Nh́n xa hơn, việc chống Do Thái thật ra nằm trong hai vấn đề lớn, tiềm tàng trong xă hội Mỹ: tinh thần kỳ thị chống Do Thái, và những tẩy năo từ nền giáo dục thiên tả Mỹ.

    Tinh thần kỳ thị Do Thái

    Thứ nhất là tinh thần kỳ thị chống Do Thái, gọi là tinh thần 'anti-semitism', tiềm ẩn trong các khối dân không phải Do Thái. Cái tinh thần đó được phơi bày rơ nét nhất và một cách cực đoan khùng điên nhất qua chính sách diệt chủng tàn bạo nhất của Hitler. V́ Hitler đi quá xa, quá mạnh nên đă bị hạ, nhưng tinh thần chống Do Thái vẫn tiềm tàng khắp nơi. Tất cả, có lẽ chỉ v́ ghen tức, ghen tức cái thông minh hơn người, cái tài giỏi hơn người, cái thành công trên nhiều lănh vực, đặc biệt là tài chánh, kinh doanh của dân Do Thái. Những đặc tính này đă đưa dân Do Thái đến những thành công lớn, có thể nói thống trị người khác, hay thậm chí các dân tộc khác. Hitler thâm thù Do Thái v́ thấy rơ dân Do Thái 'thống trị' cả nước Đức, cả kinh tế Đức. Không chỉ trên lănh vực kinh tế tài chánh, mà dân Do Thái c̣n nổi bật hơn người trong các lănh vực khoa học, văn hóa như âm nhạc, nghệ thuật,...

    Nếu có thể tóm gọn lại th́ tinh thần kỳ thị, chống Do Thái, th́ ta có thể nói thật ra, cái kỳ thị đó chỉ phản ảnh một sự đố kỵ, ganh ghét, không hơn không kém.

    Ngay cả một số dân tị nạn Việt, chẳng ăn thua dây dưa rễ má ǵ tới dân Do Thái hay đạo Do Thái, thậm chí chẳng hiểu ǵ về lịch sử Do Thái, tôn giáo Do Thái, cũng a-dua nhẩy vào 'cuộc chiến' sỉ vả Do Thái.  

    Nhiều người Việt tị nạn biện giải tính căm ghét Do Thái bằng sự kiện Kissinger là dân Do Thái, cũng là thủ phạm số một bán đứng miền nam VN cho Trung Cộng. Đây là chuyện tố cáo bá láp. Tạm bỏ qua việc Kissinger có bán đứng Nam VN hay không là đề tài khác, những việc làm của Kissinger là việc làm của một quan chức lớn Mỹ, làm v́ quyền lợi Mỹ, chẳng ăn thua ǵ đến chuyện Do Thái hết. Mỹ có bỏ VNCH hay không chẳng ảnh hưởng ǵ tới sự sống c̣n của Do Thái hết. Nói Mỹ bỏ VNCH để tập trung vào việc giúp đỡ Do Thái là nói chuyện vớ vẩn, vô căn cứ, nói bừa. Mỹ dư thừa khả năng tài chánh và quân sự để vừa giúp VNCH vừa bảo vệ Do Thái.

    Những người công kích, sỉ vả Do Thái cũng quên mất -hay không biết- một trong những 'đồng minh' lớn của VNCH là ông tướng độc nhăn Do Thái Moshe Dayan, đă từng qua Sài G̣n nhiều lần, góp ư các tướng lănh VN và Mỹ trong cuộc chiến dân vận và du kích chống VC.

    Chính sách giáo dục Mỹ

    Việc các sinh viên ào ạt xuống đường biểu t́nh ủng hộ Palestine cũng là hậu quả trực tiếp của chính sách giáo dục cực kỳ thiên tả của các trường đại học lớn của Mỹ.

   Hầu hết giới giáo chức đại học Mỹ đều có tư tưởng thiên tả, nhẹ th́ thiên về xă nghĩa, nặng th́ công khai thân cộng. 

    Thời chiến tranh VN, miền Nam ta đă là hậu quả trực tiếp, hay chính xác hơn, cả hai chế độ CH của TT Diệm và TT Thiệu đều là nạn nhân, bị công kích, bôi bác, miệt thị đủ kiểu, đủ cách, trong khi các sinh viên Mỹ được dạy về 'tinh thần yêu nước vô song của các chiến sĩ dép râu, hy sinh tận cùng để dành độc lập, tự do cho cả nước thoát khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ'. Các phong trào phản chiến nở rộ tại hầu hết các đại học Mỹ khi sinh viên đầy lư tưởng, đầy thiện chí, nhưng ngu dốt v́ bị tẩy năo, đă ào ạt biểu t́nh chống chiến tranh, chống sự can dự của Mỹ "giúp đỡ một chế độ thối nát từ quân đến dân, từ tướng đến lính, chống lại cuộc chiến thần thánh của những người Việt yêu nước".

    Cuộc chiến tại VN chấm dứt nửa thế kỷ qua. Bây giờ đám sinh viên được các thầy cô thiên tả dạy những bài học mới: chống sự đô hộ tàn nhẫn của Do Thái, đè đầu đè cổ nhân dân Palestine oai hùng. Các trận đánh tàn bạo mới đây của Do Thái đă là những bằng chứng cụ thể, khó chối căi được của tính tàn bạo của Do Thái, tăng thêm phẫn uất cho đám sinh viên đầy thiện chí nhân đạo nhưng ngây ngô nhất.

    Các chế độ thiên tả, từ xă nghĩa đến cộng sản, đều đi ngược lại bản tính tự nhiên của con người, nên chỉ có thể sống c̣n bằng cách 1) tạo ra rồi khích động thù oán chống một kẻ thù, phải tưởng tượng ra nếu cần, 2) áp đặt quan điểm bằng nhà tù và súng đạn.

    Năm xưa, kẻ thù là đế quốc Mỹ ủng hộ chế độ thối nát VNCH, bây giờ là đế quốc Do Thái đàn áp thô bạo dân Palestine. Phải có cái ǵ nuôi sống lư tưởng của đám sinh viên đầy thiện chí và sinh lực tuy u mê hơn vịt. Cái ngộ nghĩnh là trong đám sinh viên phản kháng đó, trước đây, chưa một tên nào tới Sàig̣n t́m hiểu dân miền Nam sống ra sao, VC tàn ác thế nào; bây giờ cũng chưa tên nào qua Gaza xem dân Palestine sống thế nào, Hamas khủng bố dân ra sao. Suốt ngày xuống đường ḥ hét khẩu hiệu, phất cờ mà ù ù cạc cạc chẳng biết ǵ thực tế.

    Thế nhưng phong trào sinh viên nổi loạn ủng hộ Palestine chống Do Thái, hiển nhiên đă là pḥng trào sinh viên nổi loạn lớn nhất kể từ những ngày sinh viên thiên tả xuống đường chống chiến tranh, ủng hộ VC.

    Thực tế mà nói, các đại học Mỹ không chỉ giảng dạy về các chính sách thiên tả xă nghĩa không thôi, mà c̣n dạy sinh viên về những môn quái đản nhưng rất thời thượng trong cái gọi là 'văn hóa thức tỉnh', dạy về sex, dạy về đồng tính, về chuyển giới, về tính thượng tôn của da đen, về bản tính độc ác của da trắng, về lịch sử Mỹ được viết lại cho đúng nhu cầu thời thế, ...

    Chuyện lớn đáng lo ngại cho xứ Mỹ này: nếu đám sinh viên thức tỉnh trong ngớ ngẩn đó là tương lai của Mỹ, th́ đại đế quốc Cờ Hoa hiển nhiên đang đi theo bước đi của các đại đế quốc Anh, La Mă,... Để rồi nếu ta đi thêm một bước nữa th́ câu hỏi sẽ là tân đại đế quốc mới sẽ là xứ nào? Ác mộng của nhân loại: Trung Cộng chăng?

4. Chính sách của Biden

    Khủng hoảng trong các đại học Mỹ không phải là 'khủng hoảng' đầu tiên hay duy nhất của cụ Biden. Trước đó, ai cũng biết hay nghe nói đến khủng hoảng cung cầu hàng hóa, khủng hoảng lạm phát, khủng hoảng giá xăng, khủng hoảng biên giới,... Ba năm dưới Biden là chuỗi dài của hết khủng hoảng này tới khủng hoảng khác.

    Trong vụ khủng hoảng sinh viên hiện nay, chính quyền Biden lại một lần nữa, mặt nghệt ra đứng nh́n, không biết phải làm ǵ. Cái đau đầu vĩ đại của Biden là dân Do Thái cũng như đám sinh viên và cả khối dân Hồi giáo, tất cả đều là những khối cử tri cột trụ của đảng DC nói chung và của Biden nói riêng. Khi các khối này thẳng tay đấm đá nhau không nương tay, th́ cụ Biden đớ người, không biết phải làm ǵ, v́ không muốn hay không thể để mất các khối cử tri này, nhất là trong cuộc bầu khít nút mà tất cả các thăm ḍ cho thấy cụ đang thua chổng gọng.

    Đáng buồn là cụ không có cái tài mồm mép như Obama hay cái tài đu giây như Clinton, nên loay hoay không t́m ra cách lách qua lách lại giữa các khối đang đấm đá nhau. Mất một khối cũng đă là đại họa cho Biden rồi, thế mà cụ loay hoay làm sao, để rồi bây giờ, bị tất cả mọi khối, từ Do Thái tới Hồi giáo tới sinh viên, mạnh mẽ chống đối hết. Trong khi đó, cụ Biden chỉ c̣n có đúng nửa năm hay sáu tháng để tự cứu ḿnh ra khỏi cái trận bát quái này. Khổng Minh tái sinh cũng mệt, nói chi tới một Biden lẩm cẩm, lờ mờ.

    Thẳng thừng mà nói, trong vụ khủng hoảng sinh viên này, chẳng những chỉ là chuyện Biden mù mờ không biết phải làm ǵ để giải quyết, mà quan trọng hơn nữa, chính cái thái độ lờ mờ, bất định, không quả quyết này đă khiến cho khủng hoảng ngày càng trầm trọng thêm, càng rối bù thêm.

    Công bằng mà nói, chỉ trích một ḿnh cụ Biden hơi oan cho cụ. Cái lưỡng lự, tiến thoái lưỡng nan đó đă bao phủ toàn thể đảng DC luôn. Như đă viết, mấy khối cử tri đó cũng là cử tri của đảng DC luôn, nên khi những khối đó đâm chém nhau, th́ chẳng những một ḿnh cụ Biden, mà toàn thể đảng, tất cả các chính khách của đảng, đều như cụ Biden hết, á khẩu hết v́ mở miệng sợ mắc quai, được đầu này mất đầu kia. Thỉnh thoảng, bất đắc dĩ phải lên tiếng chỉ trích nhẹ nhàng, kiểu khều vai nói nhỏ hay năn nỉ "các bạn làm ơn xuống thang vài bậc giùm đi". Trong khi cả hai phe đều đang áp lực Biden phải mạnh tay hơn. Phe ủng hộ Palestine muốn Biden phải ngừng mọi hậu thuẫn, nhất là viện trợ quân sự cho Do Thái, trong khi phe ủng hộ Do Thái lại muốn Biden phản ứng rơ ràng hơn chống nạn kỳ thị Do Thái.

    Đa số dân Mỹ vẫn ủng hộ Do Thái khá mạnh, nhưng khổ nỗi, cái đám ồn ào nhất lại là đám sinh viên và nhất là khối trẻ Hồi giáo, chẳng những la to hét lớn, mà c̣n là đám quậy mạnh nhất, chặn xa lộ, bít cầu, chiếm đại học,... Quậy  trong đại học chưa đử, c̣n quậy mạnh trong quốc hội qua cụ xă nghĩa Bernie Sanders và đám Tứ Quái của bà dân biểu cựu bán bar Alexandria Ocasio-Cortez và các bà dân biểu Hồi giáo Ilhan Omar và Rashida Tlaib. Mà đảng DC nói chung và cụ Biden nói riêng, lại không thể nào lựa chọn, đứng về bên nào v́ cần tất cả các khối đang choảng nhau đó. Nhất là khối dân Do Thái, là khối yểm trợ tài chánh mạnh nhất cho Biden nói riêng và đảng DC nói chung.

    Ở đây, phải nh́n cho rơ khác biệt lớn giữa dân Do Thái ở Mỹ và chính quyền Do Thái bên Do Thái. Dân Do Thái tại Mỹ là khối cử tri rất trung kiên của đảng DC, có ảnh hưởng rất lớn trên các chính khách và chính sách DC qua túi tiền của các đại tài phiệt theo tôn giáo Do Thái, cho dù chính quyền DC nhiều khi vẫn phải cân nhắc rất kỹ quyền lợi của khối dân Hồi giáo và gốc Ả Rập tại Mỹ. Trong khi chính phủ Do Thái th́ lại đụng độ thường xuyên với Biden và các chính quyền DC, v́ Do Thái lo cho sự sống c̣n của ḿnh, không cần biết tới quyền lợi các xứ Hồi giáo Ả rập.

    Hậu quả là mâu thuẫn khá lớn giữa hai đảng DC và CH: đảng DC được hậu thuẫn rất mạnh của khối Do Thái trong nước Mỹ, nhưng hay đụng chạm với chính quyền nước Do Thái. Trong khi ngược lại, đảng CH không có hậu thuẫn của khối cử tri Do Thái trên đất Mỹ, nhưng lại được hậu thuẫn mạnh hơn của chính quyền Do Thái.

5. Hậu quả 

     Đưa đến vấn đề then chốt: hậu quả gần nhất và thật quan trọng: đó là khủng hoảng sinh viên sẽ ảnh hưởng như thế nào lên cuộc bầu TT cũng như bầu quốc hội cuối năm nay?

    Như đă viết, Biden c̣n sáu tháng để t́m cách leo ra khỏi cái hố cụ tự đào cho ḿnh. Sáu tháng có vẻ lâu, nhưng với khả năng của cụ lẩm cẩm Biden th́ lại quá ngắn. Ít ai nghĩ cụ có thể trong nửa năm tới nghĩ ra giải pháp tự cứu cũng như cứu đảng DC.

    Khủng hoảng sinh viên, sự nổi dậy của khối dân Hồi giáo, báo hại thay, lại nổ bùng mạnh nhất không phải ở những tiểu bang DC chắc chắn như New York hay Cali, mà lại ở những tiểu bang xôi đậu then chốt có tiếng nói quyết định trong cuộc bầu cuối năm nay như Michigan và Wisconsin. Mà trong biến động chính trị này, chỉ có duy nhất cụ Biden là người mất phiếu, trong khi ông Trump chẳng bị xây sát ǵ.

    Tại Michigan, cuộc bầu sơ bộ bên đảng DC đầu tháng Ba vừa qua cho thấy hơn 13% (hay 101.000 người) cử tri bỏ phiếu 'uncommitted', nghĩa là không bầu cho những ai có tên trong danh sách ứng cử viên hết, kể cả cụ Biden. Nói chung, 19% hay 150.000 cử tri đảng DC KHÔNG bầu cho Biden. Trong một cuộc bầu mà hậu thuẫn của hai bên cách biệt nhau khoảng 1%-2% th́ mất 19% làm sao thoát chết? 

https://blogger.googleusercontent.com/img/a/AVvXsEhyrYZs-XrsLjnU4hVfHpBbvfTZZq3IkxYKhNXG2RaAMAhXieO24-qdtLYj07-6p-MuPpktK9UeW15CSVp859LMuSx7tEHUwuWpv_F1zG3mPI_HS458DDcS5_kjYqMFwtpg1AmKNRuzc8zU9CxfyQlfZ_SsUhU0vYtQVRw73wg51-r05Hq4rui5sbof8ic=w430-h184

Bầu sơ bộ DC tại Michigan 3/2024  

    Nh́n vào những kết quả bầu cử tại Michigan, cụ Biden không toát mồ hôi mới là lạ. Nhưng lại chẳng biết phải làm ǵ.

    Nh́n đường xa, liên minh Do Thái-Hồi giáo-sinh viên ủng hộ đảng DC và Biden đang tan vỡ, sẽ là mối hại vô cùng lớn lao cho đảng DC đặc biệt nhất là tại Michigan, nhất là sau khi Michigan đă mất một số thật lớn phiếu của dân lao động, bất măn v́ thất nghiệp một phần v́ chính sách chặn sản xuất xe xăng để cổ vơ cho xe điện của Biden, cũng như bất măn v́ vật giá đắt đỏ đă gặm nhấm phần lớn măi lực của đồng lương của họ. Ta đừng quên năm 2016, Michigan, là thủ phủ của kỹ nghệ sản xuất xe hơi Mỹ, đă bỏ phiếu cho Trump sau khi thất nghiệp tràn làn mà Obama bó tay không biết phải làm ǵ.

    Đă vậy, Michigan cũng là tiểu bang có nhiều di dân Hồi giáo Ả Rập nhất nước. Bà dân biểu trong nhóm Tứ Quái, Rashida Tlaib, gốc Palestine, là dân biểu Michigan.

https://blogger.googleusercontent.com/img/a/AVvXsEgXAg8icdxllFBketmIPHYNcl2Lo8niFeNuqTmRhjFkF3CxTWqLLkXV2s9PDUsp3gXAjwT1QaFSZBhi8bKyjE9XRSr2FvSY8qAD0Pu7FPo9OiUZRPESpb4j_5zQeFnZ3lf9tWp4jrRGLnQLn3wPU6UoBEmXD82mkPxIu1fxCcp7I0A9Tf1990pZj0Qpnks=w170-h170  

Bà Rashida Tlaib

       Thái độ bí lối, tiến thoái lưỡng nan của Biden đă bị phe CH khai thác mạnh, tố cáo như đây là bằng chứng cụ thể nhất của hai chuyện. Thứ nhất, Biden và đảng DC thật sự không đứng về phe Do Thái, mà chỉ đứng về phe ... lửng lơ con cá vàng, nh́n chiều gió chính trị, và muốn ba phải, ủng hộ hết. Thứ nh́, Biden chỉ là bất tài vô cán, trước những khủng hoảng lớn là bí lối, không biết phải làm ǵ, hay không dám làm ǵ v́ sợ mất ḷng người này, mất phiếu người kia, không có cái quyết tâm và dứt khoát của một người lănh đạo.

    Việc chính quyền Biden nhát tay, không có phản ứng sớm để cuộc nổi loạn ngày càng lớn mạnh, và nhất là việc bộ trưởng Giáo Dục ông Cardenas đă trốn trong nhà bếp, biệt tăm tích, không lên tiếng cũng chẳng có hành động ǵ trong suốt sáu tháng qua, đă giúp cơ hội cho phe CH tố Biden dung túng tính kỳ thị chống Do Thái 'anti-semitism' trong các đại học.

    Một hậu quả bất ngờ nhưng thật quan trọng cho giới trẻ Mỹ: một số không nhỏ phụ huynh và sinh viên mất tín nhiệm các đại học lớn, và quyết định theo học tại những đại học nhỏ hơn, ít nổi tiếng hơn, nhưng chú tâm nhiều hơn vào các vấn đề thuần tuư giáo dục, không đặt nặng các vấn đề 'thức tỉnh' trong khi các sinh viên cũng lo chuyện học hành nhiều hơn là tích cực tham gia vào các hoạt động chính trị.

    Đây là một biến chuyển khá thuận lợi cho đảng CH. Chính trị Mỹ đầy mâu thuẫn. Trong khi CH bị tố là đảng của nhà giàu da trắng và DC được tung hô là đảng của dân nghèo, dân lao động,... th́ đảng CH chính là đảng luôn công kích các đại học lớn của các ông con nhà giàu, đă đào tạo ra một lớp trí thức cao ngạo, phách lối, cấp tiến nặng, trong khi các đại học nhỏ hơn bị đảng DC khinh thường, lại đào tạo những trí thức chân chấm đất nhiều hơn, có khuynh hướng ít cấp tiến mà bảo thủ hơn. Việc sinh viên Mỹ đang có khuynh hướng bỏ các đại học lớn, thuộc loại mà Mỹ gọi là trong 'Ivy League', để theo học các đại học nhỏ hơn là điều rất có lợi cho CH về lâu về dài.

    Truyền thông loa phường t́m cách giảm tầm quan trọng của việc sinh viên nổi loạn, cho rằng đây chỉ là một biến cố nhất thời của đám sinh viên bốc đồng, cuối cùng sẽ không thọ mà tự nó sẽ tan thành mây khói, không có ǵ phải hốt hoảng, làm to chuyện. Chuyện này, chẳng ai biết được, chẳng ai tiên đoán phong trào sinh viên nổi loạn chống Do Thái sẽ x́ hơi trong nay mai, hay sẽ có những hậu quả đổi đời trong chính trị, giáo dục Mỹ. Nhưng có điều khá chắc chắn là cuộc nổi loạn quá gần kề ngày bầu cử TT giữa hai người khít nút nhau, chắc chắn sẽ có hậu quả trên cuộc bầu cử, mà hậu quả sẽ không nhỏ chút nào trong tương lai, bất kể gần hay xa.

    Tin mới nhất do FBI loan ra: trong vụ chiếm cứ Đại Học Columbia, FBI đă bắt được nhiều người KHÔNG phải sinh viên của trường, mà ở nơi khác tới, được đài thọ tiền chuyên chở tới và trả luôn tiền ăn uống. FBI c̣n đang điều tra. Câu hỏi, đám sinh viên nổi loạn đă bị thâm nhập, nhưng ai thâm nhập và ai tài trợ chúng?

VŨ LINH

Trở lại