BẮC KINH TÁI KIỂM SOÁT MYANMAR

Đại-Dương

Tài liệu tham khảo:

Telenor signals Myanmar exit, as UN calls for urgent action (Al Jazeera)

ASEAN Plans to Expedite Myanmar Response: Singapore (Diplomat)

ASEAN and China Have Entered the ‘Zero Gravity Zone’ in Myanmar (Diplomat)

Inside the Myanmar mountain camp where rebels train to fight for freedom from the junta

 

BẮC KINH TÁI KIỂM SOÁT MYANMAR

Đại-Dương

Thống tướng Min Aung Hlaing đảm nhiệm chức vụ Tổng tư lệnh các Lực lượng Vũ trang Myanmar từ năm 2011 đă cầm đầu cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 2 năm 2021, chấm dứt giai đoạn “dân chủ hạn chế” tại Myanmar 10 năm do bà Aung San Suu Kyi lănh đạo.

Dân chúng phản đối tham vọng của giới nón sắt bằng các hành động biểu t́nh phản đối, bất tuân dân sự lẫn các biện pháp khủng bố, kháng chiến.

Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, gần 900 người đă bị giết và khoảng 200,000 người đă phải chạy lánh nạn sau các vụ bố ráp của quân đội, trong đó hàng ngàn người đang tị nạn tại các nước láng giềng. Ngoài ra, ít nhất 5,200 người đă bị bắt giữ một cách tùy tiện, trong đó có hơn 90 phóng viên.

Xung đột chủng tộc tạm lắng từ năm 2016 khi các bang có sắc tộc khác tạm ngưng chiến tranh, xung đột với Quân đội, ngoại trừ vụ khủng hoảng nhân đạo về người Rohingya Hồi giáo ở bang Rakhine năm 2017. Hiến pháp Myanmar 2008 do Quân đội soạn thảo cấm bà Aung San Suu Kyi làm tổng thống nên chỉ có thể giữ vị trí Bộ trưởng Ngoại giao và Cố vấn tối cao chính phủ.

Từ năm 2012, Bắc Kinh đă cho Chính quyền Obama-Biden uống nước đường khi đồng ư cho Myanmar sinh hoạt dân chủ để được nhượng bộ trên các phương diện quân sự, kinh tế, ngoại giao.

Obama-Biden làm ngơ khi Bắc Kinh cưỡng đoạt Băi cạn Scarborough Shoal của Phi Luật Tân năm 2012; đưa Giàn khoan nước sâu HD-981 vào hoạt động trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) Việt Nam; năm 2009 không phúc đáp chất vấn của Uỷ ban Thềm lục địa Liên Hiệp Quốc về lư do tạo ra Đường 9 Đoạn và phương pháp vẽ bản đồ; Năm 2014, Trung Quốc khởi công xây đắp 7 đảo nhân tạo trong Nhóm đảo Nam Sa (Spratly); quân-sự-hoá Biển Nam Trung Hoa (SCS) bất chấp phán quyết ngày 12/07/2016 của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA); Bắc Kinh áp dụng luật quốc gia trên SCS trái với quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Bắc Kinh không phản đối Myanmar trở thành “quốc gia dân chủ danh nghĩa” v́ Quân đội do Thống tướng Min Aung Hlaing cầm đầu vẫn khống chế các lĩnh vực quân sự, kinh tế, chính trị dưới bất cứ t́nh huống nào khi Trung Quốc bật đèn xanh.

Thống chế Min Aung Hlaing ra lệnh bắt giam Ngoại trưởng kiêm Cố vấn Quốc gia, Aung San Suu Kyi khi Joe Biden trở thành Tổng thống thứ 46 của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ đă bị cộng đồng nhân loại phản đối gay gắt song song với sự phản kháng quyết liệt của dân chúng, kể cả các hành động quân sự.

Nhật Bản dọa sẽ cắt viện trợ chính thức (ODA) 1.7 ỉ USD cho Myanmar nếu t́nh h́nh Myanmar vẫn chưa cải thiện.

Công ty viễn thông Telenor của Na Uy cho biết đă bán các hoạt động tại Myanmar với giá 105 USD v́ t́nh h́nh bấp bênh.

Cao uỷ Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Michelle Bachelet kêu gọi Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) phải hành động nhiều hơn nữa để cuộc đối thoại giữa chính phủ (Aung San Suu Kyi) và Quân đội để tiến hành bầu cử dân chủ và tiếp nhận viện trợ nhân đạo.

Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN hồi 24/04/2021 đă công bố 5 điểm giải quyết t́nh trạng nghiêm trọng khẩn cấp ở Myanmar, nhưng, không mấy thuận lợi. Indonesia, Malaysia và Singapore lên tiếng về sự thay đổi mang tính hủy diệt tại Myanmar trong khi Việt Nam, Thái Lan, Cambodia sợ bị đặt thành tiền lệ can thiệp "công việc nội bộ" của các quốc gia thành viên.

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết kêu gọi thế giới ngừng đổ vũ khí cho Myanmar, giục Quân đội đảo chính và trả tự do cho các tù nhân chính trị. Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines, Việt Nam bỏ phiếu ủng hộ. Brunei, Cambodia, Lào và Thái Lan bỏ phiếu trắng. ASEAN cũng không thống nhất “khung thời gian” nên tiến độ diễn ra rất chậm chạp.

Phản hồi Thượng đỉnh ASEAN, Chính phủ Quân nhân Myanmar thông báo rất rơ ràng: việc thực hiện “đồng thuận 5 điểm” sẽ phải đợi cho đến khi đạt được “sự ổn định và an ninh của đất nước”.

ASEAN không có phương tiện cũng như ư chí để giải quyết cuộc khủng hoảng đa dạng và bất dung của dân tộc Myanmar nên họp để mà tŕnh diễn sức mạnh “không có thực” ḥng phủi bỏ trách nhiệm.

Đại Hội đồng LHQ họp vào tháng 5 đă thông qua một Nghị quyết “không ràng buộc” kêu gọi cấm vận vũ khí đối với Chính quyền Quân sự Myanmar được 119 quốc gia ủng hộ. Nhưng, Nga, Iran, Ai Cập, Trung Quốc, Mali và và bốn thành viên ASEAN (Brunei, Cambodia, Lào, Thái Lan) bỏ phiếu trắng.

Bắc Kinh đă mời Wunna Maung Lwin tham dự cuộc họp ở Trùng Khánh trong cương vị Bộ trưởng Ngoại giao. Đại sứ Trung Quốc tại Myanmar đă gọi Min Aung Hlaing là “nhà lănh đạo Myanmar”.

Báo cáo viên Đặc biệt tại Hội đồng Nhân quyền LHQ, Tom Andrews đă lên án những vụ tấn công có hệ thống của tập đoàn quân sự nhắm vào dân Myanmar có thể xem là “tội ác chống nhân loại”. Đồng thời, chỉ trích cộng đồng quốc tế “đă không thể làm những ǵ cần để chấm dứt t́nh trạng này … dân Myanmar hết hy vọng nhận được sự yểm trợ của quốc tế nên họ đă thành lập các lực lượng tự vệ và tiến hành những hoạt động phá hoại. Nhóm khác, tấn công vào các cộng sự viên và các quan chức của tập đoàn quân sự”.

Trong bài phóng sự của CNN ngày 7/7/2021 viết từ Trại Victoria của Mặt trận Quốc gia Chin (CNF) của Kư giả Sam Kiley đă chứng kiến đoàn thanh niên trai trẻ từ khắp nơi quy tụ về để học kinh nghiệm tác chiến để đương đầu với Quân đội tàn bạo của Myanmar. Nhiệt huyết dâng trào mà có thể chiến thắng một đội quân tàn ác dày kinh nghiệm giết người với bàn tay đẫm máu dân lành?

Cộng đồng nhân loại đ̣i cấm vận vũ khí sẽ có ít tác dụng. Ngày nay, Trung Quốc thừa sức cung cấp cho Quân đội Myanmar nhiều loại vũ khí đàn áp tối tân mà chẳng cần tới Tây Phương.

Chủ tịch Tập Cận B́nh thừa biết lá gan của Tổng thống Joe Biden lớn cỡ nào nên cần phải hù trước khi giáp mặt để áp đặt điều kiện trên cơ. Tập cũng thông thạo việc đấm mơm từng nguyên thủ quốc gia khắp thế giới.

Cấm vận “không đúng cách” chỉ làm tṛ cười cho Tập Cận B́nh.

Hối lộ thành bản năng ngàn đời đă giúp Hán Tộc bành trướng và duy tŕ thuộc địa dễ dàng hơn.

Đại-Dương  

 

Trở lại