CƠN ÁC MỘNG BẮC TRIỀU TIÊN

Đại-Dương 

Tài liệu tham khảo:

Kim Joon-hyung on How Seoul Can Lead Denuclearization on the Korean Peninsula (Diplomat)

The Case for a New North Korean Nuclear Deal (Diplomat)

British submarine arrives in Busan ahead of aircraft carrier's port call (Yonhap)

NK envoy demands US troops' withdrawal from S. Korea, denounces military drills as war rehearsal: (TASS)

[Kim Myong-sik] Ruling force seeks ‘North Wind’ for next election (Korea Herald)

N.Korea Developing Nuclear, Missile Programs in 2021, UN Says (Chosunilbo)

 

CƠN ÁC MỘNG BẮC TRIỀU TIÊN

Đại-Dương

Tại sao Bắc Triều Tiên trở thành cơn ác mộng cho nhân loại kể từ năm 1950 mà cho đến nay vẫn cứ chập chờn trên hồ sơ chiến tranh của nhân loại?

Giải đáp điều này liên quan đến nguồn gốc của Chủ nghĩa Cộng sản, vai trò của Trung Quốc, Nga (Liên Sô), Gia tộc Kim Nhật Thành, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đại Hàn.

Thứ nhất, mục tiêu tối hậu của Chủ nghĩa Cộng sản là thống trị toàn cầu bằng bất cứ biện pháp nào. Ăn cắp, giết chóc, hành hạ, lường gạt, dối trá, hối lộ, mua chuộc, điêu ngoa, giả nhân giả nghĩa, không gia đình, bằng hữu nếu gây bất lợi cho Đảng Cộng Sản và CNCS. Tín đồ CNCS chỉ tạm ngừng đấu tranh vì không thể tiến lên và tức khắc xốc tới khi có cơ hội. Hy vọng gì vào những Hiệp định Đình chiến, Tuyên bố Ngừng bắn Giai đoạn, Thoả ước Thương mại, Hợp tác Kỹ thuật, Trao đổi Văn hoá ký với các nước CNCS?

Thứ hai, Bắc Kinh coi Bán đảo Triều Tiên như một chư hầu bảo vệ biên giới phía Nam của Trung Quốc nên không hài lòng khi một nửa Bán đảo Triều Tiên do một Chính phủ Dân Chủ được hình thành sau Đệ nhị Thế chiến (1945) được một số binh sĩ Mỹ bảo vệ. Nương theo thắng lợi của Hồng Quân Trung Quốc năm 1949 mà Chủ tịch Bắc Triều Tiên, Kim Nhật Thành xua quân xâm lăng Đại Hàn năm 1950. Bị tấn công bất ngờ buộc Quân đội Đại Hàn non trẻ phải rút lui tới tận biên giới phía Nam để cùng với Binh sĩ Mỹ cố thủ chờ viện binh.

Quân đội Liên Hiệp Quốc gồm có 15 quốc gia do Thống tướng Douglas MacArthur Hoa Kỳ chỉ huy đã đổ bộ vào Thành phố Cảng Incheon để kẹp chặt Quốc đội Bắc Triều Tiên mà tiêu diệt. Ngoài ra còn 6 nước hỗ trợ y tế, và 22 quốc gia hỗ trợ trang thiết bị. MacArthur đánh rốc lên phía Bắc vĩ tuyến 38, chiếm Bình Nhưỡng tiến tới Sông Áp Lục (biên giới Triều Tiên và Trung Quốc).

Chủ tịch Mao Trạch Đông bất ngờ tung một triệu quân chí nguyện vượt sông Áp Lục tấn công bằng chiến thuật biển người đã bị MacArthur dùng chiến thuật Biển lửa đối phó. Khối phía Đông gồm Bắc Triều Tiên và Trung Quốc làm lực lượng chính được Liên Xô tham chiến hạn chế và 7 quốc gia hỗ trợ y tế. MacArthur định dùng vũ khí nguyên tử dằn mặt Trung Quốc, nhưng, không được Tổng thống Harry Truman thông qua.

Thiệt hại của Liên Hiệp Quốc 176,000 binh sĩ tử trận so với 367,000 của Phe Cộng. Hiệp ước đình chiến năm 1953 không thể tạo ra hoà bình trên Bán đảo Triều Tiên cho tới hôm nay.

Bắc Kinh quyết bảo vệ Bắc Triều Tiên vì hai lý do: (1) Cần duy trì chế độ cộng sản để có thêm sức mạnh Xã hội Chủ nghĩa. (2) Coi Bán đảo Triều Tiên như vùng đất thuộc về Trung Quốc mà trước sau gì cũng phải thu hồi.

Thứ ba, Kim Nhật Thành tuy là đảng viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng, đã trở thành Đại uý Hồng quân Liên Xô khi chống Nhật và tiến vào tiếp thu Bắc Triều Tiên. Liên Xô và Đông Âu đã giúp Kim Nhật Thành phát triển kinh tế và khoa học hơn hẳn Đại Hàn sau Đệ nhị Thế chiến, kể cả chương trình nghiên cứu nguyên tử. Liên Xô đã trang bị quân cụ tối tân để xua quân càn quét dân chúng phía Nam vĩ tuyến 38 đang sống yên lành.

Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc chiếm trọn Hoa Lục năm 1949, Kim Nhật Thành tức tốc đến Bắc Kinh để gặp Chủ tịch Mao Trạch Đông nhằm nài nỉ phái Hồng Quân giúp Bình Nhưỡng thống nhất Bán đảo Triều Tiên. Mao né tránh vì không muốn đụng độ trực tiếp với Hoa Kỳ làm mất lợi thế chính trị. Tháng 6-1994 Kim Nhật Thành hứa ngưng chương trình nghiên cứu về vũ khí nguyên tử khi tiếp Tổng thống Mỹ, Jimmy Carter. Chỉ một tháng sau, Kim đi chầu Mác-Lê-Mao truyền lại tham vọng cho con cháu họ Kim.

Khi Đông Âu thoát khỏi Chủ nghĩa Cộng sản và Liên Xô sụp đổ thì Bắc Triều Tiên cũng tàn lụi trong đói nghèo. Trái lại, Đại Hàn vươn lên thành Tứ hổ Á Châu và ngày càng phát triển toàn diện. Nhưng, Bình Nhưỡng đã sử dụng chương trình vũ khí nguyên tử như chiếc cần câu cơm, đồng thời, làm con ngáo ộp cho Trung Quốc và Liên Xô (Nga ngày nay).

Thứ tư, từ Tổng thống Carter cho đến các vị kế nhiệm đều mắc các sai lầm nghiêm trọng khi tìm giải pháp cho vấn đề nguyên tử Bắc Triều Tiên.

Ấn Độ, Pakistan trở thành quốc gia nguyên tử đã thành gánh nặng cho nền kinh tế quốc dân nên không thể phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật như Tứ Hổ Á Châu. Một số khác đã tự ý bỏ cuộc.

Liên Xô với kho vũ khí tương đương với Hoa Kỳ mà nào dám sử dụng vì biết rõ sẽ bị thảm hoạ nguyên tử chụp lên đầu. Ấn Độ, Pakistan cũng không dám sử dụng vũ khí nguyên tử mà vẫn làm cho họ mất cơ hội phát triển như các quốc gia phi-nguyên-tử.

Hoa Kỳ sai lầm khi quốc-tế-hoá giải pháp phi-nguyên-tử trên Bán đảo Triều Tiên. (a) Bắc Triều Tiên tự ý phát triển chương trình vũ khí nguyên tử được sự hỗ trợ tinh thần của Trung Quốc và Liên Sô (Nga). Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh sợ Hoa Thịnh Đốn trả đũa nên không dám dính líu trực tiếp. (b) Hội nghị Sáu bên (Nga, Mỹ, Nhật, Tàu, Bắc Hàn, Nam Hàn) chưa bao giờ dẫn tới kết quả cụ thể dù Hoa Kỳ đã tốn nhiều công sức, tiền bạc, tài nguyên. (c) Mạc Tư Khoa muốn Bình Nhưỡng dùng vũ khí nguyên tử để đòi Mỹ rút quân khỏi Đại Hàn tức giảm áp lực của Mỹ lên nước Nga. (d) Bắc Kinh muốn Mỹ rút khỏi Đại Hàn để dễ dàng thu hồi Bán đảo Triều Tiên. (e) Hoa Kỳ bị rơi vào trường hợp làm con tin cho Bắc Triều Tiên qua các đời Tổng thống Bill Clinton, George W. Bush, Barack Obama nên cứ phải bỏ tiền chuộc mà không có chút tiến triển nào.

Trở thành Tổng thống thứ 45 của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ, Donald Trump loại bỏ mô hình đàm phán quốc tế về chương trình vũ khí nguyên tử của Bắc Triều Tiên để nói chuyện trực tiếp với Chủ tịch Kim Chính Ân và Tổng thống Moon Jae-in.

Kazakhstan, Belarus, Ukraina từng sở hữu một số lớn đầu đạn hạt nhân cũ từ thời Liên Xô đã từ bỏ. Nam Phi, Libya cũng từ bỏ vì chẳng dọa được bất cứ ai. Bắc Triều Tiên dùng chương trình vũ khí nguyên tử và hoả tiễn đạn đạo như một công cụ đe doạ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đại Hàn.

Trong bài phỏng vấn “Kim Joon-hyung on How Seoul Can Lead Denuclearization on the Korean Peninsula” đăng trên The Diplomat ngày 10 tháng 8 năm 2021, Cố vấn cao cấp ca tụng ông chủ của mình, Tổng thống Moon đã đóng vai trò chính trong giải pháp phi-nguyên-tử Bán đảo Triều Tiên.

Thực tế, từ khi làm chủ Toà Bạch Ốc năm 2017, Tổng thống Donald Trump đã huỷ bỏ cuộc Hội đà Sáu bên từng kéo dài bất tận mà chẳng có kết quả để chứng tỏ: (a) Mỹ không sợ chương trình vũ khí nguyên tử và Hoả tiễn Đạn đạo của Bắc Triều Tiên. (b) Phô trương sức mạnh quân sự vô địch trên Biển Đông Trung Hoa (ECS). (c) Muốn đàm phán duy nhất và trực tiếp với Kim Chính Ân về phi-nguyên-tử trên Bán đảo Triều Tiên. (d) Chấm dứt đàm phán khi Kim Chính Ân muốn bàn sang các chủ đề khác.

Thứ năm, bất luận trường hợp nào Nhật Bản và Đại Hàn vẫn phải kiên trì đòi hỏi phi-nguyên-tử trên Bán đảo Triều Tiên nên sẵn sàng khởi động chương trình chế tạo vũ khí nguyên tử chứ không để Tổng thống Biden bán đứng cho Bắc Triều Tiên.

Dư luận xôn xao, lo lắng, nhưng, tình hình Bán đảo Triều Tiên vẫn yên lặng bỗng nổi sóng khi Joe Biden được đặt vào chiếc ghế Tổng thống thứ 46 của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ. Biden hứa sẽ tái lập cuộc Đàm phán Sáu bên và kêu gọi Kim Chính Ân hãy sớm nối lại đàm phán với Hoa Kỳ. Nhưng, em gái Nhà Lãnh đạo Bắc Triều Tiên, Kim Yo-jong, ở vị trí số 2 tại Bình Nhưỡng, dọa sẽ tăng cường khả năng đánh phủ đầu!

Kim Chính Ân muốn tái áp dụng chính sách của Kim Chính Nhật tức Kim Jong-il (1964-1979): (a) Đàm phán hòa bình và thống nhất giữa lãnh đạo của Bình Nhưỡng và Hán Thành như từng diễn ra thời Tổng thống Kim Đại Trọng (Kim Dae-jung) từ 1989-2003. Nó được tái diễn lúc Roh Moo-hyun làm tổng thống (2003-2008). (2) Cả hai nguyên thủ quốc gia lên tận Bình Nhưỡng để bàn chuyện hoà bình không cần biết tới Hoa Thịnh Đốn. Nhưng, Kim Chính Ân hứa sẽ xuống Hán Thành mà không đến khiến hai vụ đàm phán tan như bọt xà phòng.

Vì ham danh nghĩa “lãnh tụ quốc tế” nên Tổng thống Biden muốn tái lập Bàn Đàm phán Sáu bên để tiếp tục vung tiền như các vị tiền nhiệm, ngoại trừ Tổng thống Donald Trump, dùng mua chương trình vũ khí nguyên tử của Bắc Triều Tiên.

Tiếc thay, đó là thứ mà Gia tộc Kim không bao giờ bán vì nó thuộc vào chương trình thống trị Bán đảo Triều Tiên.

Đại-Dương  

 

Trở lại