THÁCH ĐỐ CỦA ĐÔNG NAM Á TRƯỚC CĂNG THẲNG MỸ-TRUNG

Đại-Dương 

 

Tài liệu tham khảo:

China’s relations with the US are at their lowest for 30 years, but don’t call it a new cold war (SCMP)

The Endangered Asian Century: America, China, and the Perils of Confrontation (Lee Hsien Loong)

China bests US on key New Cold War battleground (Asia Times)

Will Trump’s Arms Control Dreams for China Come True? Absolutely Not (Diplomat)

Fact: 95% of China's Cruise and Ballistic Missile Inventory Would Violate INF Treaty (National Interest)

US must take seriously China's interest in Pacific trade pact (Nikkei)

 

THÁCH ĐỐ CỦA ĐÔNG NAM Á TRƯỚC CĂNG THẲNG MỸ-TRUNG

Đại-Dương

Quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ngày càng căng thẳng trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hoá, công nghệ như muốn cuốn vào một cuộc Chiến Tranh lạnh Mới.

Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) muốn Hoa Kỳ bảo vệ an ninh, đồng thời, hợp tác kinh tế khắn khít với Trung Quốc, bất chấp t́nh trạng căng thẳng giữa Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn.

Điều này h́nh như AEC cố t́nh ngây thơ vô cùng bất-hợp-lư.

Thái Lan, Lào, Cambode, Myanmar không phản đối khi Trung Quốc chèn ép lấn áp quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán của các quốc gia duyên hải Việt Nam, Indonesia, Phi Luật Tân, Mă Lai Á, Brunei. V́ thế, ASEAN không thể ra Tuyên bố chung ủng hộ Phán quyết ngày 12/07/2016 của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) về “chủ quyền lịch sử” do Bắc Kinh tuyên bố không phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Thái độ của ASEAN tạo điều kiện cho Trung Quốc ngày càng hung hăng, dữ tợn trên Biển Nam Trung Hoa (SCS).

ASEAN coi chuyện căng thẳng Mỹ-Trung thuộc về tranh giành vị thế địa-chính-trị giữa hai cường quốc nên không muốn dính dáng. ASEAN không thể nào b́nh yên nếu xung đột quân sự Mỹ-Trung xảy ra trên SCS.

Các tuyến hàng hải xuyên qua SCS bị bế tắt sẽ gây thiệt hại trầm trọng tới kinh tế và đời sống của 10 quốc gia Đông Nam Á dù có chọn bên hay không.

Trong đề tài “China’s relations with the US are at their lowest for 30 years, but don’t call it a new cold war” trên tờ “Bưu điện Hoa Nam Buổi Sáng” ngày 3 tháng 6 năm 2020, Christian Le Miere, Chuyên gia Tư vấn Chiến lược của Tiểu vương quốc Abu Dhabi, thân Bắc Kinh nên viết “Mối quan hệ Mỹ-Trung thấp nhất trong 30 măm qua, nhưng, chưa phải là Chiến tranh Lạnh mà chỉ hơn nền Hoà b́nh Nóng bỏng”. Do đó, khuyên nên duy tŕ cam kết thận trọng, răn đe khi cần thiết”.

Hoa Kỳ và Cộng đồng Quốc tế đă thực hiện điều đó suốt 40 năm mà chỉ thấy Bắc Kinh ngày càng hung hăng, công khai tham vọng thống trị thế giới.

Thủ tướng Tân Gia Ba, Lư Hiển Long viết bài “The Endangered Asian Century: America, China, and the Perils of Confrontation” dài 4,186 từ ngữ đăng trên The Foreign Policy ngày 4 tháng 6 năm 2020.

Bài viết nhằm phân tích chi tiết mối quan hệ giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc, ASEAN và kỳ vọng một sự hợp tác v́ phát triển hài hoà trong nền kinh tế Châu Á.

Thứ nhất, Lư Hiển Long xác nhận vai tṛ quan trọng của Hoa Kỳ trong việc ǵn giữ an ninh và thúc đẩy phát triển cho Châu Á khi thiết lập Trật tự Mỹ (Pax Americana) từ sau Thế chiến Thứ hai nên Châu Á coi Hoa Kỳ như một quốc gia thường trú có lợi ích sống c̣n tại đây. Nhưng, Trung Quốc công khai bác bỏ vị thế đương nhiên của Hoa Kỳ tại Châu Á-Thái B́nh Dương.

Trật tự Mỹ giai đoạn I (1945-1971): Bắc Kinh vẫn theo nền kinh tế tập trung bị cô lập trong khi các quốc gia theo nền kinh tế thị trường tự do cất cánh tại Nhật Bản, kế tiếp Tứ Hổ (Đại Hàn, Đài Loan, Tân Gia Ba, Hồng Kông). Hoa Thịnh Đốn đă tạo ra một trật tự toàn cầu mở, tích hợp và dựa trên các quy tắc và cung cấp một chiếc dù an ninh để các nước trong khu vực có thể hợp tác và cạnh tranh ḥa b́nh. Các tập đoàn đa quốc đóng ở Hoa Kỳ đă đầu tư rộng răi vào Châu Á, mang theo vốn, công nghệ và ư tưởng. Hoa Kỳ tham gia vào Chiến tranh Việt Nam và Triều Tiên đă giúp các tiểu quốc Đông Nam Á có thời gian đối phó với Chủ nghĩa Cộng sản.

Trật tự Mỹ giai đoạn II (1971-) khi Trung Quốc và Hoa Kỳ quyết chấm dứt thù địch để Bắc Kinh có điều kiện cải tổ nền kinh tế cô lập trong khi các quốc gia Đông Nam Á tập trung tiềm lực phát triển kinh tế nhờ Chiến tranh Việt Nam kết thúc.

Thứ hai, ASEAN lớn mạnh nhờ hợp tác kinh tế với Trung Quốc, đồng thời, duy tŕ mối quan hệ bền chặt với Hoa Kỳ và các nền kinh tế phát triển.

Nhưng, Lư Hiển Long đă quên bốn yếu tố quan trọng: (1) Trung Quốc đă thay đổi hoàn toàn sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001 qua các hành vi trục lợi (giàu rồi mà vẫn đ̣i hưởng ưu đăi như các nước nghèo); từng bước phá hoại các quy tắc của WTO (bị kiện nhiều nhất, kết bè, kéo cánh chi phối sự vô tư của WTO). “Công xưởng Thế giới” làm chủ chuỗi cung ứng toàn cầu bằng cách đầu cơ, trục lợi mà Virus Vũ Hán đă cụ-thể-hoá. Lư Hiển Long cho rằng Hoa Kỳ không thể điều hành chuỗi cung ứng toàn cầu thay Trung Quốc. Đại dịch Vũ Hán buộc nhân loại phải xét lại chuỗi cung ứng toàn cầu nằm trong tay Bắc Kinh. (2) Tân Gia Ba là nơi tập trung sức mạnh kinh tế thế giới, và công khai hợp tác quân sự với Hoa Kỳ nên Bắc Kinh không dám gây áp lực. Trái lại, các quốc gia Đông Nam Á được thặng dư mậu dịch với Hoa Kỳ đều nợ Trung Quốc như Chúa Chổm cũng như bị đe doạ về chủ quyền, và quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán. (3) Từ khi Tập Cận B́nh lên cầm quyền đă công khai muốn thay Hoa Kỳ trong vai tṛ lănh đạo toàn diện cộng đồng nhân loại. TCB khuyến cáo thế giới nên chọn mô h́nh chính trị của Trung Quốc nếu muốn kinh tế phát triển nhanh chóng. Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos năm 2017, TCB úp mở về vai tṛ lănh đạo nền kinh tế thế giới. (4) Hoạt động của Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa và ASEAN không che dấu tham vọng Đế quốc Thuộc địa như từng xảy ra vào nhiều thế kỷ trước. Nhân loại không muốn trở lại thời đại đen tối.

Thủ tướng Lư Hiển Long kêu gọi Hoa Kỳ và Trung Quốc nên hợp tác để phát triển kinh tế Châu Á thay v́ đối đầu với nhau khiến cho các quốc gia trong vùng khó chọn bên.

Kỳ vọng khó thành sự thật do một chuỗi sự kiện nối tiếp đều theo hướng tách rời (decouple): (1) Dư luận thế giới ngày càng nh́n Trung Quốc theo hướng tiêu cực do Bắc Kinh cư xử với dân chúng và láng giềng như một “Bạo Chúa khoát áo Cà Sa”. (2) Bắc Kinh là người phá nát các nguyên tắc và quy tắc toàn-cầu-hoá do ḷng tham vô đáy. (3) Trung Quốc không c̣n che đậy tham vọng thống trị thế giới mọi mặt khiến cho cộng đồng nhân loại phải t́m cách giảm thiếu bất đồng mà cùng nhau bảo vệ di sản trân quư của loài người: Tự do, Dân Chủ, Hoà b́nh. (4) Các quốc gia phát triển sẽ xây dựng một chuỗi cung ứng vắng bóng đầu cơ, trục lợi mới đẩy mạnh nền kinh tế toàn-cầu-hoá phát triển bền vững. (5) Hôm 7 tháng 6 năm 2020, Quốc hội Việt Nam đă phê chuẩn Thoả ước Thương mại Tự do với Liên Âu (EVFTA) tạo điều kiện giảm bớt lệ thuộc vào Trung Quốc cũng liên quan tới chuỗi cung ứng toán cầu.

Tại Diễn đàn Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 2018 và 2019, Tổng thống Donald Trump đă buộc tội chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xă hội đă làm chết hơn 100 triệu người nên Hoa Kỳ chống và không bao giờ trở thành một nước xă hội chủ nghĩa.

Nhân loại đă thoát khỏi đêm đen Đế Quốc đủ loại, Cộng Sản nhiều kiểu nên chẳng c̣n lư do ǵ để chui vào rọ.

Đại-Dương   

 

Trở lại