CHÂU Á TRONG BỐI CẢNH CẠNH TRANH GIỮA JOE BIDEN VÀ TẬP CẬN B̀NH

Đại-Dương 

 

Tài liệu tham khảo:

Politico | The Asia-sized hole in Joe Biden’s trade agenda (SCMP)

Building a BRI Replacement or Falling in One Trap? (Israel News)

Assessing Prabowo Subianto’s Defense Diplomacy (Diplomat)

USAID Cuts Support to Flagship Forest Protection Project in Cambodia (Diplomat)

Japan Steps Up Its ‘Vaccine Diplomacy’ in Southeast Asia (Diplomat)

Indonesia Clinches Deal for 8 Italian-Made Frigates (Diplomat)

Duterte Postpones Cancellation of US Defense Agreement, Again (Newsweek)

 

CHÂU Á TRONG BỐI CẢNH CẠNH TRANH GIỮA JOE BIDEN VÀ TẬP CẬN B̀NH

Đại-Dương

Các dân tộc ở Châu Á-Thái B́nh Dương đều kỳ vọng về một môi trường hoà b́nh, hữu nghị, tự do, tự chủ, hợp tác, b́nh đẳng trong mọi lĩnh vực cuộc sống.

Thực tế, loại từ ngữ đó dày đặc trên những trang giấy, văn kiện vô tư cũng như được phát biểu hùng hổ trên các làn sóng điện. Nó chỉ thiếu trong thực hành bởi lẽ quốc gia nào cũng t́m mọi cách giảng giải có thể mang lại nhiều lợi ích nhất và hơn bất cứ ai trên cỏi đời này.

Các cường quốc với nhiều phương tiện hơn người nên không từ bất cứ thủ đoạn chân chính hoặc gian manh để mang về lợi ích to lớn nhất mà chẳng cần quan tâm đến thiệt hại của kẻ khác.

Từ khi làm chủ toàn bộ Trung Hoa Lục Địa, tất cả lănh tụ Đảng Cộng sản Trung Hoa đều hô hào và cam kết chung sống hoà b́nh với các dân tộc khác, tôn trọng luật pháp quốc tế. Nhưng, lúc nào cũng tiến hành chiến tranh để thôn tính hoặc chi phối các lân bang.

Tuy khác nhau về tên gọi,mà từ vua chúa tới chủ tịch nước Trung Hoa đều coi sinh mạng con người như cỏ rác để tha hồ giẫm đạp bất chấp cùng hoặc khác ṇi giống.

Các cuộc Chinh phạt, Đấu tranh giai cấp, Chiến tranh Nhân dân đều là những công cụ thống trị của Đảng Cộng sản Trung Hoa đă gây thảm hoạ cho bất cứ dân tộc nào nằm vào tầm ngắm của các vị Hoàng đế hoặc Chủ tịch Trung Quốc.

Khác với thế kỷ vừa qua, Trung Quốc ngày nay đang ở vào vị thế cường quốc toàn diện, kể cả trong lĩnh vực quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao, công nghệ, không gian nên ít ngần ngại nếu cần phải đối đầu với Tây Phương trong bối cảnh Hoa Kỳ và Châu Âu giảm sự đoàn kết sau khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt từ năm 1991.

Trong chuyến công du quan trọng đầu tiên, Tổng thống Joe Biden đă trực tiếp bàn với G7, Liên Hiệp Châu Âu (EU), Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) về hai vấn đề quan trọng và cấp bách trong bối cảnh hiện nay: (1) Ngăn chặn và đẩy lùi hành động bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông Trung Hoa (ECS) và Biển Nam Trung Hoa (SCS). (2) Cạnh tranh với Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) bằng kế hoạch Xây Dựng Lại Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn (B3W).

Sự trỗi dậy của Trung Quốc với tham vọng bành trướng sức mạnh quân sự, đặc biệt trên ECS và SCS buộc Tổng thống Barack Obama phải tuyên bố Hoa Kỳ phải xoay trục” sang Châu Á-Thái B́nh Dương vào tháng 10/2011. Dù được đổi tên vài lần, nhưng, kế hoạch này của Chính quyền Obama-Biden hoàn toàn hữu danh vô thực v́ các lư do: (1) Obama đang mắc kẹt tại Trung Đông mà không biết cách tháo gỡ cho đến lúc phải bỏ của chạy lấy người. (2) Tăng cường hàng trăm ngàn binh sĩ vào “chiến trường đáng đánh” ở A Phú Hăn nên bị sa lầy” v́ sử dụng quân đội thiện chiến như lực lượng b́nh định nông thôn làm hao binh tổn tướng. (3) Năm 2012, Hải cảnh Trung Quốc và Tuần duyên hạm của Phi Luật Tân chạm trán tại Scarborough Shoal do Manila trấn giữ từ lâu. Tổng thống Obama khuyên hai bên tạm lui khi cơn băo nhiệt đới ập tới. Manila tin tưởng Hoa Kỳ nên rút tuần duyên hạm (do tin vào Hiệp ước Pḥng thủ Hỗ tương với Hoa Kỳ từ năm 1951) nên bị Trung Quốc cưỡng chiếm. (4) Obama tin vào sức mạnh của Giải Nobel Hoà B́nh năm 2009 để tạo ra sự an b́nh trên Biển Đông Á. Geir Lundestad, cựu Thư kư của Ủy ban trao giải cho Obama, cũng viết trong cuốn hồi kư năm 2015 “rất tiếc đă trao giải cho Obama … Ngay cả nhiều người ủng hộ Obama cũng tin rằng giải thưởng này là sai lầm”. Năm 2013, Obama đă mời Tập Cận B́nh đến California để họp riêng nhằm chia đôi Thái B́nh Dương”. (5) Năm 2014, Bắc Kinh đưa Giàn khoan dầu nước sâu HD-981 được hơn 80 chiếc tàu đủ loại hộ tống vào Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) Việt Nam để hoạt động thăm ḍ từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2014. Đồng thời, Bắc Kinh khởi sự xây đắp 7 đảo nhân tạo ở Spratly Islands (Trường Sa, Nam Sa) mà Obama chỉ phản đối lấy lệ. (6) Bắc Kinh mặc t́nh thao túng trên SCS như chiếc ao nhà và biến bốn đảo nhân tạo thành các cứ điểm quân sự. Khi thăm chính thức Hoa Kỳ năm 2015, Tập hứa với Obama không quân-sự-hoá SCS, nhưng, ra sức trang bị cho Hoàng Sa và Trường Sa thành hai căn cứ quân sự liên hoàn để kiểm soát mọi hoạt động trên Biển Nam Trung Hoa, sẵn sàng tuyên bố Vùng Nhận dạng Pḥng không (ADIZ). (7) Obama tổ chức mấy chuyến Tự do Hàng hải (FONOP) với điều kiện không đi vào vùng 12 hải lư của thực thể trên biển mặc nhiên thừa nhận chủ quyền các đảo nhân tạo của Bắc Kinh. Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) th́ thực thể biển ch́m dưới mặt nước chỉ được quyền có 500 mét an toàn. Sau khi lên cầm quyền, Tổng thống Donald Trump mới gia tăng các vụ FONOP đúng theo quy định trong UNCLOS.

Phó tổng thống Joe Biden được Obama giao nhiệm vụ điều khiển Chính sách Ngoại giao. Kết quả, Bắc Kinh được nhiều nước trên thế giới tin tưởng hơn Hoa Thịnh Đốn. Đặc biệt, sức mạnh quân sự của Trung Quốc ngày càng đe doạ nền hoà b́nh và tự do toàn cầu. Áp lực quân sự từ Trung Quốc đè nặng lên các nhược tiểu, kể cả siêu cường duy nhất thế giới: Hoa Kỳ. Chính quyền Obama-Biden đă không gây áp lực để Bắc Kinh tiếp tục đàm phán với Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Nam Trung Hoa (COC) như cam kết từ năm 2002.

Trên phương diện kinh tế, Tổng thống Obama lấy quyền Hành pháp để đàm phán với các quốc gia Đông Nam Á về Thoả ước Đối tác xuyên Thái B́nh Dương (TPP) được kư tháng 2/2016, nhưng, không được Quốc hội Mỹ phê chuẩn nên chưa thi hành. Obama không muốn Quốc hội giám sát tiến tŕnh đàm phán v́ bị dư luận Mỹ phản đối. Obama cần “tiếng hơn miếng” trái với nguyên tắc đàm phán kinh tế. TPP có những bất lợi mà ai cũng hiểu: (1) Với tài mua chuộc mà Bắc Kinh đă chuyển các công nghệ lạc hậu tới các quốc gia các quốc gia Thái B́nh Dương như băi phế thải. (2) Thiết lập chuỗi cung ứng do Cộng đồng Hoa kiều giàu có cai quản. (3) Bắc Kinh sẽ có các công nghệ tiên tiến khi Mỹ chuyển giao cho TPP do các đồng minh hay đối tác của Trung Quốc tuồn cho. Trung Quốc, nước chiếm 26% lượng khí thải toàn cầu, Hoa Kỳ 14%, Châu Âu 9%, Ấn Độ 9%, nhưng, Hoa Kỳ, Châu Âu cấm dùng than trong khi Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều quốc gia đang phát triển hoặc chậm tiến được phép sử dụng than đá cho tới năm 2030. Báo cáo của Dự án Carbon Toàn cầu (GCP) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ghi nhận khí thải của Mỹ và Châu Âu giảm trong năm 2019 và 2020 trong khi tăng tại Trung Quốc dù trong bối Đại dịch Virus Vũ Hán. (4) Chính quyền Obama cho phép Trung Quốc mua các công ty kỹ thuật cao của Hoa Kỳ tạo điều kiện thuận lợi cho Bắc Kinh nhanh chóng xây dựng xă hội sản xuất trong khi Mỹ từ xă hội sản xuất thành thị trường tiêu thụ. Thung lũng Silicon từ hoạt động sản xuất đă trở thành nơi cung cấp thiết kế sản phẩm để Trung Quốc sản xuất mà giết chết ngành sản xuất thế giới. (5) Chuỗi cung ứng toàn cầu của Bắc Kinh từ từ thao túng hoạt động kinh tế thế giới.

Tổng thống Joe Biden với dàn Nội các thời Obama-Biden tuyên bố chống Trung Quốc, nhưng, mọi hành động đều khuyến khích Bắc Kinh đẩy mạnh “Giấc Mộng Trung Hoa”.

Hải đội Xung kích Hàng không mẫu hạm duy nhất của Anh Quốc và Pháp đang hoạt động trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương theo cam kết giữa Anh và Pháp với Mỹ vào thời Trump. Biden tuyên bố muốn hoà b́nh với Tập nên làm sao ngăn chặn tham vọng thống trị thế giới của Trung Quốc?

Tăng thuế doanh nghiệp khiến cho doanh gia Mỹ không dám mở rộng kinh doanh hoặc mang tiền đầu tư ra nước ngoài. Thất nghiệp đang chờ đợi người Mỹ. Bắc Kinh lại làm chủ Chuỗi cung ứng toàn cầu!

G7 tung ra Sáng kiến Xây dựng Lại Thế giới Tốt Hơn (Build Back Better World - B3W) với chi phí dự trù 40 ngàn tỷ USD nhằm cạnh tranh với Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Chưa biết kế hoạch, ngân sách từ đâu, ai chịu trách nhiệm và khi nào khởi công?

Thống kê của Refinitiv cho thấy tính đến giữa năm 2020, BRI đă có 2,600 dự án trị giá hơn 3,700 tỷ USD liên quan đến 100 quốc gia được Tập Cận B́nh phát động từ năm 2013.

Không có một chi tiết vào liên quan đến biện pháp và ngân sách thực hiện được đề cập tại G7. Liệu các quốc gia đă dính líu tới BRI sẽ từ bỏ để chịu bồi thường cho các ngân hàng Trung Quốc hay sao?

Sự yếu kém của Chính quyền Joe Biden khi muốn đối đầu với Trung Quốc đă bộc lộ hai vấn đề chiến lược nghiêm trọng: (1) Thế giới hiện nay có ba cường quốc đang tranh giành lợi thế toàn cầu. Chính quyền Obama-Biden chống Nga, liên kết với Trung Quốc làm cho Mỹ rơi vào thế bị động do ba Thoả ước Đối tác xuyên Thái B́nh Dương, Thoả ước Khí hậu Paris, Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA). (2) Trung Quốc và Nga đă công khai liên kết chống Mỹ theo chiến lược “hai đánh một không chột cũng què. Trung Quốc có nhiều tàu chiến hơn Hoa Kỳ, có nhiều hoả tiễn (rocket), phi tiễn (missile) được bổ sung bằng kho vũ khí nguyên tử với 6,250 của Nga so với 5,560 của Mỹ. Tương quan lực lượng đang ngả về phe Cộng sản. Đảng Dân Chủ Mỹ đă mở hai cuộc săn phù thuỷ để buộc tội Tổng thống Donald Trump thông đồng với Nga bất thành.

Chiến lược quân sự và kinh tế của Chính quyền Joe Biden mang đậm dấu ấn thời Obama-Biden sẽ tạo thêm gánh nặng lên vai 331 triệu công dân Mỹ và dọn đường cho Trung Quốc thống trị thế giới.

Đại-Dương  

Trở lại