ĐỨC-HOÁ LIÊN HIỆP CHÂU ÂU

Đại-Dương 

Tài liệu tham khảo:

Thousands of US troops will shift to Asia-Pacific to guard against China (Nikkei)

Europe must take on its own defense responsibilities (DefenseNews)

House panel spurns Trump’s Germany troop withdrawal (DefenseNews)

Germany takes helm of EU presidency, Merkel urges resolve on virus recovery plan (DW)

Coronavirus: Angela Merkel seen wearing face mask in public for first time following accusations of hypocrisy (Independent)  

 

ĐỨC-HOÁ LIÊN HIỆP CHÂU ÂU

Đại-Dương

Tể tướng Đức, Angela Merkel đă bắt đầu nhiệm kỳ Chủ tịch Luân phiên 6 tháng của Liên Hiệp Âu Châu (EU) với một chương tŕnh đồ sộ để vực dậy nền kinh tế của Lục địa Già nua này.

Với thời gian ngắn ngủi, liệu vị tể tướng trị v́ lâu nhất của nước Đức có mang lại những thành quả nhờ gói kích thích kinh tế “hậu-Virus Vũ Hán” hay không?

Trên phương diện thể chế

Liên Âu gồm có các khối Nam Âu, Tây Âu, Bắc Âu, Trung Âu, Đông Âu và Baltic với quan tâm chính trị, kinh tế, quân sự khác nhau nên khó thoả hiệp làm cho Bà Merkel phải nêu vấn đề thống nhất khi trả lời phỏng vấn báo chí.

Nam Âu lo đối phó với làn sóng nhập cư khó kiểm soát và ồ ạt từ Trung Đông và Bắc Phi nên nặng về pḥng thủ hơn phát triển kinh tế.

Tây Âu tập trung sức mạnh tài chính, kỹ thuật, công nghệ, có khả năng và điều kiện mở rộng đầu tư ra ngoại quốc nên ít lưu tâm tới quốc pḥng mà giao khoán cho Minh ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tây Âu không chú tâm giúp Đông và Trung Âu khi các quốc gia này thoát khỏi ách cộng sản mà dồn đầu tư vốn, kỹ thuật, công nghệ vào Hoa Lục.

Bắc Âu phát triển nền kinh tế năng lượng sạch để xuất cảng tới các thị trường đang phát triển, đặc biệt nhắm vào Trung Quốc.

Trung Âu và Đông Âu cần phát triển hạ tầng và vốn đầu tư để đẩy mạnh hội nhập với Tây Âu nên phải dựa vào Bắc Kinh dù cho nhiều dân tộc rất dị ứng với Chủ nghĩa Cộng sản.

Liên Hiệp Châu Âu khó đoàn kết v́ lợi ích của mỗi khối rất khác nhau.

Sau khi, Anh Quốc rời EU th́ Đức lấn át Pháp. Giàn lănh đạo EU hiện nay có Tể tướng Merkel và cựu Bộ trưởng Ursula der Leyen, từng nhiều chức bộ trưởng cho Merkel, giử chức Chủ tịch Uỷ hội Liên Âu cứ như đang Đức-hoá Liên Âu.

Bà Merkel công khai bày tỏ nghi ngờ Tổng thống Donald Trump không muốn đảm trách vị trí siêu cường. Vị tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ đă tuyên bố tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 2018 và 2019 rằng: “Tôi chỉ là tổng thống Hoa Kỳ, lo cho quyền lợi dân Mỹ”. Nhằm tránh cho dân Mỹ khỏi bị các nước khác lợi dụng và khuyến khích các quốc gia khác cũng làm như thế.

Lĩnh vực kinh tế

Tây Âu sử dụng danh nghĩa Liên Âu để đàm phán với các đối tác kinh tế, nhưng, lợi ích không san sẻ thích đáng cho Trung và Đông Âu (CEE). Trong số 126 tỉ USD của Bắc Kinh đầu tư vào EU giai đoạn 2000-2019) chỉ có 10 tỉ rót vào CEE. Nhưng, mới có 4 trong số 40 dự án của Trung Quốc được hoàn thành sau khi Trung Quốc và CEE hợp tác thành khối 16+1 từ năm 2017.

Dự án lớn nhất của Bắc Kinh nhằm xây hai ḷ phản ứng hạt nhân tại Lỗ Ma Ni (Romania), nhưng, tới nay hoàn toàn đổ vỡ. Tây Âu đưa công nghệ, kỹ thuật, nguồn vốn vào Hoa Lục cố t́m nhiều lợi nhuận qua lương công nhân thấp, hàng hoá Trung Quốc rẽ trong khi CEE thiếu điều kiện cần để cất cánh.

Tai hại nhất là Tây Âu cho cơ hội để Trung Quốc ăn cắp công khai và bí mật công nghệ, kỹ thuật khoa học song dụng để Trung Quốc xây dựng sức mạnh toàn diện. Thiết kế sao chép được sửa chửa chút ít rồi sản xuất đồng loạt để giết chết sản phẩm thế giới. Bắc Kinh đầu cơ trục lợi trong Đại dịch Virus Vũ Hán khiến cho cộng đồng quốc tế chới với.

Liên Âu xúi Tổng thống Barack Obama tạo ra Thoả ước Khí hậu Paris cho phép Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia đang phát triển hoặc chậm phát triển được sự dụng than đá (tạo nhiều khí phát thải nhất) cho tới năm 2030 nên khí phát thải tăng đột ngột sau đó trái với dự đoán giảm trong Thoả ước. Đại dịch Virus Vũ Hán làm giảm khí phát thải toàn cầu do nền kinh tế thế giới suy thoái. Trong khi đó, Tây Phương phải chuyển giao công nghệ làm sạch môi trường cho Trung Quốc. Bắc Kinh không tốn công nghiên cứu mà vẫn có được công nghệ tiên tiến để cải thiện sản xuất. Đến lúc, Bắc Kinh tạo ra sản phẩm sạch th́ các công ty Tây Phương sẽ không c̣n cơ hội cạnh tranh. Khoảng 1.4 tỉ dân Hoa Lục sẽ mua hàng Trung Quốc để được lọt vào danh sách “tín dụng công dân”. Hàng hoá Tây Phương sẽ tự động biến mất trên thị trường Hoa Lục. Hăng xưởng ở EU lần lượt rơi vào tay Bắc Kinh trong khi dân chúng cứ hưởng trợ cấp cho tới khi chính phủ phá sản.

Tây Âu chung giường với Trung Quốc. Đông và Trung Âu (từng là nạn nhân của Liên Sô) nên họ chống Bắc Kinh trong nhiều hồ sơ khác nhau. Lỗ Ma Ni đă kư Bản Ghi nhớ với Hoa Kỳ để chống Hoa Vi, tiếp theo, Ba Lan đă bắt 2 tên gián điệp của Trung Quốc có liên quan đến Hoa Vi.

Bà Merkel cho biết sẽ cứng rắn khi đàm phán Brexit. Tuy nhiên, không có cách nào để kéo Anh Quốc trở lại với EU.

Về quốc pḥng

Sau Đệ nhị Thế chiến, Hoa Kỳ chịu trách nhiệm an ninh cho Châu Âu và gánh phần lớn chi phí quốc pḥng cho Lục địa này. Nhiều lần Hoa Thịnh Đốn yêu cầu 29 quốc gia trong Minh ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đóng thêm chi phí nhằm làm nhẹ gánh nặng cho Hoa Kỳ. Măi tới năm 2014, họ mới cam kết đóng góp 2% GDP vào năm 2020 mà cho tới nay chỉ có 5 nước hoàn tất: Hoa Kỳ (3.6%), Hy Lạp (2.2%), Estonia (2,1%), Anh (2.1%), Ba Lan (2%). Pháp chỉ góp (1.8%), Đức (1.2%).

Hiện tại, EU chỉ c̣n 290 vũ khí nguyên tử (của Pháp) so với 6,372 của Nga và 5,800 của Mỹ. Pháp đă bố trí 280 đầu đạn nguyên tử so với 1,572 của Nga và 1,750 của Mỹ.

Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron và Tể tướng Merkel doạ sẽ tăng cường sức mạnh quân sự cho Liên Âu, nhưng, h́nh như đă quá cường điệu về khả năng quân sự đủ sức đương đầu với Nga.

Tổng thống Trump bất thần ra lệnh rút 9,500 lính Mỹ (34,000 xuống c̣n 25,000) tại Đức để chuyển về Châu Á-Thái B́nh Dương, trong khi sẽ tăng cường trên 1,000 binh sĩ tới Ba Lan. Tây Âu chống và Quốc hội Mỹ cũng chống. Nhưng, quyền điều động binh sĩ thuộc về Tổng thống khi cần đối phó với t́nh h́nh ngày càng căng thẳng tại Châu Á do tham vọng bành trướng bá quyền của Trung Quốc. Mặt trận Châu Âu tương đối lắng dịu.

Hoa Kỳ không phủi tay với nền an ninh toàn cầu, nhưng, cần sự chia sẻ gánh nặng từ các đồng minh có trách nhiệm như Anh Quốc và các nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản.

Tổng thống Donald Trump và Nội các đang áp dụng mọi biện pháp có thể để chặn đứng tham vọng thống trị thế giới của Chủ tịch Tập Cận B́nh.

Cộng đồng nhân loại ngày càng chia sẻ quyết tâm sắt đá của Hoa Kỳ mà hợp tác trong nhiều lĩnh vực tuỳ theo khả năng và sức lực miễn sao duy tŕ được nền an ninh phát triển nhờ biết tôn trọng và bảo vệ hệ thống luật pháp quốc tế.

Đại-Dương  

 

Trở lại