CHÂU ÂU HĂY GIẢ TỪ ẢO TƯỞNG

Đại-Dương 

Tài liệu tham khảo:

Back off, Trump. Germany wants to Make Europe Strong Again (Politico)

Germany, borrowing from Trump, says it wants to make Europe ‘strong again’ (NYT)

China in Europe: All for One and One for All? (Diplomat)

The world that is not to come (Le Monde)

Merkel and Macron Find the Strength for Europe (Der Spiegel)

EU calls for 'open dialogue' with China (DW)

Trump postpones G7 summit, calls for expansion (DW)

 

CHÂU ÂU HĂY GIẢ TỪ ẢO TƯỞNG

Đại-Dương

Tể tướng Đức, Angela Merkel sẽ tiếp nhận chức Chủ tịch Luân phiên của Liên Hiệp Châu Âu (EU) sáu tháng kể từ 1 tháng 7 năm 2020 nên muốn lưu lại dấu ấn trước khi về hưu vào năm tới.

Merkel đưa ra khẩu hiệu “Together. Making Europe Strong Again” trong phiên bản tiếng Đức, mô phỏng theo khẩu hiệu Make America Great Again” của Donald Trump. Nhưng, phiên bản tiếng Anh lại viết “Together for Europe’s Recovery”.

Liên Âu có làm được hay chỉ là ảo tưởng?

Châu Âu là nơi phát sinh hai cuộc thế chiến (1914-1918) và (1939-1945) mà phải nhờ đến Hoa Kỳ và Anh Quốc chấm dứt và khôi phục môi trường hoà b́nh.

Các Đế quốc Châu Âu tạo ra chế độ Thực dân Thuộc địa khắp năm châu, bốn bể để phát triển và tranh giành, chia chác lẫn nhau gây thống khổ cùng cực đối với các quốc gia yếu thế, lạc hậu.

Châu Âu là chiếc nôi của Chủ nghĩa Xă hội, và Chủ nghĩa Cộng sản đă gieo rắc vô vàn tang thương cho nhiều dân tộc. Chủ nghĩa Xă hội của Châu Âu đă giúp cho Chủ nghĩa Cộng sản phát triển, tồn tại và bành trướng khắp thế giới.

Châu Âu muốn Hoa Kỳ chỉ tập trung bảo vệ an ninh và toàn vẹn lănh thổ để họ thong dong làm ăn, buôn bán, khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách b́nh an khắp bốn phương trời, hoặc bóc lột các dân tộc lạc hậu cho tới khi không c̣n duy tŕ được nữa.

Châu Âu đ̣i Mỹ cứng rắn với Tổng thống Vladimir Putin (loại Nga khỏi G-8, tăng cường cấm vận) để Đức và Pháp đi đêm với Mạc Tư Khoa xây đường ống dẫn khí đốt sang Đức mà phân phối cho EU!

EU hô hào chống độc đoán kiểu Việt Nam Cộng Hoà, nhưng, ủng hộ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (Bắc Việt) độc tài, đảng trị khủng khiếp hơn nhiều; công nhận Mặt trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam đang tiến hành chiến tranh khủng bố phía Nam vĩ tuyến 17.

Tổng thống Charles de Gaulle chế bom nguyên tử năm 1960, rút khỏi Bộ Chỉ huy Tiền phương NATO (Minh ước Bắc Đại Tây Dương) năm 1963, kết thân với Liên Sô mà vẫn không được công nhận siêu cường ngang hàng với Hoa Kỳ và Liên Sô.

Liên Âu chống phát triển vũ khí nguyên tử, nhưng, ủng hộ và duy tŕ “Kế hoạch hành động toàn diện chung, JCPOA” với Iran. Tổng thống Donald Trump đă huỷ bỏ v́ Thoả thuận của Hành pháp Barack Obama không được Lập pháp phê chuẩn. Obama đă tháo khoán 150 tỷ USD để Iran đồng ư ngưng phát triển vũ khí nguyên tử trong 10 năm (2015-2025). Thực tế, Iran vẫn có quyền tinh luyện Uranium trên mức cần thiết cho y học và nhà máy điện hạt nhân. Iran vẫn có quyền chế tạo hoả tiễn đạn đạo. Obama đă thuê phi cơ bí mật chở 400 triệu USD tiền mặt nhằm đổi lấy 5 người Mỹ bị cầm tù.

Giới chuyên gia hạt nhân cho rằng với thời gian 10 năm, Tehran đủ sức chuẩn bị phương tiện sản xuất vũ khí nguyên tử và hoả tiễn mang đầu đạn nguyên tử sau 2025.

Thủ tướng Israel, Benjamin Netanyahu đă trưng bày 55,000 trang và thêm 55,000 tập dữ liệu trên 183 đĩa CD từ nơi cất dấu của Iran liên quan đến Dự án Amad (sản xuất vũ khí nguyên tử sau 2025).

Nhưng, Liên Âu vẫn kêu gọi Trump tôn trọng JCPOA v́: (1) Châu Âu cần dầu hoả Iran. (2) Tây Âu, Nga, Trung Quốc nhắm vào thị trường “điện hạt nhân” rất béo bỡ ở Trung Đông tương lai. (3) Họ tin nếu Iran có vũ khí nguyên tử chỉ để tấn công các lực lượng quân sự của Mỹ và lănh thổ Hoa Kỳ chứ họ chẳng dính dáng ǵ!

Đức, Pháp, Anh, Nga, Trung Quốc dụ dỗ Hành pháp Obama hoàn tất Thoả thuận Khí hậu Paris đă bị Trump huỷ bỏ v́ Lập pháp Hoa Kỳ không phê duyệt. Tể tướng Merkel từng công khai thừa nhận đă môi giới để Obama kư vào Thoả thuận với lời hứa góp 3 tỷ USD vào Quỹ thực hiện mà trước khi rời chức vụ đă ném đi 1 tỷ USD từ tiền thuế của dân Mỹ vào Quỹ của JCPOA.

Thoả thuận này có các điều khoản bất lợi hiễn nhiên: (1) Không có tính cách ràng buộc nên bất cứ nước nào cũng có thể vẽ rắn thêm chân mà chẳng cần thực hiện. (2) Trung Quốc chiếm 30% khí phát thải toàn cầu, Hoa Kỳ 15%, Ấn Độ 9% mà được quyền sử dụng than đá (tạo khí phát thải nhiều nhất). Hoa Kỳ bị cấm trong khi Trung Quốc, Ấn Độ và hầu hết các nước đang phát triển hoặc chậm tiến xài thả ga cho tới năm 2030. Khí phát thải giảm đáng kể từ khi Virus Vũ Hán hoành hành. (3) Chưa thấy các nước cam kết góp 100 tỷ USD vào Quỹ thực thi giảm khí thải toàn cầu.

Sở dĩ, Tây Âu và Bắc Âu cao giọng về Thoả thuận Khí hậu Paris không ngoài khả năng cung cấp “sản phẩm sạch” tới các thị trường to lớn. Tuy nhiên, Trung Quốc có thể ăn cắp hoặc ép buộc chuyển giao tài sản trí tuệ để sản xuất hàng loạt và giết chết kỹ nghệ sạch của đối tác.

Brussels kỳ vọng tŕnh diện trước TCB sự đoàn kết của Liên Âu tại Hội nghị Thượng đỉnh 14/09/2020.

Trong bài “China in Europe: All for One and One for All?” được The Diplomat xuất bản 29/05/2020 đă phân tích sự thất bại của Brussels trong việc ngăn chặn Bắc Kinh gây chia rẽ khối Liên Âu.

Brussels đại diện cho quyền lợi của Đức, Pháp, Ư, Bỉ, Hoà Lan, Áo, Bắc Âu khi chấp nhận “giao thương bất-b́nh-đẳng với Trung Quốc” nên bỏ mặc cho Bắc Kinh múa gậy vườn hoang tại Đông Âu, Trung Âu và Baltics. Bắc Kinh lao vào Tây Âu nhằm tiếp cận các thương hiệu thành công, công nghệ cao và bí quyết quản trị kinh doanh; đầu tư vào năng lượng xanh và bền vững vào Bắc Âu; đầu tư vào sản xuất xanh cùng dự án hạ tầng cơ sở tại Trung và Đông Âu. Bắc Kinh đă thiết lập nhóm 17.1 ở Đông và Trung Âu để đầu tư, giao dịch mà không cần thông qua Brussels. Sự thiên vị trong Liên Âu đă buộc Anh Quốc phải chia tay v́ bị áp lực nặng nề của cử tri.

Brussels chẳng đầu tư trực tiếp thích đáng để nâng cao khả năng công nghệ cũng như tạo công ăn việc làm cho các quốc gia Đông Âu và Trung Âu, không đầu tư cần thiết cho Hăng Ericsson, Nokia của Liên Âu mà chấp nhận cho Huawei của Trung Quốc tham gia vào phát triển 5G dù biết có nguy cơ mất an ninh cho các quốc gia Liên Âu. Đa số các quốc gia Liên Âu không đủ khả năng chống sự xâm nhập an ninh của Huawei.

Bài báo kết luận: “Nếu các công ty Châu Âu, bao gồm CEE, muốn hợp tác với các công ty Trung Quốc th́ giới chính trị gia cần tạo ra và sử dụng các thể chế và điều kiện cần thiết để cả hai bên đều được hưởng lợi, giám sát và bảo đảm”. Thực tế, Brussels chưa có ư định hành động!

Brussels tự phong vai tṛ bị kẹt trong cuộc thương chiến giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ nên tuyên bố Hoa Kỳ đă phá vỡ “nền tảng của mô h́nh thương mại đa phương” nên giải thích “mô h́nh thương mại đa phương dựa trên nguyên tắc cạnh tranh b́nh đẳng và các bên phải tôn trọng nguyên tắc đó”. Tổng thống Trump chống Trung Quốc không thực thi nguyên tắc cạnh tranh b́nh đẳng chứ nào phải Hoa Kỳ.

Hôm 29/05/2020, bốn quốc gia Pháp, Đức, Ư, Tây Ban Nha kêu gọi các thành viên khác của EU cùng đóng góp để xây dựng một chính sách pḥng vệ chung.

NATO h́nh thành nhằm ba mục tiêu: (1) Công khai: không cho Liên Sô (Nga) xâm lăng hoặc chèn ép Tây Âu mà bây giờ thêm Đông và Trung Âu cùng Baltics. (2) Nhu cầu cân bằng quyền lực tại Châu Âu. (3) Kín đáo: hạn chế tham vọng Đế quốc của các quốc gia hùng mạnh ở Tây Âu trong mục tiêu ǵn giữ hoà b́nh.

V́ thế, chính sách pḥng vệ chung đứng trước các nghi vấn: (1) Các thành viên EU đồng ư góp chi phí 2% cho NATO (cho tới nay chỉ có 6 quốc gia đóng đủ). Liệu họ có muốn góp thêm và có cần thiết không (2) Sự phối hợp giữa “lực lượng này” và NATO dựa trên nền tảng nào. (3) Duy nhất chỉ Pháp có 300 vũ khí nguyên tử so với 6,500 của Nga và 6,100 của Mỹ. Nếu EU phải đóng 3,6% GDP vào NATO như Hoa Kỳ th́ có thể lo dân sinh như hiện tại không? Thực tế, Liên Âu dưới chiếc dù che nguyên tử và lực lượng quân sự của Hoa Kỳ. Nếu phải sản xuất vũ khí tương đương với Nga th́ Liên Âu phá sản. Các quốc gia Trung, Bắc, Đông Châu Âu và Baltics tin Hoa Kỳ hơn Brussels.

Xét trên mọi phương diện: (1) Liên Âu không có khả năng đương đầu quân sự với Nga mà phải nhờ Hoa Kỳ. (2) Liên Âu không đủ khả năng pḥng thủ về quân sự, kinh tế, chính trị, ngoại giao. (3) Hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ là giải pháp tốt nhất để duy tŕ nền hoà b́nh thế giới, môi trường thương mại đa phương b́nh đẳng dựa vào luật pháp quốc tế và tập tục ngàn đời của nhân loại.

Đại-Dương

 

Trở lại