Chiến tranh hải đảo ở biển Đông

KS Nguyễn Văn Phảy

Để làm rơ nghĩa thêm  phán quyết sắp tới của Toà Trọng Tài Quốc Tế The Hague ở Hoà Lan về việc Phi Luật Tân kiện Trung Cộng xâm chiếm các đảo phía Tây của Phi Luật Tân, tối ngày 29.3.2016, từ 21:50 giờ đến 22:45 giờ, đài truyền h́nh ARTE của Đức tŕnh chiếu đoạn phim dài 55 phút nói về “Chiến tranh hải đảo ở biển Đông“.

Trong phần tŕnh bày, đặc phái viên đă đề cập đến lănh thổ của Trung cộng bao trùm cả Trung Hoa lục địa, Măn Châu, Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông, và khu vực đường lưỡi ḅ 9 đoạn xâm chiếm toàn bộ 80 % biển Đông do Trung cộng tuyên bố năm 2009. Các ngư dân Việt Nam bị tàu hải giám TC xua đuổi, ủi cho ch́m. Tàu hải giám TC to lớn đă húc vào tàu cảnh sát biển cộng sản Việt Nam làm hư hại tàu của VN…

Bộ phim tài liệu đă làm sáng tỏ những thách thức địa chính trị trong khu vực. Ngoài các sự việc xung đột hải đảo giữa các tác nhân trong khu vực, các tranh chấp chủ yếu đến sự đối đầu quân sự giữa Trung cộng và Mỹ, trong đó có nhiều căn cứ quân sự trong khu vực Thái B́nh Dương

Đặc phái viên nhấn mạnh về cải tạo đảo nhân tạo, các cuộc tấn công bạo lực, khiêu khích quân sự của Trung cộng ở biển Đông. Từ nhiều năm qua, sự cố ở biển Đông tích lũy. Khu vực này có nhiều tranh chấp lănh thổ giữa Trung cộng chiếm ưu thế ở một bên và Nhật Bản, Việt Nam và Philippines về bên đối nghịch. Các tài liệu nêu bật những thách thức địa chính trị mới ở khu vực giàu tài nguyên nầy.

Biển Đông không chỉ là một trong những vùng biển lớn nhất, mà c̣n là vị trí chiến lược, tài nguyên thiên nhiên và giàu ngư trường, v́ thế ngày nay nó là một trong những khu vực có tiềm năng xung đột lớn nhất. Trung cộng củng cố vị trí của họ như là một cường quốc thế giới và bành trướng vùng biển Đông ngày càng tiếp tục, có nguy cơ lấn áp những quốc gia khác trong vùng, chẳng hạn như Nhật Bản, Việt Nam và Philippines.

Điển h́nh, tại quần đảo Trường Sa, ở bải san hô Chữ Thập, nơi Trung cộng đă tự xây dựng bất hợp pháp thành một đảo nhân tạo có đường băng phi đạo dài 3000m. Thời gian ngắn sau đó, vào cuối tháng 10 năm 2015, Hoa Kỳ đă điều một khu trục hạm tên là USS Lassen thuộc Đệ Thất Hạm Đội Thái B́nh Dương của Mỹ vào tuần tra trong phạm vi 12 hải lư quanh đảo Chữ Thập cùng một vài đảo nhân tạo khác bởi TC cũng thuộc khu vực nầy.

Ngày 02.01.2016 và 06.01.2016 Trung cộng đă đưa máy bay hàng không dân sự ra đảo nhân tạo và hạ cánh tại phi đạo nầy. Ngoài ra Trung cộng cũng đă sử dụng phi trường tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa cho máy bay chiến đấu J-11 và J-7. Ngoài ra Trung cộng đă thiết trí hoả tiển địa không Hồng Kỳ HQ-9 có tầm xa 200 hải lư. Trung cộng đang tiếp tục xây dựng căn cứ trực thăng quân sự trên đảo Quang Ḥa cũng thuộc Hoàng Sa. Đối với việc Trung cộng quân sự hoá bất hợp pháp trên quần đảo Hoàng sa, Hoa Kỳ trong một động thái bất ngờ, vào ngày 30.01.2016 đă điều khu trục hạm USS Curtis Wilbur đi vào vùng 12 hải lư của đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa, làm cho việc Trung cộng lấn chiếm lâu dài quần đảo này được đưa ra trước ánh sáng công luận quốc tế.

 Những tham vọng của Trung cộng nhằm chủ yếu là cạnh tranh với thế lực lớn thứ hai trong khu vực là Hoa Kỳ. Mỹ luôn luôn nhấn mạnh trên nguyên tắc tự do lưu thông hàng hải. Các ḥn đảo nhân tạo mà Trung cộng đă tạo ra trên quần đảo Trường Sa, được xem như là một trở ngại lớn cho việc vận chuyển hàng hải quốc tế, bởi v́ xuyên qua biển Đông có nhiều tuyến hàng hải thương mại quan trọng nhất trên thế giới. Chiến lược "chuyển trục sang châu Á" của ông Obama nhằm kiềm chế ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung cộng trong khu vực.

Ngay cả Nhật Bản, Việt Nam và Philippines cũng đang tăng cường quân sự của họ để bảo vệ biên giới trên biển và quyền sở hửu trên các quần đảo do họ kiểm soát. Tranh chấp lănh thổ, cũng như các cuộc tấn công bạo lực và khiêu khích quân sự vẫn tái diễn trong khu vực biển Đông. Gần đây Mă Lai Á và Nam Dương cũng đă chỉ trích Trung cộng về việc ngư dân TC đánh cá trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của họ. Nam Dương đă đưa sự việc trước giới truyền thông quốc tế.

Tóm lại, những ǵ các nước láng giềng lo ngại nhất, ngay cả như Mỹ, là sự tuyên bố của Trung cộng xâm chiếm toàn bộ bề mặt biển Đông hiện nay.

KS Nguyễn Văn Phảy

Trở lại