Chiến tranh Nga-Ukraine: Hiện t́nh, nguyên nhân, giải pháp và lịch sử

 Andreas Umland  
Đỗ Kim Thêm dịch

Sau tất cả những nỗ lực của Nga nhằm gây bất ổn, xâm nhập và sát nhập Ukraine đă ít nhiều thất bại, Moscow phát động một cuộc chiến tranh xâm lược quy mô. Do đó, cuộc xung đột địa chính trị giữa Nga và phương Tây về trật tự an ninh châu Âu bước vào một giai đoạn mới.

Hiện t́nh

Với sự khởi đầu của cuộc chiến tranh xâm lược công khai của Nga chống lại Ukraine vào ngày 24-2-2022, đặc điểm của cuộc xung đột Nga-Ukraine đă thay đổi theo nhiều cách. Thay v́ ủng hộ phe ly khai thân Nga được gọi là Cộng ḥa Nhân dân Donetsk và Luhansk ở miền đông Ukraine, hiện nay Moscow sử dụng các phương tiện xâm lược quân sự trực tiếp và không che giấu. Cuộc tấn công diễn ra đồng thời ở miền đông, miền bắc và miền nam Ukraine, trên đất liền, trên biển và trên không, bằng cách sử dụng toàn bộ kho vũ khí thông thường, bao gồm thiết giáp, pháo binh, hỏa tiễn và chiến đấu cơ.

Cuộc chiến chống Ukraine cũng được tiến hành do quân đội Nga đang đóng tại Belarus. Theo những tin tức nhận được cho đến nay, đầu tháng 5 năm 2022, không có đơn vị chính quy nào của Belarus được huy động trên vùng đất của Ukraine hoặc quân đội Ukraine trên lănh thổ Belarus. Tuy nhiên, việc Nga sử dụng Belarus trong một quy mô lớn như là một khu vực tiến quân, đă làm thay đổi đặc điểm của cuộc xung đột song phương Nga-Ukraine và biến t́nh h́nh thành một cuộc xung đột quân sự ba bên.

Song song với cuộc tấn công trên bộ gần như là hàng ngày, Nga ném bom tại các thành phố, cơ sở hạ tầng, cơ sở công nghiệp, cũng như các kho đạn dược và căn cứ quân sự của Ukraine. Tên lửa tầm ngắn, tên lửa đường dài, chiến đấu cơ, máy bay trực thăng và máy bay không người lái được sử dụng. Ở Donbas, một số khu vực dường như đă bị quân đội Nga gài ḿn hoàn toàn. Các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga được thực hiện một phần từ lănh thổ Nga và một phần từ các chiến hạm ở Biển Đen và Biển Caspi. Chúng gây ảnh hưởng đến thủ đô Kiev cũng như các thành phố lớn khác, như Kharkiv và Odessa, mở rộng đến các khu vực phía tây Ukraine của Galicia, Volynia và Transcarpathia, cách xa cuộc chiến ở phía nam và phía đông của đất nước.


Trong ư đồ khủng bố, quân đội Nga dường như cũng đang pháo kích các cơ sở dân sự như bệnh viện, trường học, cơ sở văn hóa và các nơi trú ẩn. Việc cướp bóc quy mô, tra tấn, giết người thành từng mảnh, hăm hiếp và giết hại thường dân Ukraine là một phần của trong cuộc chiến tranh Nga. Bị ảnh hưởng đặc biệt bởi tội ác chiến tranh là thành phố cảng Mariupol và một số vùng ngoại ô của Kyiv, như các thị trấn nhỏ Butsha, Borodyanka và Irpin. Ở đó và một số nơi khác, hàng ngàn thường dân Ukraine là nạn nhân của mục tiêu khủng bố của quân đội chính quy Nga, các đơn vị với quy chế không rơ ràng của Chechnya và các tổ chức của “các nước Cộng ḥa Nhân dân”.


Do hậu quả của cuộc chiến hủy diệt của Nga chống lại thường dân Ukraine, số lượng người tị nạn Ukraine đă tăng lên nhanh chóng, cả trong và ngoài nước. Đến tháng 5 năm 2022, khoảng 5,4 triệu người đă rời khỏi đất nước. Ngoài ra, Moscow c̣n tổ chức trục xuất [người dân Ukraine]  trong một quy mô lớn, bao gồm cả công dân vị thành niên của Ukraine, và vận chuyển kho dự trữ ngũ cốc và máy móc nông nghiệp của Ukraine sang Nga. Sự tích tụ các loại tội ác chiến tranh đă dẫn đến việc một số nhà quan sát chính trị, lịch sử và luật pháp sử dụng thuật ngữ diệt chủng khi mô tả về hành vi của Nga ở Ukraine.


Mặc dù các lực lượng vũ trang Ukraine chịu tổn thất đáng kể, nhưng thật ra là họ mạnh hơn nhiều, không phải như các nhà quan sát, đặc biệt là từ Nga, đă giả định. Thành công tương đối của quân đội Ukraine một phần là do tinh thần chiến đấu cao độ, sự hỗ trợ của dân chúng, một phần là do thiết bị với vũ khí pḥng thủ hiện đại do Ukraine sản xuất và từ phương Tây, cũng như hợp tác t́nh báo cấp tốc với các quốc gia phương Tây. Kể từ tháng 4 năm 2022, đă có một số vụ nổ và hỏa hoạn ngày càng tăng trong các cơ sở hạ tầng và quân sự ở Nga, mặc dù vẫn chưa xác định được là các cuộc tấn công này đang được thực hiện như thế nào.


Nguyên nhân

Từ khi Ukraine giành được độc lập năm 1991, quy chế chính thức của tiếng Nga (khoảng 17% dân số Ukraine là người dân tộc Nga), việc giải thích lịch sử Sa hoàng và Liên Xô, và định hướng địa chính trị của Ukraine đă là các chủ đề thường xuyên gây ra nhiều tranh căi trong các cuộc diễn ngôn công khai của Ukraine. Nhưng trong hai thập niên qua, những cuộc tranh luận này đă diễn ra trong êm thắm. Không giống như ở một số quốc gia thời hậu Xô Viết khác như Estonia, Georgia hoặc Latvia, các vấn đề về bản sắc, dân quyền và văn hóa đă được tự do đề cập.

Nguyên nhân sâu xa hơn của t́nh trạng công kích trong lập luận, chính trị và quân sự ngày càng tăng ở Ukraine của giới lănh đạo Nga trong và sau cuộc cách mạng Euro-maidan (tháng 11 năm 2013 đến tháng 2 năm 2014) chủ yếu do các đặc điểm trong chính sách đối nội hơn là đối ngoại.

Bằng cách kích động các thuyết âm mưu và hoang tưởng, chế độ Putin muốn mở ra các nguồn hợp pháp mới để bảo đảm sự cai trị độc đoán của ḿnh. Măi cho đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, khế ước xă hội độc tài giữa giới tinh hoa cầm quyền và người dân nhằm tạo phúc lợi không c̣n có thể thực hiện được, v́ sự phát triển kinh tế bị tŕ trệ và các thu nhập thực tế bị thu hẹp.

Điện Kremlin ngày càng lo ngại rằng, một Ukraine khi được “châu Âu hóa” thành công có thể nổi lên như một mô h́nh đối nghịch hậu Xô Viết để chống lại “hệ thống Putin” trong việc tước đoạt bằng cách cắt giảm lương hưu từ việc xuất khẩu nguyên liệu (không chỉ sang EU). Với việc hoàn thành đường ống dẫn khí Nord Stream đầu tiên qua vùng biển Ostsee Baltic, từ Vyborg đến Lubmin vào cuối năm 2012, sự phụ thuộc của doanh nghiệp nhà nước Nga Gazprom vào hệ thống đường ống dẫn khí đốt của Ukraine cũng giảm.

Từ năm 2013 trở đi, việc không lệ thuộc kinh tế năng lượng ngày càng tăng giữa Nga và Ukraine đă góp phần đáng kể vào căng thẳng gia tăng giữa hai quốc gia. Trong bối cảnh này, giới lănh đạo Nga trong khi hỗn loạn của biến động năm 2013/ 2014, đă cố t́nh sử dụng sự khác biệt về quan điểm văn hóa và địa chính trị, cũng như sự hiện diện ngày càng tăng của các nhóm dân tộc cực đoan sống bên lề ở Ukraine để huy động một bộ phận dân số Donbas cho một “cuộc nội chiến” chống lại “Banderovtsy”.

Moscow đă thành công trong việc tuyển mộ hàng chục ngàn người quá khích ủng hộ Đại Nga ở cả Ukraine và Nga để can thiệp bán quân sự hoặc hợp tác ly khai ở Donbas. Một chiến dịch tuyên truyền rầm rộ đă bôi nhọ tiến tŕnh dân chủ hóa đang khởi đầu, giải phóng quốc gia và châu Âu hóa Ukraine như là một cuộc đảo chính chống Nga, thậm chí là “phát xít” và định hướng theo phương Tây của Ukraine, là một sự vi phạm cơ bản lợi ích quốc gia và địa chiến lược của Nga.

Song song với việc chiếm đóng Crimea và một phần của miền đông Ukraine, là vi phạm luật quốc tế, “cuộc chiến tranh hỗn hợp” chống lại Ukraine đă được tăng cường, trong đó các h́nh thức đấu tranh phi quân sự (ví dụ như kinh tế, truyền thông, “hộ chiếu”) đóng một vai tṛ quan trọng như các hoạt động trá h́nh bằng t́nh báo và trực tiếp bằng quân sự. Bán đảo Crimea ngày càng được sát nhập vào chính quyền và nền kinh tế Nga, cũng như đời sống văn hóa và hệ thống giáo dục của Liên bang Nga. Với việc xây một cây cầu bắc qua eo biển Kerch, một tuyến giao thông giữa Crimea và lục địa Nga đă được thành h́nh.

Sự thay đổi quyền lực ở Kyiv sau cuộc bầu cử đưa Volodymyr Zelenskyi lên làm tổng thống và chiến thắng của đảng “Người phục vụ nhân dân” trong cuộc bầu cử quốc hội vào mùa xuân và mùa hè năm 2019, đă dẫn đến sự thay thế gần như toàn bộ giới tinh hoa chính trị và một nhóm chính trị chống chủ nghĩa dân tộc mới tiếp quản các ngành hành pháp và lập pháp. Tuy nhiên, định hướng thân châu Âu và Đại Tây dương của Ukraine c̣n tiếp tục tồn tại ngay cả với giới lănh đạo mới của Ukraine.

Sau khi Tổng thống thứ năm Petro Poroshenko từ chức, Moscow hy vọng một sự thay đổi chính trị thân Nga tại Kyiv đă không xảy ra. Không có sự nhượng bộ lănh thổ hoặc chính trị nào của Ukraine trong khuôn khổ các cuộc đàm phán của Nhóm tiếp xúc ba bên ở Minsk và cái gọi là Định dạng Normandy.

Giải pháp

Ngay trong tháng 3 năm 2014, Ukraine và các chính phủ phương Tây đă khởi xướng một cuộc bỏ phiếu của Đại Hội đồng Liên Hiệp quốc, trong đó có 100 quốc gia phản đối việc sát nhập Crimea, trong khi có 11 quốc gia (Armenia, Belarus, Bolivia, Cuba, Nicaragua, Bắc Triều Tiên, Nga, Zimbabwe, Sudan, Syria và Venezuela) đă bác bỏ Nghị quyết.Tổ chức OSCE cũng đă hành động. Họ đă gửi một Phái bộ Quan sát viên đặc biệt đến Ukraine với trọng tâm là khu vực chiến sự và hỗ trợ các cuộc đàm phán ḥa b́nh ở thủ đô Minsk của Belarus. Ở đó, vào tháng 9 năm 2014 và tháng 2 năm 2015, Đức và Pháp đă cố gắng làm trung gian cho một thỏa hiệp giữa Nga và Ukraine trong vấn đề Donbas.

Tuy nhiên, các thỏa thuận đă không dẫn đến một lệnh ngừng bắn hiệu quả hoặc phục hồi quyền kiểm soát của Kyiv đối với lănh thổ của hai “nước Cộng ḥa Nhân dân” ở miền đông Ukraine. Thay vào đó, tháng 2 năm 2015, được sự hỗ trợ của quân đội Nga chính quy, “phe ly khai” đă không tuân thủ thỏa thuận Minsk lần thứ hai được kư kết gần đây, đă chiếm đóng trạm kiểm soát đường sắt Debaltseve và các khu vực xung quanh trong một trận chiến đẫm máu.

Tuy nhiên, những nỗ lực ban đầu của chính phủ Ukraine nhằm tạo ra một quy chế hợp hiến đặc biệt cho các khu vực Luhansk và Donetsk đă gặp phải sự kháng cự không chỉ giữa các nhóm dân tộc cực đoan, mà c̣n hầu hết nơi các phe phái của quốc hội và trong phần lớn xă hội Ukraine. Hầu hết những người chỉ trích Thỏa thuận Minsk yêu cầu các nhóm vũ trang bất hợp pháp trước tiên phải rút ra khỏi các khu vực ly khai và trở lại biên giới Nga, được đặt hoàn toàn dưới sự kiểm soát của Ukraine. Chỉ sau khi đó, các cuộc bầu cử khu vực và địa phương mới có thể được tổ chức và các quyền tự trị đặc biệt được bảo đảm. Giới phê b́nh khác chỉ ra rằng, t́nh trạng địa phương tản quyền của Ukraine đă diễn ra từ năm 2014, và từ chối các quyền đặc biệt bổ sung cho các vùng lănh thổ do Kremlin kiểm soát.

Trong khi đó, sự cách biệt trong lĩnh vực văn hóa giữa Ukraine và các vùng lănh thổ bị sáp nhập cũng liên tục xảy ra. Đạo luật Giáo dục năm 2017 đă cho phép tiếng Ukraine (với một số ngoại lệ) xem như là một ngôn ngữ được giảng dạy thống nhất trong các trường công lập từ cấp trung học trở đi. Năm 2018, Đạo luật về ngôn ngữ từ năm 2012, cho phép sử dụng tiếng Nga như một ngôn ngữ chính thức, đă bị Ṭa Bảo Hiến đ́nh chỉ v́ vi hiến. Đạo luật mới về ngôn ngữ năm 2019 định nghĩa tiếng Ukraine là ngôn ngữ quốc gia duy nhất và quy định ứng dụng độc quyền hoặc chiếm ưu thế trong nhiều lĩnh vực xă hội.

Kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược quy mô của Nga vào tháng 2-2022, các điều kiện cho một giải pháp đàm phán về cuộc xung đột đă xấu đi một cách đáng kể. Các Thỏa thuận Minsk đă hết hiệu lực. Tính đến tháng 5 năm 2022, cả hai phía Ukraine và Nga không có cơ sở cũng như không sẵn sàng đàm phán. Vào tháng 3 năm 2022, Ukraine đă gợi ư về những nhượng bộ khả thi, bao gồm t́nh trạng trung lập cho đất nước trong trường hợp có các biện pháp đảm bảo an ninh tương ứng và các cuộc đàm phán với Nga liên quan đến các vùng lănh thổ Ukraine bị chiếm đóng trước ngày 24-2-2022.

Tuy nhiên, những đề xuất này cũng không dẫn đến bất kỳ một sự xích lại gần nhau nào. Thay vào đó, chiến tranh kéo dài và tội ác chiến tranh phơi bày đă gây ra các quan điểm thành cứng rắn.

Lịch sử

“Cuộc cách mạng về nhân phẩm” vào ngày 21-11-2013 bắt đầu với các cuộc biểu t́nh nhỏ chống lại việc tŕ hoăn việc kư kết Hiệp định hội nhập Ukraine với EU. Sau khi giải tán một cách đẫm máu trong một trại lều của các trí thức và sinh viên thân châu Âu trên Quảng trường Độc lập của Kyiv, các cuộc biểu t́nh mở rộng nhanh chóng. Phong trào quần chúng chống đối giới đầu sỏ chính trị và ủng hộ dân chủ lên đến đỉnh điểm vào ngày 21-2-2014 trong chiến thắng trước chế độ cướp bóc của Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych, cũng như chuyến trốn chạy của ông đến Nga. Sau đó, Quốc hội đă băi nhiệm tổng thống và quy định bầu cử mới.

Sau chiến thắng của Euro-maidan, Nga đă lấy t́nh h́nh đen tối như là một cơ hội để sát nhập Crimea, nơi chủ yếu là dân tộc Nga (khoảng 60% dân số địa phương). Trong một hành động ban đêm và sương mù, ṭa nhà quốc hội của Cộng ḥa tự trị Crimea ở Simferopol đă bị một đơn vị đặc biệt của căn cứ hải quân Nga ở Sevastopol tấn công. Sau đó, các cơ sở hành chính và doanh trại Ukraine đă lần lượt bị chiếm đóng bởi các đơn vị vũ trang hạng nặng của Nga mà không có cấp bậc và biểu tượng. Dưới áp lực của họ, quốc hội cộng ḥa và chính phủ lâm thời do Điện Kremlin chỉ định đă quyết định ly khai và tổ chức một cuộc trưng cầu dân ư giả mạo. Sáng ngày 18-3-2014, hiệp ước (bất hợp pháp) về việc gia nhập Cộng ḥa Crimea và thành phố Sevastopol vào Liên bang Nga đă được kư kết tại Moscow.

Cuộc chiến ở miền đông Ukraine bắt đầu vào mùa xuân năm 2014, với sự chiếm đóng bằng bạo lực các ṭa nhà của chính phủ ở khu vực Luhansk và Donetsk bởi các nhóm vũ trang thân Nga, thường là do công dân Nga lănh đạo, gián tiếp được hướng dẫn và tài trợ bởi Moscow.

Những cao điểm đau buồn đầu tiên của cuộc chiến leo thang nhanh chóng là các cuộc đụng độ đầy bạo lực giữa các nhà hoạt động thân Nga và thân Ukraine ở Odessa vào ngày 2-5-2014, trong đó 48 người thiệt mạng và vụ bắn hạ một máy bay chở khách của Malaysia bằng tên lửa pḥng không loại “Buk” của Nga ở miền đông Ukraine vào ngày 17-7-2014, trong đó tất cả 298 hành khách đă thiệt mạng.

Vào đầu cuộc chiến năm 2014, quân đội Ukraine đă thiếu trang bị và tài trợ, và một phần trong giới lănh đạo đă bị các đặc vụ Nga xâm nhập. Do đó, trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh Nga-Ukraine, các đơn vị t́nh nguyện yếu về số lượng nhưng có động lực cao, họ đóng vai tṛ quan trọng, bao gồm các đơn vị được thành lập bởi những kẻ cực đoan cánh hữu, chẳng hạn như tiểu đoàn “Azov”, được chuyển đổi thành một trung đoàn vào cuối năm 2014, được sát nhập vào Vệ binh Quốc gia của Bộ Nội vụ và tiếp tục không c̣n đặt vấn đề ư thức hệ.

Vào mùa hè và mùa thu năm 2014, các hội đoàn, một phần nổi lên từ các cuộc biểu t́nh Euro-maidan, đă ngăn chặn sự mở rộng can thiệp bí mật của Nga vào Donbas. Ngoại trừ một vài nhóm dân quân nhỏ mang tính bán quân sự và chính quy, chẳng hạn như Đoàn quân T́nh nguyện Ukraine của Cánh Hữu, các đơn vị đă được sát nhập vào quân đội của Bộ Quốc Pḥng hoặc Bộ Nội Vụ.

– Andreas Umland

(Đỗ Kim Thêm dịch)

Trở lại