Chiến tranh Ukraine và “Chủ nghĩa có lợi” (Phần 3)

Dũng Vũ

 

Chiến tranh Ukraine – Tham vọng tái bành trướng

Khi bắt đầu xâm lược Ukraine, Putin thường nhắc tới một nhân vật với đầy ḷng ngưỡng mộ: Sa hoàng Peter I (1672-1725), mệnh danh là Peter đại đế.

Suốt 42 năm trị v́, Peter đă đem quân chinh phạt người Tatar, người Thổ ở phía Nam Đế chế Nga và đánh nhau với cường quốc quân sự Thụy Điển đang thống trị vùng biển Baltic ở phía Bắc. Sau 21 năm “chiến tranh phương Bắc”, Peter đại đế chinh phục vùng biển Baltic. Từ đó Nga có thể khẳng định ḿnh là bá chủ Âu châu.

Chưa làm bá chủ Âu châu nhưng dường như Putin muốn ví ḿnh như “Peter Đại đế” và mở màn bằng “chiến dịch quân sự đặc biệt”: Đánh Ukraine. Nói đúng hơn, Putin đă khởi động một cuộc tái bành trướng. Bành trướng bằng bạo lực.

Chủ ḥa ngây thơ – Cứu cánh biện minh phương tiện

Bạo lực là một bí quyết người Cộng sản thường dùng để giải quyết vấn đề trong khi nhiều chính khách Tây phương thường mơ mộng về một triết lư “dĩ ḥa vi quư”. Putin đă dùng bạo lực đánh Ukraine và bằng mọi cách phải đạt mục đích. Thế giới hẳn thấy quân Nga đă không ngần ngại bắt cóc trẻ em Ukraine, hăm hiếp phụ nữ, xua lính đánh thuê ác độc, tù nhân h́nh sự ra chiến trường, ném bom lân tinh, bom chùm hủy diệt hàng loạt, thẳng tay bắn vào thường dân, pháo kích vào chung cư, trường học, nhà thương, vườn trẻ, đường sá, nhà máy điện.

Người dân Ukraine đă phải trải qua một cuộc sống khốn cùng suốt mùa Đông lạnh giá, không điện nước, ḷ sưởi, trong khi dân Âu châu thụ hưởng một mùa Giáng Sinh an b́nh, ấm áp, vừa vui vẻ tiệc tùng vừa kêu gọi ḥa b́nh, ngừng cung cấp vũ khí cho Ukraine. Nhưng vở bi kịch vẫn tiếp diễn, Nga vẫn tiếp tục dùng mọi kiểu cách, mọi “phương tiện” tồi tệ miễn đạt được “cứu cánh” (mục đích) đúng phương châm: “Cứu cánh biện minh phương tiện”.

Nga đánh Ukraine th́ Ukraine phải tự vệ nhưng không thể bằng triết lư “dĩ ḥa vi quư”? Sự “chủ ḥa” ngây thơ không thắng nổi người Cộng sản. Từng là một nước Cộng Sản từ “ḷ đúc” Liên Xô, Ukraine thừa hiểu Cộng sản. Muốn chống Putin, buộc phải dùng bạo lực th́ mới mong bảo vệ được quê hương. Và Ukraine đă chọn cách đó. Chỉ có điều v́ thiếu vũ khí tự vệ, Ukraine cần quốc tế giúp đỡ.

Phải chi Ukraine c̣n sở hữu vũ khí hạt nhân như xưa để có thể răn đe kẻ thù mà bảo vệ ḿnh khỏi bị xâm lược, nhưng tiếc là đă từ bỏ nó để đổi lại cam kết của Mỹ, Anh và Nga sẽ tôn trọng và bảo vệ chủ quyền của Ukraine theo giác thư Budapest (1994). Thế nhưng giờ đây Nga lại đem quân xâm lược Ukraine, phản bội lời cam kết.

Cựu tổng thống Mỹ Clinton đă lấy làm hối hận, thừa nhận sự sai lầm đă dẫn đến chiến tranh Ukraine: “Cá nhân tôi cảm thấy phải chịu trách nhiệm trong việc thuyết phục họ từ bỏ vũ khí hạt nhân […]. Khi cơ hội thuận tiện tới, Putin đă phá vỡ thỏa thuận và việc đầu tiên là chiếm Crimea. Thật khủng khiếp v́ Ukraine là một quốc gia rất quan trọng“. Clinton nói, Mỹ và Âu châu phải tiếp tục ủng hộ Ukraine, không để Ukraine bị áp lực phải kư thỏa thuận ḥa b́nh với Nga [12].

Được mất ǵ từ chiến tranh Ukraine?

1. Nhờ có chiến tranh Ukraine mà Putin biết EU, NATO, Tây phương là những con “cọp giấy”, ích kỷ, chỉ biết thủ thân thủ lợi và Nga có thể tự do bành trướng, xâm chiếm nước yếu mà không sợ ai can thiệp. Một tiền lệ quá xấu nhưng có lợi cho Nga. Qua một năm, Nga đă chiếm gần hết vùng Đông Nam Ukraine; cộng với bán đảo Crimea vị chi gần bằng vùng “Nước Nga Mới” như dự tính. Nhưng chưa hết, Putin c̣n có thể tiếp tục bành trướng, đánh Moldova, nơi có nhiều người Nga sinh sống đ̣i tự trị, rồi Georgia, Belarus, Kazakhstan, Uzbekistan, … [13].

2. Nhờ có chiến tranh Ukraine mà Putin làm NATO ngừng bước về phía Tây. Tuy nhiên Putin lại làm Thụy Điển, Phần Lan lo sợ Nga xâm lược, nên đă từ bỏ vị thế trung lập và gia nhập NATO, vô h́nh trung làm nở rộng khối NATO (về phía Bắc). Phản tác dụng.

3. Nhờ có chiến tranh Ukraine mà Putin cũng nhận ra rằng quân đội Nga, hậu thân của đoàn “Hồng binh Vệ quốc Liên Xô vĩ đại” từng chiến thắng Hitler, tưởng chừng hùng mạnh nhưng không, nó đang tự chứng minh ḿnh là một đội quân tồi tệ cần được chỉnh đốn gấp.

4. Nhờ có chiến tranh Ukraine mà Putin có thể gây khủng hoảng năng lượng, gây lạm phát, làm thiệt hại Tây phương nhưng mặt khác Nga cũng lănh những đ̣n trừng phạt, cấm vận quốc tế và chắc chắn sẽ lao đao trong thời gian tới. Xưa nay Nga sống nhờ xuất cảng dầu khí và vũ khí nhưng đă đánh mất Tây phương, vị khách hàng tiêu thụ dầu khí lớn nhất của Nga. Vũ khí Nga cũng không c̣n dồi dào để xuất cảng v́ đă bị tiêu hao nhiều qua cuộc chiến Ukraine. Hơn nữa Nga cũng cần dự trữ phần nào để pḥng thủ. Khả năng sản xuất vũ khí hiện đại cũng bị hạn chế do thiếu phụ tùng, chip điện tử phải nhập cảng từ Tây phương. Thiếu thốn đến nỗi Nga phải tận dụng những thứ này từ những chiếc máy giặt, máy rửa chén.

5.Nhờ có chiến tranh Ukraine mà Trung Quốc rút được kinh nghiệm bành trướng của Putin và có thể an tâm áp dụng ở biển Đông, với Đài Loan, Phi Luật Tân, Việt Nam, Trường Sa, … v́ biết rằng Tây phương không can thiệp. Trung Quốc mong Putin tại vị lâu bền và chiến tranh kéo dài để Trung Quốc có th́ giờ phát triển nhiều quyền lực hơn Nga, học được ưu khuyết điểm vũ khí Nga và Mỹ (Starlink, Stinger, Javelin, HIMARS, …). Trung Quốc cũng mong Nga thắng trận và hợp tác với Nga nhiều hơn để tạo nên một “trật tự mới” [14].

6. Nhờ có chiến tranh Ukraine mà Trung Quốc có thể mua dầu khí rẻ của Nga và gia tăng xuất cảng sang Nga, chiếm thị trường Tây phương đă bỏ đi. Nga đang cần Trung Quốc giúp đỡ; Tập Cận B́nh và Putin thân nhau hơn; Trung Quốc trở thành đối tác quan trọng nhất của Nga. Điều này nguy hiểm cho Việt Nam v́ một mai Trung Quốc gây xung đột ở biển Đông với Việt Nam, Trung Quốc có thể gây áp lực với Nga tạo bất lợi cho Việt Nam. Chắc chắn Nga sẽ đứng về phía Trung Quốc hơn là Việt Nam. Việt Nam mất chỗ dựa vào Nga, mất chỗ mua vũ khí. Và hậu quả sẽ khôn lường.

7. Nhờ có chiến tranh Ukraine mà EU và NATO mới bừng tỉnh lo chỉnh đốn quân đội. Lâu nay EU cứ tưởng Putin là một chàng vơ sĩ hiền lành chẳng bao giờ đánh ai. Cũng nhờ có chiến tranh Ukraine mà EU, NATO mới đoàn kết hơn, đồng thời cũng lộ ra những “con sâu” như Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ.

8. Nhờ có chiến tranh Ukraine mà Đức học được bài học phải đối xử với Putin thế nào, phải biết lợi dụng nước nhỏ tốt hơn như thế nào để bảo vệ ḿnh. Đức mong tái vũ trang để tăng cường năng lực pḥng thủ và giúp đồng minh trong khối NATO hiện đại hóa quân đội (bằng cách mua vũ khí của Đức). Đức cũng muốn bớt lệ thuộc kinh tế vào một nước, cụ thể là Trung Quốc, và đang t́m cách mở rộng chuỗi cung ứng tại vùng Đông Nam Á, Ấn Độ, Phi Châu và Nam Mỹ.

9. Nhờ có chiến tranh Ukraine mà Mỹ có thể bán thêm được vũ khí, đồng thời biết được thực lực của ḿnh, thực lực của Nga, NATO, Âu châu, đặc biệt là biết được “bụng dạ” từng nước trên thế giới để định h́nh chính sách tương ứng đối với từng đối tượng trong tương lai. Xa hơn nữa, Mỹ cũng cần một đồng minh mạnh mẽ, thiện chiến và đă t́m ra. Đó là Ukraine. Chỉ có điều chiến tranh kéo dài có thể làm Mỹ và các nước viện trợ cho Ukraine ngày càng bị hao tổn và mất kiên nhẫn đến nỗi sẽ bỏ rơi Ukraine.

10. Nhờ có chiến tranh Ukraine mà các nước nhỏ vùng Baltic, Ba Lan, Tiệp, Slovakia … biết đoàn kết, không c̣n dám tin vào nước mạnh ích kỷ như Đức, Pháp…

Kết luận

Chiến tranh Ukraine nguy hiểm hơn người ta tưởng. Nó không đơn thuần là chiến tranh của Ukraine mà của toàn thế giới. Nếu thế giới không tích cực giúp Ukraine tự vệ, để Putin thắng, nó sẽ trở thành tiền lệ xấu cho nhân loại, khi các nước lớn ngang nhiên bành trướng bất chấp luật lệ quốc tế. Rơ ràng Nga đă tạo một tiền lệ xấu, nước lớn hiếp nước bé mà khối Tây phương chẳng muốn can thiệp chỉ v́ chủ nghĩa có lợi hẹp ḥi.

Thái độ ích kỷ, nhu nhược v́ chủ nghĩa có lợi của Tây phương sẽ làm mất ḷng tin của các nước yếu, khiến họ từ từ sẽ ngả về Trung Quốc, về Nga, và vô h́nh trung giúp Trung Quốc và Nga “bành trướng mềm”. Ảnh hưởng Tây phương sẽ bị thu hẹp lại như thời Chiến tranh lạnh.

Chưa kể một điều nguy hiểm nữa là một khi các nước lớn bành trướng, họ sẽ liên kết với nhau thành một tập đoàn bành trướng (tựa như thời thực dân, phát xít) tự do lộng hành khắp nơi. Những nước yếu, kể cả Việt Nam, sẽ là những nạn nhân đầu tiên, hoặc bị xâm lăng và phải đổ máu để tự vệ hoặc chấp nhận mất đất làm nô lệ.

Ukraine đang là nạn nhân của một cuộc bành trướng của một nước lớn như thế. Nếu Ukraine gục ngă, Nga sẽ tự đắc và càng xem thường Tây phương. Sự thụ động của Tây phương càng khuyến khích Nga tiếp tục gây hấn hoặc bành trướng sang các nước nhỏ (Moldova, Georgia…) kể cả các nước thành viên NATO. Đến lúc đó NATO, Âu châu phải trực diện với chiến tranh thay v́ có Ukraine đang làm tiền đồn cho ḿnh.

Cần lưu ư rằng trong thâm tâm Putin, kẻ thù chính của Nga là Mỹ, NATO và Âu châu chứ không phải Ukraine.

Càng đáng lưu ư nữa là một khi trật tự thế giới bị phá vỡ, chắc chắn Mỹ sẽ không đứng yên và “thùng thuốc súng” thế chiến sẽ bùng nổ.

(Hết)

________________

Tài liệu tham khảo

[12] https://www.n-tv.de/politik/Clinton-bereut-Ukraine-Deal-article24036286.html

[13] https://www.n-tv.de/politik/Putins-Umsturzplaene-fuer-die-Ex-Sowjetlaender-article24006602.html

[14] https://www.n-tv.de/mediathek/videos/politik/China-moechte-dass-Russland-diesen-Krieg-gewinnt-article24000179.html

Trở lại