China, hiểm họa tiềm tàng  (1)– Một sự thật khó nghe

 Xuân Thọ

Mọi khuôn mặt đều bị nhận diện, mọi công dân đều bị theo dơi và cho điểm.

Hội nghị thượng đỉnh NATO hôm 4.12 tại Anh đă tuyên bố coi „China có thể là một mối đe dọa“ cho họ trong tương lai. NATO là khối hiệp ước quân sự của 30 nước Phương Tây giàu có, với gần 1 tỷ dân có mức sống cao nhất thế giới. NATO đươc sinh ra từ 1949 để chống lại khối XHCN do Liên Xô đứng đầu. Sau khi khối Warzawa giải tán 1992, NATO chỉ c̣n coi Nga và “Chủ nghĩa Khủng bố quốc tế“ (Islam cuồng tín) là mối đe dọa.

Các cường quốc khác ngoài NATO như Nhật, Úc, Ấn Độ cũng bắt đầu coi China là mối đe dọa tiềm tàng.

Người ta đă nh́n thấy con quái vật lù lù đi tới, tuy khá muộn.

Tuyên bố chung Nato không nói thẳng thừng về “Kẻ thù mới China“, mặc dù trong tranh luận, vấn đề này được quan tâm cao nhất. Một lư do cho sự né tránh này là NATO chia rẽ chưa từng có. Vai tṛ lănh đạo của nước Mỹ đang muốn Great Again đă biến mất. Trump đă biến USA thành một kẻ sẵn sàng chạy làng, bỏ mặc đồng minh. Thổ Nhĩ Kỳ th́ gần như một cầu thủ cá độ cho Nga. Tổng thống Macron coi NATO là „Chết năo“.

Nguyên nhân khác của sự e dè này là: Tất cả các nước đều muốn giữ cửa sau để c̣n làm ăn với Bắc Kinh.

Rơ ràng China đă trở thành hiểm họa khó xử cho nhân loại. Khó xử v́ nó vừa là một kẻ phá hoại hàng đầu, vừa là một đối tác kinh tế đáng gờm. Trong khi Nga chỉ có tài nguyên để đổi chác, lại là kẻ thù lâu nay của NATO, th́ China có khá nhiều linh vực để hợp tác. Thậm chí một số thành viên NATO như Balan, Hung, Tiệp đang có xu hướng học tập China dưới chiêu bài: “Dân chủ phi tự do”. Do vậy NATO bề ngoài vẫn chĩa mũi dùi vào Nga. China chỉ bị coi là “có thể”, mặc dù nguy hiểm hơn Nga.

Khó xử nữa v́ mô h́nh China đang nằm ngoài khuôn khổ của mọi lư luận kinh tế xă hội. Đă không biết bao lần các học giả phương tây phán đoán về sự sụp đổ của đồng Yuan, về nổ bong bóng bất động sản, về suy thoái kinh tế của China. Không ít báo viết về sự sụp đổ của đế chế này. Nhưng tất cả điều đó vẫn không xảy ra – It nhất là cho đến hôm nay.

Nền kinh tế China không c̣n là XHCN là điều chắc chắn 100%. Nhưng nó cũng không hoạt động theo các quy luật của CNTB tự do, nơi mà chính phủ không được can thiệp vào các doanh nghiệp, vào chính sách tiền tệ, nơi mà chính phủ luôn bị kiểm soát bởi quốc hội và phe đối lập. Chỉ kể từ Obama đến Trump, nước Mỹ hùng mạnh đă ít nhất là 4 lần suưt phải hoặc đă phải tạm đóng cửa chính phủ v́ ngân sách thu chi không cân đối được, khiến quốc hội khóa. Bắc Kinh có thể cũng đă trải qua những giây phút hiểm ngèo như vậy, nhưng chế độ toàn trị vận hành theo kiểu khác.

Trong khi Trump phải dùng tweet để chửi khéo Jerome Powell, chủ tịch FED, v́ không chịu sự chỉ đạo của Tổng thống, th́ Tập đă thoải mái sai ngân hàng trung ương China hạ giá đồng Yuan để chơi lại Mỹ trong chiến tranh thương mại. Đó là những khác biệt về mô h́nh, khiến phương Tây bí về lư luân để t́m chỗ yếu của con quái vật.

Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất khiến phương tây khó xử với China chính là sự bất đồng trong các nước xưa nay vẫn tự coi ḿnh là “Thành tŕ của thế giới tự do”. NATO không c̣n là một cộng đồng chia sẻ giá trị về tự do dân chủ như thời kỳ chiến tranh lạnh nữa. Mâu thuẩn trong nội bộ đă tặng Băc Kinh nhiều chỗ chen chân.

Một ví dụ điển h́nh là viêc Mỹ muốn đồng minh lọai Huawei ra khỏi cuộc chơi 5G. Nhưng nhiều nước như Anh, Đức hay Italia vẫn t́m cách để cửa cho Huawei. Tôi có hỏi một chuyên gia Telecom Đức:

-Sao chính phủ lại có thể nhẹ dạ như vậy?

Trả lời: -Làm kinh tế, đừng để ḿnh chỉ phụ thuộc vào một gă chào hàng. Huawei hiện là một trong 5-6 hăng lớn lớn có khả năng cung cấp hạ tầng 5G. Nếu nghe lời Mỹ th́ chỉ c̣n mua của mấy hăng Mỹ, Cisco hay Qualcom làm ǵ có giá cạnh tranh. Nokia hay Ericsson th́ năng lực nhỏ, khó đáp ứng được thị trường Đức.

– Nhưng mà USA dù có đắt th́ vẫn hơn là China chứ, nhất là vấn đề an toàn thông tin – Tôi nói

– Đó là ông nghĩ vậy chứ Mỹ giờ đây đâu có coi ai là bạn. China có nghe lén ở Đức hay không th́ chưa biết, nhưng Mỹ nghe lén tùm lum hết cả. Edward Snowden có khai vụ NSA nghe lén điện thoại của bà Merkel chục năm liền đó thôi. Ai nghe lén cứ nghe, ai chống cứ chặn!

Tức như bị ḅ đá!

Nam Hàn mới đây muốn tăng cường hợp tác quân sự với China v́ sợ Mỹ sẽ rút quân đồn trú sau vụ căi cọ về 5 tỷ USD mà Mỹ đ̣i. Tập vỗ tay Thank You!

Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran, trong khi Anh, Pháp, Đức vẫn muốn dùng nó để kiểm soát Iran. Nếu Teheran nổi khùng, Châu Âu nằm trong tầm tên lửa, c̣n Mỹ th́ không. Do vậy họ t́m tiếng nói ủng hộ của China và Nga là các bên kư hiệp đinh.

Chỉ đơn cử vài ví dụ về sự nghi kị đang tràn lan ở phương Tây. Ḷng tin tan vỡ đang tạo cơ hội cho China.

Khi tôi viết bài „Những lá phiếu“ để nêu một cách nh́n thực tế về những ǵ đang diễn ra ở HongKong, khuyên mọi người chớ ảo tưởng, cũng như đừng bi quan về thất bại của chú “Châu chấu đá voi”, một số người nhảy vào phê phán tôi “làm nhụt chí người khác”, ca ngợi China.

Trong các bài đă viết về China, mặc dù luôn vạch trần bản chất phát xít của “CNXH mang mầu sắc Trung Quốc”, nêu rơ tội ác của giới cầm quyền Bắc Kinh trong đối nội cũng như đối ngoại, tôi chưa bao giờ t́m cách tạo ra ảo tưởng: China chẳng có ǵ là đáng sợ cả, đó chỉ là cái xác không hồn.

Viết như vậy chỉ thỏa măn sự tự sướng của một bộ phận nhỏ người đọc, nhưng sẽ là vô trách nhiệm.

Muốn hiểu được mối hiểm họa, người ta phải biết: China hiện đang ở đâu.

1-Về kinh tế, không ai có thể chối căi rằng China đă trở thành một nước công nghiệp, có thu nhập đầu người 10.000 USD/năm. Với sản lượng xuất khẩu 1.200 tỷ USD/năm, China đă chiếm chức quán quân xuất khẩu của Đức. Nền kinh tế này có thể cung cấp cho toàn thế giới từ cái kim khâu đến tàu hỏa cao tốc nên được gọi là “Công xưởng của thế giới”. GDP thực tế của China 2018 là 14.000 tỷ USD, đứng sau EU 17.000 tỷ và USA 21.000 tỷ. (Quê Choa 230 tỷ)

Để hiễu rơ về GDP danh định (nominal) và GDP theo sức mua (PPP), các bạn có thể đọc ở bài “Những con số”.

2-Về khoa học kỹ thuât: China không chỉ một nước công nghiệp b́nh thường như Nam Hàn, Tiệp hay Hungary, mà đă là một cường quốc hạt nhân với một kho bom khổng lồ, một cường quốc vũ trụ với việc đưa phi thuyền hạ xuống phía sau của mặt trăng. Khi họ khai trương Tàu sân bay Liêu Ninh, mọi người tiên đoán rằng phải mất 10 năm nữa, họ mới làm chủ được kỹ thuật phóng và phanh máy bay. Hiện nay họ đă làm chủ kỹ thuật này và chiếc tàu sân bay thứ hai đă đóng xong. Dự tính đến 2023, tàu sân bay thứ ba xuất xưởng sẽ đưa China thành cường quốc biển thứ nh́, sau Mỹ.

Trong số 20 công ty WEB lớn nhất thế giới, 11 là của Mỹ và 9 là của China. Trong số 260 doanh nghiệp công nghệ giá trị trên 1 tỷ USD, gần phân nửa (125) là của Mỹ, 77 của China, c̣n châu Âu chỉ có khoảng 30. Trong số các công ty đếm trên đầu ngón tay có thể cung cấp công nghệ 5G toàn cầu, Hua Wei và ZTE chiếm 2 ghế.

Sau nhiều năm phát triển công nghiệp tràn lan, China đă bắt đầu chú ư đến các giải pháp môi trường, đóng cửa các xí nghiệp gây ô nhiễm. Họ đang dẫn đầu về số xe ô-tô điện lưu hành. Tuần qua họ đă cho chạy thử một loại tàu điện bánh lốp, nạp điện qua cảm ứng từ trên mặt đường nhựa, chở 300 khách mà không cần người lái. Tàu điện chạy 70km/h này được coi là đột phá trong Trí tuệ nhân tạo (AI)và sẽ được sử dụng tại giải bóng đá thế giới tại Qatar 2022.

Trong khi các chế độ dân chủ tôn trọng quyền riêng tư cá nhân nên cấm việc sử dụng dữ liệu công dân trong các ứng dụng Big Data th́ China đă sử dụng tràn lan công nghệ này để theo dơi và khống chế công dân. Nhờ vậy mà công nghê Big Data và AI của họ đă qua măt EU, chỉ đứng sau Mỹ.

Bảo vệ đạo đức và nhân phẩm ở xứ văn minh nghiêm cấm các nghiên cứu về tế bào gốc nhằm chế các nội tạng nhân tạo. Nhưng tháng 11.2018, Giáo sư He Jiankui ở Thẩm Quyến đă bất chấp tất cả, tuyên bố tạo ra 2 thai nhi gái. Cả thế giới giận dữ.

Köln 8.12.2019

Mời xem tiếp phần 2:

Trở lại