China, hiểm họa tiềm tàng  (3)– Chủ nghĩa dân tộc Đại Hán

Xuân Thọ

Sinh viên TQ ở Úc Châu ủng hộ chính quyền TQ. Ảnh Youtube

Tại lễ kỷ niệm 70 năm thành lập nước CHND Trung Hoa 1.10.2019, chủ tich Tập Cận B́nh ca ngợi công lao của đảng Cộng sản Trung Quốc đă đưa hàng trăm triệu người thoát cảnh đói nghèo. Thực chất là năm 1979, trước đống đổ nát do Mao để lại, Đặng Tiểu B́nh chỉ c̣n cách trả lại cho nhân dân quyền tự do làm ăn trên mảnh đất của chính họ đă bị cướp đi từ 1949.

Hàng trăm triệu người đă lao động quên ḿnh hàng chục năm sau đó, tạo nền móng cho những ǵ mà China có được hôm nay.

Sức mạnh hôm nay của China, trước tiên là nhờ sức lao động sáng tạo của một dân tộc chăm chỉ, có một nền văn hóa rực rỡ. Nếu không có đảng CS lănh đạo, th́ Quốc dân Đảng cũng đă nhân mô h́nh của Đài Loan lên toàn lục địa. Khi đó GDP nominal của China sẽ là 590 tỷ (của TW hiện tại) chia cho 24 triệu dân rồi nhân với 1,4 tỷ người Hoa lục = 34.400 tỷ. GDP này = 1,7 lần của Mỹ (20.000 tỷ) chứ không phải là 14.000 tỷ như hiện nay. Tất nhiên dân chủ và công bằng xă hội sẽ khá hơn rất nhiều. Người Việt sẽ không dám chê người Tàu nhổ bậy, nói to, chen ngang nữa.

C̣n quan hệ với Việt Nam thế nào th́ chưa biết, v́ người Hán vẫn lănh đạo nước China Republic. (Nhưng nếu cha con Tưởng ngồi ở Bắc Kinh từ 1949 th́ ta đă khác. Hi hi, kiểu ǵ cũng cóc sợ.)

Giả định này tuy khôi hài, nhưng nó cho thấy trào lưu văn minh sẽ không bỏ qua nơi nào của trái đất. Góc tối nhất của Châu Phi ngày nay cũng có mobile phone. Vấn đề chỉ là tiến nhanh hay chậm.

China đă bừng tỉnh từ Cách mạng Tân Hợi 1911, khi Tôn Trung Sơn lănh đạo Quốc Dân Đảng tiến hành cách mạng Tư sản dân quyền. China bắt đầu hiện đại hóa từ đó và chủ nghĩa tư bản đă bén rễ khá sâu. Nên nhớ rằng Ngân hàng HSBC (Hong Kong – Shang Hai Bank Corp.) đă là nhà Bank hàng đầu thế giới từ đầu thế kỷ 20.

Chiến tranh Quốc Cộng với sự thắng lợi của đảng CSTQ, rồi Cách mạng Văn hóa chỉ làm gián đoạn và kéo chậm sự phát triển đó vài chục năm. Đặng Tiểu B́nh đă vứt cái chăn bụi bậm ra để kẻ khổng lồ tỉnh ngủ, nh́n sang mấy thằng em Đài Loan, Hong Kong rồi tiến. Chủ nghĩa Tư bản được xây dựng lại tại Hoa lục từ 1979 đến nay là một bước tất yếu.

Nh́n như vậy chúng ta sẽ bớt bi quan cũng như bớt ảo tưởng.

Cái ǵ đă là tất yếu th́ ta phải chấp nhận và kiên cường trụ với nó, như cha ông chúng ta suốt 4000 năm qua. Thời kỳ đầu của quá tŕnh tích tụ tư bản th́ chế độ nào cũng tàn bạo như nhau, từ Anh đến Mỹ. Đài Loan thời Tưởng hay Nam Hàn thời Lư Thừa Văn, Pak Choong Hee cũng đẫm máu kinh hoàng. Nhưng một đám tướng lĩnh chủ trương công nghiệp hóa theo hướng khai dân trí, mở cửa, ắt sẽ đi đến dân chủ, khác hẳn những kẻ chỉ thích độc tài bằng ngu dân, đóng cửa, bịt miệng.

Giới cầm quyền nào, dù là quân chủ, tư sản hay cộng sản cũng chỉ khẳng định được tính chính danh khi phát huy được chủ nghĩa dân tộc. Điều này th́ đảng Cộng sản Trung Quốc đă thành công. Rất nhiều trí thức hải ngoại đă hướng về Hoa lục. Ngược lại th́ Bắc Kinh đă thu hút và nuôi dưỡng được rất nhiều nhân tài. Bên cạnh các quan chức cao cấp đang nắm các tổ chức quốc tế nêu ở bài trước, c̣n có vô số trí thức từ Hoa lục đang lănh đạo các cơ sở khoa học toàn cầu. Ảnh hưởng của Bắc Kinh đă đưa họ đến những vị trí đó. Nhưng nếu chỉ là các quan chức mua bằng giả, thăng tiến bằng đấu đá th́ chỉ vài ngày là họ đă phải rời khỏi văn pḥng v́ sự ngu dốt.

Họ thực sự là tinh hoa, đủ tầm cỡ quốc tế để điều hành, giao tiếp và thuyết phục. Điều đáng nói là họ vẫn trung thành với Bắc Kinh, cho dù ở cương vị đó, họ nh́n thấy mọi khiếm khuyết của chế độ. Chủ nghĩa dân tộc chính là sức mạnh mềm của China mà không dễ nh́n thấy.

Trong quan hệ Việt-Trung chẳng hạn: Từ sau 1990 Bắc Kinh vẫn vinh danh các “Anh hùng chiến tranh” Trung-Việt. Báo đài vẫn lôi đích danh Việt Nam ra lên án khi có tranh chấp biển Đông. Mọi công dân Hoa lục đều nghĩ rằng: Nam-Sa, Tây-Sa phải lấy lại từ Việt Nam. Dù những đảo đó chưa từng thuộc về China, không người Hoa nào coi đó là băi cát chim ỉa để có thể tặc lưỡi.

Khi phong trào phản kháng ở Hong Kong nổ ra, người dân Hoa lục không hề được thông tin v́ cái lồng Chinanet kín quá. Nhưng sinh viên China ở nước ngoài biết hết. Họ đă làm ǵ? Thay v́ ủng hộ các bạn Hong Kong, họ đồng loạt tổ chức các cuộc phản biểu t́nh, chống lại sinh viên Hong Kong ở các nước sở tại, tất nhiên với số lượng áp đảo.

Tất cả đó là quyền lực mềm của China. Tôi mà kể thêm tư nữa là sẽ có người chửi tôi ca ngợi giặc. Mơ hồ, chụp mũ là nhược điểm cứng của người Việt.

Có người coi Tư bản phương Tây là thủ phạm trong việc nuôi dưỡng con quái vật để rồi ngày nay hối không kịp. Điều đó chỉ đúng ở điểm là các nước tư bản kỹ nghệ đă không siết chặt các quy định về sở hữu trí tuệ, chống gián điệp công nghệ. Nhưng nếu không ăn cắp công nghệ th́ quá tŕnh phát triển của China chỉ trễ thêm một thời gian.

Người Đài Loan, Singapore, Hong Kong không bị coi là kẻ cắp mà vẫn đạt tŕnh độ High-Tech. Bản chất của CNTB là tự do cạnh tranh, trong đó cạnh tranh về giá cả là hàng đầu. Cứ nơi nào giá rẻ th́ vốn liếng sẽ chảy về đấy, công việc sẽ mọc lên. Qua công việc trí thức sẽ phát triển, nhất là với dân ham học như người Hoa.

Khi đă xóa bỏ sở hữu tập thể, giải phóng sức lao động, cho phép tự do kinh tế, sớm hay muộn China cũng sẽ là một nước kỹ nghệ.

Trong lịch sử nhân loại, China và Ấn Độ vẫn là hai nền kinh tế lớn nhất v́ đông dân nhất. Đồ thị của ngân hàng JP Morgan cho thấy trước khi CNTB xuất hiện, hai quốc gia này từng chiếm gần ¾ tổng sản phẩm thế giới. Phương tây công nghiệp hóa và sự ra đời của nước Mỹ đă đưa tỷ trọng của Âu-Mỹ lên đến 70-80% toàn cầu. Nước Nga đă đạt được bước tiến ngoạn mục sau 1917, nhưng bắt đầu suy giảm từ khi có chiến tranh lạnh. Trong thời kỳ từ 1952, sau chiến tranh Triều Tiên, Nga vẫn có GDP cao hơn China. Nhưng từ 1980, Chính sách “Mèo trắng như mèo đen” của Đặng đă đưa China quay trở lại.

Do vậy việc các nước đông dân như China hay Ấn Độ có GDP cao, trở thành siêu cường không phải là điều ǵ quá tự hào cho họ. Chính các nước nhỏ hơn như Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan.. mới đáng nói. Nhờ mở cửa kinh tế, khai sáng về tư tưởng mà họ đă bắt các nước lớn hơn ḿnh hàng chục lần phải quỳ gối làm nô lệ.

Nh́n lịch sử như vậy sẽ thấy dân các nước lớn hoàn toàn có quyền được hưởng sự thịnh vượng. Khi thời thế thay đổi, đất nước họ có thể thành siêu cường mà không ai phải ghen tỵ, phải lo sợ.

Nhưng người khổng lồ có dân chủ sẽ không nguy hiểm cho nhân loại. Sự vươn lên của Ấn Độ hay Indonexia (264 triệu dân) chưa bao giờ làm ai phải lo ngại như của China.

Vậy trách nhiệm của nhân loại trong việc để cho mối đe dọa này h́nh thành nằm ở đâu?

(c̣n tiếp)

Köln, 12.12.2019

Xuân Thọ

Mời xem tiếp phần 4:

Trở lại