“Chính Danh” của Ngày 30 Tháng Tư 1975
Lưu Nguyễn Đạt Dr. LS 
April 27, 2013

Học thuyết “Chính Danh”[1] của Khổng tử không chỉ được áp dụng trong lĩnh vực chính trị, cai trị, mà c̣n được ông áp dụng trong cách gọi tên sự vật, đồ vật, ư niệm… ứng dụng ở đúng vị trí, không được lẫn lộn, không được tùy tiện… [a] danh bất chính tất lời nói không thuận. Lời nói mà không thuận tất việc chẳng thành… C̣n khi [b] quan niệm được danh, ắt nói ra được, mà nói ra được tất làm được. [c] Người quân tử nói ra điều ǵ nên dè dặt không cẩu thả được!”  [Học thuyết “Chính Danh” --- Khổng tử trongLuận Ngữ]

Rơ ràng, ngày 30 Tháng Tư năm 1975 là một ngày lịch sử trọng đại.  Không ai có thể chối căi, gạt bỏ, quên đi.  Đó là một ngày đáng ghi nhớ.  Nhưng ư nghĩa của ngày đó tùy thuộc vào đối tác và hiệu ứng liên hệ. Nhưng danh chính ngôn thuận vẫn là căn bản đối chiếu và định hướng cần thiết cho việc xác định “chính danh” của “ngày 30 Tnáng Tư” này.

1. Đối với Đảng CSVN và những Thành Phần Nhị Trùng, Cận Thị, Lú lẫn, Tự măn

Đối với Đảng CSVN vừa đoạt quyền và những thành phần nội tuyến hay liên kết “giai đoạn” trên, Ngày 30 Tháng Tư được gọi là ngày vui của kẻ “thắng cuộc”, của các nhân vật lịch sử đáng “ngưỡng mộ”. 

Nhưng thực sự đó lại là ngày liên hoan hăo của kẻ “thắng cuộc” ảo, v́ ngày đó chỉ là sao ảnh của một chuỗi dài thủ đoạn chính trị lừa đảo, bất chính.

Thực chất của cuộc chiến Việt Nam (1955-1975) từ đầu cho tới cuối, hoàn toàn “không ăn nhập ǵ tới ḷng ái quốc, yêu nước thương dân”, mà báo chí Tây Phương thường gán ghép để có cớ ca tụng Hồ Chí Minh và đảng VC trong suốt cuộc chiến. Đối với Liên Xô thời đó, gây chiến “lại là kế hoạch nô lệ hoá toàn cầu của cộng sản đệ tam quốc tế”. Điều này cũng đă được nhiều cán bộ cao cấp của VC như Trần Bạch Đằng, Vơ Văn Kiệt xác nhận. Hậu cứ cuộc chiến  không phải tại Hà Nội, mà ở Mạc Tư Khoa, Bắc Kinh.[2]

Ngay từ cuối năm 1924, Hồ Chí Minh chỉ là một tay thừa hành của khối cộng sản đệ tam quốc tế: như khi c̣n là Nguyễn Ái Quốc, rồi Lư Thụy, Hồ Chí Minh từng làm cán bộ thông dịch trong phái đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô bên cạnh Chính phủ Trung Hoa Dân quốc, do Mikhail Markovich Borodin làm trưởng đoàn; hay khi phát động những đợt “cải cách ruộng đất”, cố sát tập thể từ năm 1953 tại vùng Thanh Hoá, Liên Khu IV tới năm 1956, trên khắp miền Bắc, dưới sách động trực tiếp của Trường Chinh, Tổng bí thư Đảng và đương nhiên dưới quyền chỉ đạo của thủ lănh Hồ Chí Minh.  Mọi chương tŕnh giết hại dân, thổ phỉ đều rập khuôn theo mưu đồ Trung Cộng và trịnh trọng khai báo với Staline.  Vậy, căn cứ vào thuyết “Chính Danh”, Hồ Chí Minh  không bao giờ là một nguyên thủ quốc gia, một “minh vương” tân thời đáng trọng vọng, “ngưỡng mộ”.  Trái lại, Hồ Chí Minh chỉ là một tên “bạo chúa”, một “quân tàn tặc”.

Kể cả trong các cuộc chiến miền Bắc và mặt trận Điện Biên Phủ [1954], chính các cố vấn Trung Cộng do Vy Quốc Thanh, Lă Quí Ba cầm đầu đă đánh thắng quân Pháp chứ không phải là “danh tướng” Vơ Nguyên Giáp.  Ông ta chỉ là người thi hành kế hoạch do cố vấn Trung Quốc Vy Quốc Thanh đề ra. Sự giúp đỡ của Trung Cộng c̣n tiếp tục trong cuộc chiến xâm lăng miền Nam [1963-1975].

Như vậy, với ngày 30 tháng Tư 1975, không hề có thực trạng “Giải phóng” v́ sau khi chính sách chiếm đóng và thống trị miền Nam đă được thực hiện, Bắc Phủ Bộ loại bỏ ngay Mặt trận Dân tộc Giải Phóng miền Nam Việt Nam, như một dụng cụ phế thải, không cần thiết nữa. 

Ngày 30 tháng Tư 1975 cũng không hề giành lại “độc lập” và “chủ quyền” cho dân tộc, cho đất nước, khi đảng Cộng Sản Việt Nam từ 1950 tới 1975 đă dựa vào Trung Cộng quá nhiều, nên sau đó phải trả nợ.  Hậu quả là Việt Nam, từ ranh giới, núi rừng, biển đảo, tới toàn bộ chính quyền đang mất dần vào tay Trung Cộng.  Như vậy, không những chỉ người dân miền Nam Việt Nam —kẻ thua trận sau ngày 30 tháng Tư 1975—, mà là cả dân Tộc Việt Nam đă và đang “mất nước”, mất tự do, hạnh phúc, an sinh, mất danh dự làm người có căn cước gốc Việt chân chính, tử tế, nhân đạo.

Ngày 30 tháng Tư cũng chưa thực sự là “Ngày Hoà B́nh” trên đất nước, trong ḷng dân, khi triệu triệu con người đi tù, đói khát, chọn lựa tẩu thoát bằng chân, bằng tàu bè, bằng nhiều cách tự sát, chọn cái chết liều lĩnh để thay cái chết khốn nạn.  Do đó, thực tế, ngày 30 tháng Tư 1975 đang xô đẩy CSVN vào tử lộ — không lối thoát, v́ sau khi hết chiến tranh, sau khi đă tạm bợ “thống nhất” đất nước, CSVN hết luôn cơ hội tŕ hoăn, hứa bậy, nói láo: Miền nam Việt Nam và Sài G̣n đă làm quân đội, cán bộ và nhân dân miền Bắc “sang mắt”, giác ngộ.  Cũng ngày 30 tháng Tư đó, cụu đảng viên CS và nhà văn Dương Thu Hương đă phải khóc và công nhận: “30 tháng Tư 75, nền văn minh đă thua chế độ man rợ”. Bà và các thế hệ trẻ miền Bắc đă bị Đảng lừa.  Kể cả cựu thượng tá Bùi Tín, sau khi “đào ngũ” tại Pháp, cũng phải phát động xám hối:

Tôi bỏ hết danh vọng hăo, chức tước phù du, huân chương mai mỉa, tự hổ thẹn từng cao ngạo vô duyên về chuyện vào dinh Độc lập sớm,xế trưa ngày 30-4, vớ vẩn lạc điệu cả, cá nhân lầm lạc, ngộ nhận hết. Để làm ǵ cơ chứ? Để đất nước ra nông nỗi này ư ? Độc lập, không! Tự do, không ! Chủ quyền, không ! Về mặt nào cũng đứng dưới 100 nước khác!”

T́nh trạng trên cho phép xác định rằng, [a] đối với đảng CSVN tiếm quyền thực-dân th́ ngày 30 tháng Tư đáng gọi là “Ngày Lừa Đảo Trường Kỳ”; c̣n đối với [b] toàn dân bị tước đoạt của cải, đời sống, tự do, an sinh — ngoại trừ một thiểu số đảng viên CS ĺ lợm, tân đại gia kẹt ăn, kẹt nói — th́ đó là “Ngày Toàn Dân Đau Nhục Sợ Hăi”. Đau đớn, bẽ bàng v́ mất ḷng tin, mất chính nghĩa, mất danh dự, bị lừa đảo.  Tủi nhục v́ tù đày, oan ức, túng thiếu, chậm tiến; Sợ hăi v́ bị đe doạ, nô lệ hoá, khai trừ ngay tại đất nước ḿnh; v́ bị ngược đăi bởi người cùng xứ sở, bởi cái chế độ quan liêu nửa mùa, ông không ra ông, thằng không ra thằng.

2. Đối với Hoa Kỳ

Gắn liền với cuộc chiến Việt Nam có dấu ấn của Chủ Nghĩa Be-bờ [Containment Doctrine].[3]  Chính sách này được liên tiếp đôn đốc bởi 6 Tổng Thống Hoa Kỳ từ sau Đệ nhị Thế Chiến tới thập niên 70 nhằm:

  • khẳng định nguy cơ của khối cộng sản chuyên chế sẵn sàng xâm nhập thế giới tự do trong cuộc “Chiến Tranh Lạnh” [Cold War].[4] 
  • tránh “hiệu ứng Domino” [“domino effect”][5] gây cảnh các quốc gia tuần tự đổ theo khi một quốc gia lân cận bị cộng sản chiếm đoạt.  
  • Về mặt quân sự, Chủ Nghĩa Be-bờ chỉ chú trọng tới h́nh thức “ngăn chặn, đề pḥng” trong thời kỳ “Chiến tranh Lạnh”,
  • hoặc nếu có xung đột, th́ áp dụng sách lược “Chiến tranh hạn chế” [“limited war” policy].  Điển h́nh, tuy đă cho phép Douglas MacArthur vượt vĩ tuyến 38 tiến đánh Bắc Hàn, Truman vẫn khiển trách danh tướng này đă chủ động “quyết thắng” hơn là thi hành thuần Chủ Nghĩa Be-bờ, mà về mặt quân sự, MacArthur chê là một giải pháp nh́ nhằng “Không-Cốt-Thắng” [“No-win policy”].[6] 

Chủ nghĩa Be-bờ diễn tiến tại Việt Nam như một vở tuồng bốn màn:

  • Khai mở với sáng kiến của TT Truman & TT Eisenhower ủng hộ TT Ngô Đ́nh Diệm;
  • xác định vị trí “be-bờ“ do TT JK Kennedy & Cố Vấn Bundy dùng Việt Nam làm thí điểm;
  • biến hoá cao độ với TT Lyndon Johnson;
  • để lần lượt tụt hậu và chấm dứt trong “danh dự”,[7] với TT Nixon và ngoại trưởng Kissinger, ngoài sự mong muốn của TT Nguyễn Văn Thiệu. 

Sự thực cả bốn hoạt cảnh đó gom lại vẫn chỉ là “bề diện ngoài” của một ư đồ bền bỉ, vốn là cái tâm của Chủ Nghĩa Be-bờ: quyền lợi của Tư bản Hoa Kỳ.   Căn cứ vào chính ngôn từ của Chủ Nghĩa Be-bờ, cuộc chiến hạn chế ở nhiều mặt trận trên thế giới và tại Việt Nam nhằm :

  • vừa có tác động be-bờ bảo toàn an ninh cho từng khu vực,
  • vừa làm hao ṃn đối tác của cuộc chiến hạn chế, kéo dài, chuyển hoá;[8]
  • Nhưng cũng có thể bị mắc kẹt vào cái nạn lạm phát của đà vận chuyển guồng máy sản xuất do tư bản ứng vốn.  Tiềm lực phồn thịnh lên xuống, đôi khi mang tai ách của hiện tượng mà chính TT Eisenhower e ngại: trí tuệ, thiện tâm đôi khi bị chi phối và tận dụng bởi cơ sở liên kết “Tập Đoàn-Kỹ Nghệ-Quân Sự” [Military Industrial Complex].[9] Cái phương thức đấu tranh cho lẽ phải và hoà b́nh đôi khi quá đắt, quá đáng: “This conjunction of an immense military establishment and a large arms industry is new in the American experience…In the councils of government, we must guard against the acquisition of unwarranted influence, whether sought or unsought, by the military-industrial complex. The potential for the disastrous rise of misplaced power exists and will persist. We must never let the weight of this combination endanger our liberties or democratic process.” — President Dwight Eisenhower.[10]

Với cái “tâm” của Chủ Nghĩa Be-bờ trên, chúng ta thấy rơ là lư do tại sao chính thể và quân đội Việt Nam Cộng Hoà chỉ được phép “thi hành” một trận chiến pḥng thủ, vừa tiêu ṃn, vừa luộm thuộm, v́ không ai [kể cả tướng tá Hoa Kỳ] có sáng kiến “đánh thực/thắng thực” [Không-Cốt-Thắng/“No-win policy”/ như MacArthur than phiền thời chiến tranh Cao Ly/Triều Tiên], nhất là khi “đồng minh” Việt Nam không hề “thực sự” được giao quyền sở hữu cuộc chiến lẫn định mệnh sống c̣n.  Quân dân Miền Nam Việt Nam tranh đấu không khác ǵ những “con cờ người” đem nhiệt t́nh máu mủ vào một “bàn cờ chính trị quốc tế” viễn kiểm bằng trí tuệ và quyền lợi tài phiệt vô cảm.  Chúng ta biết cảm ơn những binh sĩ trẻ đă tới Miền Nam bảo vệ tính mạng dân chúng và những chính khách, chuyên viên có thiện chí thực sự thi hành công cuộc “be bờ” tạo dựng dân chủ non nớt.  Nhưng chúng ta vẫn ai oán khi “chính trị thực tế” [Real Politics] cho thấy chúng ta thực sự không có chủ quyền quyết định về vận mệnh của chúng ta, ngoài việc nhận lấy những việc đă rồi, xắp xếp sau lưng chúng ta, không một chút liêm sỉ và không mấy thướng xót cho kẻ đồng hành, đồng minh kém vế.

Quyền lợi của các tài phiệt sản xuất nhu liệu chiến tranh mỗi lúc mỗi tăng trưởng, mỗi lúc mỗi phân hoá, biến thể làm hao hụt công quỹ và tài lực của dân chúng.  Tổng kinh phí của chiến tranh tại Việt Nam lên tới 111 Tỷ Mỹ Kim [khoảng hơn 700 tỷ Mỹ Kim theo vật giá năm 2008], dù hạn chế vừa đủ để nuối dưỡng cái ḷ cơ khí đạn dược siêu đẳng này, một lúc nào đó sẽ bị coi là quá đáng, quá mức chịu đựng của công quỹ Hoa kỳ.  Dân chống đối, v́ thuế cao, đời sống đắt đỏ. Một số chính khách đă cho rằng CS “thắng cuộc chiến tại Việt Nam trên đường phố Hoa Thịnh Đốn”.  Thật vậy, Việt Nam đă mất vào tay CS ngay trong pḥng sinh hoạt gia đ́nh tại Hoa Kỳ, chứ không phải nơi chiến trường tại Việt Nam [Vietnam was lost in the living rooms of America--not on the battlefields of Vietnam].[11]

Và khi tư bản Hoa Kỳ thấy hết lời, hết lợi ích đầu tư, họ rút vốn xoá bài, và mặt trận tiêu thụ nhu liệu đó chấm dứt cái một.  Đó là lư do Hiệp Định Paris được kư kết một cách ép uổng [đối với VNCH] vào năm 1973 và sau đó mọi cam kết, hứa hẹn trợ giúp quân sự, bảo trọng thành tŕ cũng bị nuốt lời, tẩy xoá.  Vậy Ngày 30 tháng Tư 1975, khi Đại sứ Graham Martin vội vă lên trực thăng tẩu thoát khỏi Sài G̣n th́ thời điểm đó có thể gọi là “Ngày Dẹp Tiệm Danh Dự Tư Bản Hoa Kỳ” trên mảnh đất Việt Nam thua lỗ, để ít lâu sau giới đầu tư mở vài cửa tiệm khác lời lăi hơn tại Thượng Hải và Bắc Kinh, đúng theo nhu cầu, quyền lợi và truyền thống trọng thương của các con buônCorporate America, luôn luôn có luật sư và chuyên viên an ninh, kinh tài tư vấn, và được các “lobbists” đôn đốc quyền lợi đặc biệt nơi thâm cung [special interests & inner circle] cần móc nối.

3. Đối Với Đa số Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản [VTNCS] tại Thế Giới Tự Do và Các Nạn Nhân Bị Kẹt Trong Nước

Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản [VTNCS] là ai?

Họ không phải là “Việt kiều”, những “người Việt ở nước ngoài”, những di dân kinh tế, du sinh, hay dân chúng du lịch xuất ngoại rồi ở ĺ “nước ngoài”.  Trái lại, họ là gần 3 triệu người dân Việt chung một số phận lịch sử, một căn cước “Tỵ Nạn Chính trị” ["political refugees”] mà báo chí ngoại quốc gọi là “exilés politiques” hay “Vietnamese Diaspora” [cùng hoàn cảnh, vị thế, thân phận của nhóm người Do Thái mất nước, tỵ nạn tại nước ngoài].  

Những người “Tỵ Nạn Cộng Sản” này đă phải trốn bỏ đất nước, bằng đủ cách lén lút đường bay, đường biển, đường bộ.  Họ đă từng chấp nhận mọi hoàn cảnh nguy nan, hăm hiếp, chết chóc, cốt để ra khỏi địa ngục trần gian của Bác và Đảng.  Họ được xếp loại di dân đặc biệt, với những chứng minh thư như Parolee I-94, ODP, HO, chung gốc “political refugees”, hay “réfugiés politiques”, “exilés”, “diaspora”.  Họ luôn luôn là Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản vậy.  Nếu ai khước từ danh xưng này sẽ gập trở ngại với luậ di trú, coi như vi phạm v́ dối trá, gian lận [fraud] lúc khai báo nhập cảnh, và như thế bất cứ lúc nào cũng có thể bị trục xuất.

Dù ngày hôm nay họ có quốc tịch mới nơi trú ngụ [tại Hoa kỳ, Gia Nă Đại, Úc, Pháp, Đức, Na Uy, Nhật v.v.], nhưng họ vẫn cùng gốc gác người Việt chuộng tự do nhân bản bị đầy khỏi nước, trực tiếp hay gián tiếp.  Họ xuất xứ từ miền Bắc, miền Trung, tỵ nạn CSVN từ 1954.  Họ hoà nhập với người dân hiền lành miền Nam Việt Nam để xây dựng và nhận hưởng một nền dân chủ non nớt, khó khăn thời chinh chiến.  Cuối cùng, từ ngày 30 tháng Tư 1975, Họ chỉ là những người Việt tứ xứ, có chung một đất nước, một chính thể tự do, bị CSVN đánh tháo từ Mùa Thu 1945, chiếm đoạt năm 1954, rồi 1975.  Vậy những người VTNCS không phải là những người vô tổ quốc [apatrides], mà là những người có tổ quốc, nhưng tổ quốc của họ đă bị CS quốc tế cướp mất.  Như người bị kẻ gian cướp đoạt nhà cửa, tài sản, rơ ràng họ đang mất cửa, mất nhà, mất tài sản, nhưng về mặt pháp lư họ vẫn là sở hữu chủ thực sự của căn nhà, tài sản bị cướp đoạt.  Vậy dù người Việt Tỵ Nạn CS ngày nay đang bị CSVN tước đoạt đất nước, nhà cửa, và cũng có thể c̣n bị CSVN cầm cố, chuyển nhượng cho Trung Cộng, nhưng về mặt pháp lư, công lư và chính nghĩa, người Việt Tỵ Nạn CS vẫn là công dân của đất nước và chính thể tự do mà CSVN đă phá hoại, tước đoạt.  Người VTNCS có quyền truy hoàn tư cách công dân của họ đối với đất nước Việt Nam nguyên thủy, trước cũng như sau nền đô hộ cộng sản.  Vậy người VTNCS đang mất nước có quyền truy thu song tịch [Mỹ-Việt/Pháp-Việt/Úc-Việt/Gia Nă Đại-Việt], đồng thời truy sách tài vật, nhà cửa, đất nước bị tước đoạt, đánh cắp.

Vậy Đối Với Đa số Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại Thế Giới Tự do và Các Nạn Nhân Yêu Chuộng Bị Kẹt Trong Nước, ngày 30 tháng Tư 1975 phải là “Ngày Quốc Hận” v́:

Nhóm chữ “Quốc Hận” là một phạm trù, một khái niệm tổng quát bao gồm những quan hệ lịch sử, pháp lư, chính trị, t́nh cảm dân tộc mà chỉ người Việt — người trong cuộc — mới hiểu, mới có quyền xác định, ǵn giữ như một kỷ vật linh thiêng, một dấu ấn biểu tượng gắn bó bằng máu mủ, nước mắt và hy vọng sinh tồn. 

Nhóm chữ “Quốc Hận” bao gồm:

  • cảnh đau đớn, nhục nhă “mất nước” từ 1954;
  • sự hăi hùng, oán hận trong “Tháng Tư Đen” 1975 khi người dân yêu chuộng hoà b́nh, cố gắng bảo vệ tự do trên mảnh đất nhân bản miền Nam Việt Nam thấy rơ hậu quả của thế lực “đồng minh Hoa Kỳ” bội ước [breach of contract] kết sinh be-bờ cộng sản, xây dựng dân chủ chân chính tại mảnh đất tiền đồn trấn thủ địa chính trị này;
  • nỗi ân hận, tủi nhục khi lỡ tính, lỡ chân bị kẹt lại trong nước ch́m đắm trong bể khổ của phản trắc nô lệ hoá cả một dân tộc, kẻ bị tù dày, ruồng bỏ, người bị chậm tiến, đói khát, bóc lột, trường kỳ vô gia cư, vô tổ quốc ngay tại xứ sở của ḿnh, hay nơi đất khách quê người.

Nếu muốn chuyển hoán nhóm chữ “Ngày Quốc Hận” của Ngày 30 tháng Tư sang ngoại ngữ th́ phải cân nhắc, đi sâu vào ư nghĩa căn bản, vào cái tâm của ngữ cảnh [etymological context] đa nguyên, đa dạng trên.  Đó có thể là những chữ ghép tương tự của “Vietnam Mourning Day”, “Fall of South Vietnam Memorial Day”, “Vietnam calamity Remembrance Day” [Tưởng Niệm Ngày Quốc Nạn], “Journée Vietnamienne de Deuil National”, hay gọn gàng, sắc bén là “VC-Hatred Day” để ghi rơ sự ghét bỏ CSVN như một điều bất hạnh trọng đại; một tai ương ghê tởm về ư thức hệ thuộc tội phạm nhân loại.

Những từ ngữ hay dịch thuật như “Remembrance Day” [Ngày Tưởng Niệm] và “Ngày Tự Do” lại có vẻ quá mông lung, vô vị, không minh thị trực diện nội vụ, không đủ tầm vóc so với cảnh khốn khổ, tận cùng bi đát của Ngày 30 tháng Tư tại Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.  “Tự do” ư, “Mất Mát Được Đền Bù” ư: quá nhỏ so với sự trả giá qua cao, quá đắt [hy sinh, mất mát, hăm hiếp, chết chóc]. Vài triệu người mừng hăo trong nước, hay một thiểu số may mắn hưởng thụ tự do, thành đạt, tiến bộ nơi đất khách quê người làm sao so sánh bù đắp cho gần 90 triệu người Việt đau khổ, bị kẹt trong nước, đang khốn đốn, thất thểu, chịu cảnh tù đày, hủy hại dưới ách đô hộ thực dân, dă man, quỷ quyệt của CSVN. 

C̣n gần đây, lại xẩy ra hiện tượng vô duyên [“…đối diện bất tương phùng”] hay “danh bất chính tất lời nói không thuận”, khi có thêm Nghị Quyết SJR 455 với “Quyết định bởi Thượng Viện Virginia, cùng với Hạ Viện, Rằng Hội Đồng khoáng đại, định danh hiệu ngày 30 tháng Tư, 2013 và mỗi năm sau đó, là “Ngày công nhận người Nam Việt Nam tại Virginia” (RESOLVED by the Senate of Virginia, the House of Delegates concurring, That the General Assembly designate April 30, in 2013 and in each succeeding year, as South Vietnamese Recognition Day in Virginia).[12] 

  • Trước hết cần cảm tạ TNS Dick Black và lưỡng viện Virginia đă tuyên dương “Ngày công nhận người Nam Việt Nam [dịch chính xác] tại Virginia” cốt để tỏ thiến chí với “thổ dân thiểu số”/ethnic group gốc “South Vietnamese” [dù thực tế là nhằm lấy cảm t́nh và số phiếu của nhóm thiểu số trong kỳ bầu cử tới. "Fair", không sao, “có đi có lại mới toại ḷng nhau”].  
  • Tuy nhiên nhân việc này, mấy ông bà Lập Pháp của TB Virginia lại làm một tác động rất “politically incorrect” [sai quấy về mặt chính trị].  Vô t́nh hay cố ư, họ đă dùng thế lực “lập pháp” để ban bố một chiêu bài tuyên dương mua chuộc hay “hối lộ cảm t́nh chính trị” để làm kẹt hay làm loăng uy thế văn hoá lịch sử, giáo dục của “Ngày Quốc Hận”, mà hầu hết các tổ chức cộng đồng và tổ chức xă hội dân sự gốc Việt đang nặng ḷng tôn vinh.  Nếu nhà lập pháp không được quyền miễn trách, TNS Dick Black và đồng liêu có thể bị khiển trách v́ “cạnh tranh bất chính” không?  Đương nhiên, trong một xă hội tôn trọng quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và chính kiến như tại Virginia của Hoa Kỳ, ai cũng có quyền có ư kiến chân chính, tuyên bố lập trường một cách thành khẩn, nhưng được những ai hưởng ứng mới là điều quan trọng.  Chúng ta hăy đợi Ngày 30 tháng Tư 2013 và những năm kế tiếp xem có bao nhiêu công dân Virginia/Hoa Kỳ gốc Việt tham dự nghi thức tôn vinh “Ngày công nhận người Nam Việt Nam tại Virginia” [South Vietnamese Recognition Day in Virginia thay v́ “Ngày Quốc Hận”. Chắc cũng được vài chục, vài trăm người.  Nhưng cũng có thể c̣n ít hơn, nều công dân Virginia không chịu đọc nguyên bản Anh ngữ của Resolution SJR 455, mà lại chị căn cứ vào dịch thuật phóng đại của GS Nguyễn Ngọc Bích th́ chắc họ phải đợi lâu lắm mới thấy cử hành “Ngày Nam Việt Nam ” hay “Ngày VNCH” [sic], v́ cả hai “pháp nhân hiến định” [legal & constitutional entities] này chưa hề được ghi trong bất cứ Nghị Quyết hay Resolution nào đă ban hành, mà chỉ “hiện hữu” trên mạng lưới, nhờ ông Nguyễn Ngọc Bích vừa “tạo-dịch” thêm ngoài-văn-bản nguyên thủy của Resolution SJR 455.  “Traduirecest trahir/Traduttore, traditore”. Dịch là phản. “Nhị” sao đă thất bản rồi. Nói một đằng, làm một nẻo: “danh bất chính tất lời nói không thuận. Lời nói mà không thuận tất việc chẳng thành…” [Học thuyết “Chính Danh” --- Khổng tử trong Luận Ngữ]

Muốn hiểu sự đau đớn, tủi nhục, ghê tởm của người Việt Tỵ Nạn CS và của toàn dân Việt Nam bị CSVN đô hộ, bị Trung Cộng doạ nạt, xúc phạm, hành hạ hằng ngày th́ người Mỹ, người Âu Châu và người Do Thái phải vạch rơ, coi rơ, nhớ lại, nhớ măi [chứ không "liếm"] vết thương đau kinh hoàng của chính họ, của dân tọc họ.  Đó là những Ngày Xâm Chiếm [Occupation] các Thủ Đô Âu châu của Đức Quốc Xả, của Nga Xô trước và sau Đệ Nhị Thế Chiến; Mùa Tưởng Nhớ Holocaust của toàn dân Do Thái [dù họ có quốc tịch Pháp, Đức, Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi, v.v.]; và gần đây Ngày Khủng Bố September 11 ngay tại thị trấn New York, ngay trong “ḷng đất” của Hoa Kỳ.  Dan Rather ngày hôm đó lên đài CBS khóc và tự hỏi “Why did the terrorists hate America so much they wanted to destroy it?”  [Tại sao quân khủng bố thù ghét Hoa Kỳ quá độ đến nỗi muốn tiêu diệt đất nước này?]  Tại sao lại có “Ngày Quốc Hận/Quốc Nạn” kiểu này ngay tại Hoa Kỳ?  Hỏi tức tự trả lời vậy. 

Những người Việt Tỵ Nạn CS và tất cả những người Việt Nam tự trọng, yêu chuộng hoà b́nh, tự do nhân bản bị kẹt trong nước ngày hôm nay mà c̣n cố t́nh hay vô t́nh phủ nhận hay ngờ vực Ngày 30 tháng Tư là “Ngày Quốc Hận”, th́ quả thật họ có “vấn đề”, hoặc lú lẫn nên dễ quên, hay có sạn trong đầu nên chậm hiểu, chậm tỉnh ngộ.  Chúng ta không cần đếm xỉa tới những con xâu nhị trùng, ăn bám, ăn thừa cặn bă các đại gia mafia CSVN.  Họ chỉ là tṛ cười của chính họ.  Tự hề. Tự thải. 

4. KẾT LUẬN

Xin nhắc lại và nói thật rơ: Ngày 30 tháng Tư 1975 không hề giành lại độc lập và chủ quyền cho dân tộc, cho đất nước, khi đảng Cộng Sản Việt Nam từ 1950 tới 1975 đă dựa vào Trung Cộng quá nhiều, nên sau đó phải trả nợ.  Hậu quả là Việt Nam, từ ranh giới, núi rừng, biển đảo, tới toàn bộ chính quyền đang mất dần vào tay Trung Cộng.  Như vậy, không những chỉ người dân miền Nam Việt Nam — kẻ thua trận sau ngày 30 tháng Tư 1975 —, mà là cả dân Tộc Việt Nam đă và đang “mất nước”, mất tự do, hạnh phúc, an sinh, mất danh dự làm người có căn cước gốc Việt chân chính, tử tế, nhân đạo.

Sự thật vẫn là sau 38 năm lang bạt khắp nơi trên thế giới, Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản và con cháu họ đă đă thu hồi tự do và lẽ sinh tồn với giá hy sinh rất đắt, vượt bực. Dù họ và con cái họ đă trở thành những phần tử hài hoà, ưu tú nơi họ tới lập nghiệp, hội nhập, thân phận họ, căn cước họ vẫn thuộc “gốc tỵ nạn/refugees”, đầy ám ảnh hà hiếp, đầy thương tích ngược đăi cộng sản.  Con của người viết là một luật sư thuộc LSĐ New York và được chọn làm khoa trưởng tại một Đại Học Hoa kỳ, trong phần “Tóm lươc Tiểu sử/Résumé/Curriculum Vitae” đă ghi ḿnh có “Refugee DNA”: Thân phận máu mủ ḿnh có “thông tin di truyền Tỵ Nạn”.

Trong tinh thần đó, người Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản có đủ thẩm quyền lịch sử, truyền thống và pháp lư [có gia phả gốc gác, căn cước, thẻ tùy thân, sổ thông hành, chứng minh thư sở hữu tài sản, quốc tịch v.v.] để nói ḿnh “mất nước”, bị tước đoạt căn cước, thân phận và tài sản, và do đó có đủ tư cách kêu gào, công bố, nhắc nhở, bảo trọng “Ngày Quốc Hận”.  Những người trong cuộc, những phần tử của tập thể nạn nhân cần bảo trọng hành vi trọng đại, cao thượng của người Việt c̣n khí phách tôn trọng lịch sử oan trái, c̣n cố ǵn giữ ngày lễ “mặc niệm” linh hồn tử sĩ đă hy sinh cho tổ quốc, cho “cố quận”, cho dân tộc.  Việt Nam Cộng Hoà bị bức tử, dân tộc bị chết oan, tù đày, nô hoá măi măi phải được ghi nhận là một Quốc Nạn trong ḍng lịch sử Việt.

Đến ngày nay, 38 năm sau ngày 30 tháng Tứ 1975, đa số người Việt trong và ngoài nước không hề quên những tội ác của CSVN, những hành vi bất nhân, những bạo hành ám hại dân, phá hoại đất nước của một chế độ tồi tệ, gian ác, nhiễm trùng, nhiễm độc.  Và đến ngày nay, đa số Người Việt Tỵ Nạn CS không hề a ṭng với kẻ phạm pháp, và cũng không hề mong muốn Cộng Sản tiếp tục thao túng trên đất nước hay phá hủy dân tộc Việt Nam ở bất cứ đâu.   

Đúng, tuy Hiến Pháp Việt-Rừng-Rú vẫn ngoan cố duy tŕ Điều 4 và những điều kế tiếp tương tự, thực t́nh th́ bè lũ hậu duệ của đám thờ phụng “Tư Tưởng và Đạo Đức Hồ Chí Minh” [sic] không c̣n là thứ cộng-sản-chính-thống hay chính-quy-đội-nón-cối-đi-dép-râu nữa, nên đă có người nhẹ dạ hay cận thị đă tự nhủ “chả cần chống cộng làm ǵ … khi không c̣n cộng”!?  Nhưng thật ra, chúng ta vẫn c̣n nhu cầu gạt bỏ cái tổ hắc đảng cường hào ác bá của thế kỷ 21, cái băng đảng mafia tư bản đỏ vua chúa lỗi thời đó, dù họ có đổi danh tính, bôi phấn quét vôi để tân trang căn cước hay nguỵ tạo nhăn hiệu.  Họ vẫn là họ, vẫn ác với dân, hèn với giặc; vẫn cho công an đánh đập dân oan; vẫn bỏ tù công dân vô cớ; vẫn tước đoạt từ cái đinh, cục đất của dân, từ bạc cắc tới bạc tỷ của thiên hạ.  Họ hết là tên du kích lái xe đạp đi đấu tố để tự lột xác và tự thăng cấp thành ngài đại gia, quan ủy viên, ngài bộ trưởng vung tay bán nước hay sách nhiễu vô chừng.  Đă tới lúc vở tuồng “Hát Bộ” lai căng Tớ-Tầu này chấm dứt. Nhưng vẫn cần có người “trong cuộc” —người dân Việt — ra tay kéo màn, nậy nọc độc.    

Chỉ khi CSVN cáo chung, khi toàn dân Việt Nam truy hồi lại đất nước, đ̣i được lại ranh giới, núi rừng, biển đảo; truy sách lại tài sản, tự do, nhân phẩm ngay trên xứ sở ḿnh; và dơng dạc tuyên bố trả lại sự thật cho lịch sử và tư tưởng Việt, chỉ lúc đó, giai đoạn đó mới hết có “Ngày Quốc Hận”.

TS LS Lưu Nguyễn Đạt

Virginia, USA, April 26, 2013

www.vietthuc.org

CHÚ THÍCH:

[1] Học thuyết “Chính Danh”, tuy được Khổng tử phát huy cách đây hơn 2500 năm, vẫn c̣n giá trị tới ngày nay, tùy theo hoàn cảnh nhân bản, xă hội, lịch sử thích ứng. Ư niệm và các tiêu chuẩn căn bản của thuyết “Chính Danh” vẫn là:

  • Khổng tử nói: “Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử.” Nghĩa là vua phải ra vua, bề tôi phải ra bề tôi, cha phải ra cha, con phải ra con. Tức là người nào ở vị trí nào th́ phải ứng xử ở vị trí đó, không được lẫn lộn, không được tùy tiện, phải tuân theo phép tắc, quy củ của xă hội đă quy định.
  • Thuyết chính danh của Khổng Tử khi ứng dụng trong việc trị nước c̣n mang phán quyết “giết một bạo chúa là giết một tên thất phu” của Mạnh, bắt bọn cầm quyền phải có đức, phải thương dân”.  Chừng nào mà vua c̣n làm tṛn thiên mệnh, nhân dân dưới quyền cai trị của vua được hưởng ḥa b́nh và hạnh phúc th́ đó là vua hiền, con người vua là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Muốn như vậy vua c̣n phải làm tṛn trách nhiệm của một ông vua. Trái lại, nếu đó là một ông vua ác độc, mà sự cai trị hà khắc, thất đức, làm cho nhân dân điêu đứng khổ sở, th́ ông vua ác đó đă đánh mất chính danh của thiên mệnh và có thể bị mất luôn ngôi vua; nhân dân có quyền chính đáng nổi dậy, lật đổ ông vua ác độc đó và cử người khác lên thay thế.
  • Ngày hôm nay, Vua là các nguyên thủ quốc gia, các vị tổng thống, thủ tướng, những nhà cầm quyện tối cao nhưng vẫn phải thượng tôn luật pháp, bảo trọng ư dân, thực thi nhân nghĩa. Mạnh tử đă từng phán: “Hại nhân, hại nghĩa là quân tàn tặc; giết quân tàn tặc là giết một đứa thất phu, một tên dân quèn. Nghe nói giết một tên thất phu tên là Trụ, chứ chưa nghe nói giết vua.”
  • Học thuyết “Chính Danh” của Khổng tử không chỉ được áp dụng trong lĩnh vực chính trị, cai trị, mà c̣n được ông áp dụng trong cách gọi tên sự vật, đồ vật, ư niệm. Sách Nho giáo có câu chuyện về cái b́nh đựng rượu được gọi là cái “cô”. Thời trước Khổng tử, cái b́nh đựng rượu có cạnh góc người ta gọi là cái “cô”. Đến đời Khổng tử, người ta làm cái b́nh đựng rượu bỏ cạnh góc đi mà vẫn gọi là cái “cô”, Khổng tử không hài ḷng về tên gọi này v́ theo ông, nếu cái b́nh đựng rượu muốn được gọi là cái “cô” th́ phải phục hồi h́nh dạng cũ của nó. C̣n nếu không th́ gán cho nó một cái tên mới mà không gọi là cái cô nữa. [Khổng Tử, Nguyễn Hiến Lê, NXB Văn Hóa 1995]. Do đó, “…Người quân tử có điều ǵ ḿnh không biết th́ bỏ qua mà không nói. Nay danh bất chính tất lời nói không thuận. Lời nói mà không thuận tất việc chẳng thành… Cho nên người quân tử quan niệm được danh ắt nói ra được, mà nói ra được tất làm được. Người quân tử nói ra điều ǵ nên dè dặt không cẩu thả được!” [Học thuyết Chính Danh --- Khổng tử trong Luận Ngữ]

[2] Mường Giang “Ba Mươi Lăm Năm Sau 30-4-1975 : Kissinger Xác Nhận “ Hoa Kỳ Tự Trói Tay Để Thua CSVN Chứ Không Do VNCH”

[3] “Kennan and Containment, 1947″, Diplomacy in Action, U.S. Department of State; See: TS LS Lưu Nguyễn Đạt, Chủ Nghĩa Be-Bờ & Chiến Tuyến Việt Nam

[4] Kort, Michael (2001). The Columbia Guide to the Cold War. Columbia University Press. 

[5] Referring to communism in Indochina, U.S. President Dwight D. Eisenhower put the theory into words during an April 7, 1954 news conference: Finally, you have broader considerations that might follow what you would call the “falling domino” principle. You have a row of dominoes set up, you knock over the first one, and what will happen to the last one is the certainty that it will go over very quickly. So you could have a beginning of a disintegration that would have the most profound influences.

[6] MacArthur, North Korea. Truman’s No-win policy

[7] Nixon, Richard (1978). RN: The Memoirs of Richard Nixon. Simon & Schuster. Also Text of President Nixon’s radio and television broadcast announcing the initialing of the Paris ‘Agreement on Ending the War and Restoring Peace in Vietnam’. 

[8] Effect of the containment: The solution, Kennan suggested, was to strengthen Western institutions in order to render them invulnerable to the Soviet challenge while awaiting the eventual mellowing of the Soviet regime.

[9] Pursell, C. (1972). The military-industrial complex. Harper & Row Publishers, New York, New York.

[10] President Dwight Eisenhower, farewell speech to the nation, January 17, 1961

[11] “Television brought the brutality of war into the comfort of the living room. Vietnam was lost in the living rooms of America — not on the battlefields of Vietnam.” MARSHALL MCLUHAN, Montreal Gazette, May 16, 1975

[12] GS. Nguyễn Ngọc Bích“30/4 Năm Nay, Virginia Đi Đầu Trong Việc Công-Nhận Ngày Nam Việt-Nam” [Bản dịch sang Tiếng Việt] & 2013 SESSION, SENATE JOINT RESOLUTION NO. 455 Designating April 30, in 2013 and in each succeeding year, as South Vietnamese Recognition Day in Virginia [Original text, English]. 

trở lại