Chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ trong chiến tranh Đông Dương

 Đỗ Kim Thêm

Bối cảnh

Các diễn biến cực kỳ sôi động về nội chính và bang giao quốc tế trong cuộc chiến tranh Đông Dương làm cho Hoa Kỳ thay đổi chiến luợc chống Cộng Sản từ h́nh thức trung dung sang ủng hộ Pháp. V́  sao Hoa Kỳ phát triển chính sách này lên cực điểm?

Nguyên nhân rất đa dạng. Khởi đầu của các diễn biến là tại châu Âu. Trước Đệ nhị Thế chiến, Tổng thống Franklin D. Roosevelt tuyên bố trước công luận thế giới rằng Mỹ sẽ là pháo đài bảo vệ cho nền dân chủ tự do. Đến tháng 12 năm 1941, qua các cuộc thăm ḍ, đa số công luận Mỹ tin rằng giá trị tự do dân chủ và chủ nghĩa tư bản phương Tây là một phương thức duy nhất làm cho các nước phát triển và thịnh vượng, nhất là ngăn chận các cuộc bùng nổ chiến tranh.

Cùng với Liên Xô và Anh, Hoa Kỳ đă chiến thắng Đế quốc Đức và Nhật. Sau khi đoàn kết để kết thúc chiến tranh, Joseph Stalin, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, cho rằng kế hoạch tái thiết hậu chiến là thực tế, hợp tác với các cường quốc phương Tây là khả thi và đối nghịch ư thức hệ không nghiêm trọng.

Thoạt đầu, Thủ tướng Anh Winston Churchill và Tổng thống Roosevelt đồng thuận cho việc Liên Xô sẽ phát triển ảnh hưởng chính trị tại Đông Âu. Stalin hy vọng sẽ mở rộng quyền lực, kể cả bằng bạo lực khi cần thiết và phương Tây,  v́ lo sợ không thể đối phó, sẽ thích nghi bằng các biện pháp tương nhượng.

Sau khi nhận ra tham vọng của Stalin qua các biện pháp Xô viết hoá tàn bạo, Churchill và Roosevelt cho là chủ nghĩa Cộng sản đang de doạ thế giới, t́nh h́nh không c̣n phù hợp với quyền lợi chiến lược của phương Tây; cả hai chống đối công khai Stalin và xem hai khối Đông- Tây thành h́nh,  mở màn cho Chiến tranh Lạnh. Trong chiều hướng này, hệ thống quốc tế bắt đầu rạn nứt. Đó là t́nh h́nh chung, c̣n diễn biến tại các nước Đông Dương khác hẳn.

T́nh trạng xung đột giữa thực dân Pháp và  Việt Nam phát triển trong bối cảnh đặc biệt khi phong trào đấu tranh giành độc lập đang thành h́nh. Mục tiêu của quân đội Pháp tại Việt Nam không chỉ là chiếm lại thuộc địa, mà c̣n đẩy lui lực lượng của Cộng sản đội lốt phong trào đấu tranh  giành độc lập dân tộc đang manh nha. Do đó, tinh thần cam kết của Hoa Kỳ dành cho Việt Nam là kết quả của chiến luợc này.

Tương lai của các nước Đông Dương được  Roosevelt, Churchill và Tưởng Giới Thạch thảo luận lần đầu tiên tại hội nghị Cairo, Ai Cập  từ ngày 22-26 tháng 11 năm 1943. Roosevelt chủ trương phải tôn trọng quyền tự quyết dân tộc của các quốc gia bị trị, một lập trường chính thức mà Hiến chương Đại Tây Dương (Atlantic Charter) đă nêu ra trong tháng 8 năm 1941. Nhưng Roosevelt và Tưởng Giới Thạch dè dặt hơn khi nhận ra sự  ủy trị quốc tế (International Trusteeship) cho các nước Đông Dương là chưa thuận lợi và đúng lúc.

Sau đó, tại hội nghị Tehran ngày 28 tháng 11 đến ngày 1 tháng 12 năm 1943, đề nghị này lại được đưa ra thảo luận. Lần này, đề nghị sự  ủy trị được Stalin tán thành, c̣n Churchill th́ không. Lư do chính là v́ Anh và Pháp vẫn c̣n mong muốn duy tŕ các đặc lợi kinh tế  tại các nước bị trị.

Ngày 24 tháng 1 năm 1944, Roosevelt khẳng định là các nước Đông Dương không nên trả lại cho Pháp, v́ người dân sống tệ hại trong gần cả thế kỷ nay và xứng đáng được sống tốt đẹp hơn. Ngược lại, Anh đă thông đồng để t́m cách đưa Pháp trở lại Việt Nam.

Giới hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ cho là viện trợ cho Pháp  gây cho các nước xa lánh phương Tây trong khi nếu ủng hộ cho Việt Nam giành độc lập đồng nghĩa với việc giúp cho Cộng sản thành h́nh. Nhưng vấn đề chưa chung quyết th́ ngày 12 tháng 4 năm 1945 Roosevelt qua đời. 

Tổng thống Harry S. Truman, người kế nhiệm Roosevelt, thấy không thể c̣n ve văn Liên Xô như trước. Hoà nhịp theo trào lưu này là việc đa số công luận Mỹ cũng đồng thuận sự thay đổi quan điểm và dân chúng Đông Âu thức tỉnh khi xem chuyển hướng hy vọng về phía Mỹ cần thiết nhiều hơn. 

Xung đột thể hiện rơ khi Stalin không tiếp tục hợp tác với phương Tây trong việc t́m ra một giải pháp cho tương lai của nước Đức. Cùng lúc, Stalin gây áp lực nặng nề đối với Thổ khi gia tăng yểm trợ cho Đảng Cộng sản Thổ tại Hy Lạp. Các tranh chấp làm cho các mối bang giao quốc tế trong năm 1947 trầm trọng hơn. 

Trước t́nh h́nh này, Tổng thống Truman công bố chính sách ngăn chận, không phải chỉ lo viện trợ quân sự cho Thổ và Hy Lạp, mà cho các nước khác đang đứng trước hiểm hoạ xâm lăng hoặc áp lực ngoại giao của Cộng sản. 

Chính sách ngăn chận của có giá trị thuyết phục cao, nên từ năm 1947 Mỹ tiếp tục theo đuổi qua kế hoạch tái thiết hậu chiến  Marshall. Qua đó, Mỹ đă tạo phương tiện khởi đầu để giúp cho các nước Tây Âu đi vào giai đoạn phát triển và ổn định. Các thành tựu này làm cho mọi quan hệ chính trị giữa Mỹ và Tây Âu gắn bó hơn. 

Điển h́nh là Mỹ thành lập Liên minh Bắc Đại Tây Duơng (NATO) vào năm 1949 để củng cố và tăng cường quyền lợi an ninh tại Tây Âu. 

Các cựu thù của Đồng minh là Đức và Nhật cũng tham gia xây dựng một trật tự mới; hai quốc gia trung tâm này hội nhập theo tinh thần tự do và chủ nghĩa tư bản. Không bao lâu sau, với những nỗ lực tái thiết hậu chiến, Đức và Nhật trở thành cuờng quốc khu vực thân phương Tây mà nhiệm vụ chính là ngăn chận ảnh hưởng của Trung Hoa và Liên Xô và bảo vệ cho quyền lợi an ninh của Mỹ. 

Theo Truman, chính sách bảo vệ an ninh và tái hội nhập kinh tế thế giới có hai khía cạnh: ngăn chận sự bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản và phát triển chủ nghĩa tư bản. Truman lạc quan cho là khi cả hai mục tiêu này kết hợp nhau thuận lợi sẽ cổ vũ cho chính sách Mỹ: phát triển tự do cá nhân trong nền kinh tế thị trường theo chiều hướng hưởng thụ tiện nghi vật chất tối đa qua lối sống Mỹ. 

Cùng theo tinh thần này, Truman tin là các nước Đông Nam Á sẽ vừa là thị trường cung ứng nguyên nhiên vật liệu cho việc sản xuất công nghiệp và nơi tiêu thụ sản phẩm của Mỹ và phương Tây. Qua thời gian, các quốc gia này sẽ chấp nhận các giá trị phuơng Tây và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. 

Cụ thể là ngay trong lúc đầu của nhiệm kỳ tổng thống, Harry Truman đă gởi 35 cố vấn quân sự Hoa Kỳ đă tham gia việc bảo vệ miền Nam Việt Nam. 

Pháp công nhận chế độ Bảo Đại 

Trong việc phát triển chiến lược chung  cho Đông Nam Á, thoạt đầu, Hoa Kỳ không quan tâm đến vai tṛ chiến lược của Việt Nam, mà mục tiêu chính là gây áp lực cho Pháp phải cải cách chính sách thuộc địa và hỗ trợ cho các đoàn thể chính trị địa phương có tư tưởng dân chủ thân phương Tây thành h́nh. 

Thực ra, trong việc hoạch định chính sách ngoại giao mới, Bộ Ngoại giao Mỹ không nhận định được một cách chính xác về vai tṛ của ông Hồ và Việt Minh trong hoàn cảnh mới. 

Bộ Ngoại giao Mỹ nghi ngờ về thành tích đấu tranh trong tinh thần giải phóng dân tộc của ông Hồ, nhưng lại cho rằng, không có giải pháp tương ứng khả thi nào khác và không ai có thể thay thế cho ông. Hơn nữa, báo chí Mỹ khuyến nghị Bộ Ngoại giao nên tiếp xúc với ông Hồ và nhất là v́ không ai chứng minh ông Hồ là thân Liên Xô. 

Nhiều giải thích khác cũng tương tự. Stalin  tin ông Hồ là một cánh tay đắc lực và không ai khác thay thế ông Hồ trong vai tṛ lănh đạo cho Việt Nam. 

Một mặt, khi chế độ thuộc địa đă kết thúc, Mỹ áp lực các cường quốc thực dân là trao trả quyền dân tộc tự quyết. Mặt khác, Mỹ tỏ ra dè dặt khi không công khai tiếp xúc với Cộng sản đang đội lốt đấu tranh cho phong trào giải phóng dân tộc. 

Tại Việt Nam, không phải Mỹ mà là Pháp định đoạt tất cả trong việc t́m ra một giải pháp chính trị thích hợp, nhưng Pháp không đạt kết quả khả quan nào. Cuối cùng, Pháp t́m ra một giải pháp thuận lợi nhất là hợp tác với Hoàng đế Bảo Đại, một nhân vật khả kính c̣n lại của Hoàng triều. 

Sau nhiều đắn đo, Bảo Đại tuyên bố đồng ư sẽ theo các biện pháp do Pháp chủ xướng. Trong Thoả ước Elysée năm 1949, Pháp hứa hẹn trao độc lập cho Việt Nam trong khi chính sách đối ngoại và quốc pḥng c̣n nằm trong tay của Pháp. 

Ngoài ra, do thoả thuận, Pháp c̣n hưởng các biện pháp kinh tế thuận lợi. Cho dù chính phủ Việt Nam mới thuộc quyền của Bảo Đại, nhưng điều kiện Việt Nam, Lào và Campuchia c̣n phải nằm trong Liên hiệp Pháp làm cho Pháp tỏ ra không thiết tha khi hứa hẹn trao trả độc lập. 

Nhờ quan liên hệ lâu dài với Bảo Đại mà Pháp có nhiều điểm lợi về kinh tế và chính trị. Do đó, Việt Minh, cho dù nhân danh giải phóng dân tộc, khó có thể đảm nhận vai tṛ lănh đạo chung cho toàn quốc gia. 

Trước những bất lợi cho Việt Minh, nhưng cũng không v́ thế mà làm cho Bảo Đại phát huy thanh thế. Trong thời kỳ biến động, hầu như ông không trực tiếp giải quyết các vấn đề hệ trọng cho đất nước. Lư do chính là lối sống xa hoa và cách biệt nông dân, hầu hết thời gian Bảo Đại và gia đ́nh là ở Nice, miền Nam nước Pháp, và biệt điện ở Đà Lạt. 

Nội chính bất ổn 

Mao Trach Đông chiến thắng tại Trung Quốc vào tháng Mười năm 1949 làm cho Tướng Tưởng Giới Thạch và lực lượng Quốc Dân Đảng tháo chạy sang Đài Loan. Hai chuyển biến quan trọng này gây ra một sự thay đổi triệt để trong chính sách về Đông Dương của Mỹ. 

Tại Quốc hội, Đảng Cộng Hoà, trong vị thế đối lập, đă lên án tổn thất này cho trách nhiệm Tổng thống Truman khi không ủng hộ Tướng Tưởng Giới Thạch kiên quyết chống Cộng sản. Lời cáo giác có sức thuyết phục cao, v́ trên b́nh diện quốc tế, công luận Mỹ bắt đầu cảm thấy bị Cộng sản đe doạ, ngay cả trong nội địa, họ tin rằng vấn đề nội gián cho Cộng sản có thể xảy ra. 

Tháng 3 năm 1947, Truman ra lệnh cho kiểm soát các công chức liên bang xem có liên hệ với Cộng sản Mỹ và Quốc tế không. Ngoài ra, ông c̣n cho thành lập House Unamerican Activities Committee, (HUAC), một cơ quan chuyên lo theo dơi dân chúng trong các hoạt động này. 

Qua cuộc chiến Triều Tiên, mối đe doạ về nội gián Cộng sản gia tăng. Từ năm 1950 đến 1953, Joseph MaCarthy, Nghị sĩ Đảng Cộng hoà, đă tổ chức một cuộc thanh lọc quy mô qua chương tŕnh truy lùng các giới chức trong chính quyền có khuynh hướng thân Cộng, kể cả trong giới trí thức và dân chúng yêu chuộng tự do. Khi lực lượng an ninh nội chính gia tăng các hoạt động theo dơi ráo riết trong cả nước, làm cho thanh danh của Mỹ trong chính sách ngoại giao bị ảnh hưởng trầm trọng. 

Ngoại giao biến động 

Tháng Giêng năm 1950, Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc và Liên Xô công nhận Việt Minh là chính phủ hợp pháp của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. 

Qua biện pháp này, Hoa Kỳ mới nhận thức được chính xác là Cộng sản Việt Nam, Trung Quốc và Liên Xô hợp tác chung trong chính sách thâm nhập Đông Nam Á, cuối cùng, cả ba sẽ chiến thắng và đe doạ cho toàn thể thế giới tự do. Hiểm hoạ xâm lăng của Cộng sản quốc tế đă trở thành hiện thực khi Liên Xô và Trung Quốc hỗ trợ cho Cộng sản Bắc Hàn tấn công bán đảo Nam Hàn tháng 6 năm 1950.   

T́nh thế biến đổi làm cho Bộ Ngoại giao Mỹ quan tâm đến vận mệnh các nước Đông Nam Á. Sách lược duy nhất c̣n lại là chỉ chọn lựa bạn hoặc thù, không thể khác hơn, giải pháp trung dung không là một thái độ khôn ngoan mà c̣n bị khinh miệt. 

Khi công khai ủng hộ cho Pháp trong chiến tranh Đông Dương, Mỹ cần đến Pháp. Chỉ trong năm 1949, kinh phí chiến tranh lên đến 167 triệu quan Pháp. 

Trong thời gian từ 1950 cho đến 1954, kinh phí viện trợ của Mỹ cho Pháp và Việt Nam lên đến 2,76 tỷ đô la, cả chiến cụ và các loại dịch vụ khác, trong đó có 1800 xe thiết giáp, 31000 xe Jeeps, 36100 vũ khí nặng và cầm tay, hai hàng không mẫu hạm và 500 phi cơ. Năm 1952, Mỹ tài trợ 40% chiến phí, đến năm 1954, mức tài trợ của Mỹ lên đến 80%. Ngược lại, chương tŕnh viện trợ phát triển kinh tế bị giới hạn trong khoảng 50 triệu đô la. 

Đến tháng 3 năm 1950, viện trợ ào ạt của Mỹ cũng không tạo thuận lợi cho quân đội Pháp gây được chuyển biến đáng kể, bằng chứng là Việt Minh chiếm được 2/3 lănh thổ và đến cuối năm, Tướng Giáp đă dồn được quân đội Pháp đến vùng biên giới Hoa-Việt.  

Thuận lợi nhất cho Việt Minh trong giai đoạn này là quân viện của Trung Hoa cho Việt Minh không c̣n gặp trở ngại về vận chuyển. Đây là một buớc đột phá chiến lược làm cho Pháp lo ngại nhiều hơn.

Cuối cùng, Pháp phải thay đổi giới lănh đạo quân sự tại Việt Nam. Tướng Jean de Latte de Tassigny, dù đă nổi danh là có tài năng quân sự và tinh thần lạc quan, nhưng cũng chỉ mang lại cho Pháp thành công tạm thời trong bước đầu. 

Chiến thắng Điện Biên Phủ 

Theo quan điểm của Mỹ, Pháp bảo vệ cho các nước phương Tây tại Đông Dương, trong khi Mỹ lo bảo vệ Nam Hàn. Dù hai trận tuyến dị biệt, mà là mang một mục đích toàn diện nhằm chống lại trào lưu của Cộng sản Quốc tế đang lên. 

Nhưng trước các chống đối của Quốc hội, Eisenhower không muốn Mỹ đơn phương hành động, mà ít nhất phải có Pháp hợp tác để tiến hành. Nhưng công luận Mỹ không đồng t́nh phương sách này, v́ cho là Mỹ cũng là một loại thực dân mới khi hợp tác với Pháp.

Sau nhiều trận giao tranh ác liệt, Việt Minh phải lui về cố thủ trong các làng mạc xa xôi, chính Điện Biên Phủ lại trở thành vùng tử địa cho quân đội Pháp. Dù Pháp nỗ lực tân trang cho quân đội Việt Nam, nhưng cũng không đem lại thành công quân sự nào đáng kể. 

Uy tín thực dân Pháp suy sụp thảm hại. Công luận Pháp bắt đầu lên án chiến tranh Đông Duơng là dơ bẩn. Trong khi tinh thần binh sĩ mệt mỏi, Quốc hội không c̣n chuẩn chi kinh phí cho chiến tranh; lúc này,Washington cho là chiến tranh của Pháp tại Đông Dương dần dà thành h́nh một loại chiến tranh ủy nhiệm. 

Cuối cùng, mọi dự đoán đều trở nên sai lạc khi chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Minh làm đảo lộn t́nh thế tại Việt Nam. 

Số phận của binh sĩ Pháp được an bài. Sau 55 ngày bị vây hăm và công kích, Pháp đầu hàng. Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc sự cai trị của Pháp tại miền Bắc, mà c̣n khởi đầu cho sự thất bại của Pháp trên toàn cơi Đông Dương mà Hiệp định Genève 1954 là một bằng chứng khác về mặt pháp lư và ngoại giao. 

Hiệp Định Genève 1954 

Sau khi kư kết Hiệp định, t́nh h́nh thay đổi buộc Tổng thống Eisenhower và Ngoại trưởng Dulles phải kết hợp với chính phủ Anh đề ra một chương tŕnh là chuyển huớng triệt để và giới hạn các thiệt hại có thể sẽ xảy ra. 

Hai mục tiêu chung trước mắt là Phong trào Giải thực phải tiếp tục tiến hành và Pháp phải vĩnh viễn rút quân ra khỏi Đông Dương và trao trả độc lập cho Lào, Campuchia và Việt Nam, thực tế có nghĩa là, cô lập Việt Minh tại miền Bắc, trong khi Lào, Campuchia và Nam Việt Nam được hoàn toàn độc lập. 

Mỹ thấy cần theo đuổi chính sách đóng vai tṛ thay thế cho Pháp, bảo vệ an ninh cho Đông Dương và sẽ gắn bó với định mệnh của Việt Nam 

Từ năm 1956, để  tiếp tục chống Cộng sản, Tổng thống Eisenhower gia tăng viện trợ Mỹ và nâng số lượng các cố vấn quân sự lên đến gần 700. 

Lúc cuối nhiệm kỳ, Eisenhower ư thức tầm quan trọng trong việc các binh sĩ Bắc Việt thâm nhập Lào và Campuchia; đường ṃn Hồ Chí Minh dài 1000 cây số trở thành một trục tiếp vận để Cộng sản có thể làm suy yếu và làm sụp đổ chính phủ miền Nam. 

Đảm nhiệm vai tṛ bảo vệ này chính là tiền đề làm cho Mỹ trực tiếp can thiệp vào cuộc chiến Việt Nam về sau. 

Kết luận 

Nh́n lại toàn cảnh hỗn loạn của đất nước trong buổi giao thời, với các sử liệu về sau được giải mật, hậu thế có các kết luận khác hơn.   

Không giống như Pháp, Mỹ không có một văn bản chính thức nào lưu trữ tại Quốc hội ghi nhận là có tham vọng xâm chiếm lănh thổ Việt Nam. Cho đến cả về sau, khi chiến tranh diễn ra khốc liệt, các chính phủ Mỹ kế  nhiệm cũng không muốn thôn tính lănh thổ hay thu tóm quyền lợi kinh tế của Việt Nam. 

Ngay từ đầu, Mỹ không định đoạt cho tương lai của Đông Dương và không tước đoạt quyền cai trị Đông Dương trong tay của Pháp. OSS đă có mặt tại Việt Nam và ra đi sau khi chấm dứt nhiệm vụ. Ông Hồ t́m kiếm sự hợp tác với Mỹ, đặc biệt là với Truman, nhưng thất bại . 

Cụ thể là, trong cuộc điện đàm ngày 12 tháng 9 năm 1946 với George M. Abbott, Tuỳ viên Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Paris,  ông Hồ phủ nhận là có hoạt động cho Cộng Sản, nội các không có các thành viên là người của Cộng sản và Đảng Cộng sản đă giải tán. 

Những lời dối trá này là một chiến thuật  để ông Hồ t́m cách thuyết phục Truman hợp tác, không phải chỉ là một thất bại tạm thời, mà là một khởi đầu của sự bất hạnh cho toàn dân tộc trong suốt cả một chiều dài lịch sử.

Cuối cùng, không c̣n cách nào khác hơn, ông Hồ t́m lối thoát là gắn bó với chủ nghĩa Cộng Sản và hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Quốc và Liên Xô. Đó là lư do tại sao bi kịch cho dân tộc c̣n kéo dài  cho đến ngày hôm nay. 

-- Đỗ Kim Thêm  

Trở lại