CƠ HỘI NGÀN NĂM MỘT THUỞ CHO ĐÀI LOAN

Đại-Dương 

 

Tài liệu tham khảo:

China Sends Warning to Taiwan and U.S. With Big Show of Air Power (NYT)

New Japanese Strike Weapons Could Spark An Asian Arms Race (National Interest)

Yoshihide Suga affirms US-Japan alliance in first phone call with Donald Trump (SCMP)

US Defense Secretary’s Recent Speech: Familiar Themes and Unfamiliar Problems (Diplomat)

Russia, China, and the Indo-Pacific: An Interview With Dmitri Trenin (Diplomat)

Taiwan reports 19 Chinese warplanes near airspace (Taiwan News)

Taiwan has once-in-a-lifetime chance to forge new alliances (Taiwan News)

Taiwan rates historic visit by US Undersecretary of State a success (Taiwan News)

 

CƠ HỘI NGÀN NĂM MỘT THUỞ CHO ĐÀI LOAN

Đại-Dương

Kể từ khi Tổng thống Donald Trump vào Ṭa Bạch Ốc đă chuẩn bị bảo vệ 24 triệu dân Đài Loan yêu chuộng tự do, dân chủ, văn minh nên một cú điện thoại đă xảy ra khi Tổng thống Đài Loan, Thái Anh Văn tái cử vẻ vang năm 2020.

Tiếp theo các hoạt động tăng cường sức mạnh quân sự cho Đài Loan và các biện pháp bảo vệ Đảo Quốc này trong chiếc lược huỷ bỏ chính sách “một nước Trung Hoa” có từ năm 1979. Khi đó, Hoa Kỳ muốn giữ vai tṛ đại diện dân tộc Trung Hoa cho Tổng thống Tưởng Giới Thạch chống lại sự đồng hoá của Mao Trạch Đông. Trái lại, Đảng Cộng sản Trung Quốc tự coi như chủ nhân Đài Loan.

Lập luận của ĐCSTQ không chính đáng. Dân tộc Đài Loan hiện diện trên đảo này từ thời cổ đại. Thực dân Hoà Lan và Tây Ban Nha kiểm soát đầu thế kỷ XVII. Nhà Thanh sáp nhập Đài Loan vào năm 1863 rồi cắt nhượng cho Nhật Bản năm 1895. Khi Nhật Bản đầu hàng đồng minh sau Đệ nhị Thế chiến th́ Trung Hoa Quốc Dân đảng của Tưởng Giới Thạch làm chủ Đài Loan. Dân Bản xứ thường xuyên chống lại các lực lượng ngoại nhập. Như thế, Đài Loan chỉ là thuộc địa của các đế quốc thực dân khác nhau chứ không thuộc lănh thổ Trung Quốc. Dân Đài Loan thích Nhật Bản hơn dân Hoa Lục.

V́ vậy, Cộng đồng Quốc tế phải công nhận chủ quyền quốc gia của 24 triệu dân Đài Loan.

Hôm 29-07-2020, Dân biểu Liên bang Ted Yoho (CH), Chủ tịch nhóm Châu Á-Thái B́nh Dương của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ đă đệ tŕnh Dư luật “Taiwan Invasion Prevention Act” (Luật Ngăn chặn Xâm lăng Đài Loan) nhằm ủy quyền cho Tổng thống sử dụng vũ lực cần thiết để bảo vệ Đài Loan trong trường hợp bị Trung Quốc sử dụng vũ lực xâm phạm. Đồng thời, tiến hành đối thoại an ninh và các cuộc tập trận chung giữa Hoa Kỳ, Đài Loan và các đồng minh, tăng cường bán vũ khí cho Đài Loan.

Hôm 18-09-2020, Thượng nghị sĩ Rick Scott (CH) đă giới thiệu Đạo luật Pḥng chống Xâm lược Đài Loan, cho phép Hoa Kỳ sử dụng lực lượng quân sự nếu Trung Quốc xâm lược Đài Loan. Dự luật này được Nghị sĩ Ted Yoho tại Hạ viện bảo trợ.

Hôm 16-09-2020, Dân biểu Tom Tiffany (CH) giới thiệu Dự luật kêu gọi Hoa Kỳ chấm dứt chính sách “một Trung Quốc”, nhằm nối lại quan hệ chính thức với Đài Loan và bắt đầu đàm phán về Hiệp định Thương mại Tự do Hoa Kỳ – Đài Loan. Ông nhấn mạnh “Nước Mỹ không cần giấy phép của Đảng Cộng sản Trung Quốc để nói chuyện với bạn bè và đối tác của ḿnh trên khắp thế giới”.

Theo báo cáo hôm 11-09-2020 của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), các nghị sĩ Mỹ đă tŕnh ít nhất 366 dự luật nhằm vào Trung Quốc, tính từ tháng 1-2019 chứng tỏ thái độ cứng rắn chưa từng có với Trung Quốc.

Tại sao Hoa Kỳ quyết bảo vệ Đài Loan mà năm 1971 lại cho phép Trung Quốc thay thế chiếc ghế Đài Loan tại Liên Hiệp Quốc? (1) Tổng thống Jimmy Carter tin Bắc Kinh sẽ tôn trọng quyền chọn lựa thể chế chính trị của dân tộc Đài Loan. (2) Tham vọng thống nhất của Bắc Kinh buộc Quốc hội Mỹ ban hành “Đạo luật Quan hệ Đài Loan” (Taiwan Relation Act, TRA) năm 1979 nhằm ngăn Bắc Kinh tấn công Đài Loan được Tổng thống Jimmy Carter kư thành luật.

Tổng thống Trump đă kư “Đạo luật Du lịch Đài Loan” (Taiwan Tourism Act, TTA) năm 2018 cho phép viên chức Mỹ có thể du lịch, thăm viếng Đảo Ngọc nhằm tăng cường mối quan hệ chính thức giữa hai quốc gia. Năm 2019, ban hành thêm Đạo luật Đạo luật Sáng kiến Tăng cường và Bảo vệ Quốc tế của Đồng minh Đài Loan (Taiwan Allies International Protection and Enhancement Initiative Act of 2019, TAIPEI). Tất cả nhằm mục đích không cho phép Bắc Kinh có điều kiện thao túng Biển Đông Á.

Hai năm qua, Lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ đă tỏ ra cứng rắn hơn bao giờ hết với Trung Quốc khi đưa ra gần 370 dự luật nhằm hỗ trợ cho ngành Hành pháp.

Tháng trước, Bộ trưởng Y tế Hoa Kỳ, Alex Azar thăm Đài Bắc nên Bắc Kinh phản đối bằng cách phái một số phi cơ băng qua đường trung tuyến trên Eo biển Đài Loan.

Khi Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, Keith Krach viếng thăm Đài Loan từ 17 đến 19-09-2020 nhân dự tang lễ của cố Tổng thống Lư Đằng Huy cũng bị Bắc Kinh cho 19 phi cơ đủ loại so với 12 vào hai ngày trước, kể cả oanh tạc cơ chiến lược đi vào Vùng Nhận dạng Pḥng không (ADIZ) hai lần nên bị các chiến đấu cơ của Đài Bắc xua đuổi trong khi hệ thống chống hoả tiễn của Đài Loan cũng sẵn sàng.

Tờ Thời báo Hoàn Cầu cảnh cáo nếu Bộ trưởng Ngoại giao hoặc Quốc pḥng Hoa Kỳ đến Đài Loan th́ phi cơ của Trung Quốc sẽ bay trên không phận của Đảo Quốc này!

Khi Anh Quốc bàn giao Hồng Kông cho Trung Quốc năm 1997, có hai phóng viên Ross H.Munro và Richard Bernstein của Tạp chí Time trú tại Bắc Kinh đă cùng hợp viết cuốn sách “The coming conflict with China” bị Tân Hoa Xă buộc tội cố ư “yêu ma hóa Trung Quốc”. Thực sự, họ đă thấy “yêu ma” sớm hơn dư luận thế giới, nhất là đối với thành phần gọi là “cấp tiến” trong giới thiên tả lẫn thiên hữu.

Tại sao Tổng thống Donald Trump cương quyết ngăn chặn Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan?

Về Quân sự, Bắc Kinh sẽ dễ dàng khống chế trên hai Biển Đông Trung Hoa (ECS) và Biển Nam Trung Hoa (SCS); đe doạ trực tiếp Nhật Bản và Đại Hàn, Phi Luật Tân; kiểm soát mọi hoạt động quân sự trong khu vực Tây Thái B́nh Dương; khởi đầu tiến tŕnh từng bước xâm lăng các quốc gia duyên hải Đông Nam Á; thu về chiến cụ và kỹ thuật quân sự tiên tiến của Đài Loan.

Về Kinh tế, Bắc Kinh tiếp thu một nền kinh tế phát triển; một đội ngũ chuyên gia kinh doanh, kỹ thuật, khoa học tiên tiến; một đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề; một khối tài sản làm chiến lợi phẩm.

Về Chính trị, Bắc Kinh có đ̣n bẫy để thuyết phục các quốc gia trong vùng chấp nhận thần phục Trung Quốc, hoặc phải đối diện với mối đe doạ chiến tranh.

Ngăn Bắc Kinh chiếm Đài Loan chỉ là một phần trong kế hoạch bao vây Trung Quốc toàn diện của Chính quyền Donald Trump đang được Cộng đồng Quốc tế ngày càng thông hiểu và hợp tác.

Bộ tứ Kim cương (QUAD) không c̣n nằm trên giấy mà đă thành “Liên minh Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương tự do và cởi mở” gồm bốn cột trụ Hoa Kỳ-Nhật Bản-Ấn Độ-Úc Đại Lợi có Bộ Tư lệnh đóng ở Hạ Uy Di. Lực lượng này thường xuyên tổ chức tập trận trên Biển Nam Trung Hoa và Ấn Độ Dương. Họ đủ khả năng bao vây Trung Quốc bên trong chuỗi đảo số một. Các chuyên gia quốc tế cho rằng sức mạnh quân sự tổng hợp của Mỹ-Nhật-Đài (Loan) gấp 30 lần Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

Vài năm trở lại đây, dư luận quốc tế chú ư tới sự hợp tác giữa Trung Quốc và Nga mà ở mức độ nào qua cuộc phỏng vấn Dmitri Trenin, giám đốc Trung tâm Carnegie Moscow của Jongsoo Lee thuộc Đại học Harvard hôm 18-09-2020: Quan hệ Nga-Trung “không bao giờ chống lại nhau; không nhất thiết phải luôn luôn với nhau”. Các khoản đầu tư của Trung Quốc vào Nga chỉ giới hạn về năng lượng trong khi hàng hóa đi theo hướng ngược lại. Bắc Kinh và Moscow đều không muốn trói tay ḿnh quá nhiều. Trung Quốc không nhắm tới mục tiêu ngang bằng vũ khí hạt nhân với Washington hay Moscow. Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh có khả năng vô-hiệu-hoá vệ tinh đối phương.

Quan hệ giữa Nga và Trung Quốc mang tính chất “đồng sàng, dị mộng” nên khó thành sức mạnh tổng hợp trong mọi trường hợp.

Ngược lại, Hoa Kỳ ngày càng thu hút các quốc gia vào cuộc chiến chống lại tham vọng thống trị toàn cầu của Trung Quốc.

Tân Thủ tướng Yoshihide Suga của Nhật Bản tiếp tục phát huy chính sách hợp tác khắn khít với Hoa Kỳ của vị tiền nhiệm. Người Nhật hiểu rơ nếu không hợp tác chặt hẽ với Hoa Kỳ sẽ phải đối diện với một cuộc chiến tranh không muốn với Trung Quốc.

Hôm 21-09-2020, Ngoại trưởng Mike Pompeo hoan nghênh Anh, Đức, Pháp đă gửi công hàm chung hôm 16-09-2020 lên Liên Hiệp Quốc nói rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Nam Trung Hoa không tuân thủ luật pháp quốc tế và các quy định của Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS).

Hoa Kỳ và Liên Âu cũng dự trù tổ chức cuộc đối thoại chuyên sâu về Trung Quốc trong tháng Chín.

Ṿng vây Trung Quốc ngày càng siết chặt buộc các quốc gia nhỏ không thể đứng bên ngoài mà có thể an toàn.

Đại-Dương  

 

Trở lại