CƠN BÃO ĐANG ĐỊNH HÌNH TẠI ECS và SCS

Đại-Dương 

Tài liệu tham khảo:

Deterrence Won’t Stop China’s Unification with Taiwan (National Interest)

Japan's willingness to engage with North Korea may test allies' patience (Japan Times)

East Asia in the Era of Unmanned Wars (Diplomat)

S. Korea, US, Japan hold joint naval drill to counter N. Korea's threats (Korea Times)

 

CƠN BÃO ĐANG ĐỊNH HÌNH TẠI ECS và SCS

Đại-Dương

Chủ tịch Trung Cộng, Tập Cận Bình tăng cường binh lực và tiến hành các hoạt động quân sự thường xuyên tạo áp lực chiến tranh lên Đài Loan và toàn bộ Biển Đông Trung Hoa (ECS) và Biển Nam Trung Hoa (SCS).

Hầu hết người dân Trung Hoa, kể cả giới lãnh đạo đều xác nhận ECS thuộc về nước Trung Hoa. Bắc Kinh cố tình diễn giải sai ý nghĩa địa danh do các nhà thám hiểm Tây Phương xác định “Phương Hướng” chứ không phải địa danh quốc gia, lãnh thổ.

Đảo Đài Loan ở giữa biển và từng bị nhiều sắc dân khác, kể cả Tây Âu và Châu Á làm chủ. Chỉ có người sống ở Đài Loan hiện tại mới có toàn quyền đối với số phận của dân tộc. Hoa Kỳ có nhiều sắc dân khác nhau, kể cả người bản xứ vẫn là một quốc gia không lệ thuộc bất cứ nước nào khác. Người Mỹ gốc Anh và Pháp chiếm đa số, nhưng, Hoa Kỳ không thuộc Anh, Pháp. Tại sao người Đài Loan phải chịu quyền tài phán của Bắc Kinh?

Tham vọng của Bắc Kinh mang danh nghĩa xâm lược nên dân tộc bé nhỏ Đài Loan có thể công khai cầu viện ngoại bang để bảo vệ nền độc lập và sự sinh tồn của dân tộc. Nếu không, Bắc Kinh đã làm chủ toàn bộ Quả Địa Cầu từ lâu lắm rồi.

Quy luật đất trời “có vay, có trả” nên các quốc gia Châu Âu chỉ vài chiếc tàu chiến, một ít binh sĩ vẫn có thể buộc Bắc Kinh phải cắt đất, nhượng bộ, làm hoà với một số nước Châu Âu.

Kiểu “mãi võ sơn đông” đã thấm sâu vào dòng máu dân tộc Đại Hán nên dù cho Mao Trạch Đông đã phái một tập đoàn quân Cộng sản chinh phục đảo Kim Môn cách bờ biển Hạ Môn 2 km và cách Đài Loan 210 km. Trong hai ngày 25-27 tháng 10 năm 1949, Mao ban lệnh đổ bộ 9,000 quân lên Kim Môn được sự hỗ trợ pháo binh từ Lục địa mà đã thảm bại với 3,000 bị giết và 5,000 bị bắt làm tù binh.

Ngày 23/8/1958, Mao Trạch Đông ra lệnh hàng trăm khẩu trọng pháo bắn vào Kim Môn suốt 21 năm mà Kim Môn vẫn sừng sững thuộc về Đài Loan.

Chủ trương không đánh không mà thắng, Bắc Kinh chuyển sang chính sách “sói đội lốt cừu và chung dòng máu” để ve vãn dân Hồng Kông, Ma Cao, bằng khẩu hiệu “một quốc gia hai thể chế chính trị” ký với Anh Quốc năm 1997.

Tập Cận Bình ngang nhiên đã xé Thỏa thuận Trung Quốc-Anh Quốc về một nước hai thể chế chính trị cho Hồng Kông, Ma Cao cho tới năm 2047 và 2049.

Hầu hết dân chúng Đài Loan bác bỏ đề xuất “một quốc gia, hai chế độ” của Bắc Kinh.

Đài Loan đoạn tuyệt với chính sách “một quốc gia, hai chế độ” được Cộng đồng Quốc tế ủng hộ có thể gây khó khăn cho âm mưu thu hồi nhanh nhất, kể cả biện pháp quân sự của Bắc Kinh.

Dư luận quốc tế ngày càng nghiêng về giải pháp bảo vệ quyền độc lập và tự trị của dân tộc Đài Loan.

Tập Cận Bình công khai quyết định thu hồi Đài Loan sớm nhất có thể bằng bất cứ biện pháp nào khiến cho nhiều nước trên thế giới thể hiện sự ủng hộ quyết định chính đáng của dân tộc Đài Loan.

Tham vọng giải phóng Đài Loan

Đài Loan tuy nhỏ, nhưng, nằm vào vị trí quan trọng của Chuỗi hải đảo số 1 trong chiến lược Biển Thái Bình Dương của Hoa Kỳ cũng như thế giới.

Chuỗi hải đảo số 1 kéo dài từ Đài Loan tới Eo biển Malacca nhằm ngăn chận Hải quân Trung Quốc tiến vào Thái Bình Dương.

Thái Bình Dương không thuộc chủ quyền của bất cứ quốc gia nào. Không ai độc quyền. Nhưng, mọi hoạt động đều phải tuân hành nghiêm chỉnh Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Duy trì quyền hàng hải tự do trên biển sẽ phục vụ quyền lợi của mọi quốc gia, không có luật trừ.

Mặc dù Trung Cộng và Hoa Kỳ đã đóng vai chính trong việc soạn thảo UNCLOS, nhưng, Bắc Kinh chỉ thi hành điều nào mang lại quyền lợi ích kỷ cho Trung Quốc. Điều này thể hiện rõ ràng trên Biển Nam Trung Hoa khi Bắc Kinh bất chấp sự phản đối của các quốc gia nạn nhân.

Từng ngày, từng giờ, Bắc Kinh lấn áp, chèn ép các Quốc gia Duyên hải Đông Nam Á, vi phạm thường xuyên UNCLOS để mở rộng quyền kiểm soát, quyền khai thác, quyền sử dụng trên Biển Nam Trung Hoa (SCS).

Sau khi xóa bỏ quyền tự trị của Hồng Kông thì Bắc Kinh đề ra mục tiêu thu hồi Đài Loan để mở đường tiến tới khống chế Tây Thái Bình Dương.

Năm 2013, Tổng thống Barack Obama hội đàm riêng và bí mật với Chủ tịch Tập Cận Bình tại Nam California để chia đôi Thái Bình Dương. Hậu quả: (1) Bắc Kinh kiểm soát chặt chẽ hoạt động trên Biển Đông Trung Hoa (ESC) và Biển Nam Trung Hoa (SCS). (2) Bồi đắp và xây 7 đảo nhân tạo tại Nhóm đảo Trường Sa (Spratly Islands, Nam Sa). (3) Quân-sự-hoá SCS. (4) Từng bước, Bắc Kinh kiểm soát mọi hoạt động trên Biển Nam Trung Hoa trái với các quy định trong UNCLOS.

Đắc cử chức Tổng thống Hoa Kỳ năm 2017, Donald Trump đã mau chóng xây dựng sức mạnh quân sự và kinh tế để đối đầu với Tập Cận Bình, đặc biệt tại Châu Á Thái Bình Dương.

Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương được cụ-thể-hoá chính sách kiềm chế Bắc Kinh tại Châu Á – Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương”, gồm có Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đại Hàn, Ấn Độ, Úc Đại Lợi trong mọi lĩnh vực quân sự, kinh tế, chính trị, ngoại giao.

Cốt lõi của chiến lược này nhằm kiềm chế tham vọng thống trị thế giới của Trung Cộng. Tổng thống Trump đòi hỏi các quốc gia trong khu vực Châu Á và bên ngoài có liên quan đến quyền lợi phải đóng góp theo khả năng để bảo đảm sự quân bình.

Không ít quốc gia phàn nàn do bị mất cơ hội làm ít mà hưởng nhiều tạo điều kiện cho Tập Cận Bình bành trướng thế lực khắp địa cầu qua nhiều biện pháp khác nhau: chính trị độc tài, ngoại giao chiến lang, quyết đoán quân sự, thâm nhập chính trường, phá hoại thể chế chính trị dân chủ, tự chủ.

Tổng thống Donald Trump cương quyết loại trừ khả năng thống trị của Tập Cận Bình, nhưng, gặp phản ứng ở nhiều mức độ khác nhau tuỳ theo quyền lợi quốc gia. Đồng minh của Hoa Kỳ muốn hưởng nhiều nhất mà đóng góp ít hơn trong nhiệm vụ chống sự bành trướng, bá quyền của Bắc Kinh.

Sau khi Trump thất cử, Tập không còn che đậy tham vọng thống trị toàn cầu. Tập Cận Bình đang cố nhổ cái gai Đài Loan bằng mọi giá. Từng giờ, từng phút, từng giây, Tập tạo điều kiện nhổ chiếc gai Đài Loan để thong dong đưa quân khống chế Tây Thái Bình Dương, đồng thời, thế chân Hoa Kỳ tại Trung Đông khi Tổng thống Joe Biden từ bỏ vai trò lịch sử điều phối nguồn dầu hoả của Ả Rập Xê Út.

Cơn bão đang thành hình trên Thái Bình Dương

Khát vọng giáp mặt với Tập Cận Bình nên Tổng thống Joe Biden rất hãnh diện vì đã gặp riêng với Tập Cận Bình tới 68 giờ đồng hồ mà chỉ có mặt một thông dịch viên duy nhất. Obama-Biden làm ngơ khi Bắc Kinh ngang nhiên thao túng SCS cứ như chiếc ao nhà của Trung Cộng vi phạm nội dung Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và năm 2016 đã không tuân thủ Phán quyết của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) trong vụ Phi Luật Tân kiện Trung Quốc vi phạm quyền-chủ-quyền trên Biển Nam Trung Hoa.

Từ khi Biden vào Toà Bạch Ốc đã không có hành động chống đối quyết liệt đối với tham vọng vô bờ của Bắc Kinh trên Biển Nam Trung Hoa.

Dư luận Trung Quốc có 55% ủng hộ cuộc chiến giành lại Đài Loan so với 33% chống. Có 90% cư dân Đài Loan vào năm 2022 nhận là người Đài Loan và chỉ có 1.3% muốn thống nhất với Trung Cộng.

Tất cả tàu bè trên thế giới đều tự do hàng hải trên hai biển Đông Bắc và Đông Nam Trung Hoa nên họ chống các quy định từ Bắc Kinh vì không phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982.

Nếu Bắc Kinh thâu tóm Đài Loan, đồng nghĩa với thả con quái vật Trung Cộng đe dọa tới mọi hoạt động hàng hải, hàng không của nhân loại tại Châu Á Thái Bình Dương.

Bảo vệ Đài Loan đồng nghĩa với duy trì quyền tự do hàng hải, giao thương trên hai Biển Đông và Nam Trung Hoa theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Đại-Dương  

Trở lại