CON ĐƯỜNG MỚI CỦA PHILIPPINES

Đại-Dương

    

Tài liệu tham khảo:

PH Navy deploys unmanned drone to secure Malampaya gas field (Manila Times)

Marcos seeks help of Gulf states in ensuring peace in South China Sea (Rappler)

South China Sea a ticking time bomb waiting to explode (Asia Times)

Philippines Again Calls Out China For ‘Unsafe Actions’ in South China Sea (Diplomat)

War With China? Possible, But Not for Reasons You Think (National Interest)

Marcos urged to find 'competent' PCG chief (Manila Times)

 

CON ĐƯỜNG MỚI CỦA PHILIPPINES

Đại-Dương

Hoa Kỳ và Phi Luật Tân đă kư Hiệp ước Pḥng thủ Hỗ tương từ năm 1951. Hoa Kỳ thuê Vịnh Subic và căn cứ Không quân Clark của Phi từ năm 1947 đến 1991 cho 15,000 lính Mỹ trú đóng để phục vụ chiến lược Châu Á Thái B́nh Dương.

Năm 1991, Mỹ xin gia hạn bị Thượng viện Phi bác bỏ. Từ đó, Phi Luật Tân tự khai thác rồi cho ngoại quốc thuê từng phần Vịnh làm kinh tế mà đều thất bại. Giới chính trị gia Phi Luật Tân đă đánh mất cơ hội làm giàu cho dân chúng và canh tân xứ sở.

Sau khi Việt Nam Cộng Hoà sụp đổ năm 1975, Tây Phương lo khai thác thị trường Trung Cộng, các tiểu quốc cộng sản ở Châu Âu lần lượt sụp đổ nên Hoa Kỳ không cần đến Vịnh Subic.

Kinh tế phát triển làm cho Bắc Kinh có cơ hội bành trướng thế lực và lănh thổ. Các quốc gia Đông Nam Á chưa t́m được con đường tự chủ nên bị Bắc Kinh đưa dây cho buộc cổ. Tham vọng của Bắc Kinh vô bờ được che đậy bằng khẩu hiệu “cùng chung vận mệnh” làm cho nhiều quốc gia Đông Nam Á không thể bảo vệ chủ quyền trên biển.

Mỗi ngày, Bắc Kinh áp đặt thêm một yêu sách về chủ quyền và quyền-chủ-quyền, quyền-tài-phán trên biển nhằm đẩy các quốc gia duyên hải Đông Nam Á co rút vào gần đất liền. Các mỏ dầu hoả và khí đốt cũng như thuỷ sản giá trị cao và dồi dào đều ở xa đất liền.

Đường Chín đoạn, Đường Lưỡi ḅ, Đường Chín khúc, Đường chữ U do Trung Hoa Dân Quốc công bố năm 1948 giống như Vạn lư Trường thành trên biển của Trung Cộng. Nó hoàn toàn phi lư đối với công pháp quốc tế để Bắc Kinh làm chủ một vùng rộng lớn trên Biển Nam Trung Hoa (SCS). Các Quốc gia Duyên hải Đông Nam Á (Việt Nam, Phi Luật Tân, Mă Lai Á, Indonesia, Singapore, Brunei) phản đối rời rạc, chiếu lệ và yếu ớt tạo điều kiện cho Bắc Kinh thực thi chủ quyền trên SCS. Đường Lưỡi ḅ không phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Năm 2013, Phi Luật Tân đâm đơn kiện Trung Cộng lên Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển 1982 (PCA) do UNCLOS thiết lập. Bắc Kinh không tham gia, nhưng, PCA vẫn thụ lư theo đúng quyền hạn đă quy định.

Ngày 12 tháng 7 năm 2016, Toà án Trọng tài Thường trực tuyên phán “không có căn cứ pháp lư cho việc Trung Cộng nêu Quyền Lịch Sử đối với các tài nguyên thiên nhiên nằm trong vùng biển trong Đường Chín đoạn”.

Ngoại trừ chú bé tí hon Tân Gia Ba dựa lưng Hoa Kỳ lên án gay gắt vụ Bắc Kinh lạm quyền trên Biển Nam Trung Hoa trong khi các nước khác câm như hến. Họ không xứng đáng với danh xưng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Bắc Kinh thành công trong việc chia rẽ ASEAN trong hồ sơ Biển Nam Trung Hoa nên biến Đường 9 đoạn thành Đường 10 đoạn kéo tới Đài Loan. Đa số các nước Đông Nam Á vẫn chưa t́m thấy hành động chung.

Trái lại, tham vọng của Bắc Kinh chạm phải Đại Hàn sát nách, Nhật Bản cận kề với Quân đội ngày càng tinh nhuệ và được trang bị hiện đại nên không lấn thêm được tất biển nào.

Đệ thất Hạm đội, lớn nhất trong các Hạm đội Hoa Kỳ trú đóng thường trực tại hải cảng Yokosuka kể từ năm 1945 cùng với 50,000 Thuỷ quân Lục chiến Mỹ và 28,500 Thuỷ quân Lục chiến Mỹ thường trực tại Nhật Bản và Đại Hàn chẳng phải là nơi dễ đụng tới. Nhờ thế, Đại Hàn và Nhật Bản không ngán Trung Cộng tấn công nên có thể dồn nỗ lực phát triển kinh tế, trang bị quốc pḥng, thao dượt chung với Hạm đội 7 khiến Bắc Kinh không thể đe dọa trên Biển Đông Trung Hoa (ECS).

Trái lại, 10 quốc gia Đông Nam Á như một giỏ cua chưa bao giờ đồng ư kế hoạch chống Trung Cộng nên cứ ngậm đắng nuốt cay trước các lời hứa không tiền bảo chứng của Bắc Kinh. Kêu gọi sự đoàn kết của 10 nước Đông Nam Á giống như hái sao trên trời!!!

Các yếu điểm của Phi Luật Tân

Qua nhiều đời Tổng thống Phi Luật Tân đều đi dây trong mối quan hệ với Bắc Kinh, đặc biệt nhất phải kể đến Tổng thống Phi Luật Tân, Rodrigo Duterte (2016-2022) từng bán linh hồn cho Tập Cận B́nh. Duterte công khai thoá mạ Hoa Thịnh Đốn và quỳ luỵ Tập Cận B́nh nên công khai sỉ nhục các chính quyền Mỹ, hạn chế việc lên án các hành vi sai trái của Bắc Kinh trên Biển Nam Trung Hoa (SCS).

Đảo Mindanao rộng bằng 1/3 nước Việt Nam tập trung hơn 80% người Hồi giáo ở Phi Luật Tân. Năm 1965 Phong trào độc lập Mindanao ra đời. Năm 1984 Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro (MILF) ra đời đưa ra chủ trương đ̣i độc lập. Một yếu tố đe dọa sự toàn vẹn lănh thổ của Phi Luật Tân.

Chính sách đi dây giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng đă ngăn cản sự phát triển của Phi Luật Tân trên phương diện ư thức hệ, kinh tế, chính trị, ngoại giao. Phi Luật Tân, Đại Hàn, Nhật Bản đều có Hiệp ước Pḥng thủ Hỗ tương với Hoa Kỳ, nhưng, Manila vẫn ở trong nhóm nước đang phát triển so với hai nước phát triển, b́nh an. Lợi tức b́nh quân đầu người năm 2023 của Nhật Bản 33,950 USD, Đại Hàn 33,147 USD so với Phi Luật Tân 3,859 USD. Nhật Bản, Đại Hàn cho việc khi Manila đi xin việc khắp thế giới.

Tương lai Phi Luật Tân

Ngay sau khi được Quốc hội xác nhận kết quả bầu cử ngày 26/5/2022, Tân Tổng thống Ferdinand “Bongbong” Marcos Jr. đă công bố các mục tiêu ưu tiên: Biển Tây (SCS); quan hệ với Trung Cộng trên căn bản luật pháp quốc tế; phát triển kinh tế và hỗ trợ người dân.

Qua bao nhiêu vị tiền nhiệm đều đưa mối quan hệ với Bắc Kinh lên hàng đầu để được lợi ích kinh tế, đặc biệt đối với vị tiền nhiệm Rodrigo Duterte đến mực quỵ luỵ, hèn hạ. Dĩ nhiên, gồm cả số quan chức tham ô trong guồng máy.

Sau khi ổn định, chuyển tiếp, Tổng thống Marcos Jr bắt đầu thanh lọc hàng ngũ lănh đạo làm rung động guồng máy dân sự cũng như quân đội.

Năm 1972 Hải quân Việt Nam Cộng ḥa trở thành lực lượng hải quân lớn nhất Đông Nam Á và lớn thứ 4 thế giới theo số lượng tàu chiến và binh sĩ, chỉ sau Liên Xô, Hoa Kỳ và Trung Cộng mà người đứng đầu chỉ mang cấp bậc Đề đốc 2 sao vào phút cuối cuộc chiến.

Trong khi đó, Hải quân Phi Luật Tân nhỏ hơn mà có quá nhiều Đô đốc, Phó đô đốc nên Tổng thống Ferdinand Marcos Jr phải đưa thành phần trẻ hơn thay thế.

Các ngành khác trong Quân đội Phi Luật Tân cũng đưa các sĩ quan trẻ tuổi hơn thay thế. Ngành dân sự loại bỏ những quan chức gắn bó với Bắc Kinh.

Biển Nam Trung Hoa không của riêng ai. Nhưng mọi thành viên liên hệ phải hành xử theo đúng quy luật quốc tế mới đem lại hoà b́nh và phát triển cho khu vực sôi động này.

South China Sea (SCS) do các nhà hàng hải quốc tế cổ xưa đặt tên theo hướng đến Trung Quốc chứ không liên hệ tới chủ quyền. Vịnh Mễ Tây Cơ không phải của nước này. Ấn Độ Dương không phải của Ấn Độ.

Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) đă định nghĩa rơ ràng về chủ quyền biển và quy luật sử dụng thật chi tiết nhằm tránh xung đột và tranh chấp trên các biển khắp thế giới.

Mọi quốc gia kư kết và phê chuẩn phải tuân hành nghiêm chỉnh hầu tránh sự hiểu lầm, tranh căi và xung đột giữa các quốc gia chủ quyền và các nước thông qua Biển Nam Trung Hoa.

Hoa Kỳ và Trung Cộng đóng vai tṛ chính trong việc soạn thảo UNCLOS. Nhưng, Hoa Thịnh Đốn kư kết mà Quốc hội không phê chuẩn v́ hai lư do: 1) Có nhiều sự tương đồng với các quy định quốc tế đă có từ trước nên Hoa Kỳ gần như tuân thủ tất cả các quy định. 2) Hoa Kỳ không chấp nhận về khoảng cách giữa tàu bè và đất liền v́ tầm xa của đại bác trên chiến hạm hiện nay xa hơn khi soạn thảo nhiều.

Nhu cầu phải điều chỉnh trên SCS

1- Chính sách đèn nhà ai nấy rạng ở trên biển cần phải huỷ bỏ một cách triệt để mới có thể chặn đứng tham vọng vô bờ của Bắc Kinh.

2- Tất cả tàu bè lưu thông trên Biển Nam Trung Hoa phải tuân thủ triệt để Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982.

3- Vấn đề xung đột hoặc tranh chấp trên SCS về quyền-chủ-quyền và quyền-tài phán phải do Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển 1982 (PCA) thụ lư và phán xét. Bị đơn không tham dự vẫn phải chịu h́nh phạt.

4- Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan không liên hệ trực tiếp với SCS nên không có quyền quyết định liên quan đến chủ quyền, quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán trên Biển Nam Trung Hoa. Họ luôn luôn đứng về phía Bắc Kinh khiến cho Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) trên Biển Đông vẫn dậm chân suốt 10 năm mà cứ le lói.

Tổng thống Ferdinand Marcos Jr đang làm cuộc cách mạng tách rời Chủ tịch Tập Cận B́nh để đưa đất nước vào quỹ đạo Hiệp ước Hỗ tương với Hoa Kỳ để giành lại vai tṛ bảo vệ quyền lợi chính đáng của Phi Luật Tân trên biển Nam Trung Hoa.

Bắc Kinh ngày càng đe dọa và lấn áp trên SCS mà tại sao các Quốc gia Duyên hải Đông Nam Á chưa đoàn kết chặt chẽ để bảo vệ chủ quyền, quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán hợp pháp theo đúng quy định của UNCLOS.

Đơn phương Chống tham vọng của Bắc Kinh trên Biển Nam Trung chưa đủ mà cần sự đoàn kết chặt chẽ giữa các quốc gia duyên hải Đông Nam Á dựa vào Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 và Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển 1982 (PCA).

Đại-Dương  

Trở lại