CON ĐƯỜNG THOÁT CỘNG CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

Đại-Dương 

 

Nhiều quốc gia trên thế giới nhỏ hơn Việt Nam đă thoát khỏi Chủ nghĩa Cộng sản với ít thiệt hại nhất.

Cách mạng Dân tộc hạ gục Chủ nghĩa cộng sản

Trong thời đại hoàng kim của Chủ nghĩa Cộng sản do Liên Xô và Trung Quốc lănh đạo đă có nhiều chư hầu đằng đằng sát khí, đầy rẫy hận thù khắp năm Châu mà vẫn bị các chư hầu nhỏ bé ở Đông Âu như Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi giải thoát dân tộc khỏi ách thống trị Cộng sản.

Chủ nghĩa Dân tộc đă thắng Chủ nghĩa Cộng sản bằng một câu ngạn ngữ từng lưu truyền trong túi khôn loài người: “Nước có thể nâng thuyền lên, nhưng, cũng có thể làm lật thuyền”.

Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi thành công nhờ: (1) Tin vào sức mạnh của người dân chứ không cần tới vũ lực. Vũ lực nào mạnh bằng ư chí của toàn dân? (2) Không ngóng trông vào khả năng can thiệp từ bên ngoài nên đặt kỳ vọng vào sự đoàn kết của dân tộc. (3) Chọn phương thức đấu tranh thích hợp nhất: Ba Lan đ̣i quyền lợi cho thợ thuyền và đời sống thường ngày. Tiệp Khắc đ̣i tự do. Hung Gia Lợi đ̣i đa đảng.

Những nhà lănh đạo đó đă vận động kiên tŕ hàng thập niên mới có thể tạo nên cuộc “Cách Mạng Dân Tộc” dẫn đến bến bờ tự do: (1) Tập hợp một số nhân vật “yêu nước chân chính” muốn đ̣i lại quyền sống, quyền tự do, quyền tự chủ cho toàn dân. (2) Không chọn giải pháp quân sự v́ biết rơ vô phương đương đầu với guồng máy quân sự đồ sộ của Đệ tam Quốc tế thông qua Hiệp Ước Warsaw kư năm 1955 gồm 7 quốc gia (Liên Xô, Ba Lan, Bảo Gia Lợi, Đông Đức, Hung Gia Lợi, Lỗ Ma Ni, Tiệp Khắc) để làm đối trọng với NATO thành lập năm 1949 gồm 30 quốc gia mà Hoa Kỳ, Pháp, Anh làm cột trụ. Liên Xô đă viện dẫn Hiệp Ước Warsaw để hợp-pháp-hóa việc can thiệp nhằm đàn áp các cuộc nổi dậy ở Hung Gia Lợi (1956), Chiến tranh Việt Nam (1958), Tiệp Khắc (1968), Angola (1975-1989). (3) Nhờ Tổng thống Ronald Reagan và Thủ tướng Anh Cát Lợi, Margaret Thatcher kiềm chế Tổng thống Nga, Mikhail Gorbachev và ủng hộ tinh thần độc lập tự chủ dân tộc mà các quốc gia Đông và Trung Âu lần lượt xây dựng quyền tự quyết dân tộc, thoát khỏi ách thống trị Cộng sản.

Việt Nam qua giải pháp quân sự

Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm không đồng ư đề nghị của Tổng thống John Kennedy muốn đưa lính Mỹ vào Miền Nam vĩ tuyến 17 mà chỉ yêu cầu Hoa Kỳ viện trợ phát triển kinh tế và xây dựng Quân đội Việt Nam Cộng Hoà hùng hậu, hiện đại nhằm đủ sức ngăn chặn làn sóng cộng sản được che đậy dưới chiêu bài “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”.

Hoa Kỳ không đồng ư nên đă khuyến khích và ủng hộ cuộc đảo chính do các Tướng lănh Việt Nam thực hiện năm 1963 theo giải pháp quân sự của Đảng Dân Chủ do Tổng thống Kennedy và Tổng thống Johnson lănh đạo (1963-1969). Giới Tướng lănh Việt Nam Cộng Hoà ưu tiên cho giải pháp quân sự nên ủng hộ quyết định của Chính phủ Lyndon Johnson. Từ đó, Cuộc chiến Vệ quốc của Việt Nam Cộng Hoà lệ thuộc vào nhiệt độ nóng/lạnh ở Hoa Thịnh Đốn!!!

Khi Đảng Dân chủ Mỹ chuyển hướng đă khuyến khích và yểm trợ tích cực cho việc bỏ rơi Việt Nam Cộng Ḥa qua làn sóng phản đối cuộc chiến tranh rầm rộ tại Hoa Kỳ và các quốc gia Châu Âu. Yếu tố quan trọng này đă đảo ngược cuộc Chiến tranh Việt Nam.

Một số du học sinh từ Việt Nam Cộng Hoà tại Âu Mỹ, đặc biệt ở Hoa Kỳ khi hết thời hạn du học bèn tham gia vào Phong trào Phản chiến sở tại hầu tránh bị trục xuất mà vẫn khoác lên người “chiêu bài yêu nước”. Kiểu gian lận của chúng trở nên trơ trẽn khi “đất nước sạch bóng quân thù” mà chẳng chịu về “Việt Nam Thống nhất” để xây dựng quê hương giàu đẹp. Tại sao họ vẫn bám trụ vào các nước Âu-Mỹ để tiếp tục “vai tṛ nằm vùng” cho nhà cầm quyền Cộng sản?

Người Việt Nam từ cổ chí kim thường tự hào là một dân tộc anh hùng từng đánh bại các đế quốc sừng sỏ nhất thế giới mà sao toàn cơi Việt Nam phải chịu sống dưới gót giày Cộng sản hơn 47 năm?

Kinh nghiệm sống suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam đă dựa vào sức mạnh quân sự để tồn tại trước chủ trương đồng hoá của Đế quốc Trung Hoa. Có lẽ v́ thế mà dân tộc Việt Nam ưa thích áp dụng biện pháp quân sự để giải quyết mọi cuộc xung đột hoặc bất đồng với lân bang cũng như các phe nhóm trong nước.

Hiệp định Geneve 1954 chấm dứt sự thống trị suốt 80 năm của Đế quốc Pháp, nhưng, không giúp được ǵ cho sự hoà giải Quốc-Cộng trong khi nhiều nước trên thế giới đă làm được.

Cốt lơi của Hiệp định Geneve 1954: (1) Pháp chấm dứt cuộc chiến tại Việt Nam. (2) Hoà giải và Hoà hợp hai Miền Nam, Bắc.

Nhưng, Đại diện của Quốc Gia Việt Nam không kư vào Hiệp định Geneve 1954 v́ biết rơ tham vọng thống trị của Cộng sản Quốc tế. Người Việt Nam chân chính không muốn dân tộc trở thành một con ốc trong guồng máy Cộng sản Quốc tế.

Sau Hiệp định Geneve 1954, số người Miền Nam Việt Nam tập kết ra Bắc chỉ bằng 1/10 số người di cư từ Bắc vào Nam. Trong số Cán binh Cộng sản trốn ở lại Miền Nam có cả Xứ ủy Nam Bộ, Lê Duẩn để thi hành chỉ thị “nhuộm đỏ Việt Nam” của Đệ tam Quốc tế.

Ư nguyện của hơn 20 triệu người dân Miền Nam vĩ tuyến 17 là xây dựng một xă hội không phân biệt giai cấp, tôn giáo, chủng tộc, tôn trọng mọi thành phần trong xă hội, không phân biệt đối xử để tiến tới một quốc gia phát triển toàn diện, hội nhập với thế giới văn minh.

Chỉ trong một thời gian ngắn, Việt Nam Cộng Hoà được nhiều cường quốc trên thế giới công nhận và thiết lập bang giao. Thủ tướng Lư Quang Diệu từng mơ ước nước Tân Gia Ba được như Việt Nam Cộng Hoà.

Trái lại, Đảng Cộng sản của Hồ Chí Minh cai quản Miền Bắc vĩ tuyến 17 đă biến miền Bắc thành một mắt xích trong guồng máy Cộng sản Quốc tế để tiến hành cuộc xâm lăng Việt Nam Cộng Hoà.

Thất bại tất yếu của giải pháp quân sự sau năm 1975

Cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm toàn bộ Miền Nam Việt Nam nhờ sự ủng hộ và viện trợ tuyệt đối trên mọi phương diện từ Thế giới Cộng sản.

Phần đất phía Nam vĩ tuyến 17 đă nổi lên nhiều tổ chức kháng chiến bằng vũ lực tại thành thị cũng như nông thôn đă mau chóng thất bại v́ các lư do: (1) Những người có kinh nghiệm chiến trường đă bị Nhà cầm quyền Cộng sản lùa vào các trại tù từ Bắc chí Nam. Sĩ quan cấp thấp hoặc hạ sĩ quan không đủ khả năng xây dựng lực lượng quân sự cần thiết và không có nguồn cung cấp vũ khí, đạn dược nên dẫn tới tàn lụi. (2) Dựa vào các giáo khu nên dễ bị Nhà cầm quyền Cộng sản thanh toán gọn. (3) Làn sóng vượt biên, vượt biển của những người không muốn sống dưới chế độ cộng sản (đồng nghĩa với tinh thần chống cộng cao) làm cho lực lượng chống cộng ṃn mỏi từng ngày. (4) Mạng lưới công an nhân dân dày đặc với các “ông ba mươi” làm cho cuộc truy quét các tổ chức hoặc cá nhân chống đối dễ như trở bàn tay! (5) Một số giáo khu tôn giáo không hợp tác với Nhà nước Cộng sản cũng không đủ sức đối đầu quân sự với Công an mà không cần tới Quân đội. (6) Một số người muốn thiết lập mật khu để chiến đấu lâu dài với nhà cầm quyền cộng sản. Những vùng đó từng là mật khu của Cộng sản nên dễ lộ và bị tiêu diệt.

Tuy có nhiều cố gắng mà người Việt phía Nam vĩ tuyến 17 vẫn không thể xây dựng thế trận nhân dân v́ hàng triệu người đă bỏ nước ra đi với nhiều mục đích và phương tiện khác nhau khiến cho vượt biên vượt biển đă trở thành chọn lựa tất yếu của giới trẻ, người đứng tuổi, ngoại trừ tuổi già, sức yếu.

Kiểu “Chống Cộng Tiêu cực” này đă giúp Đảng Cộng sản Việt Nam nhanh chóng ổn định t́nh h́nh để Xây dựng Nhà nước Việt Nam theo mô h́nh Liên Xô.

Nhưng, lớp cán bộ khố rách áo ôm từ Miền Bắc vào Nam, từ rừng rú ra thành thị tiếp thu nền kinh tế phồn thịnh và văn minh của Việt Nam Cộng bằng hai cách. Một là, người Nam nhận họ (Việt Nam Cộng Hoà), người Bắc (Cộng sản) nhận hàng. Hai là, đẩy người thành thị vào nơi rừng thiêng nước độc làm mất một lực lượng lao động giàu sáng tạo để áp đặt các biện pháp kinh tế “cơ bắp” quen thuộc tại Miền Bắc vĩ tuyến 17.

Phồn vinh đội nón ra đi để cho đói rách ngự trị Ḥn ngọc Viễn Đông!!!

Làn sóng vượt biên, vượt biển trở thành giấc mơ của một dân tộc duy nhất tồn tại theo thời gian trong gịng Bách Việt. C̣n ai nhớ tới một nước Việt hào hùng trước các cuộc xâm lăng từ các sắc tộc Bắc Phương? Chạy … chạy và chạy đă hướng dẫn cuộc sống sau khi Chủ nghĩa Cộng sản lót ổ trên quê hương Việt Tộc.

Người Việt hải ngoại sau khi tạm ổn định cuộc sống đă xây dựng Lực lượng Giải phóng Việt Nam tại Pháp, Hoa Kỳ, Úc Đại Lợi được Người Việt Hải ngoại nhiệt t́nh ủng hộ.

Giải pháp quân sự quen thuộc lại xuất hiện trên con đường giành lại quê hương của người Việt Hải ngoại chỉ có tiếng mà không có miếng v́ các sai lầm căn bản mà ít ai lưu ư: (1) Lực lượng Trần Văn Bá ở Paris đă tổ chức 10 đợt xâm nhập vào Việt Nam bằng đường bộ và đường biển trong giai đoạn 1981-1984 đều thất bại. Chuyến cuối cùng có Trần Văn Bá đă bị bắt ngay sau khi đổ bộ vào làng Minh Hải, Cà Mau đêm 11 tháng 9 năm 1984. Cộng sản Việt Nam đă xử bắn ông Bá ngày 8 tháng 1 năm 1985. (2) Cựu Phó đề đốc Hoàng Cơ Minh lập “Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam” vào năm 1980 và năm sau lập Chiến khu ở Thái Lan gần biên giới Lào được dư luận người Việt rộng răi trên thế giới ủng hộ. Đầu năm 1982 Ông tổ chức những đợt hành quân Đông tiến, xuyên Lào trở về Việt Nam đều thất bại. Ngày 7 tháng 7 năm 1987, Hoàng Cơ Minh đích thân chỉ huy cuộc hành quân “Đông Tiến II” lần thứ 2 xâm nhập Việt Nam để đến Tây Nguyên xây dựng căn cứ địa kháng chiến. Nhưng, đă bị quân cộng sản Việt-Lào chặn đánh. Ông Minh bị thương và tự sát. Kế hoạch lập chiến khu ở Việt Nam tan thành mây khói.

Giải pháp quân sự thất bại v́: (1) Quăng đường tiếp tế vạn dặm không thể duy tŕ. (2) Người Việt quá coi thường hoạt động t́nh báo của Khối Cộng tại Tây Phương nên bị Hà Nội biết rơ kế hoạch để chặn bắt trọn ổ trên đất liền. (3) Cộng sản Việt-Miên-Lào vào thời kỳ đó đều do Hà Nội chỉ huy. Việt Nam cài cắm điệp viên vào các tổ chức chống cộng ở Hải ngoại quá dễ dàng nên nhất cử nhất động đều tới Hà Nội cấp thời.

Các cuộc vận động chính trị ở Tây Phương đều không có tác dụng đối với Cộng sản Việt Nam v́: (1) Lời tố cáo và đe dọa của các nhóm chính trị lưu vong tới chính sách của Nhà cầm quyền Cộng sản không có tác dụng lớn v́ không tới tai đồng bào quốc nội. (2) Tây Phương chưa muốn gây áp lực lên Hà Nội khi chỉ dựa vào một số nhỏ cử tri. (3) Bang giao và buôn bán đa phương, song phương quan trọng hơn ư kiến của một sắc dân thưa thớt và rải rác. Tự do ngôn luận không đồng nghĩa với áp lực ngoại giao.

Xây dựng cuộc Cách mạng Dân tộc

Đây là một công tác lâu dài đ̣i hỏi sự kiên tŕ, nhẫn nại và ư chí của mọi người muốn dựng lại một quốc gia đáp ứng nguyện vọng của mọi tầng lớp dân tộc.

Lịch sử Việt Nam từng bị chia rẽ hàng trăm năm rồi đoàn kết xây dựng một quốc gia hùng mạnh, hài hoà. Nam Bắc Phân tranh, Vua Lê, Chúa Trịnh, Nhà Lê Trung hưng (1533-1789) và Nhà Tây Sơn (1778-1802).

Tuy có khác thời gian và niên kỷ, nhưng, người Việt Nam dù không c̣n giữ quốc tịch Việt Nam mà vẫn thuộc ṇi giống Lạc Hồng nên cứ ôm khát vọng thấy Việt Nam sáng chói trên trường quốc tế.

Chúng ta cần phải làm ǵ?

Thứ nhất, ở bất cứ nơi nào trên thế giới cũng phải chống lại Chủ nghĩa Cộng sản, Chủ nghĩa Xă hội mà xiển dương quyền tự quyết dân tộc, quyền tự do mà không làm phương hại tới kẻ khác.

Thứ hai, tuyệt đối không giao dịch với đảng viên cộng sản và con cháu của chúng dù tại Việt Nam hay hoạt động ở hải ngoại. Tránh “nuôi ong tay áo, nuôi khỉ ḍm nhà”.

Thứ ba, giao dịch với Toà Đại sứ hoặc Lănh sự quán của CSVN sẽ bị sụp bẫy bất cứ lúc nào. Kính nhi viễn chi là túi khôn của loài người.

Thứ tư, đừng quá tin những dissident ở quốc nội mà số lớn đang đầu tư một bộ quốc tịch nước ngoài. Dissident nổi tiếng Dương Thu Hương từng ra ră chửi Hà Nội đồng thời sỉ nhục những nhân vật chống cộng ở hải ngoại là chính trị gia xa lông. Nhưng, bản thân bà ta cũng đă làm trên bàn phím những mong có dữ kiện nhập tịch Pháp Quốc! Những nhà đấu tranh v́ dân tộc ở Việt Nam thản nhiên ngồi tù mà nhất quyết không rời đất nước với bất cứ giá nào.

Thứ năm và quan trọng hơn hết. Người Việt Hải ngoại cần nghiêm khắc xét lại ảnh hưởng của kiều hối đối với tiền đồ dân tộc Việt Nam. (a) Kiều hối năm 2021 lên tới 18 tỷ USD giúp cho cán bộ trở thành triệu phú, Nhà nước mua thêm các loại vũ khí đàn áp người biểu t́nh đ̣i tự do, dân chủ, xây thêm nhà tù, thuê thêm cảnh sát, trật tự giám sát ngày đêm cuộc sống người dân. (b) Đó là chứng cớ để Thủ tướng Cộng sản Phạm Minh Chính và guồng máy tuyên truyền Nhà nước tự nhận “hơn 3 triệu người Việt Hải ngoại là công dân của nước Cộng hoà Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam”. (c) Nước Việt Nam đang cần những công dân như Tiệp Khắc, Ba Lan, Hung Gia Lợi đă từng tay không tấc sắt vẫn ngang nhiên chống lại Hiệp ước Warsaw được trang bị tận răng. (d) Hăy nuôi chí khí anh hùng cho dân tộc thay v́ lớp người chỉ chờ kiều hối để du hí!

Đông Âu đă thành công.

Tại sao người Việt Nam chưa làm?

Đại-Dương

Trở lại