CÔNG PHÁP QUỐC TẾ VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁN ĐIỆP 

Ls Lê Đức Minh

Khi vụ t́nh báo Úc đặt máy nghe lén tổng thống, phu nhân và các quan chức cao cấp của Indonesia bị bại lộ, bộ trưởng quốc pḥng Indonesia là Marty Natalegawa đă phát biểu với chủ ư làm cho mọi người tin rằng t́nh báo Úc đă làm một việc vi phạm công pháp quốc tế. Ông ta nói rằng hoạt động của t́nh báo Úc vi phạm pháp luật tại Indonesia, vi phạm pháp luật của Úc, vi phạm công pháp quốc tế và vi phạm nhân quyền.

V́ ông Marty Natalegawa là bộ trưởng ngoại giao Indonesia cho nên ông hiểu rất rơ về luật pháp của Indonesia và công pháp quốc tế. Tuy nhiên ông Marty Natalegawa lại không nắm vững về luật pháp của Úc. Thật ra hoạt động nghe lén điện thoại của t́nh báo Úc có thể vi phạm pháp luật của Indonesia và công pháp quốc tế nhưng lại không vi phạm pháp luật của Úc. V́ sao?

Theo hiến pháp và pháp luật của Indonesia việc nghe lén mà không có án lệnh của ṭa án là hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nhân quyền của người bị nghe lén. Những hành vi nói trên sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc tại Indonesia. Trên phương diện này pháp luật Indonesia bảo vệ nhân quyền và quyền riêng tư của công dân không thua ǵ pháp luật của những quốc gia dân chủ ở phương Tây.

Tại Úc đạo luật Telecommunications (Interception and Access) Act 1979 cũng cấm việc đặt máy nghe lén điện thoại. Tuy nhiên đạo luật này chỉ ngăn cấm việc nghe lén điện thoại trên các mạng thông tin trong nội địa của nước Úc, và không nhắc ǵ đến việc nghe lén điện thoại trên lănh thổ của những quốc gia bên ngoài nước Úc. Do đó việc nghe lén điện thoại tại Indonesia hoàn toàn không vi phạm luật pháp liên bang Úc.

Việc nghe lén điện thoại của cơ quan t́nh báo Úc tại Indonesia có thể gọi là hoạt động gián điệp quốc tế. Nói chung hoạt động gián điệp được tiến hành nhằm thu thập tin tức của những quốc gia khác do cơ quan t́nh báo của các quốc gia tiến hành với mục đích an ninh hay quốc pḥng, hay trong lĩnh vực kinh tế.

Đa số các quốc gia đều có những đạo luật ngăn cấm các hoạt động t́nh báo trong nội địa của các quốc gia đó. Tại Úc điều này được ghi rơ trong điều 91.1 của bộ luật h́nh sự Criminal Code Act 1995. Tại Indonesia điều này được quy định bởi điều 113-15 của bộ luật h́nh sự. Cũng theo luật pháp của Indonesia th́ các hoạt động nhằm đánh cắp tài liệu hay tin tức, tức là các hoạt động t́nh báo của thế kỷ 20, đều bị ngăn cấm.

Việc t́nh báo Úc đặt máy nghe lén điện thoại riêng của phu nhân tổng thống Indonesia được xác định là một hoạt động gián điệp hay không c̣n là vấn đề cần phải bàn căi. Tuy nhiên việc làm này hoàn toàn không vi phạm pháp luật liên bang Úc v́ các cơ quan t́nh báo Úc không hoạt động gián điệp thu thập t́nh báo trong nội địa của nước Úc.

Trên phương diện quốc tế việc chống lại các hoạt động gián điệp quốc tế được quy định bởi các luật truyền thống và công pháp quốc tế. Tuy nhiên lại không hề có một đạo luật đa phương nào ngăn cấm các hoạt động gián điệp quốc tế. Điều này thật dễ hiểu v́ không có một quốc gia nào có thể bỏ qua bất cứ cơ hội nào để tiến hành các hoạt động gián điệp tại những quốc gia khác nhằm thu thập tin tức. Vấn đề là những quốc gia đó có đủ điều kiện và khả năng để tiến hành những hoạt động gián điệp đó hay không.

Thực tế nhiều quốc gia coi các hoạt động gián điệp như là một nhiệm vụ của chính phủ nhằm thu thập tin tức để có những biện pháp bảo đảm an ninh quốc gia hay bảo vệ công dân của ḿnh. Chính v́ thế nếu như có một hiệp ước song phương hay đa phương nào đó cam kết không tiến hành các hoạt động gián điệp trên đất nước của nhau, th́ hiệp ước đó chắc chắn sẽ thu hút được sự quan tâm của toàn thế giới.

Sự thực là luật truyền thống quốc tế không hề ngăn cấm các hoạt động gián điệp và hầu hết mọi quốc gia sẽ không bao giờ từ bỏ quyền được do thám và thu thập tin tức t́nh báo trên lănh thổ của những quốc gia khác. Không một quốc gia nào lại ngây thơ tin rằng những quốc gia khác sẽ cam kết tuyệt đối không tiến hành những hoạt động gián điệp trên lănh thổ của ḿnh.

Hiện tại chỉ có một số luật trong công pháp quốc tế ngăn cấm việc can thiệp vào công việc nội bộ của những quốc gia khác. Bản thân việc nghe lén điện thoại không thể được coi là can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác. Luật quốc tế truyền thống ngăn cấm một quốc gia có những hoạt động trên lănh thổ của một quốc gia khác, ngoại trừ với sự đồng ư của quốc gia đó. Trong trường hợp này việc đặt máy nghe lén trên lănh thổ ngoại quốc có thể coi là tiến hành hoạt động bất hợp pháp trên lănh thổ của nước khác. Đây chính là hoạt động của cơ quan t́nh báo Úc được tiến hành trên lănh thổ Indonesia mà không có sự cho phép của chính phủ Indonesia.

Thêm vào đó cả Úc và Indonesia đều là thành viên của Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị được kư năm 1966, trong đó hoạt động do thám, gián điệp trên lănh thổ ngoại quốc có thể coi là một hành vi vi phạm nhân quyền. Dự thảo của Liên Hiệp Ước về quyền riêng tư trong lĩnh vực truyền thông điện tử quy định rằng việc nghe lén, giám sát trên các phương tiện truyền thông điện tử có thể xem là vi phạm nhân quyền. Tuy nhiên dự thảo này đă bị Hoa kỳ và Úc chống đối quyết liệt và có thể sẽ không bao giờ được thông qua.

Công ước Vienna về quan hệ đối ngoại kư năm 1969 quy định rằng các phái đoàn ngoại giao của một quốc gia này gửi đến một quốc gia khác phải tôn trọng luật pháp của quốc gia sở tại và không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia này. Công ước này cũng quy định không được sử dụng ṭa đại sứ vào những mục đích khác với mục đích ngoại giao chính thức được ghi rơ trong công ước.

Việc sử dụng ṭa đại sứ như một trạm thu thập tin tức t́nh báo bất hợp pháp coi như vi phạm điều 41 của công ước nói trên. Tuy nhiên Indonesia đă không chứng minh được t́nh báo Úc trong nước Úc hay tại ṭa đại sứ Úc ở Jakarta đă tiến hành các hoạt động nghe lén nói trên. Do đó trên phương diện Công pháp quốc tế, Indonesia không thể kết luận rằng Úc vi phạm luật pháp quốc tế. Từ đó giải pháp của Indonesia cho vụ tai tiếng nghe lén này chỉ có thể là bằng con đường ngoại giao chứ không phải là con đường tố tụng trước ṭa án quốc tế. Do đó có thể khẳng định ngay rằng hoạt động nghe lén của t́nh báo Úc chỉ có thể vi phạm pháp luật Indonesia chứ không vi phạm pháp luật Úc hay công pháp quốc tế.

Thậm chí nếu Indonesia có thể xác định được những cá nhân trong ṭa đại sứ Úc có trách nhiệm về hoạt động nghe lén này, và có ư định truy tố trước pháp luật Indonesia th́ nước Úc sẽ lập tức lên tiếng rằng các nhân viên ngoại giao của ḿnh được hưởng đặc quyền ngoại giao miễn bị truy tố. Dĩ nhiên Indonesia không thể tiến hành truy tố các nhân viên ngoại giao của Úc.

Indonesia có thể than phiền đủ thứ chuyện và làm mọi động thái ngoại giao cần thiết, nhưng Indonesia không thể đưa sự vụ ra trước ṭa án quốc tế. Tuy nhiên bất chấp việc bế tắc để t́m ra một giải pháp khả dĩ để trừng phạt Úc trong vụ nghe lén nói trên trên phương diện luật pháp, Indonesia đă tương đối thành công trên phương diện quốc tế nhằm hạ thấp uy tín của nước Úc và uy tín của chính phủ liên bang Úc trong dư luận Úc.

Nhưng điều đáng lo ngại nhất là hậu quả của hoạt động nghe lén này có thể làm ảnh hưởng đến các chính sách về di trú của chính phủ liên bang. Nếu chính phủ Indonesia chấm dứt những trao đổi t́nh báo có liên quan đến vấn đề người tầm trú đến từ Indonesia th́ chính phủ liên bang Úc chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong việc ngăn chận làn sóng thuyền nhân đến Úc.

Là một nhà ngoại giao từng trải và kinh nghiệm, bộ trưởng Natalegawa từng là đại sứ Indonesia tại Anh và Liên Hiệp Quốc. Chắc chắn rằng ông Natalegawa không thấy có ǵ mới mẻ từ những tiết lộ của Edward Snowden về việc các quốc gia như Hoa Kỳ, Úc tiến hành các hoạt động nghe lén và giám sát quốc tế.

Điều mới mẻ có lẽ đây là lần đầu tiên dư luận quốc tế được lưu ư đến những hoạt động nghe lén và giám sát trên quy mô rất lớn. Dĩ nhiên phản ứng của các chính trị gia Indonesia đều nằm trong khả năng dự đoán của chính phủ liên bang Úc. Chính phủ Indonesia dĩ nhiên phải làm lớn chuyện để tạo thành tích chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử bầu quốc hội và tổng thống Indonesia vào năm 2014.

Điều oái ăm là dư luận Indonesia lại cảm thấy hết sức tự hào v́ Indonesia bị Úc nghe lén. Chẳng ai thèm nghe lén một quốc gia chẳng có tầm quan trọng ǵ trên thế giới, hay chẳng có bí mật ǵ đáng t́m hiểu. Việc Indonesia bị Úc hay Hoa Kỳ nghe lén chứng tỏ rằng vị trí của Indonesia trên chính trường thế giới đă thay đổi. Giới t́nh báo của Indonesia cũng khẳng định rằng không riêng ǵ Úc, mà nhiều quốc gia khác cũng đă và đang tiến hành các hoạt động gián điệp và thu thập tin tức tại Indonesia.

Cần hiểu rằng mối quan hệ giữa Úc và Indonesia là một trong những mối quan hệ ngoại giao phức tạp nhất thế giới. Trong lịch sử Úc từng can thiệp nhiều lần vào công việc nội bộ của Indonesia, mà lần gần nhất là can thiệp quân sự để giúp Đông Timor tách rời khỏi Indonesia để trở thành một quốc gia độc lập.

Tuy nhiên không v́ thế mà Indonesia cắt đứt quan hệ ngoại giao với Úc. Điều đó chứng tỏ rằng Indonesia xem trong mối quan hệ với Úc và không dễ dàng ǵ hủy hoại mối quan hệ chiến lược này.

Cũng như trong mọi xung đột quốc tế khác, giải pháp ngoại giao vẫn là giải pháp tối ưu để giải quyết vấn đề, chứ không phải là công pháp và ṭa án quốc tế.

Tài liệu tham khảo

Alison Pert, Australia’s Jakarta phone-tapping: was it illegal?, Inside Story, 27/11/2013

Colin Brown, Spying scandal: another challenge to the Australian-Indonesia relationship?, The Conversation, 7/11/13

Trở lại