Cú tát vào mặt Obama hay chính quyền Trump

Nguyễn Hoà B́nh

...tôi nghĩ sẽ có rất nhiều chuyển biến dẫn đến các biến cố lịch sử qua sự chuyển ḿnh của Hoa Kỳ. Đối lập Việt Nam cần quan sát và chuẩn bị mọi mặt để có thể tận dụng và phản ứng một cách tốt nhất với mọi chính sách chính trị của các nước lớn...”

Trong suốt 8 năm lănh đạo Nhà Trắng, Tổng Thống Barack Obama đă để lộ rơ những yếu kém trong vấn đề quốc pḥng cũng như các chính sách đối ngoại. Hầu như tất cả các chính trị gia hay các nhà nghiên cứu chính sách đối ngoại đều thừa nhận ông Barack Obama rất kém về đối ngoại. Tác giả bài viết này xin đưa ra một số ví dụ để minh chứng cho sự yếu kém của Obama.

1. Thất bại trong cuộc khủng hoảng Ukraine và Crimea sáp nhập Nga Washington đă không thể hiện được tiếng nói trong vai tṛ là một siêu cường luôn can thiệp vào các vấn đề chính trị trên thế giới. Chính quyền Obama đă đánh giá quá thấp về tầm quan trọng của các sự kiện ở Ukraine đối với Moskva. Các cuộc biểu t́nh Maidan tại Kiev và những hậu quả địa chính trị không những là một sự trêu chọc Moskva mà c̣n là một đ̣n chí tử tiềm tàng đối với hệ thống chính trị của Nga. Cũng có thể đây là lư do ông Putin đă giành lấy vị trí số 1 trong bảng xếp hạng những người quyền lực nhất thế giới. Hậu quả tiếp theo của việc không can thiệp quân sự tại khu vực một cách cứng rắn là để Crimea sáp nhập với Nga. Chính quyền Obama đă quá chú trọng sử dụng quyền lực mềm để đối phó với một kẻ tham vọng địa chính trị như Tổng Thống Putin và lịch sử Liên Xô. Sự trừng phạt mang tính cô lập đă không thể làm ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế (ảnh hưởng do giá dầu suy giảm) và sức mạnh quân sự của nước Nga thể hiện tại khu vực. Vào ngày 11/9/2016 quân đội Nga diễn tập quy mô lớn tại Crimea, kết hợp nhiều binh chủng như Hải, Lục và Không quân. Một lần nữa chính quyền Putin đă tát thẳng vào mặt chính quyền Obama và khối NATO. Sự chia rẽ trầm trọng của khối NATO và EU đang là hồi chuông cảnh báo sự xuất hiện của "Một chủ nghĩa kết hợp giữa các nước lớn với các nước lớn thay v́ sự kết hợp mang tính địa chính trị gây ra những đổ vỡ chung".

2. Chiến trường Syria Nếu quư bạn đọc theo dơi và nghiên cứu cuộc chiến tại Syria th́ dứt khoát không phải ngại ngùng khi phát biểu rằng "Mỹ đă thất bại trước Nga". Chính quyền Putin đă thể hiện quá rơ vai tṛ về sức mạnh đối ngoại cũng như quân sự tại Syria. Ông chủ Nhà Trắng và ngoại trưởng John Kerry đă phản ứng quá yếu ớt về sức mạnh quân sự, cũng như lối ngoại giao "chỉ biết chỉ trích chính quyền Assad và e dè trong việc tiên phong các chiến dịch quân sự". Sự yếu ớt đó không đủ cơ sở để đồng minh Phương Tây-Khu Vực theo đuổi những chính sách can thiệp của Hoa Kỳ tại Syria. Sự rời rạc và chia rẽ là cơ sở để chính quyền Putin khẳng định sức mạnh vị thế một nước dùng quyền lực cứng dựa trên những bước đi táo bạo. Syria đă tan hoang, nhưng cũng đă có giải pháp tái thiết lập từ Hoa Kỳ và Nga. Nhưng ván bài này, quyền quyết định trọn vẹn thuộc về chính quyền Putin thay v́ tiếng nói của chính quyền Obama. Một lần nữa chính quyền Obama đă đánh mất vị thế siêu cường quân sự tại Tây Á bởi lối ngoại giao yếu kém nếu không muốn nói là cực kỳ tệ.

3. Thoả thuận hạt nhân Iran Chính quyền Obama đă đưa ra một giải pháp "thoả thuận", khiến các chính khách Hoa Kỳ và các chính trị gia thế giới không lấy làm ngạc nhiên. Bởi lối đối ngoại "cực kỳ mềm và ngây thơ" của ông chủ Nhà Trắng trong nhiều năm qua. Rất nhiều tướng lĩnh quân đội (trong đó có tướng James Mattis) chỉ trích Obama là quá ngây thơ, quá ấu trĩ! Và hậu quả của nó trong tương lai là sẽ đẩy t́nh h́nh an ninh tại khu vực đến mức tồi tệ, nếu như Iran luồn lách để sở hữu vũ khí hạt nhân bằng mọi giá. Một hậu quả khác của sự thoả thuận hạt nhân là làm Nga và Iran đă mật thiết nay lại c̣n mặn mà hơn, tiếng nói của Nga một lần nữa đă len lỏi trong vấn đề hạt nhân Iran.

4. Xoay trục Châu Á-Thái B́nh Dương Mặc dù chính sách xoay trục Châu Á đă có từ thời chính quyền Bush(cha) nhưng dưới sự tiền nhiệm Obama đă tỏ ra chậm chạp trong chính sách đối ngoại và ứng phó quân sự tại khu vực. Chính phủ Obama đă không thể lôi kéo các đồng minh trong khu vực mà ngược lại dẫn đến sự chia rẽ nghiêm trọng. Điển h́nh là chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang dần hiện thực hóa việc sửa đổi bản “Hiến pháp ḥa b́nh”. Ông Shinzo Abe viện lư do bản hiến pháp Hoà B́nh không c̣n phù hợp trước t́nh h́nh căng thẳng trong vực (Trung Quốc) và chính sách "Xoay trục Châu Á-Thái B́nh Dương" của Hoa Kỳ. Nhưng thực tế chính quyền Obama đă làm cho người Nhật và ông Shinzo Abe không thể tin tưởng "rằng một nước Mỹ có thể kiềm chế được giấc mộng Trung Hoa". Sự tự lực quốc pḥng của Nhật Bản tích cực góp phần cho sự chia rẽ giữa đồng minh khối Đông Nam Á với Hoa Kỳ. Các chính khách Philippines và Singapore đă đủ bằng chứng để nh́n thấy sự yếu kém trong các chính sách đối ngoại, sự mềm yếu trong những hành động can thiệp quân sự góp phần làm tăng sự hung hăng của Hải Quân Trung Quốc. Sự yếu kém tai hại của chính quyền Obama đă vẽ ra một bức tranh thực dụng đối với Trung Quốc. Hậu quả của bức tranh này đă khiến chính quyền Rodrigo Duterte phản ứng thái quá đối với một đồng minh lâu năm như Mỹ và có thái độ nghiêng về Trung Quốc quá rơ nét. Singapore buộc phải dùng "chủ nghĩa thực dụng" là đi nước đôi giữa Trung Quốc (Kinh tế) và Hoa Kỳ (Quân sự). Các thành viên của Đông Nam Á bị chia rẽ nghiêm trọng và đă bị Trung Quốc mua chuộc. Trung Quốc tận dụng mọi cơ hội và đúng như bản chất cực đoan, họ hung hăng tước bỏ phán quyết của Toà Án Trọng Tài LHQ (PCA) và tiếp tục ngang nhiên bành trướng quân sự tại Biển Đông.

5. Vấn đề Triều Tiên thử vũ khí hạt nhân Kể từ khi chấm dứt chiến tranh trên bán đảo Cao Ly, t́nh h́nh căng thẳng giữa Nam-Bắc Hàn luôn là vấn đề nhức nhối của thế giới nói riêng và khu vực nói chung. Chính quyền Obama đă liên tục để Triều Tiên thử vũ khí hạt nhân mà sự đáp trả của ông mang đậm nét yếu ớt và mang tính lập lại. Có lẽ ông Obama chỉ biết đến quyền lực mềm mà quên hẳn Hoa Kỳ là một siêu cường về quân sự. T́nh trạng rạn nứt giữa Hoa Kỳ và Hàn Quốc buộc đồng minh phải t́m những giải pháp khác thay v́ lệ thuộc vào sự che chắn của quân đội Hoa Kỳ. Đây cũng là một cơ hội để Nhật Bản chứng tỏ bản lĩnh, kéo Hàn Quốc lại gần hơn để tạo dựng một chiếc ô hạt nhân mà bỏ qua những rào cản tranh chấp lănh thổ.

Đây là 5 ví dụ điển h́nh mà chính quyền Obama đă thất bại trong các vấn đề đối ngoại. Mới đây nhất, ngày 16/12/2016, Hải quân Trung Quốc đă cướp một thiết bị tàu ngầm (UUV) mini không người lái của hải quân Hoa Kỳ trong vùng biển quốc tế. Đây là một hành động thách thức chính quyền Trump tương lai hay là một cú tát thẳng "tiếp tục" vào mặt ông Obama. Chỉ c̣n đúng một tháng là đến ngày chuyển giao quyền lực ông chủ Nhà Trắng, hành động này đúng là một cú tát vào mặt ông Obama thay v́ răn đe chính quyền Trump.

Sự yếu mềm của ông Obama đă để cho Trung Quốc tỏ thái độ và hành động cực đoan đến mức không thể chấp nhận đối với một siêu cường quân sự như Hoa Kỳ. Chính quyền ông Tập Cận B́nh biết quá rơ về bản chất lănh đạo của ông chủ Nhà Trắng trong 8 năm qua. Ông Obama phải chú tâm vào sự hung hăng của Trung Quốc thay v́ loay hoay "làm tṛ cười" đối với việc ông Trump thắng cử. Một lần nữa tự Obama đă tố cáo ông ta thiếu tài lănh đạo và đúng như một luật sư đang bào chữa cho bà Harry Clinton sau sự thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử Tổng Thống vừa qua. Tôi đă có một bài viết cách đây gần một năm rằng "Ông chủ nhà trắng trong tương lai phải giải quyết những vấn đề đối ngoại một cách cứng rắn hơn thời ông Obama", và dự đoán Trump sẽ thắng cử. Ông Trump sẽ phải đối mặt với những vấn đề quan trọng như: Vấn đề đối ngoại với Nga, vấn đề hạt nhân Iran, t́nh h́nh an ninh trên bán đảo Cao Ly, vấn đề tự cường của Nhật Bản, vấn đề Biển Đông và đặc biệt là vấn đề nhân quyền. Sự chuẩn bị những gương mặt phù hợp cho những chức vụ quan trọng đối với những ǵ ông đă hứa hẹn.

Một lần nữa cho thấy ông Trump là một người "nói là làm" và đa số cử tri nước Mỹ đă đúng khi bỏ phiếu cho ông. Trong tương lai, tôi nghĩ sẽ có rất nhiều chuyển biến dẫn đến các biến cố lịch sử qua sự chuyển ḿnh của Hoa Kỳ. Đối lập Việt Nam cần quan sát và nghiên cứu để có viễn kiến mà chuẩn bị mọi mặt để có thể tận dụng và phản ứng một cách tốt nhất với mọi chính sách chính trị của các nước lớn.


Nguyễn Hoà B́nh 

Trở lại