CUỘC CHIẾN UKRAINE – NGA SÔ

TỪ 24/8/2022 ĐẾN 15/10/2022

Nguyễn Mạnh Trí

 

Đây là bài thứ 4 trong loạt bài viết về cuộc chiến Ukraine. Bài viết này ghi tiếp các dữ kiện kể từ khi cuộc chiến bắt đầu với những điểm chính trong giai đoạn III kể từ tháng 8/2022:

 

·        Giai đoạn I vào tháng 2/2022, ông Putin cố gắng tương tự một lần nữa trên quy mô lớn nhất có thể có tại Ukraine - để chiếm chính phủ Ukraine trong ṿng khoảng 72 giờ tại đất nước gồm 45 triệu dân, có diện tích đất liền lớn thứ 2 tại Châu Âu. Đây là một canh bạc gây ngỡ ngàng và nguy hiểm và nó đă hoàn toàn thất bại ngay trong tuần quan trọng đầu tiên.

·        Thất bại với Kế hoạch A nhằm chiếm chính phủ Kyiv trước khi lực lượng của Tổng thống Zelensky hoặc thế giới bên ngoài có thể phản ứng, sau đó Moscow đă chuyển sang Kế hoạch B từ đầu tháng 3. Đây là cách tiếp cận quân sự mang tính "thủ đoạn" hơn nhằm bao vây Kyiv và di chuyển gần hơn đến các thành phố khác tại Ukraine - Chernihiv, Sumy, Kharkiv, Donetsk, Mariupol và Mykolaiv và chỉ đơn giản là nhằm tiêu diệt sức kháng cự của lực lượng vũ trang Ukraine trong khi chính Kiev sẽ bị đe dọa chấp nhận thất bại hay bị tàn phá. Kế hoạch này cũng lại thất bại.

·        Nản chí, Nga giờ chuyển sang kế hoạch C, đó là từ bỏ Kyiv và miền Bắc, thay vào đó tập trung toàn bộ lực lượng cho một cuộc tấn công quan trọng ở vùng Donbas và trên khắp miền nam Ukraine, có lẽ là xa đến cảng Odesa ở miền Tây Nam - nhằm cắt đường tiếp cận ra biển của Ukraine một cách hiệu quả. Đây là chiến dịch mà chúng ta hiện đang thấy tại miền đông Ukraine, quanh thành phố Iziyum và Popasne, Kurulka và Brazhkivka. Nga chính thức sát nhập 4 thành phố này vào ngày 3/10/2022.

·        Giai đoạn IV bắt đầu từ đầu tháng 10/2022.

 

Như vậy, cuộc chiến cho đến nay có hai giai đoạn chính. Đầu tiên là nỗ lực của Nga nhằm chiếm các thành phố lớn của Ukraine như Kyiv và Kharkiv, đồng thời chiếm lănh thổ ở phía nam. Thứ hai là sự rút lui của Nga khỏi Kyiv và cuộc tiến quân chậm chạp, được hỗ trợ bởi pháo hạng nặng, ở Donetsk và Luhansk. Trong nhiều tháng, Nga đă tấn công và Ukraine chống trả. Nay th́ chúng ta thấy quân Ukraine tiến công và quân Nga phản ứng.

 

Cả Nga và Ukraine ở trong vị thế tiến thối lưỡng nan. Ông Putin xem Crimea và Donbass là 2 khu vực của Nga.  Crimea đă bị Nga sát nhập trong cuộc Trưng cầu dân ư năm 2014. Hai khu vực ly khai Donetsk và Lugansk, gọi chung là vùng Donbass, đă tách khỏi kiểm soát của chính phủ Ukraine cũng trong năm này. Theo một cuộc khảo sát được công bố vào năm 2021, hơn một nửa người ở khu vực ly khai muốn gia nhập Nga, dù có hoặc không có một số quyền tự trị. Thỏa thuận Minsk được Bộ tứ Normandy, gồm Nga, Ukraine, Pháp và Đức, thúc đẩy tại thủ đô của Belarus năm 2015, nhằm kết thúc cuộc xung đột đẫm máu khi đó đă kéo dài 10 tháng ở miền đông Ukraine. Thỏa thuận Minsk được đưa ra khá vội vàng. Nga tham gia kư thỏa thuận, nhưng vai tṛ của nước này trong cuộc xung đột không được thừa nhận. Từ "Nga" không xuất hiện trong bất kỳ nội dung nào của văn kiện. Điều đó cho phép Moskva tuyên bố họ chỉ là một quan sát viên và cho rằng thỏa thuận phải được thực thi giữa chính phủ Ukraine và phe ly khai ở miền đông. Ngôn ngữ của thỏa thuận cũng khá mơ hồ, nguyên nhân khiến Nga và Ukraine diễn giải lộ tŕnh chính trị của nó theo những cách rất khác nhau. Việc Ukraine muốn lấy lại 2 vùng này là một vấn đề hắc búa mà chỉ có khi Nga bị kiệt quệ trong cuộc chiến mới có hy vọng t́m ra một giải pháp.

 

T́nh h́nh chiến sự 11/9
Trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc ngày 21/9/2022, Nga tiếp tục bị đả kích về cuộc xâm lược Ukraine. Trong lúc tổng thống Mỹ Joe Biden tố cáo Nga “trắng trợn” chà đạp Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, đồng nhiệm Ukraina kêu gọi trừng phạt Matxcơva về các “tội ác” đă phạm phải. Cũng liên quan đến Ukraina, trong bài phát biểu trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, tân thủ tướng Anh Liz Truss cam kết là Luân Đôn sẽ tiếp tục cung cấp viện trợ quân sự Kiev cho đến khi Ukraina giành được chiến thắng trước Nga. Tổng thống Ukraine đă phê phán “những ai nói đến sự trung lập khi các giá trị nhân văn và ḥa b́nh bị tấn công.” Về phần ḿnh, Liên Hiệp Châu Âu (EU) đă dự kiến gia tăng sự hỗ trợ cho Ukraina. Sau những tuyên bố mới nhất của ông Vladimir Putin về lệnh động viên một phần và lời đe dọa hạt nhân mới, EU đă khẩn cấp tổ chức cuộc họp ngoại trưởng vào tối hôm qua ở New York.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) hôm 26/9 ước tính chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine sẽ khiến GDP toàn cầu mất 2,800 tỷ USD cho đến cuối năm sau. Con số này có thể c̣n lớn hơn nếu mùa đông khắc nghiệt khiến châu Âu phải phân phối sử dụng năng lượng. Xung đột Nga - Ukraine đă khiến giá năng lượng tăng vọt, làm yếu chi tiêu của các hộ gia đ́nh và sụt giảm niềm tin kinh doanh, đặc biệt tại châu Âu. Xung đột này đang gây gián đoạn chuỗi cung ứng, thiếu thốn lương thực, nhu yếu phẩm và làm rung chuyển các thị trường trên toàn cầu. Chính phủ các nước phương Tây lo ngại xung đột c̣n kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm nữa. Điều này sẽ càng gây sức ép lên kinh tế toàn cầu. "Chúng ta đang trả một cái giá rất đắt cho cuộc chiến này", Álvaro Santos Pereira – kinh tế trưởng tại OECD cho biết.
 

GIAI ĐOẠN II

 

·        Hăng AFP ngày 30/8 đưa tin giao tranh bùng nổ dữ dội khắp nơi tại vùng Kherson ở phía nam Ukraine, trong khi văn pḥng Tổng thống Ukraine cho biết các binh sĩ nước này gây sức ép “từ nhiều hướng”. Cố vấn Oleksiy Arestovych của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho hay lực lượng của nước này đă xuyên thủng hàng pḥng ngự của Nga tại nhiều khu vực chiến tuyến gần thành phố Kherson, trong chiến dịch quy mô ở miền Nam. Quân đội Ukraina có vẻ như đă phá vỡ được một số điểm trong tuyến pḥng thủ đầu tiên trong số ba tuyến mà Nga dựng lên trước Kherson, có nơi tiến sâu được hơn mười km. Pháo binh Ukraina đă nă ồ ạt vào Nova Kakhovka và vùng phụ cận Kherson, khiến cho các cầu tạm mà Nga lắp đặt trên sông Dnieper không thể sử dụng được. Binh sĩ Ukraine đă đăng nhiều video lên mạng xă hội, chứng minh sự hiện diện của họ rất sâu bên trong chiến tuyến của kẻ thù, trong khi các video tương tự của phía Nga dường như cho thấy phản ứng bất ngờ, với nhiều đơn vị bị thất thần trước trận mưa pháo đến từ phía Ukraine. Dường như Kiev đă tái chiếm được nhiều hơn là bốn địa phương được loan báo trong 24 giờ qua. Dù sao chăng nữa th́ trong những ngày sắp tới, thách thức đối với Ukraine là bao vây hơn 20,000 binh sĩ Nga ở phía tây sông Dnepr, bằng cách ngăn chăn việc vượt qua sông.

Bản đồ khu vực Kherson

·        Cục diện chiến tranh đang thay đổi ở miền đông và đông bắc Ukraine. Sau thông báo chiếm lại được hơn 30 địa phương, trong đó có nhiều thành phố chiến lược, ngày 11/9/2022, quân đội Ukraine cho biết đă giải phóng được khoảng 6,000 km² lănh thổ kể từ đầu tháng 9. Phần đất mà Ukraine giành lại được vẫn c̣n rất khiêm tốn so với cả vùng miền đông mà quân Nga và các lực lượng ly khai kiểm soát, hiện khoảng hơn 14 ngh́n km², nhưng những thắng lợi trên mặt trận của Kiev đặt Nga trước những thách thức lớn cho việc kiểm soát toàn vùng Donbass, mục tiêu Nga đặt ra cho giai đoạn hai của cuộc chiến tại Ukraine.

Ukraine chiếm lại Izyum 14/9/2022

VAI TR̉ CỦA UKRAINE

Quân sự:

·        Ngày 7/9/2022, tổng tư lệnh quân đội Ukraina Valery Zaloujny lần đầu tiên xác nhận vào tháng trước, Kiev đă mở đợt oanh kích vào các căn cứ quân sự của Nga tại Crimée, vùng lănh thổ đă bị Matxcơva sáp nhập từ 2014. Cùng lúc Kiev ghi được một số thắng lợi cả tại các khu vực đông nam và đông bắc Ukraina.

·        Các lực lượng Ukraine ngày càng chiếm giữ được nhiều hơn các vùng lănh thổ trước đây Nga kiểm soát ở miền đông trong một bước tiến “rất nhanh và gắt”, một quan chức khu vực do Nga bổ nhiệm cho biết ngày 9/9, một bước đột phá có thể đánh dấu một bước ngoặt của cuộc chiến. Sau khi giữ im lặng một ngày, Nga thừa nhận rằng một phần chiến tuyến của họ đă sụp đổ ở phía đông nam thành phố Kharkiv lớn thứ hai của Ukraine. “Kẻ thù đang bị cầm chân nhiều nhất có thể, nhưng một số khu định cư đă nằm dưới sự kiểm soát của các lực lượng vũ trang Ukraine”, ông Vitaly Ganchev, người đứng đầu chính quyền do Nga hậu thuẫn ở khu vực Kharkiv nói trong buổi phát trực tiếp hàng ngày của người dẫn chương tŕnh truyền h́nh nhà nước Vladimir Solovyov. Ông Ganchev trước đó nói chính quyền của ông đang cố gắng sơ tán dân thường khỏi các thành phố bao gồm Izium, thành tŕ chính của Nga và căn cứ hậu cần ở tỉnh gần tiền tuyến ở miền đông Ukraine. Nga nắm quyền kiểm soát khoảng 1/5 lănh thổ Ukraine kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược vào cuối tháng Hai.

Trong bức ảnh được lan truyền trên khắp mạng xă hội hôm 11/9, Vyacheslav Zadorenko (đội mũ lưỡi trai), thị trưởng thành phố Derhachi, cầm quốc kỳ Ukraine trên tay, ôm hôn người dân tại khu định cư Kozacha Lopan, tỉnh Kharkov.

·        Giới lănh đạo thân Nga trong khu vực đă công bố sẽ có các cuộc trưng cầu dân ư về việc gia nhập Nga, diễn ra từ 23/9 đến ngày 27/9 tại các tỉnh Luhansk, Donetsk, Kherson và Zaporizhzhia – chiếm khoảng 15% lănh thổ Ukraine. Moscow không kiểm soát được toàn bộ nơi nào trong số 4 khu vực mà họ đang t́m cách thôn tính, lực lượng của họ chỉ nắm giữ khoảng 60% Donetsk và 66% Zaporizhzhia.

·        Vào lúc Nga tổ chức trưng cầu dân ư để sáp nhập bốn vùng lănh thổ của Ukraina, hôm 23/9/2022, Kiev thông báo quân đội Ukraine tiếp tục giành được nhiều thắng lợi: chiếm lại thành phố Iatskivka trong vùng Donetsk, giành lại được hơn 9,000 km vuông lănh thổ từ tay quân Nga.

·        Chiều ngày 01/10/2022, bộ Quốc Pḥng Ukraine thông báo các lực lượng Ukraine đă tiến vào thành phố chiến lược Lyman, miền đông Ukraine. Theo nhiều nhà quan sát, đây là chiến thắng quan trọng nhất của quân đội Ukraine kể từ đợt phản công tháng 9 tại các vùng miền đông và đông bắc. Thông tin về chiến thắng được đưa ra đúng vào lúc điện Kremlin vừa tuyên bố sáp nhập bốn vùng đất của Ukraine vào Nga, bao gồm thành phố Lyman.    

Ngoại giao:

·        Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói với truyền thông Pháp rằng hiện tại ông không có kênh liên lạc với Trung Quốc, nhưng Ukraine mong muốn nhận được sự giúp đỡ từ quốc gia này trong bối cảnh Nga xâm lược. Trong khi đó, ngày 23/9, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói Trung Quốc đang kêu gọi một giải pháp thương lượng cho cuộc khủng hoảng Ukraine. 

·        Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 30/6 cho biết, giới lănh đạo Kiev đang thực hiện một bước đi mang tính quyết định tới “an ninh của toàn thể các quốc gia tự do, với việc nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) một cách nhanh chóng”.

 

Nga sát nhập 4 khu vực của Ukraine:

 

·        Cho đến ngày 27/9, Nga đă cho tổ chức trưng cầu dân ư tại các vùng của Ukraine mà họ kiểm soát toàn bộ hoặc một phần. Đó là các vùng Donetsk và Luhansk ở miền đông, Kherson và Zaporijjia ở miền nam. Ông Biden tố cáo: "Các cuộc trưng cầu dân ư của Nga là một tṛ giả vờ, một cái cớ xảo trá để cố sáp nhập bằng vũ lực các vùng lănh thổ của Ukraine". Trước đó, trong một thông cáo chung, các quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới thuộc nhóm G7 (Đức, Canada, Hoa Kỳ, Pháp, Ư, Nhật và Anh Quốc) cũng đă ra một thông cáo chung lên án các cuộc trưng cầu dân ư đó. Nhóm G7 kêu gọi toàn bộ các quốc gia trên thế giới “thẳng thừng bác bỏ các cuộc trưng cầu dân ư giả hiệu không có giá trị pháp lư và không chính đáng”

·        Moscow công bố kết quả sơ bộ từ các cuộc trưng cầu dân ư ở 4 vùng Ukraine cho thấy đại đa số phiếu ủng hộ sáp nhập vào Nga dù Kyiv phản đối mạnh mẽ việc này.

Cụ thể, trong khoảng 21 - 29% số phiếu tại các ḥm phiếu ở Nga đă được kiểm đếm, 97 - 98% đều ủng hộ sáp nhập 4 vùng Cộng ḥa Nhân dân Lugansk (LPR) tự xưng, Cộng ḥa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng, Kherson và Zaporizhzhia vào Nga. Moscow tuyên bố ở cả 4 vùng trên - hiện do quân đội Nga kiểm soát, các cuộc trưng cầu dân ư đều được coi là hợp lệ v́ tỷ lệ người dân đi bầu vượt quá 50%, theo TASS. Tuy nhiên, Ukraine và các đồng minh đă nói rơ sẽ không công nhận kết quả trưng cầu dân ư trên. Ngày 27/9, Kyiv cho biết các cuộc bỏ phiếu do giới chức được Nga hậu thuẫn sẽ không có bất cứ tác động nào đối với các mục tiêu quân sự của Ukraine, theo Reuters.

·        Chính quyền thân Nga ở 4 tỉnh Ukraine Zaporizhzhia, Kherson, Lugansk và Donetsk ngày 27/9 thông báo đă kiểm toàn bộ số phiếu trong cuộc trưng cầu dân ư từ ngày 23/9 với kết quả lần lượt là 93.11%, 87.05%, 98.42% và 99.23% cử tri chọn sáp nhập Nga. Ông Denis Pushilin, lănh đạo Cộng ḥa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng, cho biết "Tất cả chúng tôi mong muốn điều này từ lâu, đồng thời hoan nghênh kết quả to lớn này. Chúng tôi sẽ đoàn tụ với quê hương vĩ đại của chúng tôi, với nước Nga vĩ đại". Moscow tuyên bố ở cả 4 vùng trên - hiện do quân đội Nga kiểm soát, các cuộc trưng cầu dân ư đều được coi là hợp lệ v́ tỷ lệ người dân đi bầu vượt quá 50%. Theo kế hoạch, trường hợp kết quả bỏ phiếu cho thấy cư dân các vùng này muốn sáp nhập Nga, Moscow sẽ tôn trọng quyết định này. Cả 4 khu vực sẽ giữ nguyên tên gọi, có vị thế như một chủ thể liên bang của Nga, tương tự trường hợp của Crimea năm 2014. Dự kiến, 4 người đứng đầu chính quyền 4 vùng này sẽ sớm kư một văn kiện sáp nhập Nga, trong đó đề nghị Tổng thống Nga Putin công nhận kết quả và chấp thuận cho việc gia nhập. Một loạt các thủ tục pháp lư đang được tiến hành theo đúng kế hoạch. Về phía Nga, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev đă viết trên mạng xă hội sau khi có kết quả trưng cầu dân ư: “Kết quả đă rơ ràng. Chào mừng bạn trở về nhà, đến với nước Nga”. Bên canh đó, người đứng đầu Thượng viện Nga cho biết, cơ quan này có thể xem xét việc sáp nhập 4 vùng lănh thổ vào ngày 4/10 tới.

4 khu vực Ukraine Zaporizhzhia, Kherson, Lugansk và Donetsk sát nhập vào Nga

  NƯỚC NGA VÀ CUỘC CHIẾN UKRAINE

 

Quân sự: Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 25/8 kư sắc lệnh tăng quy mô lực lượng vũ trang của Nga từ 1.9 triệu lên 2.04 triệu khi cuộc chiến ở Ukraine bước sang tháng thứ bảy. Moscow không tiết lộ bất kỳ tổn thất nào trong cuộc xung đột kể từ những tuần đầu tiên, nhưng các quan chức phương Tây và chính phủ Kyiv cho biết con số này lên tới hàng ngh́n người. Quy mô gia tăng bao gồm tăng 137,000 binh sĩ chiến đấu lên 1.15 triệu binh sĩ, có hiệu lực vào ngày 1/1, theo nghị định được công bố trên cổng thông tin lập pháp của chính phủ. Nga không cho biết họ đă phải gánh chịu bao nhiêu thương vong ở Ukraine kể từ những tuần đầu tiên của chiến dịch, khi đưa ra con số 1,351 binh sĩ của họ đă thiệt mạng. Các ước tính của phương Tây cho biết con số thực tế có thể gấp ít nhất 10 lần, trong khi Ukraine cho biết họ đă giết chết và gây thương tích cho ít nhất 45,000 quân Nga kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu vào ngày 24/2. Moscow gọi đây là một chiến dịch quân sự đặc biệt. Kyiv cũng miễn cưỡng công bố thông tin về số lượng binh sĩ của họ đă thiệt mạng trong cuộc chiến. Tuy nhiên hôm thứ Hai, người đứng đầu lực lượng vũ trang Ukraine cho biết gần 9,000 quân nhân đă thiệt mạng trong một cập nhật hiếm hoi.

 

·        Một quan chức Mỹ cho biết Nga sẽ buộc phải mua thêm vũ khí của Triều Tiên khi cuộc chiến kéo dài. Tuần trước, Moscow được cho là đă nhận được đơn hàng đầu tiên là các drone (máy bay không người lái) của Iran. Iran và Triều Tiên, hai nước hiện bị Phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt, đă t́m cách làm sâu sắc hơn mối quan hệ với Nga kể từ khi Tổng thống Vladimir Putin tiến hành cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2. Chế độ của Kim Jong-un đổ lỗi cho Mỹ về cuộc xung đột và cáo buộc Phương Tây theo đuổi "chính sách bá quyền" để biện minh cho việc Nga sử dụng vũ lực. Tháng trước, Triều Tiên đă công nhận nền độc lập của hai nhà nước ủy nhiệm của Nga ở miền đông Ukraine - Cộng ḥa Nhân dân Donetsk và Luhansk - và cam kết sẽ làm sâu sắc hơn "t́nh đồng chí" với Moscow. Tổng thống Vladimir Putin của Nga cho biết hai nước sẽ mở rộng "quan hệ song phương toàn diện và mang tính xây dựng", theo truyền thông nhà nước B́nh Nhưỡng.

·        T́nh báo Anh vào hôm 14/9, cho biết quân đội Nga đang t́m nguồn vơ khí từ Iran và Bắc Hàn v́ kho vơ khí của Nga bị cạn kiệt trong lúc chiến tranh với Ukraine vẫn đang diễn ra với cường độ cao, theo UPI. Các nhà phân tích trích dẫn báo cáo từ giới chức Kiev rằng hôm 13/9, quân Ukraine bắn hạ được một máy bay không người lái (UAV) Shahed-136 của Iran ở khu vực Kupiansk, nơi Ukraine đang có những chiến thắng liên tiếp trong cuộc phản công gần đây.

·        Hôm 21/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh huy động 300,000 quân nhân dự bị cho cuộc chiến ở Ukraine và nói rằng Moscow sẽ đáp trả với sức mạnh của tất cả kho vũ khí khổng lồ của ḿnh nếu phương Tây theo đuổi cái mà ông gọi là “đe dọa hạt nhân” đối với cuộc chiến tranh đó, theo Reuters. Đây là lệnh tổng động viên một phần lần đầu tiên của Nga kể từ Thế chiến II và đánh dấu sự leo thang lớn của cuộc chiến, hiện đă bước sang tháng thứ 7. Việc bắt quân dịch hàng loạt có thể là bước đi đối nội rủi ro nhất trong hai thập kỷ cầm quyền của ông Putin, sau khi Điện Kremlin từng hứa rằng điều đó sẽ không xảy ra và sau một chuỗi những thất bại trên chiến trường ở Ukraine. Các cuộc biểu t́nh phản đối chiến tranh đă nổ ra ở 38 thành phố của Nga, trong đó, hơn 1,300 người bị bắt hôm 21/9.

  Chính trị:

 

·        Những bức thư được cho là do lính Nga bỏ lại khi vội vàng rút khỏi Izyum cho thấy nỗi kiệt quệ của họ sau nhiều tháng chiến đấu liên tục. Khi tiến vào thành phố Izyum, tỉnh Kharkov, đông bắc đất nước hồi tuần trước, binh sĩ Ukraine phát hiện loạt thư tay đề ngày 30/8 cùng nhiều đồ dùng cá nhân trong một ngôi nhà dân hai tầng, nơi các binh sĩ Nga từng trưng dụng làm nơi đồn trú. Phóng viên Washington Post được trao lại tập thư này để xem xét và họ nhận thấy nỗi chán nản, tuyệt vọng, kiệt quệ cả về thể chất lẫn tinh thần mà các tác giả của 10 bức thư thể hiện sau nhiều tháng chiến đấu liên tục ở Ukraine.

  Thanh trừng trong quân đội:

  ·        Trích dẫn nhiều nguồn tin t́nh báo Mỹ, tờ Washington Post cho biết những thông tin liên quan đến rạn nứt giữa Vladimir Putin và các cố vấn thân cận đă được chuyển tới tổng thống Joe Biden và nhiều quan chức Hoa Kỳ. Danh tính nhân vật thân cận với tổng thống Putin dám chỉ trích ông đă được giữ kín. Nhưng theo tờ báo này « nhóm cộng tác viên thân cận của Vladimir Putin bao gồm các cựu nhân viên KGB và những người trong chính quyền thời thập niên 1990 của thành phố Saint - Petersbourg» mà Vladimir Putin từng là phó thị trưởng. Những người chỉ trích ông Putin “dường như rất lo ngại trước các thất bại quân sự liên tiếp trong thời gian gần đây” tại Ukraine. Họ xem những thất bại đó là hậu quả của việc tổng thống Nga « đánh giá sai lệch” về t́nh h́nh và từ những thiếu sót “nghiêm trọng về quân sự”. Báo Washington Post nói đến một “điểm gẫy” trong quan hệ giữa tổng thống Putin với các cộng tác viên thân tín nhất. Cũng tờ báo Hoa Kỳ trích lời một doanh nhân Nga có liên hệ chặt chẽ với các giới chức trong chính quyền Matxcơva, theo đó, “những tuần lễ sắp tới sẽ mang tính quyết định đối với tương lai của ông Putin, cũng như đối với chính sách của Kremlin về xung đột Ukraina”.

·        Trong cuộc chiến Ukraine, h́nh ảnh hào nhoáng của một quân đội nặng tính tŕnh diễn như Nga bỗng trở nên thảm hại, đặc biệt đối với giới sĩ quan chóp bu, với ít nhất tám tướng lĩnh bị sa thải, tái bổ nhiệm hoặc bị tống về nhà đuổi gà, kể từ khi cuộc chiến bắt đầu vào ngày 24 Tháng Hai đến nay. Lần đầu tiên Bộ Quốc pḥng Nga công khai loan báo bổ nhiệm tổng tư lệnh mặt trận Ukraine: tướng Không quân Sergei Surovikin. Thay đổi trên được đưa ra sau khi có tin hai chỉ huy trong năm quân đoàn Nga bị băi nhiệm đầu tuần.  Không ai có thể đoan chắc Sergei Surovikin có thể xoay chuyển t́nh h́nh được không. Đó là chưa kể ít nhất 10 “tướng quân” khác đă thiệt mạng. Một số nhà phân tích phương Tây cho rằng bất kỳ ai được bổ nhiệm làm chỉ huy của Nga ở Ukraine đều có khả năng thất bại, một phần là do quyền tối cao thuộc về Tổng thống Vladimir Putin. “Tôi không thể tưởng tượng việc hoán đổi các vị tướng sẽ giúp ích như thế nào. Vấn đề của Putin là ông ấy không có Zhukov, một người vừa sẵn sàng phản đối ông ấy vừa là một người mà ông ấy tôn trọng,” James Rushton, một nhà phân tích quân sự người Anh nói. Trang tin RBC của Nga mới đây đưa tin Nga đă cách chức 6 chỉ huy cao cấp:  

ü   Thượng tướng Alexander Chaiko, tư lệnh quân khu phía Đông. Nếu được xác nhận, ông Chaiko là sĩ quan mới nhất trong số một loạt sĩ quan hàng đầu của quân đội Nga bị cách chức sau những thất bại của lực lượng Moscow ở Ukraine. Tướng Rustam Muradov vừa được bổ nhiệm thay thế.

ü   Tướng Alexander Dvornikov, tư lệnh bộ binh Nga, người có hơn 44 năm binh nghiệp, nổi tiếng với chiến thuật biến tất cả thành b́nh địa (scorched-earth tactics) trong các chiến dịch do ông chỉ huy ở Syria và Chechnya, được bổ nhiệm làm tổng tư lệnh “chiến dịch đặc biệt” ở Ukraine vào Tháng Tư. Alexander Dvornikov tồn tại khoảng bảy tuần trước khi bị sa thải.

ü   Tướng Andrey Serdyukov, một quân nhân từng phục vụ quân đội suốt bốn thập niên, tổng tư lệnh lực lượng không kỵ tinh nhuệ, cũng bị lột lon sau khi loạt thất bại nặng nề …

ü   Tướng Alexander Zhuravlev, Tư lệnh Quân khu Tây chịu trách nhiệm “bảo vệ” Kharkiv, đă bị cách chức sau bốn năm ngồi ghế tư lệnh, theo nhật báo Nga RBC.

ü   Bộ Quốc pḥng Nga vào cuối tháng trước cho biết họ đă cách chức viên tướng chịu trách nhiệm về “hỗ trợ tiếp vận cho các lực lượng vũ trang” – tướng Dmitry Bulgakov; và người thay thế là tướng Mikhail Mizintsev.

Kinh tế & Vai tṛ dầu khí của Nga: Nga thu về 24 tỷ USD nhờ bán năng lượng cho Trung Quốc và Ấn Độ chỉ trong ba tháng sau khi cuộc chiến nổ ra ở Ukraine. Đà giảm của giá dầu Nga (giảm 29 USD/thùng so với trước khi xảy ra xung đột với Ukraine) đem lại lợi ích cho các nhà máy lọc dầu Trung Quốc khi họ phải đối mặt tỷ suất lợi nhuận thu hẹp trong bối cảnh nền kinh tế giảm tốc. Điều này cho thấy giá năng lượng toàn cầu cao đang làm giảm tác dụng các biện pháp trừng phạt Nga mà phương Tây áp đặt. Theo các nhà giao dịch, dầu Iran thấp hơn gần 10 USD/thùng so với giá dầu Brent giao sau, ngang bằng với dầu Urals dự kiến ​​đến Trung Quốc trong tháng 8/2022. Trước khi xảy ra cuộc chiến ở Ukraine, Iran chỉ giảm giá khoảng 4 đến 5 USD/thùng. Dầu nhẹ và nặng của Iran gần giống nhất với dầu Urals của Nga.

·        Nga hầu như không gặp khó khăn ǵ trong việc điều chuyển dầu xuất khẩu từ thị trường châu Âu sang các nước khác sau khi xảy ra xung đột tại Ukraine. Lượng dầu thô của Nga xuất khẩu sang châu Âu - thị trường lớn nhất của Moscow - giảm rất sâu trong năm 2022 do ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) sau khi xung đột bùng lên tại Ukraine vào ngày 24-2. Tuy nhiên, Moscow đă xoay chuyển t́nh thế kịp thời khi chuyển lượng dầu xuất khẩu đáng lẽ tới châu Âu đó qua các nước châu Á, trong đó Ấn Độ và Trung Quốc là hai nước tăng cường lượng mua vào rất lớn. Lượng dầu thô Trung Quốc nhập từ Nga đă tăng lên mức cao kỷ lục trong tháng 5/2022, tăng 55% so với cùng kỳ năm trước, đẩy Saudi Arabia xuống vị trí nhà cung cấp dầu lớn thứ 2 cho Trung Quốc. Đài CNN dẫn dữ liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết, trong tháng 5, trung b́nh mỗi ngày Trung Quốc nhập khoảng 1.98 triệu thùng dầu từ Nga, cao hơn mức 1.59 triệu thùng/ngày của tháng 4. Không chỉ dầu, Nga cũng đang tăng thêm lượng xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang Trung Quốc, theo hăng tin Bloomberg. Thông tin từ JPMorgan xác nhận lại những tuyên bố trước đó vào ngày 22-6 của Tổng thống Nga Vladimir Putin, khi ông nói Nga đang điều chuyển lại các lô dầu thô xuất khẩu tới “các đối tác quốc tế tin cậy”, mà trước hết là các nước trong nhóm BRICS như Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Ở thời điểm đó, theo ông Putin, thương mại giữa Nga và các nước BRICS đă tăng 38%, đạt 45 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm 2022. Dù vậy, giới chuyên gia quốc tế vẫn nhận định kinh tế Nga sẽ giảm tốc trong năm nay do ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt, cấm vận kinh tế của phương Tây.

·        Giới chức Đan Mạch đă phát hiện lỗ ṛ rỉ trên các đường ống hôm 26/9 sau khi đơn vị điều hành báo cáo việc giảm áp lực đột ngột trên cả 2 đường ống Nord Stream 1 và Nord Stream 2 do Gazprom đứng đầu vận hành ở vùng biển Thụy Điển và Đan Mạch.  Thụy Điển sau đó thông báo về một loạt vụ nổ dưới đáy biển ở khu vực đường ống ṛ rỉ. Các nhà chức trách Nga, Mỹ và Thụy Điển cho biết những lỗ ṛ rỉ có thể là kết quả của một cuộc tấn công có chủ ư. Các đường ống Nord Stream 1 và 2 là tâm điểm trong cuộc chiến năng lượng đang leo thang giữa châu Âu và Nga, vốn là một trong những nguyên nhân khiến giá khí đốt ở châu Âu tăng vọt, gây ảnh hưởng đến các nền kinh tế lớn của phương Tây. Ngày 30/9, Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc sẽ họp theo yêu cầu của phía Nga, để bàn luận về các vụ ṛ rỉ đường ống dẫn khí đốt Ḍng chảy Phương Bắc 1 và 2.

Sự chống đối trong nước:

·        Một điều chưa từng có: Tuần trước, nhiều dân biểu thành phố Saint Petersbourg và Matxcơva đă công khai kêu gọi tổng thống Vladimir Putin từ chức. Tại Saint - Pétersbourg, những người kư tên trong một bức thư gửi lên Duma Nga (Quốc Hội) cho rằng, chiểu theo Hiến Pháp, tổng thống Nga có thể bị phế truất v́ tội “phản bội”. Bức thư nêu ra một loạt tổn thất mà nước Nga phải gánh chịu do cuộc chiến tranh tại Ukraine: mất mát về người, thiệt hại về kinh tế, NATO lấn về phía đông và chảy máu chất xám của Nga sang phương tây. Cảnh sát đă triệu tập tác giả của trên bức thư trên.

·        Hàng trăm người đă bị chính quyền Nga bắt giữ trong các cuộc biểu t́nh chống "lệnh động viên một phần" tiếp diễn trên khắp đất nước, một tổ chức hoạt động nhân quyền độc lập cho biết. Giới chức địa phương của Nga đă thừa nhận có một làn sóng đáng kể xe cố gắng vượt qua - gồm 2,500 chiếc chờ tại một chốt kiểm soát. Hôm thứ Sáu 23/9, chính phủ Phần Lan cũng công bố các kế hoạch chặn du khách Nga vào quốc gia này.  Phát biểu từ Kiev qua video, tổng thống Volodymyr Zelensky trực tiếp cảnh báo các công dân Nga rằng họ đang bị ông Putin “đẩy vào cơi chết”. Ông Zelensky kêu gọi dân Nga hăy “vùng lên” và hứa hẹn Ukraine sẽ đối xử tử tế với những người Nga nếu họ buông súng.

Quan hệ với Trung Quốc: Chỉ v́ lỡ gây chiến với Ukraine, Putin đang chịu lép vế trước Tập Cận B́nh; bị cả thế giới tẩy chay, phải bám lấy Trung Cộng để bán xăng dầu, khí đốt và mua hàng hóa bị cấm vận. Gặp Tập Cận B́nh lần này, Vladimir Putin lép vế rơ ràng. Vladimir Putin phải thú nhận rằng, về “cuộc khủng hoảng ở Ukraine,” “Chúng tôi hiểu những thắc mắc và mối quan tâm của các người bạn Trung Quốc, và trong cuộc gặp gỡ hôm nay sẽ giải thích thêm chi tiết cho sáng tỏ.” Có thể, trước khi hai lănh tụ gặp mặt, nhân viên ngoại giao thảo luận, Trung Quốc đă báo trước rằng Tập Cận B́nh sẽ than phiền về cuộc chiến ở Ukraine; v́ thế người Nga xin để chính Putin sẽ nói, cho bớt căng thẳng. Nhưng tại sao khi tới Samarkand, ở nước Uzbekistan, mà Tập Cận B́nh muốn nói về chiến tranh Ukraine? Đó là một cách nhắc nhở các nước Trung Á: Coi chừng, Nga có thể cũng gây ra mối họa cho quư vị, giống như ở Ukraine! Bởi v́ bốn nước Kazakhstan, Tajikistan, Uzbekistan, và Kyrgyzstan, thành viên của Tổ chức Cộng tác Thượng Hải đang họp tại Samarkand, đều nằm trong Liên bang Xô Viết cũ, giống như Ukraine. Các nước này đều có thể bị Nga kiếm cớ xâm lăng, như Ukraine! Ông Putin tự coi ḿnh có bổn phận “bảo vệ những người nói tiếng Nga” ở bất cứ nơi nào. Putin đă gọi Kazakhstan là một “nước nói tiếng Nga.” Ông từng mô tả Ukraine như vậy trước khi tấn công đầu năm nay. Dân Trung Quốc có thể muốn ủng hộ Nga nhưng cũng không thể cứu một nước kinh tế đang xuống dốc, v́ chính họ cũng sợ bị Mỹ cấm vận. Chắc chắn Tập Cận B́nh cũng không muốn dính líu đến một cuộc chiến tranh đang thất bại, khi thấy quân đội Nga lộ nguyên h́nh là “Cọp Giấy.”

Ngoài mặt, hôm 14/9/222, Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm cho biết ông hiểu rằng ông Tập Cận B́nh có câu hỏi và lo ngại về t́nh h́nh ở Ukraine nhưng ca ngợi nhà lănh đạo Trung Quốc v́ lập trường "cân bằng" về cuộc xung đột. Cách nói của Putin dường như ngầm thừa nhận Trung Quốc không hẳn hoàn toàn đồng ư với lập trường của Nga về cuộc chiến ở Ukraine. Ông Putin đă gặp trực tiếp nhà lănh đạo Trung Quốc Tập Cận B́nh lần đầu tiên kể từ cuộc xâm lược tại hội nghị thượng đỉnh khu vực ở Uzbekistan, vài ngày sau khi Nga hứng chịu một loạt thất bại quân sự lớn ở Ukraine.

  VAI TR̉ CỦA HOA KỲ

 

Ukraine phản công thắng lợi nhờ viện trợ quân sự Mỹ trên mọi mặt. Ngoài việc cung cấp thiết bị quân sự và huấn luyện binh sĩ, Hoa Kỳ c̣n chia sẻ thông tin t́nh báo cho Ukraina, đặc biệt là các h́nh ảnh từ vệ tinh quan sát của Mỹ, đồng thời tham gia lập kế hoạch tác chiến.

 

Theo bộ Quốc Pḥng Ukraine, chỉ trong ṿng vài ngày, quân đội nước này đă giành được nhiều thắng lợi rơ rệt ở khu vực xung quanh Kherson và Kharkiv trong chiến dịch phản công tại mặt trận phía nam và phía đông bắc, và đà tiến công vẫn tiếp diễn vào hôm nay, 14/09/2022. Đối với giới quan sát, thành công trên chiến trường của lực lượng Ukraina không thể tách rời khỏi sự giúp đỡ tận t́nh của Mỹ. Ngoài việc cung cấp thiết bị quân sự và huấn luyện binh sĩ, Hoa Kỳ c̣n chia sẻ thông tin t́nh báo cho Ukraina, đặc biệt là các h́nh ảnh từ vệ tinh quan sát của Mỹ, cho phép giới chỉ huy quân đội Ukraina có được cái nh́n tổng quát về t́nh h́nh trên chiến trường.

 

Chính tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky là người đă loan báo những con số đầy ấn tượng về thắng lợi của chiến dịch phản công: Ngày 10/09 ông cho biết là lực lượng Kiev đă giành lại được 2,000 km² lănh thổ bị quân Nga chiếm đóng. Hai ngày sau đó, hôm 12/09, ông đă nói đến con số 6,000 km² được giải phóng. Theo ghi nhận của nhật báo Pháp Le Monde ngày 14/9, nhà lănh đạo Ukraina không hề che giấu thực tế là chính Mỹ đă giúp đất nước ông giành được những thắng lợi quan trọng đó. Phát biểu nhân chuyến ghé thăm Kiev hôm 9/9 vừa qua của ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, tổng thống Zelensky công nhận: “Chúng tôi không thể lấy lại những vùng lănh thổ đó nếu không có sự giúp đỡ của Hoa Kỳ”.

 

Phải nói là cho đến nay, Mỹ là nước đi đầu trong công cuộc viện trợ cho Ukraine để chống lại sự xâm lược của Nga, đặc biệt là trợ giúp về mặt quân sự. Theo Lầu Năm Góc, kể từ ngày 24/2, tức là ngày Nga khởi động cuộc xâm lược nước láng giềng, Mỹ đă chuyển hơn 14.5 tỷ USD thiết bị quân sự cho Ukraina, trong đó có 12.5 tỷ USD được lấy trực tiếp từ kho vũ khí của quân đội Mỹ. Để so sánh, ngân sách quốc pḥng của Ukraine chỉ khoảng 5 tỷ USD một năm trước khi Nga xâm lược. Theo một báo cáo của Viện Nghiên Cứu Kinh Tế Thế Giới Kiel tại Đức, công bố vào tháng 8 vừa qua, chỉ riêng Hoa Kỳ đă cung cấp đến 70% viện trợ quân sự của phương Tây cho Ukraine. Nước đứng hàng thứ hai là Ba Lan, tiếp theo sau là Vương Quốc Anh. Riêng nước Pháp đứng ở vị trí thứ 11.

 

Trong số 1,005 người ở Hoa Kỳ tham gia một cuộc thăm ḍ trực tuyến vào tuần trước, 53% bày tỏ ủng hộ Ukraine “cho đến khi tất cả các lực lượng Nga được rút khỏi lănh thổ mà Ukraine tuyên bố chủ quyền”. Chỉ 18% phản đối. Sự ủng hộ này đến từ cả hai chính đảng, mặc dù cử tri đảng Dân chủ có nhiều khả năng ủng hộ quan điểm này, với 66% thành viên Dân Chủ ủng hộ so với 51% thành viên đảng Cộng Ḥa. Cũng theo khảo sát, có đến 51% ủng hộ việc cung cấp vũ khí như súng và vũ khí chống tăng cho quân đội Ukraine, so với 22% phản đối. Trong các cuộc thăm ḍ trước đây, số lượng người Mỹ ủng hộ việc cung cấp vũ khí cho Ukraine cao hơn.

 

·        Hôm 2/9, Tổng thống Mỹ Joe Biden đă yêu cầu Quốc hội phê chuẩn 13.7 tỷ USD tài trợ khẩn cấp cho Ukraine, trong bối cảnh cuộc chiến với Nga vẫn đang diễn ra. Lầu Năm Góc tuần trước cho biết tổng viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine đă lên tới 13 tỷ USD.

·        Hoa Kỳ vừa chuẩn thuận khoản viện trợ mới, gần 2,7 tỷ USD cho Ukraine và các đồng minh, trong đó gồm 675 triệu USD vũ khí cho Ukraine, trong lúc nước này đang chống chọi lại Nga.

·        Bộ Ngoại giao Nga cảnh báo Mỹ không gửi các tên lửa tầm xa cho Ukraine nếu không muốn bị xem là "một bên trong xung đột" và vượt lằn ranh đỏ của Nga trong xung đột Ukraine. Washington đă công khai cung cấp cho Ukraine đạn rocket GMLRS tiên tiến, có thể phóng từ các hệ thống HIMARS và đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách tối đa 80 km. Hệ thống HIMARS cũng có thể được sử dụng để bắn tên lửa chiến thuật ATACMS tầm bắn lên tới 300 km. Hôm 19/8, một quan chức cấp cao của Ukraine từ chối cho biết liệu Kiev có ATACMS hay không.

·        Nhà Trắng thông báo rằng Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 30/9 đă kư dự luật thông qua các khoản ngân sách đến ngày 16/12/2022, trong đó có khoản viện trợ bổ sung trị giá 12.4 tỷ USD cho Ukraine. Sáng kiến này trước đó đă được Quốc hội Mỹ thông

qua.

 

VAI TR̉ CỦA LIÊN ÂU

Sau nửa năm chiến tranh ở Ukraine, phần lớn người Mỹ đồng ư rằng Mỹ nên tiếp tục hỗ trợ Kyiv cho đến khi Nga rút hết quân, theo một cuộc thăm ḍ dư luận của Reuters / Ipsos được công bố hôm 24/8. Cuộc thăm ḍ cho thấy sự ủng hộ tiếp tục đối với chính sách của Tổng thống Joe Biden ủng hộ Ukraine, bất chấp những lo lắng về kinh tế và diễn biến chính trị trong nước đang thu hút sự chú ư của người Mỹ trong những tháng gần đây. Chính quyền Biden đă cung cấp vũ khí và đạn dược cho nỗ lực của Ukraine nhằm đẩy lùi quân Nga và dự kiến sẽ công bố gói hỗ trợ an ninh mới trị giá khoảng 3 tỷ đôla, một quan chức Mỹ cho biết, khi Ukraine đánh dấu Ngày Độc lập hôm 24/8.  

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tuyên bố sẽ chiếm lại lănh thổ bị chiếm giữ sau cuộc xâm lược ngày 24/2 và sau các cuộc xâm lược trước đó bắt đầu từ năm 2014, khi Nga sáp nhập Crimea.  

·        Ông Jens Stoltenberg, Tổng Thư kư NATO tuyên bố: Cách tốt nhất để kết thúc cuộc chiến này là tăng cường sức mạnh cho người Ukraine trên chiến trường hơn nữa để họ có thể, vào một thời điểm nào đó, ngồi xuống và đạt được một giải pháp có thể chấp nhận được đối với Ukraine và bảo tồn Ukraine như một quốc gia độc lập, có chủ quyền ở châu Âu.

·        Khoảng 1,500 binh sĩ Đức hiện đang được triển khai tại Litva trong khuôn khổ nhóm tác chiến đa quốc gia của NATO tại Litva, được thành lập vào năm 2017. Sau hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid hồi tháng 06, Đức, nước chỉ huy nhóm tác chiến này, đă hứa đẩy mạnh các nỗ lực. Về phía Litva, Arturas Radvilas, chỉ huy bộ binh, nhận định việc Đức điều quân đến là rất quan trọng đối với đất nước của ông và mục tiêu của đôi bên là hợp tác chặt chẽ với nhau. Tại Litva hiện giờ cũng có một tiểu đoàn quân trú đóng luân phiên của Mỹ, được tăng cường sau khi Nga xâm lược Ukraina hôm 24/02, cũng như nhiều máy bay chiến đấu của Hungary và CH Séc làm nhiệm vụ kiểm soát trên không. Năm 2017, bốn tiểu đoàn tác chiến đa quốc gia đă được triển khai tại Litva, Estonia, Latvia và Ba Lan. Các tiểu đoàn tác chiến đa quốc gia này do Đức, Anh, Canada và Mỹ luân phiên chỉ huy. Sau khi Putin điều quân xâm lăng Ukraina, NATO đă quyết định thành lập 4 nhóm tác chiến mới tại Bulgari, Hungary, Rumani và Slovakia.

·        Trong bối cảnh Ukraina liên tiếp loan báo những thành công về mặt quân sự, đặc biệt là nhờ vào vũ khí do phương Tây cung cấp, chính quyền Đức vào hôm qua, 12/09/2022, lại bị chỉ trích v́ không chịu bật đèn xanh cho việc cung cấp chiến xa hiện đại cho Ukraine theo đề nghị của chính quyền Kiev. Phát biểu tại Berlin, bà Christine Lambrecht, bộ trưởng Quốc Pḥng Đức cho biết là để hỗ trợ Ukraine, chính quyền của thủ tướng Olaf Scholz dự trù nới lỏng các quy tắc xuất khẩu vũ khí. Thế nhưng, bà lại làm dấy lên tranh căi khi tiếp tục tỏ thái độ dè dặt trong việc cung cấp chiến xa cho Ukraina, với lư do là Berlin không thể “một ḿnh” làm việc này trong bối cảnh “chưa một nước nào cung cấp xe thiết giáp chuyển quân hoặc chiến xa phương Tây” cho Ukraine. Một ít lâu sau đó, bản thân thủ tướng Olaf Scholz cũng có câu trả lời tương tự. Một số người đang tự hỏi liệu sự phối hợp với các đối tác NATO mà Đức cho là cần thiết để làm việc này có che giấu thái độ thụ động của Berlin hay không. Những thành công quân sự của Ukraine trong những ngày gần đây đă làm dấy lên cuộc tranh luận về sự giúp đỡ mạnh mẽ hơn, với việc cung cấp chiến xa. Trong chuyến thăm Kiev vào tuần trước, ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock đă phải đối mặt với đề nghị của Ukraine mà không thể đưa ra câu trả lời dứt khoát.  Đảng Xanh và đảng Tự Do, trong liên minh của thủ tướng Olaf Scholz, chủ trương tăng gia nỗ lực với việc chuyển giao xe tăng Marder và Leopard 2 cho Ukraina. Hướng này cũng được cánh bảo thủ trong phe đối lập Đức ủng hộ. Thế nhưng, đảng Dân Chủ Xă Hội của thủ tướng Scholz lại tỏ ra dè dặt hơn”.

Kinh tế:

 

·        Ngày 29/8, Đại diện cấp cao của EU phụ trách an ninh và chính sách đối ngoại Josep Borrell cho biết Liên minh này đă cung cấp cho Ukraine các gói viện trợ tài chính trị giá 9.5 tỷ euro kể từ ngày 24/2 và đang chuẩn bị cho gói hỗ trợ mới trị giá khoảng 8 tỷ euro. Đây sẽ là các khoản viện trợ quân sự, hỗ trợ tài chính vĩ mô, hỗ trợ ngân sách, viện trợ nhân đạo, hỗ trợ khẩn cấp cho những người tản cư, chăm sóc sức khỏe và cơ sở hạ tầng.

·        Được hỗ trợ bởi giá năng lượng tăng cao, Nga đă nhận được ước tính 400 tỷ euro (430 tỷ USD, 341 tỷ bảng Anh) trong năm qua từ hoạt động xuất khẩu dầu và khí đốt sang châu Âu. EU cho biết các lệnh trừng phạt mới nhất của họ có thể sẽ dẫn tới việc cắt giảm 90% lượng dầu mà họ mua từ Nga. Tuy nhiên, điều này sẽ mất nhiều tháng để có hiệu lực hoàn toàn và thậm chí sau đó Nga sẽ có thể bán dầu ở những nơi khác trên thế giới. Ấn Độ và Trung Quốc đều mua nhiều dầu thô của Nga hơn trong những tháng gần đây do giá nhiên liệu của nước này giảm.

 

 

Các nước Âu Châu mua dầu khí của Nga nhiều nhất  

·        Trong cuộc họp trực tuyến hôm 2/9/2022, theo đề xuất của chính quyền tổng thống Mỹ Joe Biden, bộ trưởng Tài Chính các nước thành viên nhóm G7 đă đạt thỏa thuận về cơ chế áp giá trần đối với dầu lửa nhập khẩu từ Nga. Biện pháp này nhằm cắt bớt nguồn thu nhập của Nga từ ngành năng lượng. Mục tiêu của G7 là hạ giá dầu của Nga xuống thấp hơn mức hiện tại, nhưng không thấp đến mức Nga phải ngưng xuất khẩu dầu. Tuy nhiên, theo phân tích của chuyên gia Philippe Charlez, Viện SAPIENS trên đài RFI Pháp ngữ, cơ chế này là không thể áp dụng được: Điều mà nhóm G7 có thể quyết định là nói rằng các nước thành viên trong nhóm sẽ không mua dầu với giá trên 80 USD/thùng. Nhưng nếu họ chỉ mua dầu ở mức giá 80 USD/thùng trở xuống, điều này có nghĩa là lượng dầu lửa đó sẽ được bán cho các nước khác. Và như vậy các nước G7 có thể làm cho thị trường cạn kiệt và chỉ càng đẩy giá dầu tăng thêm”.

·        Ủy viên châu Âu đặc trách kinh tế Paolo Gentiloni ngày 03/09/2022 tuyên bố Liên Hiệp Châu Âu đă được “chuẩn bị rất kỹ” trong trường hợp mất nguồn cung cấp khí đốt của Nga. Tại Đức chính phủ cũng cố gắng trấn an công luận sau khi tập đoàn dầu khí Nga Gazprom thông báo ngưng cung cấp cho châu Âu qua ngả đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1. Chiến lược năng lượng của Nga không chỉ đe dọa kinh tế châu Âu mà c̣n gây bất đồng giữa Pháp và Đức, hai thành viên quan trọng nhất trong Liên Hiệp Châu Âu. Để giải tỏa bớp áp lực của Nga trên bàn cờ năng lượng, Berlin đề nghị khởi động lại dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt MidCat, đưa khí đốt của Algérie, khí hóa lỏng của Qatar, Nigeria và cả của Mỹ qua ngả Tây Ban Nha và Pháp. Paris lập tức phản bác và xem “đây không phải là một ưu tiên”. MidCat được đề xuất lần đầu năm 2013. Đây là một đường ống dài 190 km nối tiền vùng Midi –miền nam nước Pháp với Cataluna của Tây Ban Nha. Cách nay 3 năm dự án bị khai tử. Cả Madrid lẫn Paris đều đánh giá đường ống MidCat “quá tốn kém, với các phí tổn dự trù lên tới 500 triệu euro, gây nhiều thiệt hại về mặt môi trường, ít hiệu quả về kinh tế”. Trước những khó khăn chồng chất, Tây Ban Nha có vẻ đă đổi ư. Pháp th́ không. Đường ống Nord Stream 1 dẫn khí đốt từ Nga sang Đức, có công suất 167 triệu m³ mỗi ngày nhưng đă bị giảm nhiều lần trong vài tháng qua xuống c̣n 20% công suất b́nh thường và bị khóa hoàn toàn từ ngày 31/8.

 

Đường ống Midcat từ Algerie qua châu Âu  

·        Nga đang bơi trong tiền mặt”, Elina Ribakova – nhà kinh tế tại Viện tài chính Quốc tế cho biết. Moscow kiếm được 97 tỷ USD từ dầu và khí đốt trong 7 tháng đầu năm nay, trong đó khoảng 74 tỷ USD đến từ dầu mỏ. Giá dầu đă vọt lên 130 USD/thùng trong những tuần đầu tiên khi cuộc xung đột nổ ra, sau đó ổn định ở mức 90 - 100 USD/thùng thời gian gần đây. Trong hầu hết trường hợp, dầu của Nga là hợp pháp để mua và bán. Mỹ và EU đă thiết kế các biện pháp trừng phạt đối với hệ thống tài chính nhưng không thể ngăn được dầu Nga chảy đến các quốc gia không bị trừng phạt. Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia Trung Đông nhanh chóng tăng cường mua hàng, tận dụng lợi thế giảm giá và mở ra các tuyến thương mại mới cho dầu thô của Nga. Mùa đông năm nay sẽ là thời điểm thử thách quyết tâm của Moscow. Vào ngày 5/12 tới đây, lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ Nga bằng đường biển sẽ có hiệu lực, cùng với đó là lệnh trừng phạt các tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm và tài trợ cho các chuyến tàu chở dầu Nga. Nga có thể gặp khó trong việc t́m kiếm người mua mới cho khoảng 1.25 triệu thùng dầu thô và nhiên liệu xuất khẩu hiện đang hướng đến châu Âu mỗi ngày, theo Arkady Gevorkyan – nhà phân tích tại Citigroup. Livia Gallarati của Energy Aspects th́ tin rằng sản lượng dầu thô hàng ngày của Nga có thể giảm khoảng 2 triệu thùng vào tháng 3/2023.

·        Ngày 6/10, phải mất nhiều cuộc đàm phán gay go, 27 nước mới đạt được thỏa thuận về gói trừng phạt thứ tám này. Trở ngại chính trong đàm phán là việc Liên Âu muốn trừng phạt về dầu khí Nga. Qua lời thủ tướng Viktor Orban, Hungary đă cảnh báo họ không tán đồng các trừng phạt mới, nhưng cuối cùng sự dè dặt của Budapest đă nhanh chóng được dỡ bỏ. Tuy nhiên, đặc biệt vẫn có những bất đồng với Chypre, Malta và Hy Lạp. Ba nước này đă bác bỏ ư định áp giá trần đối với dầu của Nga được vận chuyển bằng tàu, v́ họ sợ mất các hợp đồng vận chuyển hàng hải trước sự cạnh tranh của Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia không áp dụng các biện pháp trừng phạt của EU. Trong các biện pháp trừng phạt mới nhắm vào Nga, có lệnh cấm xuất khẩu sang nước này linh kiện điện tử, phụ tùng máy bay và các hóa chất, để Nga không thể chế tạo các thiết bị quân sự công nghệ cao. Nhưng do phủ quyết của Bỉ, kim cương đă bị loại khỏi danh sách mặt hàng cấm xuất khẩu sang Nga. Về danh sách những cá nhân bị trừng phạt, Liên Âu muốn phong tỏa tài sản của họ và tuyên bố tất cả những người đă tham gia vào các cuộc trưng cầu dân ư giả hiệu ở 4 vùng Ukraine là những người "không được hoan nghênh" trên lănh thổ Liên Âu.  

VAI TR̉ H̉A GIẢI CỦA CÁC NƯỚC KHÁC  

·        Bắc Kinh đang làm việc cùng với Matxcơva để thiết lập một trật tự quốc tế “công bằng và hợp lư hơn”. Vào hôm qua, 12/9/2022, nhân vật lănh đạo nền ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Tŕ đă khẳng định như trên tại Bắc Kinh. Hai nguyên thủ Nhà Nước Nga và Trung Quốc sẽ gặp nhau trong tuần này tại Uzbekistan. Theo hăng tin Pháp AFP, phát biểu trong cuộc tiếp xúc với Andrey Denisov, đại sứ Nga tại Trung Quốc sắp về nước sau nhiều năm tại chức, ông Dương Khiết Tŕ, Ủy Viên Quốc Vụ Trung Quốc đặc trách đối ngoại, đă cho rằng: “Dưới sự lănh đạo chiến lược của chủ tịch Tập Cận B́nh và tổng thống Vladimir Putin, quan hệ của chúng ta (Trung Quốc và Nga) luôn đi đúng hướng”. Trên cơ sở đó, người đứng đầu nền ngoại giao Trung Quốc hiện nay khẳng định: “Trung Quốc sẵn sàng làm việc với Nga để không ngừng thực hiện tinh thần hợp tác chiến lược cấp cao giữa hai nước, bảo vệ lợi ích chung và thúc đẩy sự phát triển của trật tự quốc tế theo hướng công bằng và hợp lư hơn”. Tuy nhiên, ông Dương Khiết Tŕ không nói rơ tại sao các nước lân bang của Nga và Trung Quốc “không muốn có sự công bằng và hợp lư bằng vũ lực” mà Nga đang ban phát tại Ukraine.

·        Trong cuộc gặp ngày 16/9, ông Modi nói với ông Putin rằng bây giờ không phải là thời điểm cho chiến tranh, trong khi an ninh lương thực, phân bón và nhiên liệu mới là những mối quan tâm lớn của thế giới hiện nay. "Tôi biết rằng thời nay không phải là thời đại của chiến tranh và tôi đă nói với ông qua điện thoại về điều này", ông Modi nói bên lề hội nghị thượng đỉnh SCO ở Uzbekistan. Đáp lại, ông Putin cho biết ông hiểu những lo ngại của ông Modi về cuộc chiến ở Ukraine. "Tôi biết lập trường của ông về cuộc xung đột ở Ukraine và tôi biết về mối quan tâm của ông. Chúng tôi muốn tất cả chuyện này kết thúc càng sớm càng tốt", ông Putin nói. Ấn Độ cũng được cho là né tránh việc lên án Nga về cuộc chiến với Ukraine khiến giá dầu và các mặt hàng khác tăng vọt.

·        Giáo hoàng Francis hôm 16/9 nói việc các quốc gia cung cấp vũ khí cho Ukraine để giúp nước này tự vệ trước sự xâm lược của Nga có thể là “hợp pháp về mặt đạo đức”. Ngài lại được hỏi thêm về liệu Ukraine có nên đàm phán với Nga. "Tôi sẽ không loại trừ đối thoại với bất kỳ cường quốc nào đang có chiến tranh, ngay cả khi đó là với kẻ xâm lược. Đôi khi bạn phải thực hiện đối thoại như thế này.” 

 

VIỄN ẢNH MỘT CUỘC CHIẾN TRANH HẠT NHÂN  

·        Putin và vài quan chức hàng đầu của Nga cũng dọa trước rằng nhằm chiếm lại 4 khu vực miền Đông cũng đồng nghĩa với một cuộc tấn công nhằm vào chính Nga và việc sử dụng vũ khí hạt nhân là điều không tránh khỏi. Và Moscow cũng tiên liệu khả năng của Ukraine có thể tái chiếm các vùng này với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và Liên Âu. Theo các chuyên gia dự đoán, kết quả cuộc trưng cầu dân ư là một dấu hiệu cho thấy những hành động kịch tính hơn sắp xảy ra trên chiến trường Ukraine khi Nga xem như đạt được một số thắng lợi tại Ukraine. Vấn đề then chốt là sự đáp trả của Ukraine, Hoa Kỳ và Liên Âu.

·        Tổng thống Mỹ nói Nga sẽ phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng nếu sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc xung đột tại Ukraine. Trong cuộc phỏng vấn ngày 16/9 với CBS News tại Nhà Trắng, người dẫn chương tŕnh Scott Pelley hỏi tổng thống Mỹ rằng ông sẽ nói ǵ với người đồng cấp Nga Vladimir Putin "nếu ông ấy cân nhắc sử dụng vũ khí hạt nhân hóa học hoặc chiến thuật”. “Đừng. Đừng. Đừng! Ông sẽ thay đổi cục diện cuộc xung đột, không giống bất cứ điều ǵ kể từ Thế chiến II”, ông Biden trả lời. Khi được hỏi về phản ứng của Mỹ nếu trường hợp này xảy ra, ông Biden từ chối đưa ra b́nh luận cụ thể. “Những điều họ thực hiện sẽ quyết định phản ứng của nước Mỹ”, Tổng thống Biden nói.

·        Ngày 7/10, ông Biden cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin "không nói đùa" khi Putin nói về việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật sau những thất bại ở Ukraine.

KẾT LUẬN

Kể từ khi Nga quyết định khởi sự cuộc chiến Nga - Ukraine vào ngày 24/2/2022, chiến dịch của Nga tại Ukraine được dự đoán sẽ diễn ra chóng vánh, như chiến dịch quân sự kéo dài 12 ngày ở Gruzia năm 2008 và sáp nhập bán đảo Crimea trong một tháng vào năm 2014. Ông Putin dự trù lật đổ chính quyền hợp pháp của Ukraine trong ṿng 1, 2 tuần và lập một chính quyền bù nh́n thân Nga. Ông ta đă đánh giá sai tinh thần dân tộc và sức kháng cự của quân dân Ukraine. Với sự thiệt hại nặng nề của quân đội Nga Sô và sự chống đối trong nước, ông Putin đă phải thay đổi mục tiêu phù hợp với thực trạng sau 7 tháng chiến đấu mà không bị mất mặt.

Bốn vùng chọn sáp nhập vào Nga

Cuối cùng th́ Nga cũng chiếm được 4 vùng của Ukraine. Nhà phân tích Stanovaya chỉ ra, cuộc trưng cầu dân ư ở 4 khu vực có nhiều người dân nói tiếng Nga là một dấu hiệu cho thấy ông Putin đă chọn một con đường có tính toán rỏ ràng. Trong những ngày qua, Moscow đang phải đối mặt với vấn đề thiếu nhân lực nghiêm trọng trên chiến trường ở Ukraine bất chấp nỗ lực tuyển quân gần đây cũng chưa thể giúp Nga lấy lại động lực đă mất. "Trên thực tế, t́nh h́nh của Nga đang khá hỗn loạn. Việc dàn dựng các cuộc trưng cầu dân ư dường như là một phần quan trọng trong nỗ lực của Tổng thống Putin nhằm thể hiện rằng Nga đang đạt được một số bước tiến đáng kể trong cuộc chiến tại Ukraine nhằm xoa dịu dư luận trong nước”, chuyên gia này cho biết. Cả 4 khu vực sẽ giữ nguyên tên gọi, có vị thế như một chủ thể liên bang của Nga, tương tự trường hợp của Crimea năm 2014.

 

Trong một bài đăng gây nhiều ngạc nhiên hôm 3/10, ông Elon Musk, chủ nhân Tesla đề xuất Ukraine từ bỏ Crimea vĩnh viễn cho Nga, đồng thời tổ chức trưng cầu dân ư dưới sự giám sát của Liên Hợp Quốc tại 4 vùng lănh thổ vừa bị Nga sáp nhập. Bài đăng này mở phần b́nh chọn để người sử dụng Twitter tương tác. Đến nay, bài đăng của Elon Musk đă nhận được 2.5 triệu lượt tương tác, trong đó hơn 60% phản đối đề xuất này. Chia sẻ trên Twitter, ông Elon Musk đề xuất các cuộc trưng cầu dân ư có sự giám sát của Liên Hợp Quốc ở 4 tỉnh Ukraine vừa được Nga tuyên bố sáp nhập, theo Guardian. “Nga sẽ rời đi nếu đó là ư muốn của người dân”, vị tỷ phú viết. Giám đốc điều hành Tesla cũng đề nghị rằng Crimea - bán đảo mà Nga sáp nhập năm 2014 - được chính thức công nhận là của Nga. Ông đă yêu cầu người dùng Twitter bỏ phiếu đồng ư hoặc không cho ư tưởng của ḿnh. "Việc một người như ông Elon Musk t́m kiếm giải pháp ḥa b́nh cho t́nh thế hiện nay là điều rất tích cực", người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói, Channel News Asia đưa tin. Mặc dù vậy, ông Peskov nói rằng mọi giải pháp ḥa b́nh mà không đáp ứng tất cả điều kiện của Nga là "tuyệt đối bất khả thi".

Đề nghị của ông Musk cũng có điểm phi lư cũng như khi đề nghị Singapore với người dân nói tiếng Tàu sát nhập vào Trung Quốc hay các quốc gia mà người dân nói tiếng Anh sát nhập vào Anh Quốc. Tháng 4/1954, Liên bang Xô Viết Nga chuyển bán đảo Crimea sang cho Ukraine đă được thống nhất, sau đó thời kỳ 60 năm lịch sử Crimea của Ukraine bắt đầu. Bây giờ, dùng vũ lực lấy lại là điều không thể chấp nhận được.

 

Và nếu Moscow tiến hành sáp nhập các vùng trên vào lănh thổ, bất kỳ nỗ lực nào của Ukraine nhằm chiếm lại 4 khu vực này cũng đồng nghĩa với một cuộc tấn công nhằm vào chính Nga. Theo các chuyên gia dự đoán, kết quả cuộc trưng cầu dân ư là một dấu hiệu cho thấy những hành động kịch tính hơn sắp xảy ra trên chiến trường Ukraine khi đây là một bước quan trọng trong nỗ lực của Nga nhằm giành lại quyền kiểm soát ở Ukraine. Nhà phân tích Stanovaya chỉ ra, cuộc trưng cầu dân ư là một dấu hiệu cho thấy ông Putin đă chọn một con đường phù hợp với khả năng của ḿnh. Trong những ngày qua, Moscow đang phải đối mặt với vấn đề thiếu nhân lực nghiêm trọng trên chiến trường ở Ukraine bất chấp nỗ lực tuyển quân gần đây cũng chưa thể giúp Nga lấy lại động lực đă mất.

 

"Trên thực tế, t́nh h́nh của Nga đang khá hỗn loạn. Việc dàn dựng các cuộc trưng cầu dân ư dường như là một phần quan trọng trong nỗ lực của Tổng thống Putin nhằm thể hiện rằng Nga đang đạt được một số bước tiến đáng kể trong cuộc chiến tại Ukraine nhằm xoa dịu dư luận trong nước”, chuyên gia này cho biết. Trước đó, Ukraine cũng như Mỹ và phương Tây đă lên án cuộc trưng cầu dân ư và nói rơ sẽ không công nhận kết quả trưng cầu dân ư trên. Đồng thời, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định Kiev sẽ bảo vệ công dân của ḿnh ở các khu vực do Nga kiểm soát. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn trên CNN về việc phản ứng của khối với hành động sáp nhập 4 vùng vào lănh thổ Nga, Tổng thư kư của NATO Jens Stoltenberg cho biết "Câu trả lời của NATO là tăng cường hỗ trợ. Cách tốt nhất để kết thúc cuộc chiến này là tăng cường sức mạnh cho người Ukraine trên chiến trường, để họ có thể ngồi xuống bàn đàm phán và đạt được một giải pháp có thể chấp nhận được đối với Ukraine và duy tŕ Ukraine như một quốc gia độc lập có chủ quyền ở châu Âu". Đáng lo ngại, kết quả trưng cầu dân ư nói trên đă làm gia tăng mối lo ngại chiến sự Nga - Ukraine sẽ "leo thang" mạnh mẽ hơn- đặc biệt là liên quan đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân. "Nga hiểu rất rơ những ǵ Mỹ sẽ làm để đối phó với việc sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine”, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan nói.

 

Ông Lloyd Austin, bộ trưởng Quốc Pḥng Mỹ, hôm 2/10, lên án ông Vladimir Putin, tổng thống Nga, khi sáp nhập bốn khu vực của Ukraine, đồng thời cảnh báo rằng không ai có thể ngăn được ông Putin thực hiện những lời đe dọa gần đây, về việc sử dụng vơ khí nguyên tử, theo The Hill. “Để nói rơ hơn, chỉ có một người có thể đưa ra quyết định đó, chẳng cần hỏi ư kiến ai, và không ai có thể ngăn được ông Putin,” ông Austin nói với đài CNN. Đem quân xâm lăng lân bang th́ ông Putin xem đó là nghĩa vụ của nước Nga c̣n khi người ta chống trả lại th́ ông ta lại dọa dùng vơ khí nguyên tử.

Cuộc chiến Ukraine đă bước qua tháng thứ 9. Ukraine có thể lấy lại các vùng bị tạm chiếm kể cả Crimea. Cuộc chiến sẽ tiếp tục cho đến khi Nga kiệt sức và bằng cách này hay cách khác, ông Putin sẽ bị loại ra guồng máy lănh đạo của Nga. Nếu ông Putin vẫn giữ được quyền lực th́ những lời đe dọa của ộng ta về việc sử dụng vơ khí nguyên tử là điều Hoa Kỳ và các đồng minh Liên Âu phải nghĩ đến.  

Các biến cố mới từ ngày 10/102022 cho đến ngày 20/10/2022 không được đề cập trong bài này, sẽ được đề cập trong bài tiếp.  

THAM KHẢO  

1)   Bài viết “Liên Âu ra sức trấn an công luận về nguy cơ bị cắt khí đốt Nga” đăng trên mạng RFA ngày 4/9/2022.

2)   Bài viết “Nước Nga: So sánh Gorbachev và Putin” đăng trên mạng BBC News ngày 2/9/2022.

3)   Bài viết “Ukraina phản công thắng lợi nhờ viện trợ quân sự Mỹ trên mọi mặt” đăng trên mạng BBC News ngày 14/9/2022.

4)   Bài viết “Ukraine: Putin chỉ đang đối diện với các dạng thức thất bại khác nhau” đăng trên mạng BBC News ngày 8/5/2022.

5)   Bài viết “Chiến tranh Ukraine: Các kịch bản Nga sử dụng vũ khí hạt nhân” đăng trên mạng RFI ngày 6/10/2022.

6)   Bài viết “Con đường của Putin: từ cam kết ổn định đến đe dọa hạt nhân” đăng trên mạng VOA ngày 8/10/2022.  

*****

Trở lại