ĐÀI LOAN: CUỘC CHIẾN CHƯA NỔ SÚNG

Đại-Dương

Tài liệu tham khảo:

Xi Jinping's Hard-Line Diplomacy Plunging China Into 'Political Peril'—Military Expert (Newsweek)

US lawmakers prepare a sweeping effort to counter China (SCMP)

Taiwan Will Fight ‘to the Very Last Day’ If China Attacks (Diplomat)

Yes, China Has the World’s Largest Navy. That Matters Less Than You Might Think (Diplomat)

China Claims It Will Win the Race to a New Stealth Fighter (National Interest)

U.S. and Its Allies Must Focus on Access Denial Against China’s Military (National Interest)

US military cites rising risk of Chinese move against Taiwan (Mainichi)

Biden Backs Taiwan, but Some Call for a Clearer Warning to China

 

ĐÀI LOAN: CUỘC CHIẾN CHƯA NỔ SÚNG

Đại-Dương  

Đài Loan có 24 triệu dân đă gánh chịu hậu quả của Chiến tranh Lạnh Hoa Kỳ-Liên Sô mà cho tới nay vẫn chưa một giải pháp nào có thể làm hài ḷng các tay chơi quyền lực trên trường quốc tế.

Nhằm tránh công thức “hai đánh một không chột cũng què” nên Tổng thống Richard Nixon (1969-1974) đích thân sang Trung Quốc để cùng kư Thông cáo chung Thượng Hải năm 1972 công nhận “một nước Trung Hoa” bao gồm Đài Loan.

Vào thời điểm đó, Tổng thống Tưởng Giới Thạch cai quản Đài Loan từ năm 1950 vẫn ôm tham vọng khôi phục Hoa Lục do Mao Trạch Đông cai trị nên Hoa Kỳ không muốn tách Đài Loan ra khỏi nước Trung Hoa.

Ngược lại, Bắc Kinh coi Đài Loan như một tỉnh ly khai cần thời gian thuận tiện để thu hồi.

Với sức mạnh gia tăng toàn diện của Trung Quốc và ảo tưởng hoà giải hoà hợp của Tổng thống Đài Loan,  Mă Anh Cửu (2008-2016) tạo điều kiện làm giảm căng thẳng giữa hai bờ Eo biển Đài Loan, giúp cho mạng lưới tuyên truyền và t́nh báo của Bắc Kinh lũng đoạn hệ thống chính trị Đài Bắc.

Bà Thái Anh Văn đắc cử Tổng thống Đài Loan năm 2016 (2016-) đă tiến hành kế hoạch tuyên bố độc lập với Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Trung Hoa.

Tổng thống Donald Trump (2016-2020) đă tạo điều kiện cho Đài Loan có các yếu tố cần thiết của một quốc gia độc lập.

Chủ tịch Tập Cận B́nh (2013-) bắt đầu kế hoạch thu hồi Đài Loan mà không từ bỏ biện pháp quân sự khiến cho t́nh h́nh Đông Bắc Á nóng lên từng ngày.

Tư lệnh Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương, Đô đốc Philip Davidson tuyên bố tại Thượng viện “Mối đe dọa Đài Loan hiện rơ trong thập niên này - thực tế là trong sáu năm tới”. Nhưng, người kế nhiệm, Đô đốc John Aquilino cho rằng sẽ xảy ra sớm hơn.

Sau khi tóm gọn Hồng Kông trước thời hạn 1949, Tập Cận B́nh chỉa họng súng về phía Đài Loan trong bối cảnh hỗn loạn chính trị tại Hoa Kỳ trong năm bầu cử 2020. Bắc Kinh gia tăng và mở rộng “Vùng Xám” với Đài Loan và tại hai đảo Pratas và Thái B́nh (Itu Aba, Ba B́nh, Ligaw ở Trường Sa) do Đài Bắc Kiểm soát. Tập Cận B́nh chỉ thị “sự thống nhất không thể bị tŕ hoăn vô thời hạn”.

Ngày 5 tháng 4 năm 2021, Bắc Kinh đă phái 10 phi cơ bay vào Vùng Nhận dạng Pḥng không (ADIZ) của Đài Loan, đồng thời, một Hải đội Tác chiến Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh tập trận thực chiến gần đảo này với chủ đích “tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh và lợi ích phát triển của Trung Quốc”.

Trong bài “Taiwan Will Fight ‘to the Very Last Day’ If China Attacks” đăng trên The Diplomat ngày 8 tháng 4 năm 2021 cho biết Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan, Ngô Chiêu Nhiếp (Joseph Wu) tuyên bố với phóng viên “Chúng tôi sẵn sàng chiến đấu nếu cần và sẽ tự bảo vệ đến ngày cuối cùng”.

Đài Loan có vị trí tối quan trọng đối với Biển Đông Trung Hoa (ECS) và Vùng Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương nên Bộ Tứ (Mỹ, Nhật, Ấn, Úc) và Đại Hàn không thể để cho Bắc Kinh như Hổ thêm vuốt nếu cưỡng đoạt được Đảo Ngọc này.

Chiến tranh, nếu có, sẽ diễn ra trên biển nên Hải Quân phải đóng vai tṛ thành bại.

Trong bài “Yes, China Has the World’s Largest Navy. That Matters Less Than You Might Think” trên The Diplomat ghi nhận Hải quân Trung Quốc hiện có 360 chiến hạm các loại so với 297 của Hoa Kỳ. Nhưng, bài phân tích đi sâu vào khả năng tác chiến th́ cho thấy lợi thế nghiêng về phía Hoa Kỳ và đồng minh quân sự (Úc, Nhật Bản, Tân Tây Lan, Phi Luật Tân, Thái Lan, Đại Hàn). Ngoài ra, Tân Gia Ba, Ấn Độ, Indonesia, Đài Loan, Việt Nam đă duy tŕ mối quan hệ an ninh ngày càng sâu sắc với Hoa Kỳ trong khi Bắc Kinh chỉ có Bắc Triều Tiên và mới đây thêm Nga.

Tiềm lực Hải quân Trung Quốc gồm có hai HKMH, một Tuần dương hạm, 32 Khu trục hạm, 49 Khinh hạm (Khu trục hạm nhỏ), 37 hộ tống hạm, 46 Tiềm thuỷ đỉnh diesel, sáu Tiềm thuỷ đỉnh nguyên tử tấn công, bốn Tiềm thuỷ đỉnh phi tiễn (missile) đạn đạo. Tổng cộng 121 chiến hạm, 56 tiềm thuỷ đỉnh.

Hải quân Hoa Kỳ gồm có 11 HKMH, 92 Tuần dương hạm và Khu trục hạm, 59 Chiến hạm nhỏ và Tiếp vận hạm, 50 Tiềm thuỷ đỉnh tấn công, 14 Tiềm thuỷ đỉnh phi tiễn đạn đạo, bốn Tiềm thuỷ đỉnh phi tiễn hành tŕnh. Tổng cộng 162 chiến hạm và 68 tiềm thuỷ đỉnh.

Mặc dù được Hoa Kỳ bảo đảm an ninh, nhưng, Nhật Bản đă có hai HKMH trang bị F-35B và 49 Chiến hạm Chủ lực cùng khả năng săn tàu ngầm nổi tiếng. Đại Hàn có 23 Chiến hạm Chủ lực và đă có Tiềm thuỷ đỉnh diesel đang hoạt động. Hán Thành có tham vọng đóng Tiềm thuỷ đỉnh nguyên tử vào 2030.

Luận về chiến tranh Mỹ-Trung, người ta không thể bỏ qua lực lượng quân sự của đồng minh và đối tác trong khi so sánh tương quan lực lượng. 

Thứ nhất, giới chiến lược gia Bắc Kinh ắt biết rơ hơn ai hết liên quan đến trang thiết bị, kinh nghiệm hải chiến quốc tế của Hải quân Trung Quốc. Hạm đội Bắc Dương của Hải quân Nhà Thanh tuy có tàu lớn, súng to vẫn thua Nhật Bản trong hai trận hải chiến bên ngoài cửa Sông Áp Lục trên Hoàng Hải năm 1994. Từ đó, Trung Hoa Dân Quốc hoặc Trung Hoa Cộng sản cũng chưa tham gia các trận hải chiến thế giới.

Thứ hai, Tư lệnh Hạm đội Bắc Dương, Đô đốc Đinh Nhữ Xương vẫn cần các sĩ quan Hải quân của Đức, Anh, Pháp chỉ huy tác chiến với các thuỷ thủ đoàn thiếu huấn luyện thường xuyên. Đạn dược thiếu do tham nhũng nên bị bại. 

Thứ ba, Hạm đội Nam Dương không tiếp cứu làm cho Hạm đội Bắc Dương bị thiệt hại nặng nề hơn.

Thứ tư, Đài Loan là một pháo đài nên Bắc Kinh không thể cưỡng đoạt dễ dàng như từng chiếm Băi cạn  Scarborough Shoal của Phi Luật Tân năm 2012; hoặc xây bảy đảo nhân tạo trong  Nhóm đảo Trường Sa (Spratly Islands, Nam Sa); hoặc chiếm Đá Vành Khăn (Mischief Reef, Panganiban; Mĩ Tế tiêu) năm 1995 mà nay đang nới rộng thêm.

Dù ở vào thế hạ phong về quân sự, về chính nghĩa, về tuyên truyền mà Bắc Kinh vẫn điều động lực lượng quân sự uy hiếp Đài Loan nhằm t́m kiếm một thoả hiệp theo kiểu “tầm ăn dâu” như từng xảy ra vào thời Tổng thống Mă Anh Cửu (2008-2016).

Bắc Kinh đă đạt được hai thành quả chiến lược dưới thời Mă Anh Cửu: (1) Xây dựng một lực lượng chính trị “thân-Bắc-Kinh” có khả năng thu hồi Đài Loan bằng giải pháp chính trị. (2) Rút ruột Đài Loan khi hơn hai triệu người Đài Loan đem kiến thức kinh doanh xây dựng nền kinh tế ọp ẹp tại Hoa Lục. Đồng thời, nhiều tài sản trí tuệ cũng lọt vào tay Bắc Kinh.

Khi nào “Vùng Xám” lấn sâu vào Vùng Nhân dạng Pḥng không của Đài Loan th́ Bắc Kinh bất ngờ hành động tạo ra một sự đă rồi. Chưa biết các cường quốc quân sự có chấp nhận một trận Thế chiến Thứ ba hay không?  

Bài “U.S. and Its Allies Must Focus on Access Denial Against China’s Military” đăng trên The National Interest ngày 4 tháng 4 năm 2021, Tác giả John Rossomando là Nhà phân tích cao cấp về Chính sách Quốc pḥng đă phát hoạ các nét chính nhằm bảo vệ Đài Loan.

Mở đầu bài viết, Tác giả đă trích lời của Đô đốc James Winnefeld, cựu Phó Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ vào Mùa Thu 2020 “Chúng ta phải có mọi thứ sẵn sàng khi Bắc Kinh tấn công Đài Loan”.

Giải pháp được đưa ra có các điểm chính: (1) Hoa Kỳ và Nhật Bản đóng vai tṛ chính được sự trợ giúp của các quốc gia đồng minh khác. Nếu không, Nhật Bản sẽ là mục tiêu kế tiếp và Hoa Kỳ sẽ mất ưu thế trong vùng ảnh hưởng kể từ sau Đệ nhị Thế chiến. (2) Ḥn đảo Yonaguni của Nhật Bản, nằm cách bờ biển phía Đông Đài Loan khoảng 120 km, đă có một trạm radar tầm xa cần Mỹ đặt phi tiễn chống hạm tầm xa (LRASM) và Nhật Bản nâng cấp đường băng để sử dụng F-35 và F-16 của đồng minh và máy bay có hệ thống kiểm soát và cảnh báo trên không (AWACS). Phi cơ từ Yonaguni đến Đài Loan chỉ có vài phút. (3) Ḥn đảo Itbayat cực Bắc Philippines, cách Đài Loan khoảng hai dặm có thể làm cơ sở chống chiến hạm và phi cơ của Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc (PLA) tại mặt cực Nam Đài Loan. (4) Hoa Kỳ và Nhật Bản nên tổ chức cuộc tập trận sát Đài Loan. Mỹ, Nhật, Úc, Anh, Indonesia, Mă Lai Á, nên tập trận chung đồ sộ trong vùng Biển Nhật Bản gần Đài Loan.

Giai đoạn dùng lời hứa để che đậy mưu đồ chiến lược của Bắc Kinh đă chấm dứt nên kiểu phản đối bằng mồm không c̣n hữu hiệu nữa.

Sẵn sàng tác chiến là biện pháp tối ưu để ngăn chặn chiến tranh.

                                                         Đại-Dương 

Trở lại