Mạng
di động 5G: Đức độc lập với
Mỹ và sáng suốt với Trung Quốc
Tú Anh |
Hôm nay, 19/03/2019,
Đức khởi động gọi
thầu xây dựng mạng viễn thông, di động
siêu tốc thế hệ 5 (5G). Điểm đặc
biệt là Berlin không loại trừ trang thiết bị
của tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi bất chấp
những khuyến cáo và đe dọa của Washington xét
lại quan hệ an ninh xuyên Đại Tây Dương. Chiến
thuật trung dung của Đức thể hiện tinh
thần độc lập, không khoan nhượng
với cả Mỹ và Trung Quốc. Gọi
thầu quốc tế bắt đầu vào lúc 10
giờ sáng nay, giờ địa phương, dưới
sự giám sát của Cơ quan liên bang Đức
về internet. Jochen Homann, chủ tịch cơ quan này
tuyên bố như sau : Đến từ
Trung Quốc hay Thụy Điển, điều đó không
quan trọng, miễn là các công ty cung cấp trang
thiết bị đáp ứng những chuẩn mực và
kiểm soát an ninh của nước Đức . Tổng
cộng có 41 « khối chu kỳ » sẽ
được phân chia cho bốn công ty
dịch vụ viễn thông của ba nước Đức,
Anh, Tây Ban Nha trong danh sách đấu thầu gồm Deutsche
Telekom, 1&1/Drillisch, Vodafone và Telefónica/O2
. Tập
đoàn Trung Quốc Hoa Vi không tranh thầu nhưng
với tư cách là doanh nghiệp chế tạo trang
thiết bị, Hoa Vi cũng như ZTE, đă bán
cho bốn công ty dịch vụ kể trên các loại
linh kiện, an-ten thu phát sóng, đương nhiên có
tham vọng tiếp tục tham gia vào thời đại
5G tại Đức nói riêng và tại châu Âu nói chung. Đi trước
trong tiến bộ công nghệ học, tập đoàn
Hoa Vi trở thành « thủ lĩnh » không thể
tranh căi được trong lănh vực mạng di động
siêu tốc thế hệ 5. Nếu Đức, hay châu Âu,
không sử dụng công nghệ của Hoa Vi th́ khó tránh
được t́nh trạng chậm trễ. Nhưng
đối với Washington, các an-ten của Hoa Vi là « con
ngựa thành Troie » của thế kỷ 21, làm
nội gián, đánh cắp dữ liệu cho chính
quyền Hoa lục. Tập đoàn Hoa Vi bị trói
buộc với an ninh Trung Quốc theo một đạo
luật ban hành vào năm 2017, theo đó mọi công dân
và doanh nghiệp Trung Quốc có bổn phận hợp tác
với cơ quan an ninh t́nh báo. Đức
đặc biệt bị Mỹ chiếu cố Ba nước
Úc, New Zealand và Nhật Bản đă loại trang
thiết bị của Hoa Vi trong khi các chính phủ châu
Âu nhận được khuyến cáo, cảnh giác
của các cơ quan t́nh báo liên hệ về nguy cơ
« con ngựa thành Troie » của Trung Quốc. Nước
Đức của Angela Merkel đặc
biệt bị áp lực rất mạnh của Washington.
Gần đây trong một bức thư gửi bộ trưởng
kinh tế Đức Peter Altmaier, một người thân
cận với thủ tướng Angela Merkel, đại
sứ Mỹ tại Berlin cảnh báo rằng nếu chính
phủ Đức không cấm cửa Hoa Vi th́ Mỹ
sẽ xét lại mối hợp tác về t́nh báo và an
ninh mạng. Tiếp theo
đó, tư lệnh lực lượng
đồng minh tại châu Âu, tướng
Mỹ Curis Scaparrotti khẳng định « để
bảo mật, NATO sẽ ngưng liên lạc với các
sĩ quan Đức nếu Berlin cộng tác với Hoa
Vi ». Theo tuần báo Der Spiegel, giới t́nh báo
Đức cũng có cùng lo ngại. Thế
nhưng, chính phủ Đức dường như
gạt bỏ ngoài tai những đe dọa hay khuyến
cáo này. Hư thực ra sao ? Con
đường trung dung nhưng nghiêm ngặt Theo AFP, lư
do đầu tiên, theo lư giải cúa bộ trưởng
Nội Vụ Horst Seehofer hồi tuần trước,
Berlin không muốn mở một mặt
trận thứ hai với Bắc Kinh sau khi đă ra
luật chống các nhà đầu tư Trung Quốc,
tuy không nói ra, mua các công ty có giá trị chiến lược
của Đức. Nhưng không phải v́ thế mà chính phủ Đức xem nhẹ an ninh quốc gia và đồng minh Hoa Kỳ. Thủ tướng Angela Merkel cho biết sẽ « thảo luận » chiến lược bảo mật với Washington. C̣n đối với Trung Quốc, thay v́ cấm hay không cấm, Berlin chọn thái độ trung dung và sáng suốt. Theo báo chí, chính phủ Đức đánh ván bài lật ngửa, với chuẩn mực có giá trị như nhau đối với mỗi đối tác từ quản lư dịch vụ, trang thiết bị và nhà cung cấp trang thiết bị với các điều kiện nghiêm ngặt có mă số gốc, kiểm chứng trong pḥng thí nghiệm và bảo đảm không cài linh kiện đánh cắp thông tin. Cũng trong chiều hướng này, chính phủ Đức có thể yêu cầu thay thế một trang thiết bị đă được lắp ráp. Nói cách khác, Hoa Vi có thể bị loại trừ mà chính phủ Đức không cần tuyên bố chọc giận Bắc Kinh, theo phân tích của nhật báo Handelsblatt. |