EU SAI LẦM NGHIÊM TRỌNG VỀ KINH TẾ VÀ QUỐC PH̉NG

Đại-Dương 

 

Tài liệu tham khảo:

'Europe is in danger': top diplomat to propose EU military doctrine (Reuters)

Make Russia Take Responsibility for Its Cybercriminals (FP)

Poland-Belarus border: What you need to know about the crisis (Aljazzera)  

 

EU SAI LẦM NGHIÊM TRỌNG VỀ KINH TẾ VÀ QUỐC PH̉NG

Đại-Dương

Liên Minh Châu Âu (EU) đoàn kết trên bề mặt, nhưng, trong chiều sâu đă phản ánh sự chia rẽ ngày càng nghiêm trọng liên quan đến chính trị, kinh tế, quân sự.

Tuy to xác mà EU yếu như sên, chậm như rùa, to mồm như ễnh ương.

Bước vào thiên niên kỷ thứ hai đă có ba thế lực trên quả địa cầu đủ khả năng khuynh đảo t́nh h́nh thế giới bất cứ lúc nào: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga. Thiết lập sự cân bằng chiến lược quả thật thiên-nan-vạn nan, nhưng, vô cùng cần thiết đối với sự sống c̣n và tồn tại của nhân loại.

Ba thế lực khuynh đảo đó khác nhau như nước với lửa nên khó dung hoà, hội nhập mà phải dựa vào sự cân bằng chiến lược để ổn định t́nh h́nh thế giới. Nếu không, Thế chiến sẽ bùng phát.

Châu Âu được Hoa Kỳ vực dậy sau Đệ nhị Thế chiến đă lần lượt kết nạp 27 quốc gia với 512 triệu dân trên Cựu Lục Địa nhằm theo đuổi 10 mục tiêu mang lại thịnh vượng mà không thấy bóng dáng quốc pḥng. Nền quốc pḥng Liên Âu do Tổ chức Minh ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đảm trách từ sau Đệ nhị Thế chiến.

Trên phương diện quân sự

Liên Âu muốn lợi dụng NATO để mở rộng lănh thổ về phía Đông nên khuyến khích các cựu chư hầu của Liên Xô t́m chiếc vé vào cửa Châu Âu. Nhưng, EU không đủ thế và lực giúp các nhược tiểu chống lại Nga bằng “chiêu bài nhân quyền” nên bị khựng lại. Các cuộc cách mạng màu ở Trung Á, Caucasus tàn lụi khi các viên chức “cựu-cộng-sản” lên nắm quyền.

Năm 2014, các quốc gia NATO đồng ư tăng ngân sách quốc pḥng của mỗi nước lên 2% GDP vào năm 2024 sau khi Nga cưỡng đoạt Bán đảo Crimea. Hoa Kỳ góp 3.5% GDP tương đương 811 tỉ USD so với 363 tỉ USD của tất cả 27 quốc gia c̣n lại. Như thế, Mỹ đóng hơn Liêu Âu tới 448 tỉ USD. Hiện nay chỉ có 10 quốc gia đóng đủ 2% GDP hoặc hơn. Đức giàu nhất Châu Âu chỉ đóng 1.5%.

Sau năm 1963, Hoa Kỳ đề nghị sẽ trang bị hoả tiễn nguyên tử Polaris cho Hạm đội NATO mà Tổng thống Pháp, Charles de Gaulle không đồng ư nên rút Hạm đội Pháp ra khỏi NATO. Pháp từng đề xướng Tướng lănh của Pháp, Anh, Mỹ sẽ luân phiên chỉ huy lực lượng quân sự NATO, nhưng, Hoa Kỳ không đồng ư. De Gaulle ve văn Liên Xô công nhận thế giới có ba siêu cường Mỹ-Nga-Pháp mà chưa được sự đồng ư của Nikita Khrushchev. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron muốn được quốc tế công nhận như một siêu cường nên mới phán “NATO chết năo” nhằm xây dựng lực lượng quân sự tương đương và song song với NATO. Tham vọng của Macron có chăng chỉ thổi phồng niềm tự hào của cử tri trong cuộc bầu cử sắp tới mà hoàn toàn xa rời thực tế (1) Chừng nào EU mới chế tạo đủ 5,600 đầu đạn nguyên tử như Hoa Kỳ hoặc 6,257 của Nga trong khi Pháp chỉ thủ đắc 290. (2) Pháp không đủ khả năng lănh đạo EU v́ người Đức dù không có Tể tướng Angela Merkel vẫn khó nhận sự chỉ huy của Macron. (3) Tham vọng điên cuồng và thất bại của Tổng thống Charles de Gaulle chưa phải là bài học lịch sử hay sao?

Liên Minh Âu Châu muốn dựa vào NATO để thu nhận một số quốc gia chịu ảnh hưởng Mạc Tư Khoa nên chuẩn bị thu nhận Ukraine.

Bất ngờ, Tổng thống Vladimir Putin đoạt Bán đảo Crimea của Ukraine năm 2014 trong khi Tổng thống Barack Obama măi nhảy nhót ở Nam Mỹ. Mạc Tư Khoa khởi động chiến dịch thúc dân Ukraine gốc Nga ở Đông và Bắc đ̣i tự trị làm xảy ra một cuộc nội chiến quyết liệt và dai dẳng. Putin dọa sẽ cho xe tăng tới Thủ đô Warsaw của Ba Lan trong 48 giờ đồng hồ và sẵn sàng sử dụng vũ khí nguyên tử. Hoa Kỳ và EU bế tắc.

Dư luận Châu Âu chỉ trích Israel gay gắt và luôn luôn đối xử như kẻ thù v́ Tel Aviv không chấp nhận Quốc Gia Palestine. Nhưng, Israel đă kư Hiệp ước Abraham nhằm b́nh-thường-hóa mối quan hệ với Bahrain và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) năm 2020 qua môi giới của con rể Tổng thống Trump, Jared Kushner.

Ngày 11/11/2021, Hải quân Israel, Bahrain, UAE cùng tập trận chung với Đệ ngũ Hạm đội Mỹ (đồn trú tại Bahrain) từ ngày 5 đến 10 tháng 11 năm 2021 nhằm bảo vệ quyền tự do hàng hải và thương mại trong khu vực trước mối đe dọa của Iran. Năm 1978, Israel kư Hiệp ước Hoà b́nh với Ai Cập và năm 1994 với Jordan.

Hiệp ước Israel và Bahrain-UAE đang mở rộng sang lĩnh vực quân sự, chặt chẽ hơn với Ai Cập, Jordan v́ Israel và các quốc gia Hồi giáo Sunni ngày càng ư thức được nguy cơ bị Iran thống trị. Israel là khắc tinh của Iran với ư thức hệ và khả năng chống bành trướng Iran tuyệt vời. Các Quốc gia Sunni ở Trung Đông ngày càng ư thức được tham vọng thống trị của Iran Hồi giáo Shiite nên t́m cách ḥa với Israel để chống Iran hữu hiệu hơn.

Trên phương diện kinh tế

Liên Âu thiếu tài nguyên thiên nhiên nên tập trung nghiên cứu và áp dụng các biện pháp sử dụng năng lượng hóa thạch tối thiểu nhất với chiêu bài chống hâm nóng toàn cầu, nền tảng để xây dựng Thỏa ước Khí hậu Paris (PCA).

Liên Âu đă bị gậy ông đập lưng ông.

Thứ nhất, Liên Âu thiếu dầu hoả nên phải sử dụng than đá và nhà máy điện nguyên tử để sản xuất và dựa vào khí đốt của Nga để sưởi ấm. Họ chống đối quyết liệt việc khai thác các giếng dầu hoả của các nước khác. Tuy nhiên, dầu hoả là nhu cầu quan trọng đối với nền kinh tế thế giới. Phải chờ đến khi Tổng thống Barack Obama nhậm chức, Châu Âu mới có thể thuyết phục một nhân vật thiếu khả năng kinh doanh và điều hành nền kinh tế mà ưa tâng bốc để kư PCA với các khuyết điểm nổi bật: (1) Cho phép các quốc gia sử dụng than đá tới năm 2030 tạo điều kiện cho Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nước khác kể cả Ba Lan tăng sản lượng đồng nghĩa với tăng lượng khí phát thải. (2) Tổ chức Các Quốc gia Xuất cảng dầu hoả (OPEC) tăng giá một thùng dầu thô lên 120 USD. (3) Khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức đă chôn thây ma PCA v́ Quốc hội Mỹ không phê chuẩn Thỏa ước này. Trump cho phép khai thác dầu đá tảng tạo ra khí đốt phát ít khí thải hơn dầu hoả và than đá, đồng thời cho khai thác một số giếng dầu hoả ở Mỹ làm cho giá dầu thô xuống c̣n 40 USD kéo theo giá thành sản phẩm xuống thấp. Hoa Kỳ trở nên quốc gia sản xuất dầu hỏa hàng đầu, thay cho vị trí của Arab Saudi. Năm 2020, Liên Hiệp Quốc khen ngợi Hoa Kỳ có tỉ lệ lượng khí phế thải thấp hơn Trung Quốc, Ấn Độ, Nga là các quốc gia có lượng khí phát thải nhiều nhất. OPEC mất cơ hội làm mưa làm gió trên thị trường nhiên liệu. (4) Liên Âu cũng có nhiều dầu đá phiến mà không chịu khai thác để phải bị Nga bắt chẹt. Với nhu cầu điện năng hiện nay, Liên Âu đang tái kích hoạt các nhà máy điện hạt nhân từng bị đóng cửa tạm thời.

Khi Joe Biden trở thành Tổng thống thứ 46 của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ lập tức cấm mọi hoạt động khai thác dầu khí. Hoa Kỳ từng xuất cảng dầu hoả và khí đốt được Biden viết thư xin OPEC, Arab Saudi, Venezuela … đồng ư bán dầu hoả cho Hoa Kỳ!!!

EU nài nỉ Nga bán khí đốt và tăng tốc hoàn thành ống dẫn khí đốt từ Nga sang Đức để phân phối cho Cựu Lục địa. Từ nay, EU sẽ trở thành con tin của Nga về năng lượng làm sao dám đương đầu thực sự.

Thực tế, khi thế giới thoát khỏi Đại dịch Virus Vũ Hán th́ giá dầu sẽ vọt lên như pháo thăng thiên, rất khó ḱm lại trong khi OPEC sẽ hạn chế sản lượng để tăng giá tối đa mà thu tiền. Khắp thế giới sẽ thắt lưng buộc bụng trước t́nh trạng giá sinh hoạt tăng như pháo thăng thiên khi Đại dịch trôi qua.

Trung Quốc đang xây cất vô số nhà máy điện than tại Lục Địa để phục vụ cho sản xuất của Công xưởng Thế giới và Chuỗi Cung ứng Toàn cầu. PCA bó tay. COP26 kết thúc chỉ thấy nước nghèo đ̣i nước giàu góp thêm tiền trong khi họ không có kế hoạch cụ thể để giảm khí phát thải. Trái lại, họ sẽ tăng nhanh biện pháp khai thác than đá, dầu hoả trước khi hết hạn vào năm 2030. Sẽ chẳng có quốc gia nào bị trừng phạt, kể cả quở trách đă không thi hành nghiêm chỉnh Thỏa ước Khí hậu Paris!!!

Tổng thống Trump đề nghị cung cấp khí đốt cho EU qua Ba Lan làm trung gian chuyển tiếp, nhưng, Merkel quyết hợp tác với Putin xây đường ống dẫn khí đốt tới Đức mà không đi ngang qua Ukraine khiến nước này mất một nguồn thu đáng kể. Chính quyền Trump phản đối đường ống này v́ EU sẽ lệ thuộc vào Nga, nhưng, Biden không chống. Nga chần chừ để áp lực với EU khi Mùa Đông tới.

Về chính trị

Người Nga vẫn giữ mối thâm thù với Châu Âu v́ Napoleon Bonaparte đă xua 700,000 quân Pháp và các chư hầu tấn công Nga trong 6 tháng cuối năm 1812 dù đă thảm bại v́ ông “Tướng Mùa Đông”.

Trong Đệ nhị Thế chiến (1941-1945), Quân đội Liên Xô quần thảo với Đức và 8 đồng minh trăi dài khắp Bắc, Nam, Đông Âu với cường độ huỷ diệt, tàn phá chưa từng có.

V́ thế, chinh phục Châu Âu vẫn nằm sâu trong tiềm thức của người Nga nên bất cứ khi nào có điều kiện th́ Mạc Tư Khoa sẽ ra tay bằng mọi h́nh thức và thủ đoạn.

Dù cho Tể tướng Đức, Angela Merkel và Tổng thống Pháp, Francois Hollande đă sang tận Mạc Tư Khoa vẫn không làm thay đổi tham vọng của Putin.

Tổng thống Biden coi nhân quyền như một loại vũ khí vô địch để đối chọi với các quốc gia độc tài nên đă và đang bị phản ứng ngược.

Khi EU lên án các quốc gia độc tài ở Trung Đông và Bắc Phi th́ bị nạn di cư ồ ạt đổ vào Châu Âu, nơi coi trọng nhân quyền khiến cho chi phí quốc gia tăng cao ảnh hưởng tới phát triển kinh tế. Hàng triệu người đổ vào Châu Âu không được xác minh lư lịch sẽ thành con ngựa thành Troie của Hồi giáo. Tự do tôn giáo và tự do luyến ái sẽ tạo ra Cộng đồng Hồi giáo giữ ǵn truyền thống của dân tộc và Hồi giáo thay v́ hội nhập vào xă hội mới. Châu Âu có nhiều người tham gia vào Nhà nước Hồi giáo (IS) chiến đấu ở Trung Đông cho tới khi bị Chính quyền Trump triệt hạ, xóa sổ IS.

Làn sóng di dân từ Belarus đến sát biên giới Ba Lan, Latvia, Lithuania gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo mà chính Tây Phương thường đề cao yếu tố “nhân quyền”. Không chế độ độc tài nào trên thế giới dù là đồng minh, đối tác hoặc kẻ thù v́ nhân quyền mà nhượng bộ chủ quyền quốc gia và cơ hội phát triển kinh tế.

Tổng thống Trump ra lệnh rút 9,000 quân khỏi Đức với mục đích chuyển tới Ba Lan theo yêu cầu của tổng thống nước này. Nếu đă thực hiện th́ Putin sẽ không dám sử dụng "quả bom nhân quyền" nhắm vào EU?

Khi bị tố cáo vi phạm nhân quyền, các chế độ độc tài sẽ “sáng tạo” thêm luật pháp, điều lệ để ḱm kẹp dân chúng chặt chẽ hơn.

Hăy khuyến khích các dân tộc bị trị vùng lên giành lại quyền tự quyết dân tộc thay v́ dùng “nhân quyền” ru ngủ mà dễ bị Nhà cầm quyền đàn áp và gán tội “tay sai ngoại bang”.

Đại-Dương

Trở lại