GIẢI PHÁP NÀO CHO ECS và SCS

Đại-Dương

Cộng đồng Quốc tế đang chú tâm tới hành động xâm lược Ukraine của Điện Cẩm Linh với cuộc đọ sức lôi kéo nhiều quốc gia can dự mà vẫn chưa hạ nhiệt bất chấp các biện pháp quân sự, ngoại giao quốc tế đă đề xướng.

Bên trời Đông, nguy cơ bùng nổ chiến tranh cứ như những đám mây đen đang ùn ùn kéo tới. Nhân loại đang t́m mọi biện pháp dập tắt ng̣i nổ, hay tưới thêm xăng vào?

Biển Nam Trung Hoa (SCS) được thực-tế-hoá từ Đài Loan tới cuối Eo biển Malacca, nơi mà hàng năm có 3 ngàn tỉ USD thương mại quốc tế thông thương. Đồng thời, cũng là khu vực gồm các quốc gia liên hệ trực tiếp như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Đài Loan, Phi Luật Tân, Brunei, Mă Lai Á, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Tân Gia Ba. Khu vực này cũng tồn tại một lực lượng quân sự đông nhất thế giới, với một kho thuốc súng vĩ đại có thể bùng nổ bất cứ lúc nào.

V́ thế, hoà b́nh như chỉ mành treo chuông. Chiến tranh có thể xảy ra bất cứ giờ phút nào với cường độ khó tiên liệu. Khoanh vùng chiến tranh cũng rất khó khăn do mối quan hệ vô cùng phức tạp và rắc rối giữa các quốc gia trong vùng hoặc ở bên ngoài.

Hiện tại, Trung Quốc và Hoa Kỳ là hai cường quốc có khả năng chi phối Biển Nam Trung Hoa trên mọi phương diện. Chiến tranh toàn diện có thể xảy ra nếu cán cân quyền lực lệch về bên này hoặc bên kia khi yêu sách lợi thế không thoả đáng.

Về Quân sự

Hoa Kỳ làm chủ 5 đại dương theo thứ tự diện tích giảm dần: Thái B́nh Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Nam Đại Dương, Bắc Băng Dương. Hoa Kỳ có lực lượng quân sự hùng hậu hơn tất cả các quốc gia khác. Kế tiếp là Quân đội Trung Quốc đông nhất thế giới và đang chạy đua với Hoa Kỳ. Tại Bắc Cực, các đơn vị đặc nhiệm của Lục quân Mỹ có thể đóng góp đáng kể vào hoạt động răn đe thời b́nh và sẵn sàng ứng phó trong trường hợp xảy ra xung đột (với Nga và Trung Cộng).

Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương Hoa Kỳ (USINDOPACOM) thành h́nh năm 2018, chịu trách nhiệm về khu vực Ấn Độ Dương – Thái B́nh Dương rộng 260 triệu km2, khoảng 52% diện tích Trái đất, liên quan đến 36 quốc gia và hơn phân nửa dân số thế giới. Cho tới nay đă có 26 Đô đốc Tư lệnh của USINDOPACOM.

Tóm lại, mỗi đại dương đều có các đơn vị tác chiến Mỹ thích ứng với chiến lược của Hoa Kỳ.

Không quốc gia nào có các Hạm đội Hải quân Hùng mạnh và Tân tiến tương đương với Hoa Kỳ.

Trung Cộng có hai Tàu Sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông với khả năng huấn luyện nên “không thể so sánh với bất cứ chiếc Hàng không Mẫu hạm nào của Hoa Kỳ”.

Bắc Kinh đă hạ thuỷ Tàu Sân bay Phúc Kiến vào ngày 17/6/2022, được đóng theo công nghệ của Trung Quốc, có lượng giản nước 80,000 tấn với hệ thống phóng điện từ như lớp Gerald R. Ford của Hải quân Mỹ. Hiện tại, Phúc Kiến đang ở vào giai đoạn thử nghiệm. Chuyên gia ở Hoa Lục chưa biết rơ thời gian Phúc Kiến gia nhập và Hải Quân.

Trong khi đó, Hàng không Mẫu hạm lớp Gerald R. Ford lớn và hiện đại nhất thế giới đă gia nhập Hải đội 2 thuộc khu vực NATO.

Chiếc thứ hai cùng loại đang ở vào giai đoạn thử nghiệm. Chiếc thứ ba đang đóng trong xưởng.

Về Đồng minh và bằng hữu

Hoa Kỳ có nhiều quốc gia đồng minh khắp thế giới với từng cấp độ khác nhau, thường rất bền vững v́ được Hoa Kỳ bảo vệ kể cả an ninh để tránh xung đột với các nước khác và phát triển mà không bị cản trở. Thí dụ Nhật Bản, Đại Hàn vẫn độc lập và chẳng bị bắt nạt, đè nén. Kinh nghiệm Tân Gia Ba giúp cho Đại Hàn một mô h́nh hợp tác lâu dài với Hoa Kỳ.

Đảng Cộng sản Việt Nam do Liên Xô và Trung Cộng đào tạo, viện trợ vũ khí để đánh Mỹ tại Việt Nam Cộng Hoà (1955-1975) dù có phải hy sinh nhiều người và chấp nhận nền kinh tế ăn xin. Trái lại, dân chúng ở Nam Vĩ tuyến 17 tiếp tục phát triển toàn diện dù bị Đệ tam Quốc tế và Trung Cộng phá hoại từng giờ, từng phút.

Sau Chiến tranh Việt Nam, Hoa Kỳ tăng cường sức mạnh của Hải quân để kiểm soát mọi hoạt động trên các đại dương cũng như tránh xua quân lên đất liền. Trong khi đó, Trung Cộng dồn nỗ lực xây dựng Lực lượng Hải quân Nước sâu, Hải Cảnh, Dân quân Biển nhằm làm chủ Biển Đông Trung Hoa (ECS) và Biển Nam Trung Hoa (SCS).

Hai Hạm đội Liêu Ninh và Sơn Đông chỉ đóng vai tṛ huấn luyện, thị oai mà không có khả năng chiến đấu trên biển nếu phải đụng độ với bất cứ Hải đội Xung kích Hàng không mẫu hạm nào của Hoa Kỳ.

Kinh nghiệm hải chiến tối cần thiết trên đại dương

Các Hạm đội của Đế quốc Nhật Bản có tàu nhỏ, súng ngắn hơn vẫn tiêu diệt toàn bộ Hạm đội Bắc Dương và Hạm đội Nam Dương (được xếp hạng 8 trên thế giới) vào thời Từ Hy Thái Hậu.

Măi đến khi Tập Cận B́nh lên cầm quyền, Bắc Kinh mới đẩy mạnh tham vọng đối đầu với Hoa Kỳ trên Biển Tây Thái B́nh Dương, bao gồm ECS và SCS.

Tổng số chiến hạm của Trung Cộng nhiều hơn Hoa Kỳ, nhưng, thiếu kinh nghiệm hải chiến quốc tế trong khi Hải Quân Mỹ đă đánh bại Hải quân Đế quốc Nhật Bản năm 1945 và đang nắm ưu thế trên các đại dương. Các nhà phân tích quân sự Trung Quốc đă thừa nhận “đội h́nh Tàu sân bay của Trung Quốc thiếu khả năng chiến đấu, chúng vẫn đang trong chế độ huấn luyện”.

Mấu chốt xung đột trên Biển Đông Trung Hoa và Biển Nam Trung Hoa

Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn đă đóng vai tṛ chủ chốt trong việc hoàn thành Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Bắc Kinh phê chuẩn mà không tuân hành nghiêm chỉnh. Trái lại, Hoa Thịnh Đốn không phê chuẩn, nhưng, thi hành nghiêm chỉnh v́ các điều luật đă có trong nhiều giai đoạn lịch sử hàng hải quốc tế.

Bắc Kinh chủ trương đàm phán song phương nên không chấp nhận trọng tài quốc tế.

Năm 1930, Chính phủ Pháp đại diện cho nước An Nam kiện Trung Hoa tuyên bố chủ quyền Hoàng Sa (Paracel Islands, Tây Sa) ra trước Toà án Công lư Quốc tế (ICJ). Nhưng, Bắc Kinh từ chối tham gia nên ICJ không thụ lư.

Năm 2013, Philippines kiện Trung Cộng lên Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) v́ Bắc Kinh vi phạm quyền-chủ-quyền trên Biển Nam Trung Hoa. Philippines thắng, nhưng, Bắc Kinh không tham dự và không thi hành án lệnh.

Do các quốc gia trong Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á thiếu đoàn kết nên Bắc Kinh tiếp tục hành xử chủ quyền trên SCS bất chấp Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Kể từ đó, Bắc Kinh hành động như chủ nhân ông của Biển Nam Trung Hoa.

Các cường quốc biển trên thế giới đang kết hợp hoạt động để bảo vệ quyền tự do hàng hải trên 2 Biển Đông và Nam Trung Hoa.

Các quốc gia Đông Nam Á đang đứng trước nguy cơ bị tước đoạt các quyền hợp pháp trên Biển Nam Trung Hoa nên đang mạnh dạn hơn trong việc đối đầu với Bắc Kinh dựa vào sức mạnh của các cường quốc biển.

Giải pháp nào cho Biển Đông Trung Hoa và Biển Nam Trung Hoa khi tất cả các nước liên quan trực tiếp cần thực thi:

1- Các quốc gia Đông Bắc Á và Đông Nam Á phải tôn trọng nghiêm chỉnh Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Các phương tiện Hải quân khắp thế giới cũng phải thực thi.

2- Toà án Trọng tài Thường trực Liên Hiệp Quốc (PCA) thụ lư vụ án Philippines kiện Trung Cộng vi phạm chủ quyền biển và đảo đă phán: “Không có thực thể nào trên hai biển này được gọi là Đảo”. V́ thế, các thực thể trong ECS và SCS chỉ được gọi là đá.

3- Cộng đồng nhân loại tranh chấp chủ quyền trên Biển phải do Toà án Công lư Quốc tế (ICJ) xét xử mà nếu một bên không tham dự th́ vụ kiện bất thành.

Bắc Kinh làm càn. Các đối thủ ở Đông Nam Á không dám kiện Trung Quốc nên cửa PCA vẫn đóng.

Đại-Dương  

Trở lại