BIDEN VÀ ĐỒNG MINH VNCH

TS Nguyễn Tiến Hưng

 

LGT: TS Nguyễn Tiến Hưng du học Mỹ từ năm 1958 và tốt nghiệp tiến sĩ năm 1965. Giáo Sư Nguyễn Tiến Hưng giảng dạy kinh tế tại các đại học Hoa Kỳ. Sau khi về nước, ông phụ tá Tổng Thống về Tái Thiết (1971-1973), Tổng Trưởng Kế Hoạch & Phát Triển (1973-1975) và phụ tá đặc biệt của TT Nguyễn Văn Thiệu.

Ngày 14 tháng 4 năm 1975, TT Nguyễn Văn Thiệu phái ông cùng Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc và Đại Sứ Trần Kim Phượng đi Mỹ cầu viện lần cuối cùng, nhưng  cuộc vận động không thành nên sau khi CS cưỡng chiếm miền Nam VN, ông ở lại Mỹ và góp phần vận động để giúp người Việt tỵ nạn được nhận định cư vào Mỹ. Trong thập niên 1990, ông làm cố vấn cho Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) và giáo sư kinh tế học tại Đại học Howard tại thủ đô Washington D.C.

Quyển  Khi Đồng Minh Tháo Chạy của GS Nguyễn Tiến Hưng coi như phối hợp giữa bút kư lịch sử chính trị và công tŕnh nghiên cứu tài liệu v́ ghi nhận tất cả sự kiện liên quan đến người trong cuôc. KĐMTC gồm 5 phần, 20 chương. Cuốn sách dày 705 trang với 495 trang nội dung bài viết.

Trong “Phần Ghi Chú”, tác giả đă ghi rơ: “Chi tiết về nhà xuất bản những tài liệu ghi trong mục này: xem phần “Sách Tham Khảo” ở cuối sách”. Trong phần “Sách Tham Khảo” tôi đếm thấy có 104 tác phẩm. Trong số 104 tác phẩm tham khảo đó, ngoạị trừ 10 tác phẩm của các tác giả Việt Nam mà tôi đặt mức độ khả tín thấp (tại sao tôi lại đánh giá như vậy không phảỉ mục tiêu để bàn ở đây,) ví dụ các cuốn “Hồ chí Minh Tuyển Tập” của nhà cầm quyền Cộng Sản, “Rồng An Nam” của Bảo Đại, “Làm Thế Nào Để Giết Một Tổng Thống” của Cao Thế Dung và Lương Khải Minh, “Đại Thắng Mùa Xuân” của Văn Tiến Dũng và vài tác phẩm của mấy cựu tướng lănh VNCH hoặc là viết cho “Trung Tâm Quân Sử Hoa kỳ” (U.S. Army Center of Military History) hoặc tự xuất bản, số 94 cuốn c̣n lại của các tác giả ngoại quốc mà đa số là của ngườ́ Hoa kỳ là những cuốn mang lại những tài liệu có mức độ khả tín rất cao (như quí vị thường thấy)”.

Cuốn sách được ra mắt vào ngày 15/6/2005 tại Little Saigon, ngày 18/6 tại San Jose, ngày 19/6 tại Sacramento và Texas…  được đánh giá “Một hiện tượng chưa từng thấy trong việc ra mắt sách” trong cộng đồng người việt của chúng ta. Khoảng một ngh́n đến tham dự cả ba nơi này (Ở Sacramento khoảng 500).

Trong thời điểm nầy, tác giả Nguyễn Tiến Hưng đề cập đến Thượng Nghị Sĩ Joe Biden. Nếu viết vào thời điểm hiện nay trong cuộc bầu cử Tổng Thống vào tháng 11/2020 th́ gán cho tác giả ủng hộ TT Trump. – VTrD

*

Lúc ấy chưa có CNN, nên tin tức chỉ do ba kênh ABC, NBC, CBS phát sóng mỗi buổi chiều. Vào cuối tháng Ba đầu tháng Tư năm 1975, h́nh ảnh gây xúc động nhiều nhất là về hai t́nh huống đối nghịch: một là về chiến trường Miền Nam, và hai là cảnh Tổng thống Ford chơi gôn ở Palm Spring. Đà Nẵng thất thủ rồi mà ông và Ngoại trưởng Kissinger cứ tỉnh bơ. Cuối tuần, ông c̣n định cùng với phu nhân tới dự tiệc với ca sĩ nổi danh Frank Sinatra do Kissinger mời. Nhân viên trong đoàn tùy tùng phải cản lại v́ ông đang bị báo chí chỉ trích là chỉ vui chơi trong khuôn viên các nhà triệu phú đang khi Việt Nam bốc cháy.

Thế nhưng chỉ mấy ngày sau, đă có sự thay đổi rơ rệt về thái độ của ông Tổng Thống: ông ra phi trường San Francisco đón tiếp đám trẻ em mồ côi vừa được chở tới từ Tân Sơn Nhất. Và từ lúc đó, ông quyết định cứu một số người Việt tỵ nạn và xin thêm quân viện cho Miền Nam. Ông làm như vậy dù các cố vấn đă khuyên ông là cứ lờ đi cho xong. Chính ông viết lại rằng Kissinger cũng đă soạn sẵn cho ông một bài diễn văn vào loại ‘cháy nhà b́nh chân như vại’ (go down with the flag flying) để đọc tại Quốc Hội, nhưng ông đă không chấp nhận.

Yếu tố nào đă đưa tới sự thay đổi quan trọng ấy

Không c̣n nghi ngờ ǵ nữa về lư do chính là v́ ông đă được đọc vài lá thư mật của Tổng thống Nixon gửi Tổng thống Thiệu do Tướng Weyand chuyển đạt. Weyand đă dùng mưu lược: ông đến gặp Tổng thống năm phút trước khi Kissinger tới họp vào sáng ngày năm Tháng Tư. Ông Von Marbod kể lại cho chúng tôi là đọc xong thư, Tổng thống Ford đă hết sức xúc động v́ thấy sự bất công quá rơ ràng của Hoa kỳ đối với VNCH.

Von Marbod là Đệ nhất Phó Phụ tá Tổng trưởng Quốc pḥng, cùng đi với Tướng Weyand sang Việt Nam. Ông cũng là người đă giúp chúng tôi trong việc bí mật chuyển đạt hai lá thư cho Tổng thống Ford sau khi thuyết phục được sự đồng ư của Tổng thống Thiệu. Marbod đă có mặt khi Weyand đưa thư. Sau này khi phỏng vấn chính Tổng thống Ford th́ chúng tôi lại càng thấy rơ hơn về việc này. Khi đưa cho ông xem lại tài liệu, ông vẫn c̣n bùi ngùi. Ông kư tặng chúng tôi cuốn Hồi kư ‘A Time to Heal’ (Thời gian để hàn gắn) với mấy chữ: To Greg Hung, with warmest best wishes - Gerald R. Ford (Gregory là tên Thánh của chúng tôi).

Về nhà mở ra đọc, chúng tôi mới biết rằng đúng ngày Tổng thống Thiệu chỉ thị cho chúng tôi đi Washington để sắp xếp th́ Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện đă tự động yêu cầu và đến Ṭa Bạch Cung gặp Tổng thống để bầy tỏ về lập trường dứt khoát chấm dứt viện trợ. Họ c̣n tiến xa hơn nữa là đă bác bỏ cả vấn đề di tản một số người Việt. Một điều hơi lạ với chúng tôi khi đọc cuốn sách là thấy trong Ủy Ban này, có một nghị sĩ chưa bao giờ chúng tôi nghe đến tên. Các vị khác như Frank Church, Jacob Javits, Clifford Case th́ đă quá quen thuộc. Trong buổi họp với Tổng thống, nghị sĩ này đă mạnh mẽ chống đối việc di tản người Việt Nam. Nghiên cứu thêm chúng tôi mới biết là ông này rất trẻ, vừa mới 30 tuổi đă được bầu vào Thượng Viện (tháng Giêng, 1973 - cũng là thời điểm kư kết Hiệp định Paris).

Đó là Nghị sĩ Joseph Biden (thường gọi là Joe Biden) thuộc tiểu bang Delaware. Ngôn từ của ông trong buổi họp thật là thiếu nhân hậu, nếu không phải là tàn nhẫn.

Trong cuốn hồi kư, Tổng thống Ford đă kể lại việc này. Sau đây là vài đoạn trích dịch (trang 253-256): “Chúng tôi cảm thấy rằng một cuộc di tản vội vă sẽ có những hậu quả trầm trọng. Một t́nh trạng hoảng hốt lớn tại thủ đô Miền Nam sẽ có thể phát sinh, và trong sự chua cay là đă bị ‘phản bội,’ quân đội miền Nam có thể quay súng vào người Mỹ”...

“Ngày 14 tháng 4, Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện yêu cầu gặp tôi để thảo luận về t́nh h́nh Đông Nam Á. Đây là sự việc hăn hữu ít khi xẩy ra - lần cuối cùng Ủy Ban này họp với Tổng Thống là thời Wilson (Woodrow Wilson, 1913 - 1921, lời tác giả) - vậy nên tôi gọi cả Kissinger (Ngoại Trưởng), Schlesinger (Bộ Trưởng Quốc Pḥng) và Scowcroft (Cố Vấn An Ninh) cùng tới dự.

“Buổi họp diễn ra trong bầu không khí hết sức căng thẳng. Tôi yêu cầu Kissinger và Schlesinger tŕnh bày về t́nh h́nh chính trị và quân sự tại Miền Nam, rồi tôi tham khảo ư kiến của quư vị Nghị sĩ. Thông điệp của họ đă thật rơ ràng: hăy ra đi ngay, và đi cho nhanh (The message was clear: get out, fast)… “Chúng tôi bằng ḷng chấp thuận một ngân khoản lớn để di tản,” Nghị sĩ New York là Jacob Javits nói, “nhưng viện trợ quân sự th́ một cắc cũng không” … Nghị sĩ tiểu bang Idaho là Frank Church th́ cho rằng sẽ có vấn đề lớn ‘có thể lôi cuốn chúng ta vào một cuộc chiến lâu dài’ nếu chúng ta di tản tất cả những người Việt Nam đă trung thành với chúng ta.

Nghị sĩ tiểu bang Delaware là Joseph Biden dội lại điệp khúc: “Tôi sẽ bỏ phiếu thuận để cấp bất cứ ngân khoản nào cho việc di tản người Mỹ ra khỏi Việt Nam, nhưng tôi không muốn số tiền đó dính líu ǵ tới việc di tản người Việt.”

Trong cương vị là Tổng thống viết hồi kư, có lẽ ông Ford đă viết nhẹ nhàng hơn là những ǵ thực sự đă xảy ra tại cuộc họp. Sau này khi đọc được cuốn hồi kư của Ron Nessen, Phụ tá Báo chí và là người rất thân cận với Tổng thống Ford, chúng tôi thấy lời lẽ của Nghị sĩ Biden về người Việt tỵ nạn đă nặng nề hơn nhiều chứ không phải chỉ là vấn đề ‘dính líu.’ Trong cuốn It Sure Looks Different From the Inside (Những ǵ ở hậu trường th́ thực là khác), Nessen thuật lại rơ ràng hơn, tóm tắt như sau (trang 104-106): “Kissinger bắt đầu cuộc họp qua việc tiết lộ là trên một triệu người có liên hệ với Mỹ sẽ bị nguy hiểm với Cộng Sản sau cuộc chiến. Trong số này, có 174.000 người là bị nguy cơ đặc biệt nên Mỹ phải cho di tản nếu có thể được... "

“Tổng Thống Ford cảnh cáo: “Nếu quư vị tuyên bố ‘không di tản người Việt Nam,’ quư vị sẽ có khó khăn lớn trong việc di tản 6,000 người Mỹ ra khỏi Việt Nam.”

“Kissinger, với vẻ mặt mệt mỏi và phiền muộn, nói thêm rằng một quan chức Sàig̣n (có thể là Đại sứ Trần Kim Phượng - lời tác giả) đă nói với ông: “Nếu các Ngài rút người Mỹ ra và bỏ rơi chúng tôi trong hoạn nạn, các Ngài có thể sẽ phải đánh nhau với một sư đoàn quân đội Miền Nam để có lối ra”…

“Tới đây, vấn đề an toàn của số người Mỹ c̣n lại ở Việt Nam trở nên mối lo ngại lớn cho Ủy Ban... “Chúng tôi không muốn người Mỹ bị bắt làm con tin,” (để phải di tản người Việt), Nghị sĩ Charles Percy b́nh luận.

“Tổng thống Ford cảnh cáo thêm... “Nếu ta rút hầu hết người Mỹ ra cùng một lúc th́ sẽ làm cho người Việt Nam nghĩ rằng Mỹ đang tháo chạy nên có thể gây hoảng hốt, dẫn tới những cuộc tấn công vào số người Mỹ c̣n lại”...

Nghị sĩ Joseph Biden nói toạc móng heo: “Tôi không muốn trả bất cứ món nào để đưa người Việt Nam đi, chỉ trừ khi ta không thể mang được người Mỹ nào ra mà không phải mua 174.000 người Việt Nam. Trong trường hợp đó, tôi sẵn sàng mua 174.000 người Việt Nam” (dùng chữ nghiêng là do tác giả): “I am not willing to pay any money to get the Vietnamese out unless we can’t get any Americans without buying 174.000 Vietnamese. In that case, I’m willing to buy the 174.000 Vietnamese” (độc giả lưu ư là ông dùng chữ ‘buy’ hai lần).

Bên ngoài Ṭa Bạch Ốc, Nghị sĩ McGovern, người ra tranh cử với TT Nixon năm 1972 lại đổ thêm dầu vào lửa: “Tôi cho rằng người Việt Nam sẽ được sung sướng hơn nếu họ ở lại Việt Nam, kể cả lũ trẻ con mồ côi kia nữa,” tuần báo Time đă ghi lại (trong số ngày 12 tháng Năm, 1975, trang 26).

Nessen viết thêm: “Sau cuộc họp, Tổng thống Ford c̣n dặn các nghị sĩ chớ để cho báo chí biết là tất cả phiên họp chỉ để bàn bạc về chuyện di tản. Quư vị hăy nói: “Chúng tôi chỉ bàn chuyện làm thế nào để ổn định t́nh h́nh.”

(TS Nguyễn Tiến Hưng: Khi Đồng Minh Tháo Chạy).

Trở lại