CHỦ TỊCH TẬP CẬN B̀NH HIẾP ĐÁP HOÀNG ĐẾ JOE BIDEN

Đại-Dương 

Tài liệu tham khảo:

Beijing’s new law for foreign vessels won’t impact US Navy in South China Sea, Pentagon says (Stars & Stripes)

US says new Chinese rule that vessels register for South China Sea access threatens freedom of navigation (SCMP)

US needs to 'shore up' competitiveness to meet China challenge: Biden (Nikkei)

In First Senior Military Talk Under Biden, China Reportedly Mum on Indo-Pacific Region (Epoch Times)

US needs to 'shore up' competitiveness to meet China challenge: Biden (Nikkei)

 

CHỦ TỊCH TẬP CẬN B̀NH HIẾP ĐÁP HOÀNG ĐẾ JOE BIDEN

Đại-Dương

Ngay sau khi Hoàng đế Joe Biden yên vị trên ngai vàng th́ Chủ tịch Tập Cận B́nh lập tức phái Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn pḥng Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Dương Khiết Tŕ cùng với Bộ trưởng Ngoại giao, Vương Nghị đến Alaska để dạy dỗ Cố vấn An ninh Quốc gia, Jake Sullivan và Ngoại trưởng Antony Blinken về đường lối đối ngoại của Mỹ.

Sau khi Blinken mở đầu ngắn ngủi, Dương nói bằng tiếng Hoa trong 15 phút để được dịch sang tiếng Anh dù Dương Khiết Tŕ từng làm Đại sứ Trung Quốc tại Hoa Thịnh Đốn hai nhiệm kỳ với lời chỉ trích “nền dân chủ chật vật của Mỹ và sự ngược đăi người thiểu số … Mỹ dùng sức mạnh quân sự và bá quyền tài chính chèn ép các nước khác, lạm dụng an ninh quốc gia để cản trở giao thương b́nh thường, và kích động một số nước công kích Trung Quốc”.

Blinken đáp trả “gần 100 đối tác hài ḷng về sự trở lại của Hoa Kỳ, và tôi đă nghe những quan ngại sâu sắc về những hành động mà Trung Quốc đang tiến hành”.

Sau đợt này, Bắc Kinh tiếp tục gia tăng đe dọa trên hai Biển Đông Trung Hoa (ECS) và Biển Nam Trung Hoa (SCS) qua các hoạt động phô trương sức mạnh quân sự và khả năng kiển soát mọi hoạt động trên ESC và SCS.

Sự đối đầu giữa Trung Quốc và Bộ Tứ (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc Đại Lợi, Ấn Độ) ngày càng gia tăng và lôi kéo Nga hợp tác với Trung Quốc trong khu vực ESC và SCS tạo điều kiện cho Bắc Kinh thiết lập quyền kiểm soát trên Biển Nam Trung Hoa như chiếc ao nhà.

Luật An toàn Giao thông Hàng hải năm 1983 của Trung Quốc được sửa đổi và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 9 năm 2021 với điều 54 quy định “các tàu ngầm, tàu nguyên tử, tàu chở vật liệu phóng xạ, dầu lửa, hóa chất, khí hóa lỏng và các chất độc hại khác phải cung cấp các thông tin khi đi qua vùng-lănh-hải Trung Quốc … các tàu có thể gây nguy hiểm cho an toàn hàng hải Trung Quốc cũng phải tuân thủ quy định này … Những tàu này phải khai báo tên, số hiệu, vị trí, cảng sắp ghé và giờ dự định đến nơi, tên các vật liệu nguy hiểm và trọng tải của tàu cũng phải được báo cáo”.

Tuyên bố của Trung Quốc lập tức gặp phải phản ứng quyết liệt hoặc giả ngơ.

Thứ nhất, điều 54 không có tính hợp pháp: (a) Theo điều 2 Luật Biển và vùng tiếp giáp của Trung Quốc ngày 25/02/1992 định nghĩa “vùng lănh hải” là vùng nước tiếp giáp với lănh thổ Trung Quốc, mà lănh thổ đó được cho là bao gồm cả Đài Loan và các nhóm đảo khác như Điếu Ngư, Bành Hồ, Đông Sa (Pratas), Tây Sa (Paracel Islands, Hoàng Sa), Nam Sa (Spratly Islands, Trường Sa). Có nghĩa là nằm trong Đường 9 Đoạn do Bắc Kinh tự vẽ, bao phủ gần như toàn bộ SCS. (b) Phán quyết ngày 12/07/2012 của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) viết “biển-lịch-sử hoặc vùng-lănh-hải không được xác định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) nên không có giá trị pháp lư”. (b) Trung Quốc đă không phúc đáp yêu cầu của Uỷ ban Thềm Lục địa Liên Hiệp Quốc giải thích về lư do tạo ra “Đường 9 Đoạn” và bản đồ này đă vẽ không đúng các quy tắc quốc tế. Nhưng, Bắc Kinh không trả lời mặc dù Trung Quốc từng đóng vai tṛ quan trọng khi xây dựng UNCLOS và đă phê chuẩn Công ước này.

Thứ hai, Điều 54 nhằm hợp-thức-hoá các thực thể trên SCS do Trung Quốc chiếm đóng hoặc đảo nhân tạo trái với Phán quyết của PCA năm 2012 xác định (a) Không thực thể nào trên SCS đủ điều kiện “Đảo” hoặc “Quần Đảo” để được quyền có lănh hải 12 hải lư, Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) và Thềm lục địa. (b) Đánh giá về “thực thể trên biển” dựa vào t́nh trạng thiên nhiên, không do nhân tạo. (b) Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Triệu Lập Kiên nói trong một cuộc họp báo 12/07/2021 “Chủ quyền, quyền và lợi ích của Trung Quốc ở Biển Đông đă được h́nh thành trong quá tŕnh lịch sử lâu dài. Không có quốc gia nào phản đối lập trường này cho đến năm 1970 v́ chưa có UNCLOS. Hầu hết các quy luật hàng hải quốc tế có từ xa xưa đều bị vô-hiệu-hoá sau khi UNCLOS ra đời. Hai chiếc tàu Bellona của Đức và Imeji Maru của Nhật chở nguyên liệu đồng được các hăng Anh bảo hiểm, đi qua Hoàng Sa năm 1895-1896 bị ngư dân Trung Quốc cướp. Trả lời bộ Ngoại giao Anh, các viên chức Hải Nam bác bỏ mọi liên can, nói rằng Hoàng Sa là hoang đảo không thuộc chủ quyền Trung Quốc.

Thứ ba, các cường quốc biển chống đối quyết liệt v́ hải lộ quốc tế là mạch sống của các nền kinh tế phát triển phù hợp với chủ trương của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua SCS. Trung Quốc không có quyền cấm tàu thuyền quốc tế thông qua theo đúng quy định trong UNCLOS.

Các cường quốc biển phản đối quyết liệt: (a) Hoa Kỳ, Phát ngôn viên Bộ Quốc pḥng, Đại tá Martin Meiners cho The Stars & Stripes biết “Các Lực lượng Mỹ tuân theo luật pháp quốc tế sẽ tiếp tục quá cảnh và hoạt động như bay qua hay lái tàu đến bất cứ nơi nào và hoạt động mà luật pháp quốc tế cho phép”. Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ thường xuyên thực hiện các hoạt động Tự do Hàng hải (FONOP) và quá cảnh qua các khu vực mà Trung Quốc tuyên bố vùng lănh thổ biển, kể cả Eo biển Đài Loan và các chuỗi đảo ở Biển Nam Trung Hoa. (b) Thời báo Hoàn Cầu trích dẫn lời của chuyên gia quân sự, Tống Trung B́nh nói rằng quân đội Trung Quốc sẽ “trục xuất hoặc thực hiện các biện pháp mạnh mẽ hơn để trừng phạt những kẻ xâm lược”. Bộ Quốc pḥng Úc Đại Lợi gửi thư xác nhận “Các tàu của Lực lượng Quốc pḥng Úc sẽ vẫn tiếp tục sử dụng quyền tự do hàng hải mà luật quốc tế trao cho”. Hai nước Pháp và Úc đă đồng ư mỗi nước cử hai tàu chiến đi cùng chuyến hải tŕnh và đă hoàn thành chuyến đi xuyên qua Biển Đông. Ngày 27/8/2021, tàu HMAS Canberra và HMAS ANZAC đă khởi hành từ Úc. Họ sẽ tham gia các cuộc tập trận quân sự ở Đông Nam Á trong ṿng 3 tháng tới. (c) Ngày 26/08/2021. Hải đội Xung kích Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson (CVN-70) đă tập chung về Tiêm kích cơ Tàng h́nh F-35 cùng với Hải đội Xung kích hàng không mẫu hạm Queen Elizabeth (R08) của Anh Quốc tại Biển Phi Luật Tân. R08 cũng tập trận chung với các chiến hạm Đại Hàn.

Nhiều quốc gia trên thế giới mất niềm tin vào Hoa Kỳ, đặc biệt đối với Tổng thống Joe Biden sau vụ rút quân lượm thượm tại A Phú Hăn. Gần 90 cựu tướng lănh và đô đốc Mỹ kư tên trong một bức thư kêu gọi Bộ trưởng Quốc pḥng, Floyd Austin và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu Liên quân, Mark Milley từ chức khiến cho Bắc Kinh có điều kiện coi thường sức mạnh của Quân đội Mỹ.

Các quốc gia duyên hải Đông Nam Á vẫn chưa lên tiếng chỉ trích Luật An toàn Giao thông Hàng hải năm 1983 do bản thân của họ cũng có những vùng chồng lấn mà chưa giải quyết theo UNCLOS nên không cương quyết chỉ trích các hành động phi pháp của Trung Quốc. Họ có thói quen chờ thiên hạ đương đầu với Trung Quốc trong khi nằm chờ sung rụng.

Thực tế, Bắc Kinh chưa dám ngăn chặn các hoạt động hợp pháp của Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Ấn trên Biển Nam Trung Hoa. Nhưng, họ thừa sức bắt nạt các quốc gia Duyên hải Đông Nam Á. Bắc Kinh không dám dùng biện pháp vũ lực với Bộ Tứ. Nhưng, sẽ dễ dàng thẳng tay với các nước ASEAN vốn chủ trương “đèn nhà ai nấy rạng”.

Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ sợ những người can đảm nên có thể áp dụng kiểu giết gà để dọa khỉ.

Tập Cận B́nh và Joe Biden đang chơi tṛ gây áp lực lên đối phương trước khi gặp mặt tại Hội nghị G20 vào tháng 10/2021 để ngă giá. Phần thiệt tḥi sẽ trút lên đầu các nước nhược tiểu.

Đại-Dương  

 

Trở lại