CÂU CHUYỆN KỲ THỊ Ở MỸ

VŨ LINH

Racism! Racist! Đó là những khẩu hiệu thấy nhan nhản trong các cuộc biểu t́nh trong thời gian qua. Tiếng Việt dịch nôm na ra là kỳ thị. Nghĩa là ǵ? Kỳ thị cái ǵ? Ai kỳ thị ai? Kỳ thị cách nào? Ở đây, tôi phải thưa ngay, tôi sẽ bàn về những chuyện thực tế, cụ thể thấy quanh ta chứ không dám lạm bàn dưới khía cạnh triết lư, tâm lư,… cao siêu ngoài khả năng.

Kỳ thị ta bàn ở đây dĩ nhiên là chuyện kỳ thị chủng tộc, cụ thể là kỳ thị dân da đen.     

      Có hai cách hiểu kỳ thị dân da đen.  

Nếu hiểu kỳ thị là phân biệt các đặc điểm của dân da đen khác biệt với đặc điểm của các sắc dân khác như da trắng hay da vàng, da nâu, da đỏ, th́ dĩ nhiên là có khác biệt mà khác biệt này dựa trên những tiêu chuẩn khoa học hẳn hoi, với cả vạn yếu tố y khoa, xă hội,… chứng minh.

Nếu hiểu kỳ thị là bạc đăi, chèn ép, khinh thường hay miệt thị dân khác sắc tộc, th́ đó là loại kỳ thị khó chấp nhận được v́ dựa trên thành kiến hay trên mẫu mực tổng quát chung Mỹ gọi là stereo type, hoàn toàn không có căn bản chính xác hay khoa học.

Cụ thể, nhiều người chê dân da đen lười biếng, không thông minh, nhưng thực tế là đă có rất nhiều người da đen thành công mà thành công lớn tại Mỹ, có lợi tức bạc chục triệu, trong các ngành âm nhạc, điện ảnh, truyền thông, thể thao; cũng như đă có những đại tập đoàn quốc tế với tổng giám đốc đen như American Express, Xerox, JC Penney, Kaiser,...  

Nhiều người nh́n vào những thước đo lường kiểu như cách đo IQ tức là chỉ số thông minh, hay SAT là cuộc thi sát hạch để vào đại học,… thấy dân da đen nói chung có số điểm thấp hơn dân da trắng, cho rằng dân da đen kém thông minh hơn dân da trắng. Sự thật th́ những cách đo lường này không chính xác v́ được thiết lập dựa trên những đặc tính của dân da trắng, đặt nặng những tiêu chuẩn về lư luận theo kiểu dân da trắng, về toán, về văn chương Âu Mỹ,… Trong khi ai cũng biết dân da đen nói chung không giỏi về những môn này v́ suy nghĩ khác dân da trắng, trong khi lại có thể hơn xa dân da trắng về các lănh vực khác như âm nhạc chẳng hạn. Nh́n vào thế giới âm nhạc hiện nay của Mỹ th́ thấy nhạc sĩ và ca sĩ da đen hoàn toàn thống trị. Có thể họ không phải là những Mozart hay Beethoven, nhưng Mozart hay Beethoven là nhạc thuộc thể loại khác, không so sánh được. Cũng như không ai có thể chê dân Việt không biết nghe nhạc Mozart mà chỉ thích nghe nhạc Chế Linh. Đây là khác biệt văn hóa, không có ǵ gọi là kỳ thị, khôn hay ngu ǵ hết.  

Dân da đen cũng chẳng khác ǵ các giống dân khác, có người này người kia, có ngu có khôn, có thiện có gian, có hiền có ác. Mà cũng có nhiều khác biệt ngay cả giữa khối dân da đen nói chung.  

Như kẻ này đă viết cách đây vài tuần, dân da đen Mỹ là con cháu của nô lệ đă bị dân da trắng hành hạ cả mấy trăm năm. Tất cả đă nhốt họ trong nỗi ấm ức, dồn nén, bực ḿnh, lúc nào cũng như nồi nước sôi bị đậy nắp quá kỹ, có thể nổ tung bất cứ lúc nào. Họ luôn coi cái nghèo của họ, cái ít học của họ, vẫn chỉ là hậu quả của mấy trăm năm bị hành hạ, đàn áp, kỳ thị, ngay cả cho đến ngày nay sau khi đă có một ông tổng thống da đen trong tám năm. Sự dồn nén triền miên đưa đến t́nh trạng đại đa số dân da đen Mỹ rất hung bạo, ăn nói tục tằn, hành xử thô lỗ.  

Dân da đen Phi Châu không như vậy. Gần hết dân da đen Phi Châu hiện nay ra đời sau khi đất nước đă độc lập, hết nạn da trắng đô hộ, do dó, không c̣n bị ngược đăi, không c̣n bị dồn ép, đè nén ǵ nên ít mặc cảm hơn dân da đen Mỹ. Tuyệt đại đa số hiền lành, nói năng nhỏ nhẹ, không biết văng tục, không đấm đá, căi lộn lung tung, trái lại rất thân thiện, dễ bắt bạn, lương thiện, nạn trộm cướp rất hiếm. Khối trí thức th́ rất điềm đạm, lịch sự. Phần lớn dân Phi Châu có tinh thần tôn giáo mạnh, bất kể theo Thiên Chúa giáo hay Hồi giáo hay thần thánh giáo nào đó. Họ không chấp nhận danh từ ‘African American’ v́ họ không thừa nhận họ hàng bà con ǵ với dân da đen Mỹ, mà họ gọi một cách dè bỉu là ‘dân Mỹ chứ không phải dân Phi Châu’.  

Một anh bạn Phi Châu có lần đă hỏi tôi “Coi phim Mỹ, sao mấy thằng đen Mỹ cứ mở miệng ra là fuck và shit không vậy? Có thật như vậy không hay chỉ là xi-nê-ma phóng đại?”  

Dân da đen Mỹ nói chung có bị dân da trắng Mỹ kỳ thị không? Câu trả lời lương thiện nhất của tôi là “Tôi không biết”. Tôi chưa từng là dân da đen, chưa bao giờ sống trong khu da đen, trải qua kinh nghiệm của một người da đen trực diện với một người da trắng.

Cái mà tôi biết được là nước Mỹ đă có nội chiến để phá xiềng xích nô lệ cho dân da đen, tức là đă có những người Mỹ da trắng giết nhau, cả trăm ngàn người da trắng dưới sự lănh đạo của một tổng thống CH đă chết để cứu nô lệ đen, chứ không phải dân da đen đă nổi lên tự giải cứu.

Cái mà tôi biết được là những vụ cảnh sát mạnh tay giết dân da đen đă có từ hồi nào tới giờ, kể cả trong thời ông tổng thống da đen, chứ không phải do ông Trump đẻ ra.

Cái mà tôi biết được là ở Mỹ này có những tổ chức (NAACP), báo chí (Ebony), đài TV (BET), công khai dành riêng cho dân da đen cấm dân da trắng bén mảng tới, nhưng tuyệt đối không có bất thứ một cái ǵ dành riêng cho dân da trắng cấm dân da đen được. Ngay cả trong quốc hội cũng có khối da đen Black Caucus, nhưng không thể có khối da trắng White Caucus được.

Cái mà tôi biết được là bây giờ chỉ được nói Black Lives Matter, chứ nói All Lives Matter là bị chụp cái nón kỳ thị lên đầu ngay.

Cái mà tôi biết được là nước Mỹ trước đây hơn nửa thế kỷ đă vẫn c̣n kỳ thị nặng. Nhưng từ đó đến nay, đă có không biết bao nhiêu cố gắng, bao nhiêu luật đă được ban bố và thi hành để ‘bảo vệ’ hay chính xác hơn, để nâng đỡ hay biệt đăi dân da đen, mà những dân da nâu hay da vàng không có được.

 

Kinh nghiệm cá nhân kẻ này năm xưa đă từng làm ‘xếp’ một tá chuyên gia trong đó có một anh đen. Anh này có tài mồm mép không ai bằng nhưng không có chiều sâu, làm việc rất tệ. Tôi than phiền với ông xếp (da trắng); ông này nói “Tôi biết nhưng anh không được đụng tới nó, rắc rối lắm. Trong nhóm của anh, ít nhất phải có một người da đen. Kệ nó, anh đâu có trả lương nó đâu mà lo”. Câu chuyện xẩy ra năm 1978, vài năm sau khi tôi mới đặt chân lên đất Mỹ, lần đầu tiên trực diện với thực tế Mỹ, khiến tôi ngỡ ngàng hết sức. Trước đó, coi phim của Hồ Ly Vọng, thấy hễ có anh đen nào lộn xộn là bị xếp Mỹ trắng bợp tai, đá đít ngay, đâu có rắc rối ǵ đâu?  

Chính sách nâng đỡ, kỳ thị ngược đó có thành công không? Như đă bàn, trên phương diện cá nhân đă có nhiều thành tựu lớn, đến độ một ông da đen đă đắc cử tổng thống tới hai lần, nhưng nói chung, nh́n vào tổng thể khối dân da đen th́ họ vẫn chưa khá. Dù sao th́ dân da đen tại Mỹ không thành công, đại đa số thuộc thành phần lợi tức thấp nhất, sống trong những khu nghèo nàn bất an, tràn ngập chuyện băng đảng, ma túy, đĩ điếm, cướp của, giết người.  

Họ chưa khá không phải v́ vẫn c̣n bị chèn ép, ngược đăi, mà chỉ v́ những biện pháp nâng đỡ từ nửa thế kỷ nay vẫn chưa đủ, chưa hiệu nghiệm để giúp khối dân da đen. Cần phải làm nhiều hơn. Nhưng làm ǵ th́ không ai có câu trả lời.

Những chuyện ta đang thấy như bạo động đốt nhà cướp của hiển nhiên không phải là giải pháp. Những chuyện như chiếm khu phố đ̣i tự trị, giải thể cảnh sát, giật đổ tượng, phá di tích lịch sử, dẫm lên cờ, lại càng không phải là giải pháp v́ chỉ phản ảnh những phản ứng cuồng điên bốc đồng và vô trách nhiệm. Việc tôn vinh, thần thánh hóa những tay du thủ du thực bị nạn như Michael Brown, George Floyd,… chỉ là những hành động đáng hổ thẹn của đám chính khách mỵ dân hèn hạ, sẵn sàng quỳ gối để xin phiếu. Đảng DC từ ngày mất phiếu dân lao động da trắng năm 2016 đưa đến thảm bại của bà Hillary, đă càng ngày càng lệ thuộc, qụy lụy vào khối da đen.  

Ngoài những hành động màu mè mần tuồng trên th́ giải quyết nạn kỳ thị bằng cách nào khác?  

Lật ngược hệ thống tư pháp chăng? Ta đang thấy rơ những cảnh sát viên trong thời gian qua đă trở thành những con thiêu thân, và toàn thể tổ chức cảnh sát cũng đă biến thành một thứ công cụ kỳ thị của dân da trắng luôn.

Những vụ án giết dân da đen đă không c̣n là những vụ án h́nh sự giết người nữa mà đă trở thành những vụ án chính trị mà tất cả mọi người can dự, từ quan ṭa đến bồi thẩm đoàn, công tố và luật sư, tất cả đều đă biến thành chính trị gia ứng xử theo ‘phải đạo chính trị’ hay theo áp lực chính trị hết. Cảnh sát trở thành đối tượng bị điều tra trong khi can phạm trở thành người hùng cần tôn vinh mà tất cả các quan tai to mặt lớn đầu phải quỳ gối gục đầu xuống tạ lỗi. Bao Công có sống lại cũng mất job ngay.  

Nhiều người trong đảng DC đề nghị giải quyết bằng tiền, bồi thường cho dân da đen cả chục ngàn tỷ. Ông tỷ phú da đen chủ đài TV da đen BET, đă đ̣i Nhà Nước Mỹ bồi thường 14.000 tỷ đô cho dân da đen. Cái vô lư là tại sao tất cả dân Mỹ đang sống hiện nay, chưa bao giờ là chủ của bất cứ một người nô lệ da đen nào ít nhất từ đời ông nội, lại phải bồi thường tiền cho những người da đen cũng chưa bao giờ là nô lệ một ngày nào ít nhất cũng từ đời ông nội. Trong cái tiền bồi thường đó, cá nhân tôi, một tên tỵ nạn Mít, phải đóng bao nhiêu? Tôi có tội ǵ với dân da đen mà phải cong lưng đi cầy rồi đóng tiền bồi thường cho họ? Mà bồi thường bằng tiền có vẻ như đúng là kỳ thị không? Coi rẻ dân da đen quá đáng, cứ nhét tiền vào miệng họ là xong sao?  

Thật ra, những cái nịnh bợ ngớ ngẩn trên sẽ không giúp giảm nạn kỳ thị mà trái lại, sẽ gia tăng phân hoá, khiến dân da đen phách lối hơn trong khi dân da trắng bực tức hơn.

Năm 2008, TTDC hô hào bầu cho tổng thống da đen để khóa sổ vấn nạn kỳ thị. Kẻ này ngay khi đó đă viết việc làm mâu thuẫn này trái lại sẽ gia tăng hố phân cách trắng đen, và thực tế đă diễn ra đúng như vậy.  

DÂN TỴ NẠN VIỆT VÀ CHUYỆN KỲ THỊ  

Muốn công tâm, phải nh́n nhận dân Việt ta có lẽ là một trong những sắc dân nói chung kỳ thị nhất thế giới. Ở dơ như Chệt, đồ dở như đồ Lèo, ngu như Mọi, ngớ như Mán, hôi như Tây ba-lô, Mọi Đen, Nhọ Nồi, Chà dà, Rệp, … Ai ta cũng chê hết.

Chẳng những kỳ thị sắc dân khác, mà c̣n kỳ thị ngay cả trong khối người Việt với nhau qua cả vạn câu chuyện nam cờ, bắc cờ, giá sống, rau muống, cá gỗ,…

Thời dân Việt mới qua tỵ nạn ở Mỹ, tại những nơi ít người Việt, không có tập trung như khu Bolsa, ai muốn ở đâu th́ ở, tuy phần lớn tùy thuộc người hay hội đoàn bảo trợ giúp t́m nhà ở đâu, nhưng thường là trong những khu lao động nghèo, gần dân da đen, da nâu. Chẳng bao lâu sau, những người tỵ nạn ăn nên làm ra chút đỉnh, gom góp hay vay mượn được ít tiền, đều mau mau lo dọn đi nơi khác.  

Chuyện khác. Một gia đ́nh tỵ nạn đang sống yên ổn, bất ngờ nhận được giấy nhà trường thông báo năm tới con cái sẽ phải qua học trường khác. Tại sao? V́ thành phố vẽ lại các khu trường học v́ nhu cầu trộn chấu học sinh đủ màu da để tránh nạn kỳ thị. Sau khi nhận được thông báo, bố mẹ lái xe đi xem cái trường mới. Đi ngang qua thấy trường hầu hết là học sinh đen, về nhà mau mắn lo thu xếp cho con đi học trường tư nếu có tiền, không tiền th́ lo t́m thuê nhà ở khu khác.  

Một chuyện khá thông thường khác. Một số dân tỵ nạn làm việc cùng với dân lao động Mỹ, trong đó một số khá lớn là da đen. Không ít người đă làu bàu than văn, chửi mấy tay da đen làm ‘supervisor’, là những xếp ‘vừa ngu vừa hống hách sảng’,…

Nh́n vào những mẫu chuyện thực tế trên, có thể nói dân Việt tỵ nạn kỳ thị dân da đen không?

Dĩ nhiên là có một số kỳ thị thật, nhưng nếu nói tất cả dân Việt kỳ thị dân da đen, th́ hiển nhiên là đă vơ đũa cả nắm để vơ đoán, v́ đă nh́n sai, nh́n theo thành kiến. V́ đúng ra, đă có nhiều yếu tố thật và chính đáng.

Như trong câu chuyện đầu tiên nêu trên, họ dọn nhà v́ khu đó thiếu an toàn, nhiều trộm cướp, dân khu phố trông có vẻ bê bối, ăn nói thô tục.

Quư vị muốn có một thử nghiệm chơi cho vui không?  

Với các quư vị tỵ nạn tự cho là ‘văn minh, tư tưởng phóng khoáng, cởi mở, không kỳ thị dân da đen’, tôi xin phép hỏi thẳng quư vị: “Quư vị có dám mua nhà rẻ trong khu Harlem của New York hay khu South Central của Los Angeles không?”.

Ở đây, chẳng có ǵ là kỳ thị dân da đen ǵ hết, mà chỉ là chuyện an toàn, không muốn thí mạng cho dù là mạng cùi tỵ nạn.

Về câu chuyện trường học, họ không muốn con cái học trường mà hầu hết học sinh đều là da đen. Không sai, nhưng không hẳn v́ kỳ thị đâu. Trong hệ thống giáo dục Mỹ, có chính sách tính điểm các trường, dựa trên số học sinh học giỏi hay dở, điểm thi trung b́nh của chúng, số học sinh thi đậu nhiều hay ít,… Và các trường được đánh giá A, B, C, hay F là rớt. Tính điểm để nhận tài trợ của chính quyền tiểu bang hay liên bang. Điểm F là mất tài trợ, trường sẽ phải cải tiến nếu không sẽ phải đóng cửa.

Tất cả các thống kê đều cho thấy phần lớn những trường trong các khu dân da màu như da đen hay dân gốc Mễ đều có điểm thấp, một số không nhỏ bị điểm F.  

Mà văn hoá tỵ nạn Việt lại có đặc điểm rất độc đáo là hầu như 100% các gia đ́nh Việt tỵ nạn đều coi việc học hành của con cái là ưu tiên số một. Bố mẹ sẵn sàng hy sinh tất cả cho con cái. Vợ chồng không hợp nhau vẫn sống với nhau v́ con cái. Chuyện đi làm, kẹt lắm mới đi làm cả hai vợ chồng, c̣n không th́ chắt chiu dành dụm, một người chồng đi làm, bà vợ ở nhà lo cho con. Do đó, chuyện trường học của con cực kỳ quan trọng.

Nếu như cái trường bị chỉ định là trường dở, có đa số là học sinh nghiện x́-ke ma túy, băng đảng, 14-15 tuổi đă mang bầu,... th́ chỉ có thể làm một chuyện là dọn nhà hay chuyển trường để con cái đi học trường khác. Ở đây, chẳng có ǵ là chuyện kỳ thị da đen hay không, mà chỉ là lo cho tương lai của con cái.  

Trong trường hợp các xếp da màu, có thể đă có chuyện cạnh tranh nghề nghiệp, dành job, ghen ghét cá nhân,… Dân Việt tỵ nạn, tuyệt đại đa số ít học, không có tay nghề thích hợp ở Mỹ, nhất là Anh ngữ không thông, khi mới di tản qua Mỹ, chỉ có thể xin việc làm với mức lương thấp, trực tiếp cạnh tranh với các dân da đen mà một số không nhỏ v́ Anh ngữ thông thạo cũng như v́ thâm niên, đă lên chức xếp ca.  

Dân da đen mà người Việt tỵ nạn chung đụng trong cuộc sống hàng ngày khác xa, rất xa những vị lănh đạo da đen, mục  sư, linh mục, nghị  sĩ, dân biểu, lănh đạo nghiệp đoàn, đại công ty, triệu phú,… đă kư bản kêu gọi TT Carter nhận dân tỵ nạn Việt vào Mỹ năm 1978. Xin đừng lẫn lộn.

Nói vậy không phải để bênh vực những người kỳ thị, mà là để nhắc nhở mọi người không nên vơ đoán, vơ đũa cả nắm cũng như không nên ôm lấy những cách giải thích đơn giản thông thường, mà phải nh́n cho rơ vấn đề.

Tôi ghét ông A, nhưng nếu ông đó là người đồng chủng th́ không sao, chuyện cá nhân. Nhưng nếu ông A đó không đồng chủng th́ mau mắn hiểu ngay là kỳ thị. Đây đúng là chuyện vơ đoán.  

Ngược lại, dân Việt có bị dân Mỹ kỳ thị không. Có và không.  

Có, v́ đă xẩy ra nhiều trường hợp người Việt bị một vài người Mỹ kỳ thị thật. Cháu ngoại kẻ này đă từng méc đă bị một bà Mỹ chửi “tụi mày ăn thịt chó của tao, hăy về xứ mày đi”. Nhưng đó chỉ là câu nói khùng điên của một cá nhân vô ư thức hay kỳ thị thật, không phản ảnh tính kỳ thị chung của cả mấy trăm triệu dân Mỹ.

Chuyện kỳ thị dân da vàng nói chung và dân Việt nói riêng, có chứ không phải không, nhưng ở mức chẳng nghĩa lư ǵ đáng nói v́ không phải là kỳ thị toàn diện, có hệ thống -systemic.

Những người có thành kiến hay muốn làm vẹt lập lại những khẩu hiệu của TTDC, trước khi nhẩy nhổm tố dân Mỹ kỳ thị cần nhớ lại cái ơn dân Mỹ đă tiếp nhận dân tỵ nạn Việt như thế nào.  

Cá nhân kẻ này năm 75 tới trại tỵ nạn Fort Chaffee ở Arkansas đă được dàn chào bởi vài chục dân Mỹ với bảng viết “Viet Not Welcome - Go Home!”, nhưng khi vào trại th́ đă gặp không biết bao nhiêu người Mỹ, trắng cũng như đen, quân nhân cũng như dân sự, các nhà thờ và hội thiện nguyện, đă hết sức niềm nở giúp đỡ, cả chục ngàn gia đ́nh địa phương đă đáp ứng lời kêu gọi của TT Ford, nhận bảo trợ dân tỵ nạn về nhà sống chung, giúp định cư tại Mỹ.    

Muốn biết dân Mỹ có kỳ thị hay không th́ chỉ cần đặt câu hỏi “trên khắp thế giới này, có xứ nào tiếp đón dân tỵ nạn khố rách áo ôm, ngôn ngữ và văn hóa bất đồng, về nhà sống chung như vậy không?”. Cả vạn người Việt đă được nhận vào tỵ nạn trên khắp thế giới, như Canada, Úc và Tây Âu. Nhưng không có bất cứ một xứ nào có chuyện dân địa phương đón nhận cả trăm ngàn người Việt tỵ nạn về nhà sống chung với gia đ́nh họ hết. Các cụ tỵ nạn bên Pháp, Đức,… trước khi chửi dân Mỹ kỳ thị cần nghĩ lại chuyện này.

 

Một điều nhắc lại cho quư cụ Âu Châu: quốc hội Liên Âu có 705 vị, trong đó có đúng ngườgốc Phi Châu (3 da đen, 6 Ả Rậptrong khi Âu Châu có hơn 22 triệu dân gốc Phi Châu. Quốc hội Mỹ có 535 vị, trong đó có 58 vị da đen trong khi Mỹ có hơn 40 triệu dân gốc Phi Châu. Đại khái, dân gốc Phi Châu ở Mỹ đông gấp 2 lần bên Âu Châu, nhưng số dân cử gốc Phi Châu ở Mỹ lớn gấp 6,5 lần bên Âu Châu. Người da đen Mỹ đă làm tổng thống, bộ trưởng Ngoại Giao, Tư Pháp, An Ninh, và rất nhiều bộ khác, cố vấn An Ninh Quốc Gia, tổng tham mưu trưởng quân lực, thẩm phán Tối Cao Pháp Viện. Cả Âu Châu không có một tổng thống, thủ tướng hay bộ trưởng gốc Phi Châu nào hết.

Riêng cá nhân kẻ này, trong suốt hơn 45 năm qua, chưa hề gặp một chuyện kỳ thị nào, trái lại, toàn gặp những xếp luôn giúp đỡ, trong đó có xếp da trắng, da đen, Do Thái, gốc Cuba, …  

Nói vậy để kết luận là theo ư kẻ này, chuyện Mỹ kỳ thị chỉ là những hiện tượng cá nhân, không phải là kỳ thị hệ thống hóa, toàn diện. Nhưng lá bài kỳ thị đă và đang được khai thác triệt để trong mùa bầu cử này như một vũ khí tàn bạo và cực kỳ hữu hiệu v́ rất nhạy cảm.

Cho dù Mỹ có vấn nạn kỳ thị đi nữa th́ chụp cái mũ kỳ thị lên đầu Trump, làm như thể Trump đẻ ra nạn kỳ thị th́ quả là lố bịch nhất khi nạn kỳ thị đă có ở Mỹ từ ngày ông cố tổ của Trump chưa ra đời bên Đức. Và những người chạy theo, hô hoán Trump kỳ thị chỉ là một đám mà Lê-Nin đă gọi là “useful idiots”, bị đảng DC và TTDC lợi dụng làm công cụ không hơn không kém.

Việc TT Trump có kỳ thị thật không th́ kẻ này xin các cụ tỵ nạn cuồng chửi Trump đưa ra vài thí dụ cụ thể, chứ đừng lải nhải những chửi rủa chủ quan vu vơ. Xin nhớ là ở đây ta đang nói chuyện cụ thể về hành động hay lời nói hay sắc lệnh của TT Trump, đừng lôi ba cái chuyện kỳ thị lặt vặt của vài cá nhân khùng điên, hay những bạo hành của cảnh sát vào đây, không liên quan ǵ đến ông Trump hết.  

Trái lại, việc cụ Biden của đảng DC có kỳ thị hay không th́ xin cứ đi hỏi bà TNS Kamala Harris, hay vào YouTube nghe lại bà này đă nói ǵ trong cuộc tranh luận trên TV đầu tiên giữa các ứng cử viên DC.

Đảng DC đang đi đến đường cùng sau khi những phù phép thông đồng với Nga, đổi chác với Ukraine, đàn hặc,… đều thất bại, chỉ c̣n bám víu vào vài cái phao cuối cùng là dịch corona và chuyện kỳ thị, may ra bứng được Trump ra khỏi Ṭa Bạch Ốc.  

Mục đích thật sự của cao trào chống kỳ thị hiện nay là ǵ? Có phải là để cải thiện xă hội, bớt nạn kỳ thị da đen thật không? Hay chỉ là một chiến dịch mới trong trận chiến hạ TT Trump?  

Câu hỏi này, xin để quư độc giả b́nh tâm suy nghĩ và tự trả lời.

VŨ LINH  

ĐỌC BÁO MỸ:  

Lịch Sử Kỳ Thị Ở Mỹ - Smithsonian Magazine:

https://www.smithsonianmag.com/history/158-resources-understanding-systemic-racism-america-180975029/

  Vấn Nạn Kỳ Thị Ở Mỹ - Providence Journal:

https://www.providencejournal.com/opinion/20200616/my-turn-mackubin-owens-lie-about-america?fbclid
=IwAR2GAvwVf-Pc-HKb18ARg9vBPC6OY878zhAb8Zwm9lVU2R9DUhUAhvbycPY

 

Trở lại