CÂU CHUYỆN TỐI CAO PHÁP VIỆN

VŨ LINH

https://i0.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/04/Phan-Quyet.jpg?resize=696%2C472&ssl=1

Tuần qua, hai trái bom khinh khí đă bị thả xuống thủ đô Hoa Thịnh Đốn, ngay trụ sở Tối Cao Pháp Viện. Đảng Dân Chủ đă phất cờ báo động đỏ, kêu gọi đảng viên, cử tri, và dân cấp tiến nói chung khẩn cấp di tản về… Cali để tránh diệt vong, cũng như để có dịp bỏ phiếu tách Cali ra khỏi Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, để trở thành nước mới, Cộng Ḥa Dân Chủ Nhân Dân Xă Hội Chủ Nghĩa California, dưới sự lănh đạo anh minh của bà tổng thống Hillary Clinton. Các cụ tỵ nạn chống Trump nên vào Google t́m mua nhà tại Texas cho sớm.

Đây là nói đùa cho vui, xin quư độc giả đừng tố kẻ này tung fake news! Sự thật là đă có hai biến cố với hậu quả cực lớn mới xẩy ra, hết sức tai hại cho phe cấp tiến.

Trái bom đầu tiên là TCPV biểu quyết tổng thống ‘có quyền ra sắc lệnh bảo vệ an ninh cho xứ Mỹ’, và trái bom thứ hai là vị thẩm phán then chốt, luôn luôn có lá phiếu quyết định giữa hai phe bảo thủ và cấp tiến đă treo ấn từ quan về đi câu. Ta coi lại hai câu chuyện.  

1.     TCPV VÀ SẮC LỆNH DI DÂN

Trong một quyết định hết sức quan trọng mà cả thế giới trông chờ, TCPV đă phán TT Trump có quyền ra sắc lệnh giới hạn di dân cũng như dân tỵ nạn từ một số quốc gia mà thủ tục thanh lọc vào Mỹ không được bảo đảm, có thể có kẽ hở cho khủng bố cuồng tín xâm nhập vào Mỹ. Công dân của 7 nước Libya, Syria, Iran, Yemen, Somalia, Venezuela và Bắc Hàn bị cấm không được vào Mỹ, du lịch hay tỵ nạn hay bất cứ lư do nào khác.

Ta c̣n nhớ TT Trump đă kư sắc lệnh này vài tuần sau khi đắc cử, nhưng ngay sau đó, bị hàng loạt quan ṭa cấp tiến của Cali, New York, Hawaii,… chặn lại, cho rằng tổng thống không có quyền lấy những biện pháp an ninh bảo vệ dân Mỹ chống lại đám quá khích cuồng tín Hồi giáo v́ như vậy là kỳ thị tôn giáo. Theo quan điểm nhân ái không kỳ thị này, thà để chúng vào Mỹ giết dân Mỹ chứ không thể thiếu văn minh, kỳ thị không cho chúng vào. Đúng theo luật Mỹ, chưa bị kết án là chưa có tội, chúng chưa giết ai nên chưa có tội, không thể cấm chúng vào Mỹ, ai xui xẻo bị chúng giết sau đó th́ đó là tại số mạng thôi.

Lên đến cấp phá án cũng vẫn bị các quan ṭa cấp tiến ở cấp đó chặn lại. Bây giờ lên đến TCPV mới thắng và được thông qua nhờ đa số thẩm phán cho rằng tổng thống có đủ quyền hạn để bảo vệ dân chống cuồng tín xâm nhập giết họ.

Phe cấp tiến nổi điên, đả kích loạn xà bần. Bà thượng nghị sĩ DC Mazie Hirono của Hawaii lên tiếng cảnh giác “Bước tới TT Trump sẽ cấm dân Canada vào Mỹ”! Dân biểu Keith Ellison cho rằng thẩm phán TCPV đă nhận tiền hối lộ của Trump (suy bụng ta ra bụng người?).

Trong cuộc tranh căi về sắc lệnh của TT Trump, phe chống đối, qua giải thích của bà thẩm phán Sonia Sotomayor, nhấn mạnh ‘ư đồ kỳ thị chống dân Hồi giáo của TT Trump qua các hô hào thời tranh cử quá rơ’, và các sắc lệnh chỉ là chuyện kỳ thị bằng miệng bây giờ đă được thi hành. Phe chấp thuận sắc lệnh cho rằng lời tố cáo của bà Sotomayor đúng hay sai không phải là vấn đề, v́ kỳ thị hay không là chuyện chính sách. Vai tṛ của TCPV không phải là t́m cách củng cố hay sửa sai chính sách của Hành Pháp, cũng không phải là luận tội dựa trên các hô hào và khẩu hiệu khi tranh cử, mà là bảo đảm sự tôn trọng luật pháp theo đúng những quy định của Hiến Pháp. Đây là nói chuyện luật pháp chứ không phải là chuyện chính trị hay chính sách.

Theo các thẩm phán bảo thủ, việc kư các sắc lệnh đó hoàn toàn nằm trong quyền hạn của tổng thống là người đứng đầu Hành Pháp, trực tiếp chịu trách nhiệm bảo vệ an ninh cho xứ này. Họ cũng cho biết là Hành Pháp đă đưa ra đầy đủ bằng chứng có tính thuyết phục về nhu cầu thi hành sắc lệnh để bảo đảm an ninh quốc gia, không liên quan ǵ đến bất cứ tôn giáo hay chủng tộc nào. Họ cũng dẫn chứng sắc lệnh không mang ư nghĩa kỳ thị Hồi giáo khi tổng cộng dân Hồi giáo của những xứ bị cấm chỉ có chưa tới 8% dân Hồi trên cả thế giới. Những quốc gia Hồi lớn trên thế giới như Ả Rập Saud, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Bangladesh, Mă Lai, và Indonesia, và cả chục nước Hồi khác, đều không bị cấm ǵ.

Tiêu chuẩn cấm là việc kiểm soát dân, và những xứ bị cấm là những xứ đang đại loạn chẳng có kiểm soát, thanh lọc dân được như vài xứ Trung Đông, hay những xứ thề sống chết với Mỹ như Iran và Bắc Hàn. Venezuela là trường hợp đặc biệt: v́ khủng hoảng kinh tế trầm trọng do chính sách kinh tế theo mô thức CS, cả triệu dân đang t́m cách trốn khỏi xứ trong khi hệ thống chính quyền đang xụp đổ mau lẹ, không thể kiểm tra lư lịch những dân muốn đi Mỹ được nữa.

Phán quyết của TCPV được lấy với 5 phiếu của các thẩm phán bảo thủ và sự chống đối của 4 thẩm phán cấp tiến do các TT Clinton và Obama bổ nhiệm. Không phải là bốn vị chống đă sai hay không hiểu luật, mà chỉ là vấn đề khác biệt quan điểm về vai tṛ của TCPV nói riêng và ngành Tư Pháp nói chung.

Trên căn bản, sự phân biệt bảo thủ và cấp tiến trong ngành Tư Pháp, nhất là ở cấp Tối Cao Pháp Viện không giống như trong chính trị b́nh thường. Ở đây, bảo thủ, Mỹ gọi là ‘originalist’, có nghĩa là tuyệt đối tuân theo câu văn cũng như ư định nguyên thủy của các ‘Cha Già Khai Quốc’ khi họ viết Hiến Pháp, trong khi phe cấp tiến chủ trương uyển chuyển, thay đổi cách diễn giải Hiến Pháp theo xu hướng thời đại.

Thông điệp của TCPV cho các quan ṭa rất rơ: xin vui ḷng thi hành triệt để Hiến Pháp và luật hiện hành, đừng cương ẩu theo phải đạo chính trị! Thông điệp cho các cụ tỵ nạn: các cụ không biết ǵ về luật Mỹ th́ không nên bàn sảng chửi Trump ngu dốt không biết luật.

Trong vụ lộn xộn cách ly trẻ em, TT Trump dựa trên việc triệt để thi hành luật, tức là án lệ đă có từ thời TT Clinton, trong khi phe cấp tiến cho rằng luật đó không hợp thời, thậm chí có hơi hám ‘vô nhân đạo’ nên việc thi hành phải châm chế, du di bớt thay v́ áp dụng ‘zero tolerance’.

Trên căn bản, khác biệt bảo thủ - cấp tiến dưới khiá cạnh này là một vấn đề rất nghiêm trọng, với hậu quả rất lớn trong chính trị cũng như xă hội Mỹ.

Cái đáng tiếc là thay v́ có những thảo luận nghiêm chỉnh để t́m đồng thuận th́ cả hai bên trong thời gian qua đă tung hỏa mù, tin phịa, tin úp mở, đánh nhau túi bụi khiến thiên hạ hoàn toàn bị tàu hỏa nhập ma lây, chẳng c̣n biết lư lẽ hay thật giả ǵ nữa. Ai cũng sẵn sàng tung fake news v́ tính phe phái mù quáng. Tiêu biểu cho thái độ phe phái mù quáng là một bài viết gần đây của một cụ tỵ nạn.

Cụ này trong truyền thống thông ngôn mắt nhắm mắt mở theo TTDC, viết bài mô tả hàng đoàn những bà mẹ di dân công khai đến biên giới xin tỵ nạn, không băng đèo lội sông, lén lậu ǵ hết, tràn ngập hy vọng vào nước Mỹ, để rồi bất ngờ thấy con ḿnh bị giựt khỏi tay đem đi trại tập trung. Sau đó, mẹ th́ bị ra ṭa, đi tù, và con nhỏ th́ bị nhốt trong trại tập trung. Đọc mà muốn khóc.

Đây là bằng chứng cụ thể nhất là bệnh fake news đă lây qua cộng đồng tỵ nạn. Các cụ muốn vẽ ǵ th́ vẽ, mà bất cứ cái ǵ các cụ vẽ ra th́ đều được khẳng định là sự thật. Vấn đề là cái mà các cụ vẽ ra không phải sự thật.

Đây là sự thật. Những gia đ́nh công khai đi đến biên giới, chính thức làm đơn xi tỵ nạn –asylum petition- đều được cho ở trong các trại tạm trú, không phải trại giam, không bị ra ṭa kết án hay bị tù ǵ hết mà chỉ chờ ṭa cứu xét đơn xin tỵ nạn thôi. Được chấp nhận th́ cả gia đ́nh được cho vào sống ở Mỹ, yên ổn, nhận được giúp đỡ và trợ cấp cần thiết trong những ngày đầu. Không được th́ sẽ bị trục xuất cùng với cả gia đ́nh. Trong khi chờ đợi, họ sống trong trại tạm cư cùng với gia đ́nh, không có đứa con hay chồng hay vợ nào bị cách ly, kéo ra khỏi tay ai hết. Trường hợp cách ly mà TTDC và cụ thông ngôn la hoảng chỉ áp dụng với di dân lậu, bị bắt tại trận, bị nhốt chờ quyết định của ṭa.

Không có bố mẹ di dân nào bị án tù ǵ hết. Chỉ trong trường hợp bố mẹ là bố mẹ giả, là dân buôn người chuyên nghiệp th́ mới bị tù, c̣n nếu là bố mẹ thật th́ chỉ bị trục xuất là cùng.

Cái h́nh cô bé mà báo TIME tung lên trang bià cho thấy rơ. Hai mẹ con trả tiền cho môi giới chở họ đến biên giới, xin tỵ nạn một cách hợp pháp, chỉ bị yêu cầu đặt đứa bé xuống, xét người, rồi cho bế con lên lại, đi xe về trại tạm cư. Có anh phóng viên TIME chứng kiến, chụp h́nh, nhưng anh này gian trá, phụ đề là mẹ con bị cách ly, lên hai xe khác nhau đi về hai trại. Sau đó, bị ḷi ra là nói láo, TIME cải chính: hai mẹ con không hề bị cách ly ǵ hết, đi chung xe về một trại. Cái mánh của TTDC là đăng fake news, xong rồi sửa sai, cũng không khác ǵ cố t́nh thổi cơm khê, có xin lỗi th́ cơm cũng đă khê rồi.

Chưa hết, cụ tỵ nạn đó cũng nh́n nhận là luật cách ly đă có từ lâu rồi, nhưng các TT Clinton, Bush, và Obama đều không thi hành v́ họ đều không muốn ngoan cố như “tướng cướp Từ Hải”. Nói cách khác, Trump thi hành luật nên đă thành tướng cướp. Xin lỗi, không biết có phải kẻ này già nua, quá lẩm cẩm nên không biết bây giờ, theo nhân sinh quan cấp tiến văn minh tiến bộ của cụ thông ngôn, tuân thủ luật là cách cư xử của tướng cướp! Phải uyển chuyển, không thi hành luật như các tổng thống Clinton, Bush và Obama th́ mới là những người lương thiện, gương sáng xứng đáng lănh đạo dân. Thế giới h́nh như đang chổng bốn vó lên trời!

Một lời khuyên các cụ tỵ nạn: thứ nhất, các cụ nên t́m hiểu vấn đề cho kỹ trước khi viết lung tung trong cơn say thuốc lào; thứ hai, nếu t́m hiểu rồi, th́ nhớ viết theo đúng sự thật, đừng v́ đầu óc phe phái mà bóp méo sự thật. Đừng nhắm mắt dịch CNN. Các cụ nên cẩn thận hơn để bảo vệ tên tuổi của chính ḿnh cũng như có cơ hội chỉ trích Trump một cách chính đáng, được nhiều người tin hơn.

Qua vụ tranh căi về cách ly trẻ con, ta cũng thấy rơ ngành Tư Pháp của Mỹ h́nh như đang gặp khủng hoảng lớn trong việc chấp hành luật lệ, khi việc chấp hành nghiêm chỉnh bị coi là vô nhân đạo, mà thiên hạ lại đ̣i phải có sự châm chế, du di. Du di đến mức nào, ai quyết định?

Ngay sau khi kư sắc lệnh ngưng thi hành án lệ không được nhốt trẻ em trên 20 ngày, TT Trump đă nộp đơn xin một ṭa Cali thu hồi cái án lệ đó, hay ít ra, cũng cho ngưng áp dụng nó. Thật ra, đó không phải là án lệ mà chỉ là một thỏa thuận giữa ṭa án và chính quyền Clinton. Nhưng thỏa thuận đó đă được một quan ṭa, bà Dolly Gee, xác nhận lại như một án lệ.

Năm 2015, chính quyền Obama cũng gặp khó khăn tương tự như TT Trump bây giờ (nhưng quư độc giả không ai hay biết ǵ v́ khi đó, TTDC giúp TT Obama ém nhẹm những rắc rối về di dân, chứ không đào bới ầm ĩ như với Trump bây giờ). TT Obama xin tạm ngưng thi hành án lệ, nhưng bà Gee chẳng những đă bác, mà c̣n ra lệnh TT Obama phải tuyệt đối tuân thủ án lệ đó, phải thả ngay lập tức những trẻ em đă bị tạm giữ quá 20 ngày, và nếu cần, phải thả luôn bố mẹ chúng theo. TT Obama chấp hành một phần, tức là thả một phần, nhưng vẫn cách ly một số. Ông Jeh Johnson, cựu bộ trưởng An Ninh Lănh Thổ của TT Obama mới đây đă xác nhận chính quyền Obama cũng có cách ly trẻ con y như TT Trump v́ đó là “chuyện cần thiết phải làm” (xin xem chi tiết trong bài báo trên trang ‘Báo Mỹ’). Bây giờ th́ quư độc giả đă hiểu tại sao TT Obama im re trong vụ ‘khủng hoảng’ cách ly hiện nay, v́ chính ông cũng đă từng ra lệnh cách ly.

TT Trump đệ đơn xin thu hồi hay hoăn thi hành án lệ 1997, và quan ṭa thụ lư lại chính là bà Dolly Gee này, dân Mỹ gốc Tầu do TT Obama bổ nhiệm. Bà Gee có nhiều hy vọng sẽ xác nhận lại quyết định trước đây của bà, nghĩa là cho TT Trump được giữ trẻ con được tới 20 ngày, nhưng sau đó phải cách ly hay nếu cần thả luôn cả bố mẹ chúng.

Có nhiều triển vọng TT Trump sẽ không chịu thả hết, sẽ thi hành luật cách ly, trở về t́nh trạng loạn xà ngầu của mấy tuần qua. Nhưng với khác biệt lớn: bây giờ TT Trump sẽ có thể đưa quyết định của bà Gee ra làm mộc đỡ đạn. TTDC không c̣n tố giác TT Trump chế luật mới được nữa.

Cũng có thể TT Trump sẽ không chấp nhận phán quyết của bà Gee, mà sẽ tiếp tục kháng cáo, có thể lên tới Tối Cao Pháp Viện luôn. Nếu lên tới TCPV, dựa trên phán quyết về sắc lệnh di dân của TT Trump, có triển vọng TT Trump sẽ lại thắng nữa thôi, tức là TCPV phán tổng thống có quyền thi hành luật trong khi chờ đợi quốc hội ra luật về di dân.

Trong vụ khủng hoảng cách ly hiện nay, ư kiến của quần chúng mang nhiều ư nghĩa. Theo CBS (không phải Fox News đâu nhé), con số dân Mỹ ủng hộ việc xây bức tường bất ngờ tăng vọt lên 51%, và hai phần ba (63%) đồng ư phải nhốt hay trục xuất di dân lậu. Đặc biệt hơn, 84% dân Mỹ ủng hộ việc khai báo dân ở lậu với cảnh sát theo khảo sát của Mark Penn, cựu chuyên gia thăm ḍ của bà Hillary. Giải pháp được hậu thuẫn nhất: không cách ly mà trục xuất nguyên cả gia đ́nh ngay. Đó chính là ly do tại sao TT Trump hô hào việc trục xuất di dân lậu ngay tại biên giới mà không cần đưa ra ṭa ǵ hết.

Thăm ḍ mới nhất của Washington Times cho biết đa số dân Mỹ cho rằng chuyện cách ly không phải lỗi của chính quyền Trump và sẽ chẳng ảnh hưởng ǵ đến bầu cử quốc hội tới. Điểm đáng nói là 57% dân độc lập không đảng phái coi những ồn ào về chuyện cách ly như chẳng có ảnh hưởng ǵ đến lá phiếu của họ. Mất công TTDC khua chiêng trống vô ích.

Nói chung, dân Mỹ không có thiện cảm với di dân lậu. Trong mấy ngày qua, đă có nhiều bài báo cảnh giác đảng DC đă ‘chọn lầm ngựa’ khi coi việc đánh Trump trong vấn đề di dân lậu sẽ giúp họ, trái lại, có thể bị phản ứng ngược trong kỳ bầu quốc hội cuốn năm nay.

2.     TP KENNEDY NGHỈ HƯU

Tin chấn động và có hậu quả lớn và lâu dài hơn là thẩm phán Anthony Kennedy, 81 tuổi, về hưu cuối tháng 7 này.

Đây không phải là một tin bất ngờ v́ ông này đă đánh tiếng từ lâu rồi, nhưng sự ra đi của ông đang khiến khối cấp tiến choáng váng. Ông Kennedy do TT Reagan bổ nhiệm, có khuynh hướng thiên về bảo thủ, nhưng cũng rất nhiều lần biểu quyết theo cấp tiến, do đó đă là vị thẩm phán với lá phiếu quyết định, trong khi TCPV có 4 vị thẩm phán bảo thủ kiên tŕ và 4 vị cấp tiến kiên tŕ không kém.

TT Trump sẽ có dịp bổ nhiệm một thẩm phán bảo thủ chắc nịch như TP Neil Gorsuch, và TCPV sẽ nghiêng hẳn về khối bảo thủ.

Trước đây, việc bổ nhiệm thẩm phán TCPV rất khó khăn, cần tối thiểu 60 phiếu tại Thượng Viện, một việc khó hơn lên cung trăng trong thời buổi phân hoá chính trị trầm trọng hiện nay. Nhưng bây giờ th́ trở thành rất dễ, chỉ cần 51 phiếu, là con số mà CH đang có. Dễ như vậy, chính là nhờ cựu lănh tụ DC tại Thượng Viện, ông Harry Reid và đảng DC quá tự kiêu, cho rằng DC sẽ nắm quyền vĩnh viễn, nên thông qua cái luật phê duyệt nhân sự không phải vượt qua thủ tục câu giờ filibuster.

Nhờ sự dễ dăi đó mà phe cấp tiến bị gậy ông đập lưng ông, đang hoảng hốt trước viễn tượng TT Trump sẽ có dịp bổ nhiệm thêm một hay hai thẩm phán nữa vào TCPV, ngoài ông Gorsuch và một vị khác để thay thế ông Kennedy, khiến cán cân có thể nghiêng qua 6-3 hay 7-2 luôn, trong khi DC chỉ có thể ngồi nh́n và khóc. Bà Ginsburg đă 85 tuổi, đi không muốn vững, họp lâu th́ ngủ gật, trong khi bà Sotomayor bị tiểu đường khá nặng, đă phải vào nhà thương khẩn cấp mấy lần, rồi ông Breyer cũng đă 80 rồi. Cái đáng lo nữa là những thẩm phán do TT Trump bổ nhiệm đều trong lứa tuổi ngũ tuần, tức là có thể ngồi trong TCPV hai ba chục năm dễ dàng.

TT Trump cho biết sẽ thông báo tên người ông bổ nhiệm ngày 9 tháng 7 tới. Ư của phe DC muốn tŕ hoăn qua sau bầu cử v́ hy vọng DC sẽ chiếm đa số tại Thượng Viện và sẽ chặn được việc bổ nhiệm thẩm phán quá bảo thủ.

CH hiện nay chỉ nắm có đa số đúng một phiếu tại Thượng Viện. TNS McCain đang bệnh nặng sẽ không có mặt, tức là hai bên ngang ngửa, chỉ cần một nghị sĩ CH chuyển hướng là TT Trump sẽ thất bại. Mà muốn có sự đồng thuận của toàn thể 50 nghị sĩ CH th́ thật khó hơn... nói chuyện với Bắc Hàn.

Bù lại, cũng chỉ cần hai ba nghị sĩ DC ủng hộ là TT Trump thành công, như trường hợp ông Gorsuch đă có 3 nghị sĩ DC ủng hộ.

Phản ứng của TTDC về sự từ nhiệm của TP Kennedy? Bà Jill Abramson cựu chủ bút của New York Times hô hào “chúng ta phải chống tất cả những ai được TT Trump đề cử”. Phản ảnh rơ hơn hết thái độ của TTDC: chống, chống và chống, bất kể chuyện ǵ. Ông Trump chưa đề cử ai, không cần biết là người như thế nào, đă chống rồi.

Cuộc chiến này sẽ rất gay go.

VŨ LINH
 

Trở lại