CÂU CHUYỆN XĂ NGHĨA

Vũ Linh

    Lịch sử thế giới đầy rẫy những chuyện khó hiểu, không thể giải thích được bằng lư luận đơn giản kiểu 1+1=2.

    Thí dụ điển h́nh nhất là chiến tranh. Từ thời ông Adam ra đời, thiên hạ gần như không có ai thích chiến tranh hết, nhất là khi nhân loại càng ngày càng văn minh th́ việc chống đánh đá nhau, chống chiến tranh lại càng mạnh. Ấy vậy mà lịch sử nhân loại từ mấy ngàn năm qua, không có một năm nào mà không có chiến tranh ǵ đó, xẩy ra tại một vài nơi nào đó, từ thời Tần Thủy Hoàng của Tầu tới Vercingetorix của Tây, tới thời… cụ Biden của Mỹ.

    Ngày xửa ngày xưa, các cụ ta đă dạy ‘nhân chi sơ, tính bản thiện’. Trong một văn hoá khác, một ông triết gia Pháp, JJ Rousseau cũng nói về ‘le bon sauvage’. Đại ư trong cả hai khối văn hóa lớn đối nghịch nhau, Âu và Á, lúc nào cũng có những người lạc quan, tin tưởng vào ḷng tốt bẩm sinh của thiên hạ.

    Thiên hạ bẩm sinh có tốt không?

    Tin đáng buồn cho các cụ, thực tế trong cơi đời ô trọc này không như vậy. Thiên hạ sinh ra, có thể đă có cái ǵ ‘bản thiện’ khi c̣n nằm trong nôi, nhưng khi ra khỏi nôi, chưa biết đi, chưa biết nói, đă biết… giành ăn, thậm chí 2-3 tuổi đă đánh nhau để giành miếng ăn rồi. Càng lớn th́ càng giành ăn mạnh hơn.

    Để rồi người ta chỉ có thể kết luận cái ‘nhân chi sơ, tính bản thiện’ nếu không phải là một khẩu hiệu lừa đảo lớn và dai dẳng nhất, th́ cũng chỉ là một nhận đ́nh hời hợt hoang tưởng nhất.

    ‘Ông giời’ sinh ra con người, hay ngay cả các con thú, đều ban cho mỗi người và mỗi con thú một bản năng tự vệ cực cao, bản năng tự bảo vệ ḿnh để giành quyền sống. Con chó nguy hiểm nhất là con chó bị dồn vào chân tường, không c̣n đường chạy.

    Cái bản năng tự vệ đó, qua ḍng thời gian, đă lớn ra rất nhiều, biến thái không chỉ c̣n là chuyện ‘bản năng bảo vệ sự sống c̣n’ nữa mà trở thành chuyện… tham lam, muốn nhiều hơn cái ǵ cần để sống c̣n. Nghĩa là giành phần ăn của người khác luôn. Đưa đến tranh chấp đấm đá nhau ở cấp cá nhân, và chiến tranh quy mô hơn ở cấp tập thể, tập thể một gia đ́nh, một bộ lạc, một quốc gia, một khối ư thức hệ,…

    Anh cựu hạ sĩ Hitler thành công lớn v́ đă khơi dậy lại cái bản năng tự vệ sống c̣n của cả dân tộc Đức sau khi Đức thất trận sau Thế Chiến Thứ Nhất, bị đồng minh đàn áp trấn lột đến tận xương tủy. Và cũng chính cái thành công quá lớn của Hitler đă gây ra phản ứng ngược, bản năng tự vệ sống c̣n của cả Âu Châu bị Hitler đe dọa tru diệt, nên cùng vùng dậy diệt lại Hitler.

    Công bằng mà nói, khi kẻ này viết cái ‘tính bản thiện biến mất khi đứa trẻ ra khỏi nôi’, hiển nhiên đây là loại văn hơi ‘cường điệu’, quá đáng. Trên thực tế cái ‘tính bản thiện’ đó dù sao cũng vẫn tồn tại rơi rớt trong con người, tuy có khác nhau rất nhiều tùy mỗi người. Chuyện có những người hy sinh mạng sống của ḿnh để cứu người khác không phải chỉ là chuyện tiểu thuyết hoang đường, mà cũng là những chuyện có thật, nhưng hiếm hơn hạt tuyết trong mùa hè giữa sa mạc Phi Châu.

    Cái tính bản thiện đó, đúng như triết gia Rousseau đă nhận định, vẫn c̣n khi ra khỏi nôi, nhưng bị biến thái, biến mất dần theo thời gian chung đụng với xă hội thực tế chung quanh ḿnh.

    Chính cái tính bản thiện đó giải thích tại sao những tư tưởng hoang đường của các triết gia xă nghĩa, bất kể hoang tưởng đến đâu, cũng vẫn tồn tại trên thế giới, nhất là trong giới trẻ, để rồi phai nhạt dần theo tuổi tác và kinh nghiệm sống. Khiến giới trẻ nh́n vào các thế hệ đi trước bằng con mắt miệt thị, khinh thường, cho rằng con người càng về già, càng… nham hiểm -cynical, thậm chí mất nhân tính, mất một phần t́nh người. Gừng càng già càng cay.

    Nói cách khác, càng ít chung đụng với thực tế cuộc sống, với những người khác, th́ cái tính bản thiện càng tồn tại lâu hơn, ngược lại, càng chung đụng nhiều và sớm với thực tế cuộc sống, càng mất cái tính đó mau và sớm.

    Kẻ này cố t́m hiểu vấn đề kỹ hơn, và nhận thấy thật ra vấn đề hết sức phức tạp, không giản dị chút nào. Nói chuyện về tính bản thiện như trên, chỉ là nói chuyện tổng quát trên lư thuyết theo sách vở. Như đă viết qua, cái tính bản thiện luôn luôn tồn tại trong mỗi người, ai cũng muốn làm chuyện tốt. Vấn đề là mỗi người hiểu ‘chuyện tốt' theo ư riêng của chính ḿnh, không bao giờ có cùng một định nghĩa. Những chuyện như chửi người khác ư là ngu dốt, gian ác, ma đầu, vô đạo, bợ đít này nọ,… chỉ là những chửi bới rẻ tiền, vô căn cứ của những người thiếu hiểu biết mà lại tự cao tự đại vô lối. 

    Quan niệm chung chung, giản dị và thông thường nhất là khối gọi là cấp tiến thiên tả là những người trên căn bản hiếu thiện hơn những người gọi là bảo thủ, thiên hữu, ích kỷ hơn. Cái quan điểm này chỉ mang tính cách một chiều, con đẻ của tuyên truyền một chiều của cánh tả.

    Trong phạm vi rất giới hạn của một bài viết, làn này, DĐTC sẽ bàn về những huyền thoại và thực tế của cánh gọi là thiên tả, cấp tiến. Trong một dịp khác, ta sẽ bàn về những huyền thoại và thực tế của cánh gọi là thiên hữu, bảo thủ.

    Cách đây không lâu, Vũ Linh này đă có một cuộc tranh luận nhỏ nhưng nghiêm chỉnh qua email với một cụ tị nạn bên Tây Âu. Cả hai bên dĩ nhiên đều cùng quan điểm trong vấn đề chống cộng, nhưng khi bàn xa hơn, đến xă hội chủ nghĩa th́ đă không c̣n ‘nhất trí’ nữa. Căn bản là VL chỉ trích các chế độ xă nghĩa Tây Âu, nhưng cụ tị nạn Tây Âu th́ một mực ca tụng chế độ đó, bào chữa các chế độ đó không phải là ‘thiên tả’. Theo ư VL này, cụ đă có một định nghĩa về chữ ‘tả’ rất giới hạn, khi cụ hiểu tả có nghĩa là CS, và Tây Âu không phải là thiên cộng nên không thể gọi là thiên tả.

    Dĩ nhiên Tây Âu không phải là CS, chẳng có ǵ để tranh luận. Nhưng ‘tả’ th́ tranh luận đến Tết Congo vẫn chưa xong. Theo ư kiến cá nhân, cánh ‘tả’ có ít nhất 4 cấp: 1) CS Xít-ta-lin và đồ đệ, 2) cái kẻ này gọi là chế độ ‘dưa hấu’ ngoài xanh trong đỏ, 3) xă nghĩa Tây Âu, và 4) xă nghĩa ma-dzê in USA. Ta thử xét qua.  

    1.   Tả đỏ xẫm: các chế độ CS

    Có một câu hỏi mà nếu đặt ra và trả lời cho đúng th́ có thể sẽ hiểu rơ các đảng cộng sản.

   Câu hỏi là tại sao các chế độ CS thành công, thường chiếm được quyền dễ dàng bằng những mục tiêu và khẩu hiệu hay ho tốt đẹp, nhân bản nhất, để rồi sau đó tất cả đều trở thành những chế độ sắt máu tàn bạo nhất. Phải nói ngay là các chế độ CS thường thành công, chiếm được chính quyền bằng bạo lực, gọi là ‘cách mạng vô sản’ của đại đa số khối người tay trắng, không có ǵ, chống khối thiểu số có của, có quyền. Đây là sự thật lịch sử tất cả đều đă thấy qua các cuộc ‘cách mạng’ của CS, từ Nga đến Tầu, đến Việt, đến Căm-Pu-Chia,…

   Các lực lượng chống đối này nổi lên và được hậu thuẫn rất mạnh của quần chúng nhờ những mục tiêu họ nêu ra như công bằng trong cuộc sống, cơm no áo ấm, hết bị bóc lột, hết bị chà đạp, nhân phẩm được tôn trọng hơn, hay như trong trường hợp VN, dựa trên chiêu bài dành độc lập, đuổi ngoại bang tàn ác ra khỏi nước. Đó là những khẩu hiệu quen thuộc của tất cả các đảng CS trên thế giới bất kể quốc tịch ǵ, khi c̣n tranh đấu để chiếm quyền. Cũng là những khẩu hiệu hết sức ‘ăn tiền’ đối với tuyệt đại đa số khối quần chúng thường bị thiệt tḥi nặng so với khối thiểu số ăn trên ngồi trước.

   Thực tế lịch sử là sau khi thắng thế, chiếm được quyền và thế, tất cả, không chừa một thứ cộng sản quốc tịch ǵ, đều biến thái thành những chế độ độc tài, sát nhân thô bạo nhất. Lê-Nin là người đầu tiên đă áp dụng sách lược này. Mị dân vô địch khi c̣n tranh đấu chưa nắm quyền, rồi ngay sau khi chiếm được quyền th́ chủ tŕ cái mà lịch sử gọi là ‘red terror’ đẫm máu nhất lịch sử Nga trước khi có Xít-ta-lin.

    Những người này chỉ là những tay chính trị gia, tham quyền mê thế, đă không ngần ngại lừa đảo thiên hạ, lợi dụng và khai thác những thiệt tḥi của khối đại đa số, dùng họ như những công cụ để chiếm quyền, để rồi khi thành công, th́ trở mặt, quên hết các khẩu hiệu đẹp đẽ, để áp đặt một chế độ sắt máu nhất để giữ quyền.

    Thí dụ cụ thể xa là các chế độ Lê-nin và Xít-ta-lin hay Mao; và gần ta nhất không ai khác hơn là chế độ Việt Cộng của họ Hồ và đám đàn em, con cháu hiện nay.

    Nhưng ngay trong các chế độ sắt máu này, cũng có khác biệt. 

   Chẳng hạn, Hồ giết dân qua cuộc đấu tố cải cách ruộng đất v́ nhu cầu đấu tranh giai cấp, khích động giai cấp vô sản bần cố nông để giết giới địa chủ v́ mục tiêu đấu tranh chính trị để chiếm quyền và giữ quyền. Pol Pot giết người không cần biết giai cấp nào, mà muốn giết càng nhiều càng tốt để thanh lọc cả dân tộc Căm Pu Chia. Hiển nhiên là Pol Pot đă giết nhiều người hơn Hồ, nhưng cái giết người của Hồ là do tham vọng chính trị cá nhân độc ác nhất, trong khi Pol Pot giết người v́ u mê muốn thực hiện một cuộc thanh lọc dân, tẩy rửa xă hội trong giấc mộng thiên đường vô sản hạ giới hoang tưởng vô lư nhất. Hồ giết người v́ ác, Pol Pot giết người v́ điên.  

    2.   Tả ‘dưa hấu’ của Trung Cộng và VC hiện nay

    Các chế đố CS rơi rụng như sung trên trái đất này cuối thập niên 80, đầu thập niên 90, kể cả ‘mẫu quốc’ Liên Xô.

    Vài xứ CS thấy rơ đại họa sinh tồn, vội vă tự chỉnh sửa, ít nhiều để c̣n tồn tại. Họ cho mở cửa kinh tế, cho phép người dân ít nhiều tự do lo chuyện mưu sinh, chấp nhận kinh tế thị trường trong một giới hạn nào đó, nh́n nhận quyền tư hữu, quyền làm giàu cá nhân đúng như Đặng Tiểu B́nh đă tuyên bố “Giàu có là vinh quang” (To be rich is glorious).

    Nhưng trên phương diện chính trị, chế độ độc tài độc đảng độc trị vẫn được duy tŕ, mọi chống đối đều bị truy diệt thẳng tay. Đẻ ra cái quái thai chúng gọi là ‘kinh tế thị trường với định hướng xă hội chủ nghĩa’, chẳng ai hiểu là ǵ mà thực tế chỉ là một chế độ độc quyền làm giàu, nghĩa là quyền ăn cướp thiên hạ được dành riêng cho đảng CS. Nôm na, ra, cái vỏ không c̣n đỏ, nhưng thực tế, cái ruột vẫn đỏ ḷm, tuy không c̣n đỏ xẫm, không c̣n giết cả triệu, cả vạn người nữa, nhưng vẫn tôn vinh vô sản chủ nghĩa cho dân cả nước, nhưng cố tiến tới làm giàu chủ nghĩa cho lănh đạo.

    Kẻ này gọi đó là chế độ ‘dưa hấu’ vỏ xanh, trong đỏ ḷm.  

    3.   Tả ‘hồng hồng’ của Tây Âu

    Đây là chế độ nửa chừng xuân, không CS cũng chẳng tư bản. Vẫn mơ tưởng vào một thế giới đại đồng, công bằng, nhân ái hơn mà không ư thức được những chính sách họ chủ trương đă thất bại nếu không muốn nói là có phản ứng ngược hoàn toàn.

    Chính trị th́ tự do đến rối loạn, với đảng phái và chính khách nhiều hơn ruồi trên băi rác, thủ tướng và nội các, tức là những người làm chính sách và quản trị đất nước, đến đầu tuần, cuối tuần đi mất. Kinh tế th́ đúng là thị trường, nhưng là thứ thị trường có điều khiển -dirigism- với cả vạn lính gác cổng, cả triệu luật lệ và thủ tục kềm chế đủ chuyện.

    Một vị dụ rất ư nghĩa: bên Pháp bây giờ, nhân danh việc kiểm soát dịch COVID, người dân trước khi ra đường, phải điền đơn ghi rơ đi đâu, bao xa, giờ đi giờ về… Đi nửa đường bị cảnh sát chặn hỏi, không có cái báo cáo trong người là mệt, hay đang đi trên đường không ghi trước trên báo cáo, hay đi sai giờ ghi, cũng mệt. Công an ḅ vàng thời VC mới chiếm miền nam c̣n chưa dám làm chuyện này.

    Phải như các chế độ này thành công một cách huy hoàng, cải thiện cuốc sống của người dân thành một cái ǵ thật đẹp th́ c̣n hiểu được, nhưng thực tế tất cả các chế độ này đều giống như những con bệnh trầm kha nặng, sống th́ sống đấy, nhưng vất vả cơ cực quanh năm. Muốn biết kẻ này phịa hay không, bỏ qua chuyện lư luận trên lư thuyết đi, vứt đi mọi khẩu hiệu, mọi định nghĩa trừu tượng, mọi triết lư mơ hồ, mọi sách vở đi, mà chỉ cần mở mắt đi ‘tham quan’ Tây Âu một ṿng, hay mở lỗ tai nghe bà con, thân nhân, bạn bè đang sống bên Tây Âu th́ biết ngay. Cứ hỏi xem họ mỗi năm đóng bao nhiêu thuế, giá một lít xăng là bao nhiêu, giá một tô phở bao nhiêu, mua được bao nhiêu căn nhà, căn hộ bao nhiêu người ở trong bao nhiêu pḥng ngủ, bao nhiêu mét vuông, mua được bao nhiêu xe mới, du lịch thế giới bao lần rồi, muốn soi ruột phải chờ bao lâu, chích ngừa COVID chưa,… Đừng hỏi mấy anh chị tị nạn mới qua định cư được một vài năm, cứ đi hỏi mấy ông Tây giấy đă qua Pháp chẳng hạn từ thời Bảo Đại, xem họ khấm khá tới đâu sau cả đời sống trong các chế độ ‘dân chủ xă hội’ -social democracy-?

    Muốn đọc sách báo -vốn là thú vui kinh niên của trí thức đấy-, cứ t́m đọc về các khủng hoảng kinh tế cách đây vài năm của Tây Ban Nha, Hy Lạp,…

    Xin đừng dọa kẻ này với những luận điệu bá láp tất cả đều miễn phí, như đi học miễn phí, chữa bệnh miễn phí. Trên cơi đời ô trọc này, đúng như dân Mỹ thực tế luôn luôn nói, ‘không có bữa ăn nào miễn phí hết’.

    Bên Mỹ, chúng tôi xài cái ǵ, trả tiền cái đó. Chúng tôi đi học, trả tiền học, không đi học, khỏi trả. Chúng tôi bệnh hoạn ốm đau, trả tiền bảo hiểm nhè nhẹ rồi đóng góp thêm 5-10 đô trả bác sĩ, thuốc men. Những chuyện nhà nghèo chết v́ không có tiền chữa bệnh chỉ là xuyên tạc bôi bác rẻ tiền. Chính kẻ này, vài năm sau khi mới di tản qua Mỹ, trong túi chẳng có xu nào, cũng đă bị lủng ruột, được xe cứu thương khẩn cấp đưa vào bệnh viện chữa trị, mổ xẻ, thuốc men đầy đủ, chẳng phải trả xu nào ngoài vài chục đồng một tháng tiền bảo hiểm y tế. 

    Bên Tây Âu, tất cả mọi người đều bị bắt buộc phải trả tiền mua đủ thứ ‘tiện ích xă hội’ từ trước. V́ Nhà Nước đă nhanh tay lấy trước tiền của đủ thứ hết rồi, bất cần biết người bị lấy tiền có mua món ‘tiện ích’ đó hay không. Dù không đi học, cũng phải đóng tiền trước để Nhà Nước cho cả nước đi học ‘miễn phí’. Dù không ốm đau bệnh hoạn, cũng phải trả tiền trước để Nhà Nước chữa bệnh ‘miễn phí’ cho cả nước. Cái tiền trả trước, Nhà Nước gọi là thuế lợi tức, ở mức 30%-40%-50%  hay cao hơn nữa. 

    Bên Mỹ, dân tị nạn, đại đa số chẳng đóng xu thuế nào, một số lớn ‘ăn nên làm ra’ hơn, đóng thuế trung b́nh từ 10% tới 20%.

    Cũng xin quư vị bên Tây Âu làm ơn đừng nhai lại những chuyện tư bản bóc lột sức lao động, v.v…, chỉ là những luận điệu tuyên truyền rẻ tiền của thời chiến tranh lạnh của thập niên 50.

    Thực tế ở xứ Mỹ này chính là ngược lại, khi các nghiệp đoàn đă bóp chết không biết bao nhiêu công ty. Đầu thập niên 80, không biết bao nhiêu dân Việt tị nạn làm việc cho công ty hàng không lớn nhất nh́ Mỹ khi đó, là Eastern Airlines, đă mất job v́ Eastern phá sản, không chịu nổi mức lương quá cao của nhân viên. Hay gần đây hơn, cả ba hăng xe hơi của Mỹ, GM, Ford, và Chrysler đều ngắc ngư v́ yêu sách của các nghiệp đoàn, đến độ Chrysler phải bán cho Fiat, GM phải thành quốc doanh một thời gian để Nhà Nước bơm tiền cứu sống.

    Nh́n vào những thực tế trên, xă nghĩa hồng hồng của Tây Âu có tốt hơn không, quư độc giả tự trả lời. Trả lời bằng thực tế ngoài đời, chứ đừng viện dẫn báo chí phe đảng hay sách vở của các triết gia mà thiên hạ đọc 10 hiểu 1 là may.

     4.   Tả hồng nhạt kiểu Mỹ

     Người ta thường so sánh hai chính đảng Mỹ là đảng DC và đảng CH như là đại diện cho hai ư thức hệ cấp tiến và bảo thủ, nhưng nói như vậy có vẻ quá trừu tượng và khó hiểu. 

    Một cách nh́n khác có thể dễ hiểu hơn mà phe cấp tiến thường dùng để tự quảng bá ḿnh là: 1) đảng DC là đảng của phe cấp tiến, tức là của những người vẫn mơ tưởng về một thế giới đại đồng, tất cả nhân loại thương yêu nhau, sống vui vẻ với nhau trong t́nh thần b́nh đẳng, trong đó những người được ưu đăi, về vật chất cũng như tinh thần, giúp đỡ những người ít được ưu đăi hơn; và 2) đảng CH là đảng của phe bảo thủ, nghĩa là đảng của tài phiệt lo bóc lột cả thiên hạ, là đảng của ‘cá lớn nuốt cá bé’.

    Sự thật là đảng DC là đảng ‘thiên tả’ hơn đảng CH, muốn chạy theo mô thức ‘tả hồng hồng’ của Tây Âu dù biết không dễ chút nào trong cái thành đồng tư bản Mỹ này.

    Sách lược cổ điển của đảng DC gồm có hai mặt giáp công, một mặt là hù dọa liên quan đến những chuyện đụng chạm thẳng đến bản năng sinh tồn của thiên hạ, và mặt khác là mang đủ thứ quà cáp ra tặng  trong mục đích khai thác ḷng tham của thiên hạ ngay từ khi vừa ra khỏi nôi.

    Cái hù dọa cổ điển, thông dụng nhất mà trong tất cả những năm tranh cử, ta đều nghe thấy, đó là ‘đảng DC là đảng của những người đầy nhân ái, yêu công bằng, giàu ḷng vị tha, chỉ muốn trợ cấp dân nghèo, bảo vệ sức khỏe của họ, trong khi đảng CH chỉ là đảng của tài phiệt da trắng lo bảo vệ nhà giàu, bỏ cho dân nghèo chết đói, chết bệnh hết’.

    Nếu ta biết được cái khối tài phiệt da trắng độc ác đó chỉ có hơn 1% dân số Mỹ, hay cứ cho là lớn gấp 10 lần, lên tới 10% dân Mỹ đi, th́ ta sẽ biết ngay cái lập luận trên là luận điệu tuyên truyền ngớ ngẩn nhất. 

    Trong lịch sử cận đại Mỹ, từ sau Thế Chiến II, từ ngày TT Eisenhower đắc cử năm 1952 cho tới năm bầu cử mới nhất 2020, đă là 68 năm, trong đó đă có 5 tổng thống DC cai trị được 28 năm, và 7 tổng thống CH, cai trị tổng cộng 40 năm. Như vậy làm sao giải thích cái đảng của đám 1% hung thủ bóc lột 99% dân Mỹ lại có thể có nhiều tổng thống hơn, cai trị nước Mỹ này nhiều năm hơn? Mà lại được bầu bằng cách tự do, dân chủ nhất, chứ không có chuyện dùng cách mạng bạo động để chiếm quyền kiểu CS.

    Nh́n vào cuộc bầu cử mới nhất, bỏ qua chuyện gian lận, cứ cho là cụ Biden thắng cử thật, cũng đă có gần một nửa dân Mỹ, 47% hay hơn 74 triệu người đi bỏ phiếu cho ‘tay chuyên lo cắt thuế nhà giàu, cắt trợ cấp và bảo hiểm y tế nhà nghèo,…’. Dân Mỹ u mê đến vậy sao? Hay là gần một nửa dân Mỹ đều là triệu phú tài phiệt? 

    Kẻ viết này nhớ lại có bà cụ hàng xóm, cũng dân tị nạn. Trong cuộc bầu cử Gore-Bush năm 2000, hỏi bà sẽ bầu cho ai th́ bà trả lời “Tao chẳng bầu cho ai hết. Dân Chủ toàn là mấy thằng phản chiến thân cộng khiến tao phải tị nạn ở đây, c̣n Cộng Ḥa là thằng nhà giàu Bush nó sẽ cắt hết tiền già và thuốc men của tao”. Sau khi Bush thắng, bà cụ ăn không ngon ngủ không yên, hồi hộp chờ đợi bị cắt tiền già và tiền Medicare. Trong 8 năm của TT Bush con rồi 4 năm của TT Trump, dù chưa bị cắt bất cứ một đồng nào, cụ vẫn hồi hộp v́ đọc báo vẫn thấy hù dọa mối nguy mất tiền trợ cấp và mất thuốc men.

    Kẻ này nghĩ hù dọa những người cao niên thiếu hiểu biết chính là hành động bất nhân và bất nhẫn nhất.

    Trợ cấp trong nhiều trường hợp là điều cần thiết, v́ lư do nhân đạo, cũng như để tránh bất ổn xă hội, để giúp những người thiếu may mắn.

    Nhưng trợ cấp cũng có mặt trái. Trợ cấp biến con người thành một thứ nô lệ tân thời, nô lệ của trợ cấp. Một khi dính vào tṛng trợ cấp, khó thoát ra, và càng ngày càng lệ thuộc trợ cấp. Người lănh trợ cấp đâm ra ỷ lại vào trợ cấp, mất dần ư chí tự lập. Mà một khi đă lệ thuộc vào trợ cấp th́ sẽ măi măi phải vật lộn với mức chi tiêu trong ṿng trợ cấp, có nghĩa là sẽ luôn luôn nghèo túng, không bao giờ có cơ hội tiến thân v́ trợ cấp chỉ giúp sống qua ngày, không bao giờ giúp leo lên nấc thang xă hội.

    Đó có phải là phương thuốc lư tưởng nhất để giúp dân nghèo không? Tuyệt đối không! Cách giúp dân nghèo đúng nhất là giúp họ thoát ra khỏi ṿng nghèo túng chứ không phải giam hăm họ trong ṿng trợ cấp, giúp họ cả đời chỉ được thoi thóp thở.

    Không ai không biết câu chuyện có hai cách giúp một người nghèo đói: một là cho anh ta một con cá để ăn, hai là cho anh ta cái cần câu để đi câu cá. Đảng DC muốn cho anh ta một hai con cá, đảng CH muốn cho anh ta một cái cần câu. 

    Chọn cá hay cần câu là lựa chọn của mỗi người.

Trở lại