Chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc đă chuyển từ ‘hợp tác’ sang ‘đối đầu’

Tóm tắt bài viết

·         Chính sách thân thiện với Bắc Kinh được khởi xướng từ thời chính quyền của Tổng thống Nixon, sau khi ông đến thăm Trung Quốc vào năm 1972, chấm dứt sự cô lập đối với Trung Quốc, làm đối trọng với Nga trong Chiến tranh Lạnh, kết thúc vào năm 1991. 

·         Trong 20 năm tiếp theo, các liên kết kinh tế mở rộng đă giúp cho Mỹ và Trung Quốc có mối quan hệ thân thiện. Bất chấp sự vi phạm nhân quyền của Trung Quốc, các chính quyền liên tiếp của Mỹ đă t́m cách đưa Bắc Kinh vào các hiệp định quốc tế về thương mại, vũ khí hạt nhân và những quan tâm khác, cho rằng nó sẽ dẫn Trung Quốc đến cải cách kinh tế và chính trị của ḿnh. 

·         Tuy nhiên, theo tờ ‘Los Angeles Times’ các chính quyền Mỹ trước đây đă đưa ra các chính sách sai lầm, không tạo ra được sự tự do hóa chính trị hoặc nới lỏng các biện pháp kiểm soát kinh tế nghiêm ngặt của chính quyền Trung Quốc.

·         Đô đốc Philip S. Davidson cho rằng: “Các quan chức cấp cao Trung Quốc công khai bày tỏ sự không hài ḷng với trật tự thế giới hiện có mà họ cho là do Mỹ xây dựng và lănh đạo; Trung Quốc đang t́m cách thay đổi trật tự thế giới thành một nơi mà sức mạnh quốc gia quan trọng hơn luật pháp quốc tế”.

·         V́ vậy, dưới thời Tổng thống Trump, chính sách của Mỹ đối với với Trung Quốc đă chuyển từ ‘hợp tác’ sang ‘đối đầu’.

Tờ Los Angeles Times gần đây đă đăng tải một bài viết của các tác giả Don Lee và David S. Cloud, nhận định rằng chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc dưới thời Tổng thống Trump, đă chuyển từ ‘hợp tác’ sang ‘đối đầu’.

 

Để minh chứng cho nhận định này, các tác giả đă đưa ra một vài ví dụ và phân tích về trường hợp của bà Dianne Feinstein, người được cho là bạn thân thiết của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua.

Là thị trưởng San Francisco vào những năm 1970, bà Fienstein đă xây dựng mối quan hữu nghị với thành phố Thượng Hải, mối quan hệ hữu nghị đầu tiên giữa cộng đồng người Mỹ và Trung Quốc. Là thượng nghị sĩ đảng Dân chủ, bà Feinstein đă từng ăn tối với các nhà lănh đạo Trung Quốc tại dinh thự cũ của Mao Trạch Đông ở Bắc Kinh. Trong những năm 1990, bà Feinstein đă đấu tranh cho sự thay đổi chính sách thương mại, mở ra cửa đầu tư của các nước phương Tây vào Trung Quốc.

Tuy nhiên, hiện bà Feinstein đă thay đổi quan điểm, coi Trung Quốc là mối đe dọa ngày càng tăng đối với Mỹ. Tham gia cùng với một loạt các quan chức chính quyền Trump, các nhà chiến lược gia an ninh quốc gia, và các giám đốc điều hành doanh nghiệp, những người đă từng ủng hộ hợp tác với Bắc Kinh, bà Feinstein bây giờ ủng hộ cách tiếp cận đối đầu với Trung Quốc.

“Tôi ghét phải nh́n thấy tất cả mọi thứ bắt đầu đổ vỡ. Thật khó đối với tôi để nh́n thấy, với tất cả những hy vọng mà tôi có giữa Trung Quốc và đất nước này”, bà Feinstein chia sẻ.

Bà Feinstein đă thúc đẩy các đạo luật, khiến các nhà đầu tư Trung Quốc khó khăn hơn trong việc mua cổ phần tại các công ty Mỹ. Tại một phiên điều trần gần đây của Thượng viện, bà Feinstein tham gia cùng với các nhà lập pháp khác, chỉ trích việc Bắc Kinh tấn công mạng và tiến hành các vụ trộm kỹ thuật số khác.

Theo các tác giả, với chính sách “Nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Trump, cách tiếp cận của Mỹ đối với Trung Quốc của Chủ tịch Tập Cận B́nh, ngày càng trở nên đối kháng hơn trên nhiều mặt trận địa chính trị và kinh tế, giống như Washington và Moscow bị bao bọc bởi cuộc đấu tranh quyền lực trong Chiến tranh Lạnh.

Nhưng, không giống như Liên Xô, Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, và đang trên đường vượt qua Mỹ. Hầu hết nền kinh tế thế giới phụ thuộc vào những ǵ Trung Quốc sản xuất, đến mức người ta không thể tưởng tượng được ngay cả một thập kỷ trước.

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/01/ba-feinstein-1.jpgThượng nghị sỹ Dianne Feinstein, từng là người bạn thân thiết của Trung Quốc, hiện cho rằng Trung Quốc là mối đe dọa ngày càng tăng đối với Mỹ. 

Hơn nữa, Trung Quốc đang xây dựng một quân đội hiện đại, một lực lượng mà trong 10 năm, có thể có khả năng thách thức sự thống trị của Mỹ ở phía tây Thái B́nh Dương. Một số học giả và các chiến lược gia quân sự nh́n thấy một cuộc đụng độ không thể tránh khỏi, khi 2 nước đua nhau, tranh giành quyền lực và ảnh hưởng trên thế giới.

Các chuyên gia tranh luận về việc liệu Washington có rơi vào cái mà nhà khoa học chính trị Graham Allison của trường Havard gọi là “Bẫy Thucydides” hay không? Một tham chiếu đến [cuộc chiến] giữa Đế quốc Athens [cường quốc đang thống trị] và Sparta, một cường quốc đang nổi lên ở thời Hy Lạp cổ đại, khi sự trỗi dậy của Sparta gây ra nỗi sợ hăi cho Athens, đă leo thang thành chiến tranh.

“Chúng ta có nên đơn giản để ḿnh rơi vào bẫy Thucydides? Hoặc liệu có khả năng với ngoại giao khéo léo, Trung Quốc có thể mạnh mẽ và thịnh vượng hơn vào năm 2025, và không phải là mối đe dọa chiến lược đối với Mỹ hay không?”, cựu quan chức ngoại giao J. Stapleton Roy, nguyên đại sứ tại Trung Quốc từ năm 1991 đến 1995, đặt câu hỏi.

Quan hệ Trung – Mỹ đă phát triển như thế nào?

Theo các tác giả, cuộc đối đầu của chính quyền Trump với Trung Quốc, không chỉ đơn giản là một cuộc chiến thuế quan theo kiểu trả đũa.

Mỹ đă tăng cường tuần tra hải quân gần các đảo do Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, truy đuổi các công dân Trung Quốc ở nước ngoài v́ được cho là đă vi phạm luật pháp Mỹ, và cảnh báo các đại học hàng đầu của Mỹ về các gián điệp Trung Quốc ‘lang thang’ khắp nơi trong các khu trường Đại học.

Trong một bài phát biểu gay gắt hồi tháng 10/2018, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đă cáo buộc Bắc Kinh sử dụng toàn bộ bộ máy nhà nước, để phá hoại nền kinh tế và hệ thống chính trị của Mỹ.

Vào ngày 20/12/2018, sau khi Bộ Tư pháp Mỹ truy tố 2 công dân Trung Quốc v́ đă chỉ đạo một chiến dịch tin tặc toàn cầu, Giám đốc FBI Christopher Wray đă đi xa hơn nữa khi tuyên bố: “Mục tiêu của Trung Quốc, chỉ đơn giản là, thay thế Mỹ trở thành siêu cường hàng đầu thế giới – và họ đang phá vỡ Luật pháp để đạt được điều đó”.

Các tác giả cho rằng những căng thẳng này không phải là mới. Sau khi Tổng thống Nixon đến thăm Trung Quốc vào năm 1972, chấm dứt sự cô lập đối với Trung Quốc, Washington đă tạo ra những quan hệ thân thiện với Bắc Kinh, làm đối trọng với Nga trong Chiến tranh Lạnh, kết thúc vào năm 1991.

Trong hai thập kỷ tiếp theo, các liên kết kinh tế mở rộng đă giúp cho 2 nước có mối quan hệ thân thiện. Bất chấp sự vi phạm nhân quyền của Trung Quốc và những sự khó chịu khác, các chính quyền liên tiếp của Mỹ đă t́m cách đưa Bắc Kinh vào các hiệp định quốc tế về thương mại, vũ khí hạt nhân và những quan tâm khác, cho rằng việc đó sẽ dẫn Trung Quốc đến cải cách kinh tế và chính trị của ḿnh.

Theo đó, Washington đă cấp cho Bắc Kinh quan hệ thương mại b́nh thường vĩnh viễn, vào năm 2000, mở đường cho Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới một năm sau đó. Kim ngạch thương mại Mỹ – Trung đă tăng từ 5 tỷ USD trong năm 1980 lên tới 116 tỷ USD trong năm 2000, và lên 635 tỷ đô la vào năm ngoái. Theo mọi thước đo, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là phi thường. Tại một quốc gia từng bị nạn đói hoành hành, gần 800 triệu người Trung Quốc đă thoát nghèo trong những thập kỷ gần đây, theo Ngân hàng Thế giới.

“Sau năm 1978, chúng tôi không bao giờ phải chịu cảnh không đủ nguồn cung cấp lương thực”, ông Mao Vu Thức (Mao Yushi), một nhà kinh tế học nổi tiếng ở Bắc Kinh cho biết.

Ông Mao, 89 tuổi, nhớ lại thời gian vào năm 1979, Trung Quốc lúc đó chỉ có duy nhất 2 cây cầu dài 2.000 dặm, bắc qua sông Dương Tử trên cả nước, từ Tây Tạng đến Thượng Hải. Và ngày nay, Trung Quốc đă có hơn 100 cây cầu, ông Mao nói.

Nhưng theo các tác giả, các chính quyền Mỹ trước đây đă đưa ra các chính sách sai lầm. Nó đă không tạo ra tự do hóa chính trị hoặc nới lỏng các biện pháp kiểm soát kinh tế nghiêm ngặt của chính quyền Trung Quốc. Thay vào đó, thặng dư thương mại tăng vọt của Trung Quốc đă dẫn đến sự gia tăng các khiếu nại của Mỹ về việc Bắc Kinh đóng cửa thị trường, trợ cấp nhà không công bằng cho các doanh nghiệp nhà nước, trộm cắp tài sản trí tuệ và thao túng tiền tệ.

Ông Tập lên nắm quyền vào cuối năm 2012, khi Trung Quốc vật lộn với tăng trưởng kinh tế thiếu thận trọng, tham nhũng tràn lan và quân đội lạc hậu. Biện pháp đối phó của ông Tập là: sử dụng sự ḱm kẹp sắt đá đối với Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), tăng cường sự thống trị của Đảng đối với cuộc sống của người dân Trung Quốc. Ông Tập rút khỏi các cam kết tiến tới một nền kinh tế thị trường tự do. Thay vào đó, ông Tập tăng cường vai tṛ của các doanh nghiệp nhà nước, và vai tṛ của các quan chức đảng trong việc kiểm soát các doanh nghiệp.

Theo ông Mao Vu Thức “Ư tưởng quản lư của ông Tập là theo hướng ông Mao Trạch Đông – ít tự do hơn, kiểm soát nhiều hơn”. Tuy nhiên việc ông Mao Vu Thức yêu cầu các quyền tự do lớn hơn, đă khiến ông bị cấm xuất bản và diễn thuyết.

Bắc Kinh cũng bắt tay vào một kế hoạch đầy tham vọng, để hiện đại hóa quân đội và bắt đầu xây dựng đường băng và các cơ sở khác trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông, nơi có nhiều quốc gia cũng đưa ra các yêu sách về hàng hải và lănh thổ.

Dưới thời ông Tập, Trung Quốc đă bắt đầu thực hiện ‘Sáng kiến Vành đai và Con đường’, một chương tŕnh cơ sở hạ tầng khổng lồ, nhằm củng cố các kết nối đường bộ và đường biển trên toàn thế giới. Trung Quốc cũng tạo ra Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á, một định chế cho vay đa phương giống như Ngân hàng Thế giới do Mỹ đứng đầu, để tài trợ cho các khoản đầu tư vào đường bộ, tháp điện thoại di động, đường sắt và sân bay, trên khắp châu Á.

Theo các tác giả, sự quyết đoán và trỗi dậy của Trung Quốc đă đặt ra thách thức trực tiếp đối với vai tṛ sau chiến tranh của Mỹ trong việc thúc đẩy sự ổn định và thương mại tự do ở phía tây Thái B́nh Dương. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, phản ứng của Mỹ, bắt đầu với Tổng thống Obama, là chậm chạp, vẫn không đủ và không nhất quán, làm gia tăng áp lực đối với Trung Quốc.

Ông Obama, người tự xưng là “tổng thống Thái B́nh Dương đầu tiên” đă phê chuẩn chiến lược xoay trục sang châu Á, với nhiều nguồn lực quân sự và các nguồn lực khác, nhưng nỗ lực này đă sớm chùn bước. Ông Obama cũng t́m kiếm sự giúp đỡ của Bắc Kinh trong việc ngăn chặn Iran chế tạo vũ khí hạt nhân, và cắt giảm khí thải gây ra sự nóng lên toàn cầu. Đó là 2 hành động ưu tiên của chính quyền Obama.

Động thái đối phó chính của ông Obama đối với Trung Quốc là Hiệp định Đối tác xuyên Thái B́nh Dương (TPP), một thỏa thuận thương mại do Mỹ dẫn dắt, với hầu hết các nước lớn ở Thái B́nh Dương, ngoại trừ Trung Quốc.

Hiệp định TPP được đề xuất là nhằm củng cố sự lănh đạo của Mỹ trong khu vực. Tuy nhiên Tổng thống Trump đă bác bỏ thỏa thuận khi ông nhậm chức vào năm 2017. Thay vào đó, ông Trump đă theo đuổi cách tiếp cận song phương. Ông Trump cũng rút khỏi ‘Thỏa thuận hạt nhân Iran’, và Hiệp định khí hậu Paris.

Các nhà lănh đạo doanh nghiệp Mỹ, những người từng thúc đẩy tiếp cận thị trường rộng lớn của Trung Quốc, đă thấy hy vọng của họ phai nhạt dần, khiến hầu như không ai muốn biện luận cho việc tiếp tục ràng buộc ở Trung Quốc.

“Khu vực tư nhân không c̣n nh́n thấy những cơ hội sinh lời ở Trung Quốc mà họ đă từng thấy, và không c̣n tỏ ra tin tưởng trong mối quan hệ với đối tác Trung Quốc như trước đây”, ông Abraham Denmark, cựu quan chức Lầu Năm Góc, hiện làm việc tại Trung tâm học giả quốc tế Woodrow Wilson, nhận xét.

Con đường cạnh tranh phía trước?

Theo các tác giả, mục tiêu của chính sách đối đầu của chính quyền Trump rất khó để thấy rơ. Liệu đó có phải là một thỏa thuận thương mại tốt hơn với Bắc Kinh hay một cái ǵ đó nhiều hơn thế? Liệu ông Trump có thể thuyết phục ông Tập từ bỏ việc khẳng định sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc ở châu Á và xa hơn không?

Ông Matthew Kroenig, cựu quan chức của CIA và Bộ Quốc pḥng Mỹ, người đă giúp Tổng thống Trump xây dựng chiến lược an ninh quốc gia, và hỗ trợ cạnh tranh lớn hơn với Trung Quốc, phát biểu ‘đầy ẩn ư’: “Chúng ta ở bên ngoài cuộc chơi, thắt chặt dây giày, và thậm chí chúng ta không biết sẽ chạy đến đâu?. Tôi đă hỏi một số quan chức chính phủ cấp cao về mục tiêu là ǵ, và tôi đă nhận được ít nhất 4 hoặc 5 câu trả lời”.

Các quan chức Lầu Năm Góc đă chấp nhận quay trở lại cuộc cạnh tranh “cường quốc lớn” với các đối thủ chủ yếu, bao gồm Trung Quốc, một phần chiến lược của Nhà Trắng, khi họ t́m cách thoát khỏi cảnh ‘rối rắm’ từ các cuộc chiến chống khủng bố.

Các quan chức này công khai hy vọng củng cố sức mạnh quân sự của Mỹ ở châu Á và các nơi khác để ngăn chặn – hoặc nếu cần thiết, để chiến đấu – chống lại Trung Quốc, một kịch bản mà Lầu Năm Góc cho đến gần đây được coi là một kế hoạch, nhưng không đề cập trước công chúng.

Do đó, họ đă thúc đẩy Nghị viện Mỹ tài trợ thêm tàu chiến, máy bay, tên lửa và tàu ngầm để chống lại sự tăng cường quân sự của Trung Quốc. Họ cho rằng các cuộc đụng độ giữa Washington và Bắc Kinh, là gần như không thể tránh khỏi do sự xung khắc trong hệ thống thống chính trị của 2 bên.

Trong một bài phát biểu gần đây với Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, một tổ chức tư vấn ở Washington, Đô đốc Philip S. Davidson, tư lệnh cao cấp của Lầu Năm Góc tại Thái B́nh Dương, đă cảnh báo rằng: “Các quan chức cấp cao của Trung Quốc công khai bày tỏ sự không hài ḷng với trật tự thế giới hiện có mà họ cho là do Mỹ xây dựng và lănh đạo, bắt nguồn từ các giá trị Mỹ hoặc phương Tây, và hoạt động v́ lợi ích to lớn của Washington. V́ vậy, Trung Quốc đang t́m cách thay đổi trật tự thế giới thành một nơi mà sức mạnh quốc gia quan trọng hơn luật pháp quốc tế, một hệ thống mà kẻ mạnh làm những ǵ họ sẽ làm, và kẻ yếu làm những ǵ họ phải làm”.

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/01/do-doc-hai-quan-my-davidson-1.jpg

Đô đốc Philip S. Davidson, tư lệnh cao cấp của Lầu Năm Góc tại Thái B́nh Dương. 

Ông John Bolton, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Trump, cảnh báo rằng một công ty Trung Quốc do nhà nước sở hữu, đang thảo luận để tiếp quản các cơ sở cảng ở Djibouti, một quốc gia châu Phi có vị trí chiến lược trên Biển Đỏ (biển Hồng Hải), nơi quân đội Mỹ có một căn cứ quân sự gọi là ‘Trại Lemonnier’.

“Nếu điều này xảy ra, sự cân bằng quyền lực ở vùng ‘Sừng châu Phi’ (Horn of Africa) – các tuyến giao thông huyết mạch của thương mại hàng hải giữa châu Âu, Trung Đông và Nam Á – sẽ thay đổi theo hướng có lợi cho Trung Quốc”, ông Bolton cảnh báo.

Các quan chức cấp cao của Trung Quốc phủ nhận việc Bắc Kinh đang t́m cách thay thế Mỹ trở thành siêu cường của thế giới. [Tuy nhiên] một số nhà phân tích quốc pḥng Mỹ nói rằng Trung Quốc muốn thống trị khu vực châu Á-Thái B́nh Dương, nhưng điều quan trọng là không nên thổi phồng tham vọng của Bắc Kinh.

Huy Hoàng 

Trở lại