CỘNG H̉A CHUỐI CHIÊN MỸ THEO LUẬT RỪNG?
VŨ LINH


    Tin động trời chưa từng thấy: tuần rồi, FBI đă đột kích tư dinh ông Trump tại Mar-a-Lago, tiểu bang Florida. Tuy các bản tin không ghi chi tiết, nhưng có lẽ FBI đột kích v́ vụ họ đang điều tra việc ông Trump khi rời Ṭa Bạch Ốc đă mang theo một số tài liệu mà bộ Tư Pháp cho là tài liệu công và bí mật thuộc sở hữu của chính phủ mà ông Trump không có quyền lấy theo.

    Trái bom chính trị nổ tung ra đă khỏa lấp mọi tin khác.

    Nhắc lại chuyện cũ.

    Vài ngày trước khi bàn giao cho tân tổng thống đắc cử Biden, TT Trump phải dọn ra khỏi Ṭa Bạch Ốc để về tư dinh của ông tại Florida. Khi đó, Sở Văn Khố -National Archives- tiếp nhận một lô tài liệu từ ông Trump, nhưng họ cho rằng thiếu sót v́ TT Trump cũng đă mang theo nhiều tài liệu quan trọng thuộc sở hữu quốc gia ông Trump không được mang theo. Dĩ nhiên họ khiếu nại và bộ Tư Pháp của Biden nhẩy vào cuộc. Hai bên thảo luận. Ông Trump nhận hợp tác với bộ Tư Pháp và Sở Văn Khố.

    Tháng 2/2022, một nhóm nhân viên FBI và Sở Văn Khố tới tư dinh ông Trump tại Mar-a-Lago, không cần trát ṭa nào hết, khi đó có mặt ông Trump. Ông đă dắt nhân viên FBI vào một pḥng kín dưới hầm cho FBI xem xét các thùng tài liệu của ông, sau đó, có tin Sở Văn Khố đă lấy đi 15 thùng, số c̣n lại chấp nhận để ông Trump giữ v́ là tư liệu không liên quan đến an ninh quốc gia, nhưng rồi theo lời yêu cầu của FBI, ông Trump đă cho đặt thêm một ổ khóa cửa pḥng đó với mật mă riêng của FBI để khóa pḥng. Nếu muốn coi hay lấy tiếp, FBI chỉ cần thông báo và trở lại thôi. Câu chuyện đến đó tưởng đă giàn xếp xong.

    Nhưng sau đó, bộ Tư Pháp nghĩ lại, trong số các tư liệu Trump giữ có thể c̣n nhiều tài liệu khác, chính thức ra trát -subpoena- đ̣i cả lô tài liệu đó. Ngày 3/6/2022 vừa qua, ông Trump nhận được subpoena, và ngay sau đó đă cung cấp tất cả những tài liệu bị đ̣i nộp. Một lần nữa, câu chuyện tưởng là xong.

    Nhưng chưa hết chuyện. Sau đó, FBI, trực thuộc bộ Tư Pháp, cho cài một gián điệp vào Mar-a-Lago, và gián điệp này báo cáo ông Trump c̣n giấu nhiều tài liệu khác. Đưa đến việc FBI đột kích để t́m. Việc ông Trump mau mắn hợp tác mới cách đây hơn một tháng nêu lên câu hỏi như vậy tại sao lại phải cài gián điệp và đột kích?

    Nh́n chung, ta thấy rơ mặc dù ông Trump hợp tác chặt chẽ, nhưng hiển nhiên bộ Tư Pháp không tin ông, ra lệnh cho FBI cài gián điệp rồi đột kích. Có thể là chuyện không tin tưởng, cũng có thể là cố t́nh đi t́m cho ra tội để đánh Trump như phe DC đă làm từ ngày ông Trump c̣n vận động tranh cử, chưa làm tổng thống. Chỉ v́ như Diễn Đàn Trái Chiều này đă viết quá nhiều lần, ông Trump là một đe dọa khổng lồ không phải cho Biden, mà cho chính sự sinh tồn của đảng DC và cả ư thức hệ cấp tiến của đảng.



Tư dinh Mar-a-lago của Trump

    Tranh căi về các tài liệu của cựu tổng thống đă có gần như với tất cả các tổng thống măn nhiệm, không có ǵ mới lạ. Khi nào là tài liệu quốc gia, khi nào là cá nhân, cho đến nay đă không có phân định rơ ràng nên luôn xẩy ra xung đột. Tuy nhiên, khác biệt ư kiến luôn luôn được giải quyết qua những điều đ́nh, thỏa thuận giữa Sở Văn Khố và cựu tổng thống. Thông thường Sở Văn Khố hay bộ Tư Pháp nể mặt, không làm khó cựu tổng thống, và các cựu tổng thống luôn hợp tác, và hai bên vui vẻ thỏa thuận.

    Khi TT Clinton dọn ra khỏi Ṭa Bạch Ốc, đă mang theo rất nhiều tài liệu, và tệ hơn nữa, mang theo cả lô đồ đạc đắt tiền cũng như nhiều tặng phẩm rất quư giá trị giá gần 200.000 đô, phần lớn do các nước khác tặng khi Clinton c̣n làm tổng thống. Sở Văn Khố, bộ Tư Pháp dưới thời TT Bush con điều đ́nh và Clinton đă trả lại khá nhiều, hay bỏ tiền túi ra mua vài thứ, nhưng cũng giữ lại được ít nhiều tài liệu và tặng phẩm, đồ đạc.

   Khi TT Obama dọn ra, ông đă mang theo đâu 30 triệu trang tài liệu, chở mấy xe tải về tư dinh tại Chicago, trên nguyên tắc là ‘mượn tạm để chụp lại, cho vào máy điện toán’ làm tài liệu cho Thư Viện Obama. Cho đến nay, gần 6 năm sau, vẫn chưa có được một trang nào được chuyển vào máy điện toán, và những tài liệu trên vẫn chưa được trả lại, và quan trọng hơn nữa, Sở Văn Khố cũng như FBI, chẳng ai kiểm soát xem trong đó có những tài liệu ǵ, có các tin mật liên quan đến an ninh quốc gia hay không. FBI dưới thời Trump không cài gián điệp cũng chẳng đột kích để khám xét hay kiểm tra ǵ hết.

   Chuyện hy hữu vừa xẩy ra là bất ngờ khi ông Trump không có mặt ở nhà, FBI, có trát ṭa, đă đột kích khám nhà từng ly từng tư, nguyên một ngày trời, 9 tiếng đồng hồ, thậm chí c̣n cho cậy tủ sắt cá nhân của ông Trump (tủ sắt trống trơn, không có ǵ ở trong đó), và bới lục cả tủ quần áo của bà Melania, thậm chí lục cả các túi áo, túi quần treo trong tủ. Rồi không cho người nhà và luật sư của Trump vào nhà xem họ làm ǵ, trong khi lại cho phép 3 luật sư của bộ trưởng Garland vào lục lạo cùng với FBI. Tại sao lại sợ, không cho luật sư của Trump đứng xem FBI làm ǵ? Ai biết được đám FBI này đă không nhét tài liệu phịa nào đó để vồ Trump?

   Chưa khi nào trong lịch sử Mỹ lại có chuyện như vậy. Đột kích kiểu này là cách hành động của FBI khi ŕnh bắt các tay tội đồ lớn như đám mafia hay các vua ma túy. Và đó chính là điểm gây chấn động lớn. Ông Trump không phải là Al Capone hay Pablo Escobar, mà là người đă nhận được phiếu của gần một nửa dân Mỹ (47%) bầu làm quốc trưởng.

   Trên nguyên tắc, ông Trump đă và đang hợp tác, FBI có thể báo trước rồi đến xét lại các thùng tài liệu như đă làm trước đây, hay khám nhà nếu cần. Việc đột kích bất thần khi ông Trump không có nhà là điều hoàn toàn không cần thiết, có điều ǵ ‘bí ẩn’ chưa ai rơ. Newsweek giải thích FBI muốn vào lục soát khi ông Trump không có nhà để tránh việc ông Trump sẽ gọi báo chí tới, làm ồn ào câu chuyện trong khi FBI muốn cuộc ‘hành quân’ này kín đáo hơn để tránh tai tiếng. Newsweek cho rằng đây là tính toán ngớ ngẩn nhất của FBI, hoàn toàn mù tịt về chính trị, không hiểu lén lút lục soát khi ông Trump không có nhà mới là điều gây chấn động dư luận quần chúng.

    Theo cựu giáo sư Hiến Pháp của Harvard, ông Dân Chủ Alan Dershowitz, bộ Tư Pháp đă có thể ra trát ṭa gọi là ‘subpoena’ để đ̣i ông Trump nộp tất cả tài liệu trước, rồi nếu như ông Trump từ chối không chịu tuân hành th́ mới có thể có trát lục soát gọi là ‘search warrant’. Theo ông Dershowitz, bộ Tư Pháp không dùng subpoena được v́ subpoena phải ghi rơ muốn ông Trump nộp tài liệu cụ thể ǵ, trong khi bộ chẳng biết nên cần search warrant để có quyền đi ṃ tôm, mà Mỹ gọi là ‘fishing expedition’. Ông Dershowitz cho rằng đảng DC tuyệt vọng, cố t́m mọi cách để chế ra tội để cản ông Trump ra tái ứng cử. Ông Dershowitz nhắc lại câu nói nổi tiếng của Beria, trùm mật vụ của Xít-ta-lin: “Cho tôi tên một người, tôi sẽ t́m ra tội của hắn ngay”.

    Ngay cả CNN cũng đă phải nh́n nhận việc làm của bộ Tư Pháp là vô tiền khoáng hậu, nguy hiểm, không cần thiết, không chính đáng -unwarranted-, và sẽ tạo ra trận băo chính trị vĩ đại, sẽ phân hóa nước Mỹ trầm trọng hơn nữa, có thể đặt ông Trump trong thế bắt buộc phải ra tranh cử tổng thống dù không muốn. CNN cho rằng quyết định động trời này tất nhiên đă phải được lấy từ cấp cao nhất trong bộ Tư Pháp và FBI, hay ngay cả cụ lờ mờ Biden cũng có thể đă ‘bật đèn xanh’ luôn v́ những hậu quả chính trị cực kỳ lớn. CNN cũng nhận định việc truy t́m vài tài liệu của Sở Văn Khố chưa đủ quan trọng để có thể biện giải được việc đột kích kinh khủng có một không hai này, nhất là khi ông Trump chưa hề bị truy tố về bất cứ tội ǵ.



    Đưa đến chuyện nhiều người cho rằng FBI đột kích không chỉ giới hạn trong việc t́m các tài liệu mật mà ông Trump mang theo, mà con bao gồm việc bới rác tứ tung xem ông Trump c̣n tội nào khác nữa có thể bị truy tố không.

    Báo Washington Post biện bạch đột kích này không phải là quyết định chính trị v́ xét nhà đă có trát ṭa, tức là đă có một quan ṭa chấp nhận dựa trên bằng chứng pháp lư rất thuyết phục nào đó. Trên nguyên tắc, không sai. Nhưng vấn đề là ông quan ṭa kư trát trong vụ đột kích này là ông Bruce Reinhart của Palm Beach, Florida, một người đă từng công khai ủng hộ và đóng góp tiền yểm trợ cho Obama và cho Jeb Bush, là cựu thống đốc Florida đă từng là đối thủ tranh cử tổng thống chống ông Trump nhưng bị ông Trump hạ. Hiển nhiên ông Reinhart đă là người có những việc làm tích cực chống Trump. Nói trắng ra, trát ṭa là bắt buộc phải có, nhưng vấn đề là phần lớn quan ṭa thời buổi này lấy phán quyết theo tính phe đảng công khai. Cho dù đủ công tâm để không lấy quyết định phe phái, th́ các quan ṭa cũng không thể nào có phương tiện để điều tra lại xem lư do FBI đưa ra có chính đáng không, mà chỉ có thể đặt niềm tin vào FBI và bộ Tư Pháp và chấp nhận cho có lệ thôi. Nghĩa là viện dẫn trát ṭa chỉ là chuyện ngụy biện vô giá trị.

    Thí dụ cụ thể và điển h́nh nhất ai cũng c̣n nhớ, là trong thời kỳ tranh cử tổng thống giữa bà Hillary và ông Trump năm 2016, FBI đă trưng ra một số tài liệu cho là bằng chứng, để ‘thuyết phục’ một quan ṭa cho phép FBI đi theo dơi ban vận động tranh cử của ông Trump v́ nghi ngờ có thông đồng với Nga. Để rồi bây giờ, cả nước thấy rơ, tài liệu bằng chứng đó là ngụy tạo, một vài nhân viên FBI cố t́nh thông đồng với phe bà Hillary để hại Trump, và quan ṭa mù tịt chỉ kư giấy phép mà chẳng muốn hay có thể t́m hiểu thực hư ra sao.

   Bộ trưởng Garland đă xác nhận chính ông đă ra lệnh cho FBI đột kích tư dinh ông Trump. Ông cũng không nói ông Trump đă phạm tội ǵ mà chỉ cho biết đang t́m xem ông Trump có giữ tài liệu mật nào không, nghĩa là ông đang đi ṃ tội thôi. Ông Garland đă và đang bị áp lực nặng của phe DC trong quốc hội và nhất là từ chính Biden để truy tố ông Trump về một tội nào đó. Mở ngoặc: ông Garland có tư thù riêng với phe CH và ông Trump: ông được TT Obama bổ nhiệm vào Tối Cao Pháp Viện là cái job mộng tưởng cả đời của tất cả các quan ṭa hay luật sư, để thay thế thẩm phán Antonin Scalia bất ngờ qua đời tháng 2/2016. Phe CH khi đó nắm đa số tại thượng viện, đă không chịu phê chuẩn ông Garland, lấy cớ cận ngày bầu cử tổng thống, chờ cho tân tổng thống quyết định. Phe DC phản đối lấy lệ nhưng không quan tâm lắm v́ tin chắc bà Hillary sẽ đắc cử và ông Garland sẽ được phê chuẩn. Bất ngờ, ông Trump đắc cử, gạt ông Garland qua và thay vào đó, bổ nhiệm ông Neil Gorsuch và được thượng viện do phe CH nắm đa số phê chuẩn. Cụ Biden lên nắm quyền, an ủi ông Garland, bổ nhiệm ông làm bộ trưởng Tư Pháp để ông này có dịp trả thù.

   Áp lực trên ông Garland ngày càng mạnh và khẩn cấp, trước khi ông Trump tuyên bố ra tranh cử tổng thống, v́ hai lư do: 1) nếu bị chính thức truy tố th́ có thể ông Trump sẽ không được ra tranh cử lại, và 2) nếu chờ tới sau khi ông tuyên bố ra tranh cử th́ bộ Tư Pháp sẽ khó truy tố hơn v́ sẽ mang tiếng giúp Biden đàn áp đối thủ tranh cử.

    Chuyện chưa rơ là nếu bị truy tố về tội nào đó th́ ông Trump có c̣n được ra tranh cử hay không. Câu chuyện không giản dị chút nào.

    Theo luật th́ bất cứ ai lấy cắp tài liệu an ninh quốc gia sẽ bị đi tù có thể lên tới 3 năm và sẽ không có quyền nhận bất cứ việc làm nào liên quan đến an ninh quốc gia. Trước đây, ta c̣n nhớ tướng David Petraeus, giám đốc CIA, bị bắt đă mang tài liệu an ninh quốc gia về nhà, đă phải từ chức, tuy không bị tù. Cựu phụ tá an ninh của Clinton, ông Sandy Berger cũng bị truy tố tội lén lấy cắp tài liệu an ninh quốc gia, bị phạt 50.000 đô và tù treo hai năm. Cho thấy tội lấy tài liệu mật chỉ bị phạt nhẹ, nhưng quan trọng là không được làm việc trong chính quyền nữa. Đó chính là mục đích thật sự của việc đột kích: t́m lư do để chặn, không cho Trump ra tái tranh cử. Ông Trump khó có thể bị đi tù trong khi bị phạt tiền vài chục hay vài trăm ngàn chỉ là chuyện muỗi đốt gỗ đối với ông Trump. Nghĩa là nếu ông Trump bị kết án tội này, ông sẽ không ra tranh cử được nữa. Biden sẽ ngủ ngon hơn v́ theo các thăm ḍ hiện có, ông Trump sẽ hạ Biden dễ dàng.

    Ngoài tội trên, theo Hiến Pháp, cho dù ông Trump đang bị truy tố rồi kết án về tội nào đó, bị ngồi tù, th́ ông vẫn có quyền ra tranh cử từ trong tù. Hiến Pháp chỉ quy định đúng một trường hợp duy nhất không được ra tranh cử tổng thống, đó là sau khi đă bị đàn hặc, truất phế, là chuyện phe DC đă cố hai lần, đều thất bại.

    Chẳng những vậy, cái lư do bầu cử cũng bắt phe Biden ra tay càng sớm càng tốt. Ông Trump đă khua chiêng trống đánh tiếng tuy chưa chính thức, cho cả thế giới biết ông sẽ ra tái tranh cử. Nếu muốn cản ông Trump ra tranh cử, th́ bây giờ, trước khi ông Trump tuyên bố ra tranh cử, chính là lúc hợp thời nhất. Cho dù không bắt tù ông Trump được th́ cũng đă đạp lên uy tín của ông, chụp lên đầu ông cái mũ ‘tội phạm đang bị truy tố’ sẽ rất khó cho Trump đắc cử tổng thống. Nếu đợi sau khi ông tuyên bố ra tranh cử th́ sẽ bị kẹt lớn, mang tiếng là công khai đàn áp ứng cử viên đối thủ của đương kim tổng thống.

    Một giả thuyết nữa cũng đă được nêu lên: đó là FBI đột kích v́ lư do hoàn toàn khác, không phải để ṃ tội của ông Trump, mà là để đi lùng và tịch thu lại những tài liệu có thể có hại cho Biden, đặc biệt là các hồ sơ liên quan đến các giao dịch của cha con Biden với Trung Cộng và Ukraine mà ông Trump đă có được khi c̣n làm tổng thống, mà khi đó ông Trump không muốn hay không thể trưng ra trong tư cách đương kim tổng thống.

    Một lần nữa, chỉ xác nhận tư pháp dưới thời Biden đă ngày càng trở thành vũ khí chính trị phe phái, được đảng DC khai thác để đánh Trump chết bỏ, hay bảo vệ Biden tới cùng, một cách công khai, thô bạo nhất, bất chấp mọi luật lệ, theo mô thức KGB của Liên Xô trước đây.

    Lănh đạo khối thiểu số CH tại hạ viện, ông McCarthy đă cảnh cáo sau khi CH chiếm được đa số tại hạ viện, sẽ điều tra lại tất cả các hoạt động của bộ Tư Pháp, cả FBI và Sở Văn Khố luôn và ra luật kiểm soát họ. Ông McCarthy c̣n khuyến cáo ông Garland nên cất kỹ tất cả hồ sơ để ra điều trần sau này. Chưa nói tới chuyện sau này, nếu phe CH chiếm được Ṭa Bạch Ốc, sẽ xử trí ra sao với Biden? Đàn hặc chăng? Hành động của bộ Tư Pháp Biden đă gây ra một tiền lệ chưa từng thấy trong cái thành đồng của pháp trị này, và tiền lệ đó có thể sẽ như cái boomerang của Úc, sẽ quật ngược lại chính họ sau khi họ mất quyền. Thế mới nói chính trị gia không bao giờ nh́n xa hơn được đầu mũi của họ. Nước Mỹ vẫn c̣n là có pháp trị đấy, nhưng là pháp trị một chiều, khi luật lệ và công quyền được dùng làm vũ khí chính trị của một đảng thôi.

    Phản ứng của chính giới Mỹ đă khá gay gắt, đặc biệt là từ phiá CH.

    Thượng nghị sĩ Florida, Marco Rubio công kích đây là loại hành động đàn áp đối lập chính trị chỉ thấy trong mấy xứ độc tài mác-xít hạng bét thôi, không thể chấp nhận được ở Mỹ. Thống đốc Florida, DeSantis, là người được coi như có thể là đối thủ tranh cử của ông Trump trong đảng CH, đă mạnh mẽ lên án và bênh vực TT Trump. TNS Rand Paul đ̣i điều tra bộ Tư Pháp và nếu cần, đàn hặc bộ trưởng Garland về tội lạm quyền. Ngay cả những ông CH không mấy thiện cảm với Trump đă mạnh mẽ lên án, trong đó có TNS McConnell và cựu PTT Pence.

    Về phiá DC, Marc Elias, cựu luật sư riêng của TT Clinton cho rằng đây là cách hữu hiệu nhất để phe DC t́m lư cớ chặn không cho ông Trump ra tái tranh cử. Cựu ứng cử viên tổng thống của đảng DC, Andrew Yang tuyên bố việc đột kích này củng cố những tố cáo của TT Trump về một nước Mỹ với một chính quyền thối nát -corrupt government establishment- đàn áp đối lập một cách không chính đáng -unjust persecution. TNS Schumer, lănh đạo khối đa số DC trong thượng viện bối rối từ chối b́nh luận. Các cựu TT Carter, Clinton, Bush con, và Obama đều ngậm tăm.

    Ṭa Bạch Ốc cho biết Biden không hay biết ǵ về chuyện này. Các chuyên gia không tin một chuyện tầy trời như vậy mà tổng thống lại không hay biết ǵ. Dĩ nhiên là bộ trưởng Tư Pháp có đủ quyền lấy quyết định, nhưng trong vấn đề trọng đại quá lớn, với hậu quả chính trị khủng khiếp này, cụ Biden phải là người 'bật đèn xanh'. Không kư tên nhưng phải gật đầu. Ngoại trừ trường hợp cụ Biden chỉ là bù nh́n tàng h́nh, không ai coi ra ǵ.

    Bộ trưởng Garland cho biết sẽ công bố trát ṭa cũng như sẽ cho biết những tài liệu nào đă lấy được từ nhà ông Trump. Cả hai chuyện đều là … bá láp.

    Trên căn bản, trát ṭa có hai phần: một phần là giấy phép ngắn gọn có chữ kư của quan ṭa cho phép lục soát, có một bản phải đưa cho nạn nhân là ông Trump khi tới tư dinh của ông để được mở cửa cho vào, do đó có thể công khai hóa dễ dàng. Ngoài ra, c̣n phần phụ đính là nguyên hồ sơ có thể có mấy chục hay mấy trăm trang giải thích nhu cầu lục soát để thuyết phục quan ṭa, hồ sơ này dĩ nhiên tối mật, không cho Trump biết và không công bố được. Cái trát vừa được công khai hóa chỉ tóm gọn FBI được lục soát chỗ nào thôi, tuyệt đối chẳng đưa ra lư do và yếu tố cụ thể nào biện giải cho đột kích. Một tờ giấy hoàn toàn vô nghĩa, chẳng chứng minh được bất cứ ǵ.

    Về các tài liệu tịch thu được từ nhà ông Trump th́ tất cả đều là tài liệu tối mật, chứ nếu không th́ ông Trump đâu có bị rắc rối, mà nếu tối mật th́ tất nhiên sẽ không thể công bố được. Bộ Tư Pháp đă cho biết tịch thu được một số tài liệu mật, nhưng dĩ nhiên không cho biết ǵ hơn, mà cũng chẳng ai kiểm soát được ǵ. Cũng như không.

    Ở đây cũng phải nói thêm cho rơ: theo luật, tổng thống là người duy nhất có toàn quyền giải mật -declassify- bất cứ tài liệu mật nào. Theo một luật sư của Trump, tất cả các tài liệu ông Trump mang theo đều đă được ông giải mật khi ông c̣n ngồi trong Ṭa Bạch Ốc, với đầy đủ quyền hành của một tổng thống. Những hồ sơ mật có thể đă được ông Trump giải mật nhưng trên hồ sơ vẫn c̣n con dấu ‘TOP SECRET’ hay ‘CLASSIFIED’. Chính ông Trump đă xác nhận tất cả tài liệu ông mang theo đều đă được giải mật, và bộ Tư Pháp chỉ cần hỏi là ông sẽ nộp ngay, chẳng cần phải đột kích ǵ. Ông Trump cũng chỉ cần đưa ra sắc lệnh giải mật là hết tội. Tuy nhiên vấn đề là người nắm giữ các sắc lệnh đó hiện nay là ông chủ Ṭa Bạch Ốc, cụ Biden. Không biết ông Trump có quyền đ̣i công khai hóa những sắc lệnh đó hay không, và nếu quyền này trong tay cụ Biden và nếu cụ không chịu đưa những sắc lệnh này ra th́ ông Trump sẽ nguy to. Có nhiều triển vọng cụ Biden sẽ dùng đ̣n này loại Trump không cho ra tranh cử chống ông nữa. Quá tiện!

    Bà chủ tịch hạ viện Nancy Pelosi, được hỏi về chuyện này đă ẫm ờ trả lời “không có ai đứng trên pháp luật hết”. Không sai, hoàn toàn đồng ư với bà. Nếu ông Trump phạm tội, bất kể là trong tư cách cựu tổng thống hay đương kim tổng thống, đều phải theo luật pháp trả lời trước dân chúng, nhà có thể bị khám xét, ông có thể bị ra ṭa, thậm chí có thể đi tù, không ai phản đối chuyện này và cũng chẳng ai nghĩ ông Trump ngồi trên luật pháp. Vấn đề là cách hành xử thô bạo của bộ Tư Pháp của Biden.

   Nhắc lại, thời Obama, bộ trưởng Tư Pháp Eric Holder từ chối không ra điều trần viện lư do ‘đặc quyền hành pháp’, hạ viện biểu quyết truy tố ông về tội khinh thường quốc hội, chuyển hồ sơ qua thứ trưởng Tư Pháp, ông này từ chối truy tố và ông Holder chẳng bị ǵ hết. Bây giờ, một số quan chức của Trump cũng rơi vào trường hợp tương tự, không ra điều trần, bị hạ viện tố khinh thường quốc hội, nhưng sau đó, bị bộ Tư Pháp ra lệnh cho FBI bắt và truy tố ra ṭa, như các ông Bannon, Meadows, Navarro. Có mấy loại tư pháp ở Mỹ?

    Ông Trump đă có thỏa thuận hợp tác, FBI có thể đến nhà ông khám xét lại, chỉ cần thông báo cho ông Trump biết mà không cần bất thần đột kích ǵ hết, như hai lần trước thôi. Nhưng FBI đă không làm vậy, mà lại chờ khi ông rời khỏi nhà, bất th́nh ĺnh cho hơn 30 nhân viên đột kích vào nhà với trát ṭa, dưới sự bảo vệ của Sở Mật Vụ -Secret Service- vơ trang như ra chiến trường Afghanistan, canh gác trước và trong nhà, không cho người nhà và luật sư của ông Trump theo vào xem họ làm ǵ.



 Secret Service vào tư dinh Trump
    Cho dù người của Biden thù ghét cá nhân ông Trump tới mức nào đi nữa, th́ cũng vẫn phải tôn trọng một cựu tổng thống, hay tối thiểu cũng phải tôn trọng cái chức vị tổng thống, không thể nào lấy bất cứ lư do ǵ để hành xử như đi khám nhà Pablo Escobar. Đúng như CNN nhận định, cái tội lấy tài liệu quốc gia mang về nhà -cho dù là có phạm tội đó đi nữa- không biện giải được phương thức thô bạo FBI đă dùng.

    Ở đây, xin nhắc lại chuyện bà Hillary. Năm 2016 khi có cuộc vận động tranh cử tổng thống, tin lộ ra là bà Hillary trong suốt thời gian làm ngoại trưởng đă bất chấp hoàn toàn thủ tục an ninh của bộ Ngoại Giao, cho thiết lập một hệ thống máy điện tử email riêng ngay trong pḥng ngủ của bà để bà sử dụng, trong đó có tất cả emails tối mật liên quan đến an ninh quốc gia, đến ngoại giao Mỹ, liên lạc với các đại sứ Mỹ và các quốc gia khác, cũng như liên lạc với TT Obama và cả các bộ khác. Sau đó bà Hillary thông báo công khai là bà đă tự ư xóa hơn 30.000 emails mà bà gọi là ‘bàn về những chuyện riêng tư’. Nghĩa là bà Hillary nhận, gửi, lưu trữ trong nhà và xóa không biết bao nhiêu tài liệu, thông tin bí mật liên quan đến an ninh quốc gia. FBI điều tra và xác nhận bà vi phạm luật nhưng bộ Tư Pháp dưới quyền bộ trưởng Eric Holder của Obama không truy tố ǵ hết. Khi đó, FBI điều tra nhưng không hề có trát ṭa đột kích vào nhà bà Hillary để tịch thu máy móc hay tài liệu ǵ, cho dù bà Hillary mới chỉ là ngại trưởng, không phải cựu tổng thống.

   So với việc FBI đang làm với ông Trump th́ sao? Phe ta khẳng định không có ai có quyền đứng trên luật pháp, thế th́ bà Hillary chắc không đứng trên luật pháp, chỉ là ngồi xổm trên đầu luật pháp thôi. Các con vẹt tị nạn nào giỏi th́ bào chữa cho bà Hillary đi.



    Cuộc chiến của phe tả chống Trump càng ngày càng đi vào chỗ phi lư, thậm chí bẩn thỉu vô độ.
    Tuần qua, CNN viết bản tin tố cáo Trump đă t́m cách giấu/hủy một tài liệu viết tay của ông ta bằng cách xé rồi bỏ vào bồn cầu để giựt nước cho trôi đi. CNN c̣n hăng say đến độ đăng h́nh bồn cầu với một mảnh giấy chưa trôi.



    Chẳng ai hiểu làm sao CNN hay ai đó, có được bức h́nh đó. Tay gián điệp nào nằm vùng trong cầu tiêu Ṭa Bạch Ốc để đi ŕnh chụp h́nh bồn cầu của Trump cho CNN? Mà vào chụp h́nh bồn cầu mấy lần một ngày? Hay sau mỗi lần ông Trump đi cầu là mau mắn chạy vào chụp h́nh? Mà cũng chẳng ai biết đó có thật là bồn cầu của Trump hay không nữa. Mà ông Trump có viết ǵ, có thể là bản thảo diễn văn nào đó, rồi đổi ư, xé vứt đi th́ có tội ǵ?

    Chính trị Mỹ nói chung và truyền thông cấp tiến ngày một bẩn thỉu, hạ cấp và phi lư, đúng là hết thuốc chữa.

    Hậu quả của cơn băo chính trị này sẽ ra sao? Chẳng ai có câu trả lời rơ ràng v́ c̣n quá sớm, chỉ biết hậu quả sẽ đi xa, rất xa hơn tất cả mọi diễn biến thời sự khác. Đây có vẻ như lá bài ‘nhất chín nh́ bù’ của Biden. Một là đột kích này sẽ là viên đạn ân huệ kết liễu cuộc đời chính trị của ông Trump nếu thành công t́m ra được -hay nặn ra được- bằng chứng đại tội khủng khiếp nào của ông Trump, hai là đột kích sẽ là món quà lớn nhất mà Biden có thể thân tặng cho Trump. Cho đến nay, hầu như tất cả các chính khách và cử tri CH đều đă nhất tề ủng hộ Trump. Phải nói chưa khi nào Trump lại có được sự hậu thuẫn mạnh và nhất trí như vậy trong đảng CH. Đảng DC đă đại thành công đoàn kết toàn đảng CH sau lưng Trump! Hành động thô bạo này của FBI, bộ Tư Pháp và chính quyền Biden đă kích động phe CH và khối cử tri ủng hộ Trump hơn bất cứ chuyện ǵ khác, nếu không muốn nói sẽ khiến họ nổi điên ào ạt xuống đường. Ông Trump tất nhiên sẽ khai thác và có thể ra tranh cử trong tư thế ‘nạn nhân’, hay ‘thánh tử đạo’, và đảng DC sẽ hối hận không kịp v́ việc làm thô bạo và ngu xuẩn của ḿnh.

   Nhiều chuyên gia cũng đang nghiên cứu hậu quả trên cuộc bầu quốc hội cuối năm nay, nhưng c̣n quá sớm, chưa ai dám tiên đoán ǵ hết.

   Riêng kẻ này nghĩ đảng DC đang khiếp sợ ông thần Trump hơn bao giờ hết cho dù ông này đă không c̣n làm tổng thống từ hơn một năm rưỡi nay rồi, và đă đi đến mức tuyệt vọng, phải làm bất cứ chuyện ǵ bất kể quá đáng tới đâu, kể cả rủi ro nội chiến, để tiêu diệt ông Trump và cứu cụ Biden và đảng DC.

   Không cần biết trong những ngày tới, chuyện ǵ sẽ xẩy ra, chỉ biết hành động của FBI nói riêng và chính quyền Biden nói chung, đă mở ra một tiền lệ khổng lồ mà không ai biết được hậu quả về lâu về dài sẽ như thế nào trên thể chế dân chủ của Mỹ. Cái ly đă bị đập bể, không cách nào dán lại như cũ được nữa.

    Câu nhận định giá trị nhất trong câu chuyện này là của tổng thống El Salvador, một xứ thường bị khinh khi, coi như chậm tiến, cộng ḥa chuối chiên -Banana Republic. Ông này tuyên bố “Thử tưởng tượng bộ Tư Pháp của tôi đối xử với phe đối lập chinh trị của tôi như vậy xem nước Mỹ [chính quyền và báo chí] sẽ sỉ vả tôi như thế nào”.

    Cuộc nội chiến DC chống Trump bước vào giai đoạn quyết liệt sống c̣n. Bước kế tiếp: đảng DC sẽ t́m ra cách truy tố ông Trump về một tội nào đó. Có thua keo này th́ ta bày keo khác, đảng DC sẽ không bao giờ ngừng cho tới khi đạt được mục tiêu, chặn không cho ông Trump chiếm lại cái ghế của cụ Biden đang ngồi.



VẸT CUỒNG CHỐNG TRUMP PHẢN ỨNG


    Việc FBI đột kích tư dinh ông Trump đă có phản ứng mạnh trên khắp thế giới, kể cả cộng đồng Việt tị nạn trên thế giới. Một số vẹt cuồng chống Trump cũng bị kích động và nhẩy nhổm lên sỉ vả Trump. Dưới đây là một vài phản ứng và lời bàn của VL.

    - Chuyện chui vào bồn cầu nhà Trump bẩn thỉu chưa từng thấy trong chính trị Mỹ hay chính trị thế giới, nhưng vẫn được một cụ vẹt già bên Đức hư hửng mang ra bàn thảo, tuy cụ cũng hiểu là chuyện bẩn không nên trực tiếp bàn, đă ‘khôn khéo’ bán cái, núp sau cái b́nh phong, giải thích đó là tin của báo chí Đức đấy. Một là cụ hiên ngang nhận trách nhiệm là ḿnh mê thích loại tin bẩn này nên vui quá, không nhịn được, muốn chia sẻ cùng thiên hạ, hai là cụ hiểu đó là chuyện bẩn vô độ th́ không nên phổ biến lại, chứ phổ biến rồi núp sau lưng báo Đức, chỉ nhận ḿnh là vẹt đang nhai lại báo Đức thôi th́ đó hiển nhiên là hành động chẳng những thiếu tư cách, mà cũng không mấy can đảm, dám làm dám chịu.

    - Cũng cái cụ vẹt bên Đức này đă bàn thêm cho rằng so sánh việc FBI đột kích nhà Trump với việc không truy tố bà Hillary cũng chẳng khác ǵ khiếu nại chuyện cụ vượt đèn đỏ bị phạt trong khi ông bạn của cụ đậu xe quá giờ mà không bị cảnh sát phạt. Xin lỗi cụ, thứ nhất chuyện phạm luật lưu thông vớ vẩn này so với các việc của Trump và Hillary liên quan đến an ninh cả nước hay cả thế giới, nghe nó ... lẩm cẩm đến tiếu lâm luôn, miễn bàn thêm. Thứ nh́, bà Hillary lập nguyên giàn hệ thống email trong nhà trong khi chính tay bà kư lệnh bắt tất cả nhân viên bộ Ngoại Giao phải xử dụng hệ thống emails chính thức của bộ để bảo đảm bí mật an ninh quốc gia, rồi tự ư xóa hơn 30.000 emails, bị chính FBI của Obama xác nhận đă phạm tội nhưng FBI không đột kích để khám xét và bộ Tư Pháp của Obama xù không truy tố; trong khi ông Trump chưa hề bị truy tố bất cứ chuyện ǵ mà FBI đă đột kích đi ṃ tội, vậy mà cụ không thấy cách đối xử phe đảng th́ chính cụ quả đă là người quá mù quáng v́ phe đảng. Hay là ư cụ muốn nói mỗi trường hợp mỗi khác, với hơn ba trăm triệu dân Mỹ, cần có hơn ba trăm triệu bộ luật thích hợp với mỗi người? Hay là theo cụ, nước Mỹ ít nhất cũng cần hai bộ luật, một áp dụng cho đảng DC, một cho đảng CH?

    - Một con vẹt chuyên viết phóng sự du lịch nhẩy qua bàn chuyện chính trị: “FBI phải đột nhập nhà Trump: Trump lấy tài liệu của quốc gia, hơn một năm rưỡi không trả, trắng trợn vi phạm đạo luật Presidential Records Act. Khi Bộ Tư Pháp yêu cầu trả lại trong im lặng kín đáo th́ Trump phẳng lờ không trả lời. Nếu Trump đă trả lời, đă cho phép FBI đến nhà t́m tài liệu th́ Bộ Tư Pháp làm ǵ phải xin trát ṭa đột nhập để chuyện nổ bùng lên?” Nói láo 100%. Đọc lại phần đầu của bài b́nh luận này để hiểu rơ câu chuyện. Trump đă hợp tác, cho FBI đến nhà khám một lần, sau đó tuân lệnh subpoena, giao nạp các tài liệu bị đ̣i nộp, sao FBI lại cần cài gián điệp rồi đột nhập lén? Chính CNN -không phải Fox đâu đấy- cũng nhận định đột kích không chính đáng và không cần thiết.

    - Có vài con vẹt cuồng chống Trump nh́n nhận đây là chuyện vô tiền khoáng hậu, nhưng biện giải ông Trump là tổng thống vô đạo, phạm cả triệu tội, vô tiền khoáng hậu, nên FBI có quyền hành động vô tiền khoáng hậu.  Câu hỏi là Trump đă phạm tội ǵ?

         o Thông đồng với Nga? Công tố Mueller bỏ hai năm ra điều tra để rồi kết luận không có thông đồng ǵ hết. Công tố Durham tố cáo việc thông đồng với Nga hoàn toàn do ban vận động của bà Hillary dàn dựng chế ra.

      o Đổi chác với Ukraine? Chẳng có một bằng chứng cụ thể nào. Trong khi chính cụ Biden đấm ngực khoe đă dùng một tỷ đô tiền viện trợ để ép Ukraine phải cách chức công tố đang điều tra công ty Burisma của quư tử Hunter.

      o Tội ǵ nữa? Trump trốn thuế? Trump khuyến cáo uống thuốc rửa cầu tiêu để trị COVID? Trump ăn bánh trả tiền? Trump nói láo ba vạn lần? Xin lỗi, cần sáng tạo hơn nhiều mới có thể chống Trump hữu hiệu hơn.

    - Một con vẹt khác bào chữa đại khái “đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”. Nghĩa là đối thủ chơi kiểu nào, ta chơi kiểu ấy. Đối thủ bá đạo phạm pháp, ta phải phạm pháp bá đạo mạnh hơn. Đó là luận cứ của đám cuồng chống Trump đấy. Mỹ không c̣n là xứ pháp trị nữa mà đă thành xứ của … phạm pháp thô bạo hơn làm vua.

    - Một con vẹt tị nạn viết láo là ông ṭa kư trát cho đột kích là ông ṭa do chính Trump bổ nhiệm. Bá láp, đây là quan ṭa địa phương, tổng thống Mỹ chỉ bổ nhiệm quan ṭa liên bang thôi. Lại một con vẹt khác nhắc lại giám đốc FBI do Trump bổ nhiệm. Không sai, nhưng chỉ quên mất ông Wray vẫn phải nghe lệnh của xếp là bộ trưởng Tư Pháp Garland do Biden bổ nhiệm.

    - Một con vẹt khác phán “Trump không phải Thánh Thượng Hoàng có quyền ngồi trên luật pháp”. Vâng, Trump không là Thánh Thượng Hoàng, chỉ có Hillary và cha con Joe và Hunter Biden là Thánh Thượng Hoàng được quyền ngồi xổm trên đầu luật pháp thôi, Trump không được chiếm cái chỗ này.
VŨ LINH

ĐỌC THÊM:

Một hành động tuyệt vọng của một chính quyền thối nát - Newsweek:

https://www.newsweek.com/mar-lago-raid-desperate-act-corrupt-establishment-opinion-1732352

Quyết định nguy hiểm của FBI – Wall Street Journal:

https://www.wsj.com/articles/the-fbis-dangerous-donald-trump-search-mar-a-lago-merrick-garland-justice-
department-11660074118?st=t3fjw73hp1rc3vh&reflink=desktopwebshare_permalink


Luật pháp trở thành tṛ cười – The Federalist:

https://thefederalist.com/2022/08/10/under-bidens-doj-the-rule-of-law-in-america-has-become-a-farce/

CNN: đột kích nguy hiểm và không chính đáng – Fox News:

https://www.foxnews.com/media/cnn-analyst-fbi-mar-a-lago-raid-dangerous-not-warranted-about-presidential-records-act

Trở lại