CỬ TRI HAY THỦ ĐOẠN CHÍNH TRỊ QUYẾT ĐỊNH VẬN MỆNH DÂN TỘC

Đại-Dương

 

Người Mỹ đă đánh bại Đế quốc Anh là thắng lợi đầu tiên trong cuộc chiến tranh thuộc địa để giành độc lập dân tộc. Tuy mới thành quốc gia vào 1776, nhưng, 323 triệu dân Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ đă đưa đất nước lên hàng cường quốc, rồi siêu cường duy nhất có ảnh hưởng to lớn tới các lĩnh vực quân sự, kinh tế, văn hoá thế giới.

Thế lực của Hoa Kỳ ngày càng mạnh nên ngả về phía nào trong xung đột quân sự th́ bên ấy tất thắng như trong hai trận Thế chiến I và II cũng như cuộc Chiến tranh Lạnh (1947-1991).

Hội Quốc Liên thành h́nh sau Đệ nhất Thế chiến với sự yểm trợ tối đa của Hoa Kỳ đă đưa ra nguyên tắc “quyền tự quyết dân tộc” buộc các Đế quốc Châu Âu phải trao trả độc lập cho các thuộc địa. Đệ nhị Thế chiến làm chậm tiến tŕnh này nên sau khi hoà b́nh thế giới tái lập th́ đă có 14 nước Á Phi được trao trả độc lập.

Người Mỹ theo “chủ nghĩa quốc gia” nên rất tôn trọng quyền lợi tối thượng của dân tộc và b́nh đẳng giữa các quốc gia trên thế giới. Hoa Kỳ không những góp công sức, tiền của mà c̣n cả mạng sống của những thanh niên ưu tú trong các cuộc chống đế quốc áp bức khắp nơi.

Là một quốc gia đa chủng tộc nên người Mỹ tôn trọng truyền thống, tập quán sắc tộc miễn không gây xáo trộn, thiệt hại tới xă hội. Ai ai cũng được khuyến khích cống hiến tài năng, trí tuệ cho xă hội không phân biệt giai cấp, học vấn, xuất thân nên Hoa Kỳ trở thành siêu cường không nhờ cướp đất của nước khác, áp bức các dân tộc yếu đuối như nhiều Đế quốc thực dân, thuộc địa đă làm.

Suốt chiều dài 242 năm kể từ khi lập quốc, người Mỹ qua lá phiếu được quyền chọn lựa người đại diện cho quốc gia với nhiệm kỳ 4 hoặc tối đa 8 năm. Như thế, không ai có điều kiện tham quyền cố vị, kết bè kéo cánh làm hại thanh danh quốc gia và quyền lợi toàn dân. Hệ thống chính trị lưỡng đảng ổn định tạo điều kiện phát triển toàn diện xă hội, kinh tế, văn hoá, quân sự.

Sau Đệ nhị Thế chiến đă h́nh thành rơ ràng hai hệ thống đối chọi quyết liệt: Tư bản và Cộng sản.

Hoa Kỳ viện trợ tài chính, bảo vệ an ninh cho phe tư bản dù theo thể chế dân chủ, độc tài hay lai tạo, kể cả kẻ thù lúc chiến tranh để họ vươn lên từ đống tro tàn. Từng quốc gia đă phát triển, ổn định với mức độ khác nhau về kinh tế, chính trị, xă hội, kỹ thuật mà nh́n chung chẳng có nước nào lâm vào cảnh đói rét, khốn cùng.

Ngược lại, phe cộng sản dưới sự lănh đạo của Liên Sô và Trung Cộng theo thể chế độc tài toàn trị, áp bức cực độ tạo ra đói rét triền miên, kinh tế lạc hậu. Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh thúc đẩy và yểm trợ các cuộc nổi dậy ở các nhược tiểu tạo thành cuộc chiến uỷ nhiệm dẫn tới chết chóc, tàn mạt.

Tinh thần mă thượng và nghĩa cử hào hiệp của người Mỹ làm cho khối nợ công của Hoa Kỳ nở nhanh như bột ḿ lên men. Tốc độ càng tăng khi giới chính trị gia, đặc biệt ở cương vị tổng thống thích nghe lời khen mà chẳng biết liệu cơm gắp mắm làm cho Hoa Kỳ mắc nợ như Chúa Chỗm.

Các chính trị gia vô-lương-tâm chỉ mượn hoa cúng Phật (lấy tiền của dân đem cho thiên hạ bất chấp giàu hay nghèo) mà chẳng cần biết tới món nợ mỗi người Mỹ phải c̣ng lưng gánh. Bọn họ chỉ lo trau chuốc những bài diễn văn với từ ngữ hàn lâm, với lời hứa hái sao trên trời mà chẳng có kế hoạch cụ thể tạo công ăn việc làm cho dân, giảm bớt nợ công, đẩy nền kinh tế Mỹ dẫn đầu thế giới như các nhà lập quốc đă làm.

Bọn chính trị gia này thuộc ḍng họ HỨA nên chẳng có ǵ trở thành sự thật. Bầu cho họ, đồng nghĩa với thêm gánh nặng trên vai, t́m việc đỏ con mắt, chuẩn bị đi lănh Food Stamp.

Quyền tự do ngôn luận được ghi trong Hiến pháp Hợp chúng quốc Hoa Kỳ có hiệu lực từ 17-09-1787 tạo điều kiện cho một số chính trị gia hoang tưởng muốn biến đất nước thành quốc gia xă hội chủ nghĩa dân chủ. Họ cố t́nh quên dân Mỹ theo chủ nghĩa quốc gia, và nhắm mắt trước những thất bại hiễn nhiên của chủ nghĩa cộng sản, những tiếng than khóc thấu trời xanh của người dân trót phải sống trong chế độ cộng sản. Họ có bao giờ h́nh dung các nước xă hội chủ nghĩa dân chủ ở Châu Âu có thể phát triển và đứng vững mà thiếu chiếc dù che nguyên tử của Hoa Kỳ hay sao? Chiếc dù che nguyên tử đó là công sức, trí tuệ, tiền bạc của người Mỹ, góp phần làm ph́nh món nợ công cho Hoa Kỳ. Nếu phải chi cho hệ thống quốc pḥng tự túc th́ liệu Châu Âu có c̣n tiền để thực hiện giáo dục miễn phí, y tế toàn dân dồi dào như hiện nay không?

Các chính trị gia Mỹ hô hào y tế toàn dân, giáo dục miễn phí mà sao chẳng quốc gia cộng sản nào làm được mặc dù đă áp dụng thể chế độc tài toàn trị, hoặc xă hội chủ nghĩa dân chủ Châu Âu?

Đảng Cộng sản Hoa Kỳ thành lập từ năm 1919 mà tới 1958 chỉ có 3,000 đảng viên v́ dân Mỹ yêu quốc gia hơn thiên đường cộng sản mà hà cớ ǵ phải dồn phiếu cho đám thiên tả?

Toàn-cầu-hoá hơn 20 tuổi đă tạo ra tầng lớp “công dân quốc tế” chỉ biết phục vụ quyền lợi riêng tư bất chấp thiệt tḥi mà đa số người Mỹ phải gánh chịu. Giới tinh hoa đếm tiền mỏi tay và bơm tiền vào quỹ tranh cử cho các chính trị gia rát họng v́ kêu gào toàn-cầu-hoá ... toàn-cầu-hoá như lũ vẹt.

Trung Cộng và một số cường quốc Châu Âu đă bẻ cong Luật Thương mại quy định trong Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO) khiến cho những quốc gia tuân hành nghiêm chỉnh luật pháp quốc tế phải bị thâm hụt thương mại trầm trọng. Đế quốc Thực dân Thuộc địa thế kỷ thứ 21 được Thủ tướng Mă Lai Á, Mahathir Mohamad đă nói thẳng vào mặt giới lănh đạo Bắc Kinh trong chuyến công du tháng-2018.

Cử tri Mỹ trong cuộc bầu cử giữa kỳ 2018 sẽ chứng tỏ quyền chọn lựa giới lănh đạo mang tinh thần quốc gia dân tộc, hoặc phục vụ cho giới chính trị gia ôm ảo tưởng xă hội chủ nghĩa?

Đại-Dương  

 

Trở lại