CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI: GIẢ ĐỊNH ĐỐI DIỆN VỚI THỰC TẾ

Đại-Dương

 

Tài liệu tham khảo:

China’s Trade Olive Branch Can’t Dispel Fears of Clash With U.S. (The Bloomberg)

Xi Jinping criticises ‘law of jungle’ in veiled swipe at Trump (The Strait Times)

The Great Debate: Are the United States and China Incompatible? (The Epoch Times)

China Seeks Allies as Trump’s Trade War Mounts. It Won’t Be Easy (NYT)

CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI: GIẢ ĐỊNH ĐỐI DIỆN VỚI THỰC TẾ

Đại-Dương

Cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tiếp tục leo thang trong nỗi lo âu, băn khoăn khi cộng đồng nhân loại bị lẫn lộn giữa giả định với thực tế.

Sau khi Liên Sô tan ră năm 1991, Tây Phương đẩy mạnh kế hoạch toàn-cầu-hoá với giả định “phát triển kinh tế kéo theo thay đổi chính trị” nên Hoa Kỳ giảm bớt điều kiện để Trung Quốc được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

The New York Times ngày 04/11/2018 cho biết vài doanh nhân Châu Âu than phiền Hoa Kỳ đă cho phép Trung Quốc gia nhập WTO mà không đủ luật pháp để buộc Bắc Kinh thực thi nền kinh tế thị trường. Chủ tịch Patrick Pouyanné của tập đoàn dầu hoả Total lớn nhất nước Pháp cũng nhận xét “Chúng ta đă cho Trung Quốc gia nhập WTO có thể hơi quá ngây thơ”.

Những cam kết quan trọng khi gia nhập WTO đă bị Bắc Kinh loại bỏ để áp dụng luật rừng xanh, mạnh được yếu thua. Tổng thống Donald Trump đă xác nhận nhiều lần “chỉ trừng phạt những hành vi xâm phạm luật pháp quốc tế thương mại chứ không muốn gây chiến tranh thương mại với Trung Quốc”. Ngược lại, Bắc Kinh trả đũa trên tinh thần chiến tranh thương mại.

The Strait Times dẫn lời Tổng thống Trump “Chúng tôi đă có những hành động rất cứng rắn để triệt hạ các hành vi thương mại lạm dụng của Trung Quốc”.

Tổ chức Phát triển và Hợp tác Kinh tế đánh giá điều kiện mở cửa đối với Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI) đă xếp Trung Quốc vào hạng 59 trong số 62 quốc gia được khảo sát.

Dù không đồng ư hoàn toàn với chính sách chống Trung Quốc của Hoa Kỳ do chẳng c̣n được hưởng ưu đăi thương mại như từ 70 năm qua, nhưng, nhiều nhà lănh đạo Liên Âu (EU) và Đông Á thiên về thái độ chống Trung Quốc rất cứng rắn của Chính quyền Trump.

Cuối tháng 9-2018, các Bộ trưởng kinh tế Hoa Kỳ, Liên Âu, Nhật Bản đă đưa ra bản Tuyên bố chung “bác bỏ việc cưỡng bức chuyển giao kỹ thuật, trợ giá công nghiệp và nỗ lực biến các công ty nhà nước thành quán quân quốc gia”. Tuy, không xác định mà ai cũng biết họ nhắm và Trung Quốc.

Tổng thư kư Pḥng Thương mại Liên Âu ở Hoa Lục, Adam Dunnett cho biết nhiều công ty Châu Âu muốn hạn chế nhập cảng từ Trung Quốc, ngoại trừ trường hợp Bắc Kinh cũng mở cửa thị trường như được hưởng ở Châu Âu.

Đứng trước t́nh trạng tuột giốc về uy tín quốc tế, tăng trưởng kinh tế; sự gia tăng chống đối từ các quốc gia giao thương với Trung Quốc; bất đồng đường lối chính sách của Bắc Kinh lan rộng trong nhiều giới ở Hoa Lục buộc Chủ tịch Tập Cận B́nh t́m cách chữa cháy.

Bắc Kinh dùng các hợp đồng béo bỡ mà vẫn thất bại trong việc yêu cầu Brussels hợp sức chống Tổng thống Trump. Bắc Kinh nhồi thêm hối lộ để Cộng hoà Liên bang Đức là quốc gia tây phương đầu tiên được giữ cổ phần quyết định trong một công ty của Trung Quốc ở Hoa Lục.

Sau khi nghe Tập Cận B́nh phát biểu tại Hội chợ Xuất nhập cảng của Trung Quốc với 3,600 công ty khắp thế giới tham dự hôm 05/11/2018, Chủ tịch Pḥng Thương mại Liên Âu tại Thượng Hải, Carlo Diego D’Andrea nói “Chúng tôi muốn có các hành động cụ thể và thời gian biểu cụ thể. Không để cho Giám đốc Điều hành của các công ty Liên Âu ở Trung Quốc thiết lập doanh nghiệp trên nền tảng hy vọng cải cách sẽ tới”.

Bắc Kinh thúc đẩy thành lập khối kinh tế Trung Quốc-Nhật Bản-Đại Hàn phi-thuế-quan. Thủ tướng Shinzo Abe thăm Bắc Kinh đầu tháng 11 trong bối cảnh Trung Quốc rơi vào thế bị động trước sự trừng phạt kinh tế dồn dập, ào ạt từ Hoa Kỳ. Tập Cận B́nh muốn ly gián Mỹ-Nhật, nhưng, Shinzo Abe đă đặt điều kiện với giới lănh đạo Trung Nam Hải “Hợp tác trong các dự án hạ tầng tại các quốc gia đang phát triển phải tiến hành theo các tiêu chuẩn quốc tế về minh bạch, bảo vệ môi trường, khả năng phát triển kinh tế. Thương mại b́nh đẳng, công bằng, có qua có lại, tôn trọng luật pháp quốc tế. Không ổn định trên Biển Đông Trung Hoa th́ khó cải thiện các mối quan hệ”.

Bắc Kinh tổ chức Hội chợ Xuất nhập cảng Quốc tế trong sáu ngày ở Thượng Hải lôi kéo được 130 quốc gia và lănh thổ tham dự cùng 18 nguyên thủ quốc gia, nhưng, chỉ có Tổng thống Nga thuộc Tổ chức các quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới, G-20 hứa tham dự.

Tại Hội chợ Thượng Hải, Tập Cận B́nh phát biểu “Trung Quốc phát triển bằng cách ôm lấy thế giới, và thế giới cũng hưởng lợi nhờ sự mở cửa của Trung Quốc … khi nền kinh tế toàn cầu sâu rộng và phát triển th́ các ư tưởng về luật rừng xanh hoặc kẻ thắng lấy hết chỉ dẫn tới ngỏ cụt”.

Sri Lanka, Pakistan, Maldives, Montenegro, Djibouti đă rơi vào chiếc bẫy nợ của Trung Quốc do Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Hàng chục “quốc gia nhỏ mà nợ lớn” khắp thế giới cũng đang trên đà rơi vào chiếc bẫy nợ một cách đau đớn. Điều này chứng tỏ, Trung Quốc xài luật rừng chứ chẳng phải ai khác!

Có mặt khi nghe Chủ tịch Tập Cận B́nh phát biểu, The New York Times dẫn lời Tổng thống Uhuru Kenyatta của Kenya “Thương mại Trung Quốc-Kenya tăng tám lần trong thập niên qua, nhưng, nghiêng hẵn về phía Trung Quốc”.

Tập Cận B́nh cam kết “sẽ nhập cảng 30,000 tỉ USD trong ṿng 15 năm so với ước tính 24,000 từ trước”. Nhưng, thực tế, Trung Quốc chỉ nhập cảng sản vật (commodities) mà không mua hàng thành phẩm (manufactured goods) để việc làm phải chạy ra nước ngoài.

Noi gương Hoàng đế Tập Cận B́nh, Phó chủ tịch Vương Kỳ Sơn đă phát biểu trước 400 đại biểu tại Diễn đàn Tân Kinh tế (New Economy Forum) ở Tân Gia Ba hôm 6 tháng 11 “Trung Quốc sẵn sàng thảo luận về cuộc chiến thương mại, nhưng, sẽ không bị các thế lực đế quốc bắt nạt và áp bức”.

H́nh như, giới lănh đạo Trung Quốc thích gọi nước khác là đế quốc mà chẳng chịu soi gương lịch sử để biết Trung Cộng là một loại đế quốc sừng sỏ, toàn diện có một không hai trên thế giới.

The Epoch Times ngày 01/11/2018 loan tin cuộc tranh luận về chủ đề The Great Debate: Are the United States and China Incompatible? quy tụ 200 cử toạ kéo dài 90 phút. Kết quả 50% bỏ phiếu “không tương thích”, 15% nói “có”, số c̣n lại chưa quyết định.

Như thế, hệ thống chính trị, kinh tế, ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc không tương thích nên dư luận e ngại cuộc chiến thương mại sẽ kéo dài và gây thiệt hại dây chuyền.

Tập Cận B́nh đang muốn xuống thang v́ Trung Quốc bị thiệt tḥi nặng nề hơn Hoa Kỳ, nhưng, đang áp dụng chiến thuật “tŕ cửu chiến” để chờ thời.

Rơ ràng thời cơ chẳng tới nếu Bắc Kinh không chịu thay đổi thực tế rằng hầu hết các quốc gia trên thế giới đă hết kiên nhẫn trước hành vi Đế quốc Thực dân của Trung Quốc.

Đại-Dương  

 

Trở lại