CUỘC XÂM LĂNG HOA KỲ KHÔNG GIỚI TUYẾN

Đại-Dương 

 

Trong bài “Liệu Mỹ có ‘nguy cơ’ biến thành một nước Xă Hội Chủ Nghĩa như Việt Nam hay không?” do Anna Thục Quyên viết hồi tháng 9-2020 đang đặt vấn đề trách nhiệm của người di dân đến Hoa Kỳ: Họ chọn nơi này thành quê hương vĩnh cửu hoặc một mỏ vàng để thụ hưởng, ḅn rút cho quê cũ.

Tinh thần di dân đầu tiên

Di dân từ Châu Âu sang Châu Mỹ xuất phát từ nguyên nhân đàn áp tôn giáo và niềm tin, phân biệt đối xử trong xă hội. Từng bước họ xây dựng một quê hương duy nhất khác với nơi chôn nhau cắt rốn: không phân biệt đối xử, cạnh tranh công b́nh, tương thân tương ái, không đ̣i hỏi Nhà nước phải làm ǵ cho họ mà họ phải làm ǵ cho Tổ Quốc.

Tinh thần tự túc, tự cường của lớp di dân đầu tiên đă khai sơn, phá thạch để biến một cựu thuộc địa của Đế quốc Anh thành một Quốc gia Độc lập và soạn thảo Bản Hiến pháp Dân chủ đầu tiên trên thế giới xác định mọi người đều b́nh đẳng trước Pháp luật. Nó đă tồn tại theo thời gian kể từ năm 1788 trong khi hầu hết các nước trên thế giới thay đổi thể chế chính trị, hiến pháp như thay áo và luôn luôn xảy ra các cuộc chiến tranh giành quyền lực đến đổ máu và phân biệt chủng tộc, màu da.

Từng bước, các đợt di dân đầu tiên đă anh dũng, kiên tŕ chống lại những cuộc tấn công tàn khốc của các bộ tộc da đỏ, đương đầu với thời khí khắc nghiệt, dă thú để cho thị trấn nổi lên, tài nguyên thiên nhiên được khai phá. Chính quyền ra đời để đặt nền tảng luật pháp tạo ra một nền tự trị của dân tộc vừa thoát khỏi ách thống trị của ngoại bang (Anh Quốc). Đoàn kết về lư tưởng, khát vọng, hoà hợp, không phân biệt chủng tộc, khoan hồng, dung thứ, trách nhiệm đối với Tổ quốc, Dân tộc … đă biến Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ trở thành biểu tượng giàu có, sung túc, mă thượng thu hút các đợt di dân kế tiếp.

Tinh thần này đă được Tổng thống trẻ tuổi John F. Kennedy đúc kết “Đừng hỏi Tổ quốc có thể làm ǵ cho bạn, hăy hỏi bạn có thể làm ǵ cho Tổ quốc”. Tuy thuộc gia đ́nh danh giá, nhưng, Kennedy vẫn tham gia chiến đấu thật anh dũng và bị thương trong Đệ nhị Thế chiến.

Khác xa với một vài vị tổng thống trẻ tuổi của nước Mỹ đă từng “trốn lính” bằng lư do “phản chiến”. Nhưng, chính những người lính vô danh, bao gồm da trắng, da đen, da màu đă bảo vệ sự trường tồn và danh giá cho Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ.

Bill Clinton giúp cho Cộng quân đặt ách thống trị vững chắc lên toàn bộ nước Việt Nam. George W, Bush và Barack Obama giúp cho Trung Cộng bành trướng kinh tế, mở rộng sự kiểm soát trên Biển Nam Trung Hoa (SCS), chèn ép các quốc gia Đông Nam Á, gây xáo trộn mănh liệt ở Trung Đông rồi bỏ chạy.

Chỉ một thời gian ngắn, Tổng thống Donald Trump đă chặn đứng nguy cơ xâm lăng kinh tế và quân sự của Bắc Kinh khiến cho Chủ tịch Tập Cận B́nh phải lúng túng; tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo Quốc tế (ISIS), ổn định t́nh h́nh Trung Đông với Hiệp ước Abraham kư kết ngày 13/8/2020 giữa Israel và Các Tiểu Vương quốc ARập (UAE) tiếp theo Bahrain, Sudan, Morocco, và Oman mà 26 năm qua chưa có ai làm được!

Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton đă đánh trống, thổi kèn suốt 8 năm chỉ làm cho t́nh h́nh Trung Đông nát bét, tạo điều kiện cho nhóm khủng bố Hồi giáo ISIS mở rộng địa bàn thành Nhà nước Hồi giáo Thế giới có Thủ đô tại Syria.

Thời Trump đă giúp cho Iraq thu hồi ba thành phố lớn bị ISIS cưỡng đoạt. Trump tiêu diệt Thủ lĩnh Abu Bakr al-Baghdadi của Vương quốc Hồi giáo (IS) ngày 27/10/2019 mà không phô trương h́nh ảnh phản cảm của chiến tranh. Trump giúp Quân đội Iraq tái chiếm ba thành phố lớn của Iraq bị đặt dưới quyền cai trị của IS.

Ngược lại, Tổng thống Obama và Biden ngồi tại Pḥng Hành quân ở Bạch Ốc để xem vụ truy sát thủ lănh Bin Laden được quay phim cho thế giới chiêm ngưỡng, nhưng, hun đúc ḷng phục thù của Đạo Hồi. Điều này lại tái diễn với Tổng thống Biden và Harris trong vụ tấn công quy mô để giết Tân thủ lănh ISIS, Hashimi al-Qurayshi hôm 3 tháng 2 năm 2022.

Qassem Soleimani và thủ lĩnh dân quân Iraq Abu Mahdi al-Muhandis bị Tổng thống Trump ra lệnh sát hại bằng máy bay không người lái ngày 3 tháng 1 năm 2020 khiến cho các lănh tụ khủng bố chùn tay.

Trump không phản ứng khi Tehran bắn hạ một phi cơ không người lái của Mỹ với lư do không muốn sát hại thường dân chỉ v́ mất một công cụ quân sự.

Iran sử dụng phi cơ không người lái và pháo binh tấn công các quốc gia lân bang càng giúp họ cần sự bảo trợ của Hoa Kỳ và tin vào khả năng Israel phản công nếu bị Tehran xâm lăng. Hiệp ước Abraham đă chứng minh lập luận này.

Từ khi Joe Biden trở thành Tổng thống thứ 46 của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ th́ Tehran giảm nhịp độ khủng bố để chờ Mỹ quỳ gối xin trở lại với Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA) thông qua các yêu sách phi lư mà không chắc Quốc hội Mỹ có thể chấp nhận.

Thuộc địa của Đế quốc Anh tại Châu Mỹ bị những di dân gốc Hồng Mao lật đổ để xây dựng Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ ngày càng lớn mạnh và uy tín hơn cố quốc.

Họ đoạn tuyệt với quá khứ đau buồn và tủi nhục để lao tới phía trước với những khát vọng chính đáng của loài người. Họ áp dụng những sáng kiến mới lạ, vượt ngoài khuôn khổ nhàm chán để tạo ra những phát minh đă đưa Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ thành một quốc gia thịnh vượng và tiên tiến nhất toàn cầu.

Quê cũ của đợt di dân thứ nhất đă mờ dần theo thời gian. Ít ai muốn trở về cố quốc để sinh sống trong một Đế chế vẫn c̣n sự phân biệt giai cấp, chủng tộc triệt để.

Tinh thần các đợt di dân kế tiếp

Sự phát triển như vũ băo của USA gây ra t́nh trạng thiếu nhân công nên các điền chủ phải mua người da đen do bọn buôn nô lệ Châu Âu đưa từ Châu Phi đến để phục vụ cho ngành nông nghiệp. Vào thời điểm đó, t́nh trạng nô lệ lan tràn khắp thế giới như một điều tự nhiên.

Các tiểu bang Hoa Kỳ tuần tự giải phóng nô lệ đầu tiên trên thế giới từ 1789-1861 trong khi t́nh trạng nô lệ vẫn tiếp diễn khắp địa cầu, kể cả Châu Âu.

Khi nền kỹ nghệ trên thế giới c̣n phôi thai th́ lao động chân tay nặng nhọc vẫn coi như tự nhiên và thường xuyên. Vào thế kỷ thứ 21, ở các nước Cộng Sản, cơ bắp vẫn đóng vai tṛ quan trọng đối với những người có tŕnh độ học vấn thấp.

Tỉ lệ người da đen và da màu có tŕnh độ thấp nhiều hơn da trắng bởi dân bản xứ có thời gian chuẩn bị dài hơn. Phải công nhận một sự thật dân da đen, da màu ở Hoa Kỳ ít bị phân biệt đối xử so với tại các nơi khác trên trái đất.

Có kỳ thị chủng tộc hay không khi 95% lá phiếu da đen bầu cho Barack Obama hai nhiệm kỳ tổng thống trong khi da trắng chiếm 76% số cử tri?

Ứng viên Joe Biden đă quỳ gối trước linh cữu của George Floyd, một người da đen vào tù ra khám thường xuyên do phạm nhiều tội h́nh sự. Từ đó, “quỳ gối” đă trở thành nghề xin phiếu của Tổng thống Joe Biden bất chấp da đen, da màu, phụ nữ, chính trị gia da màu, con nít (để ảnh hưởng tới lá phiếu của cha mẹ, ông bà), trước địa điểm của Tổ chức Phong trào Nữ quyền. Một hành động mà chưa có nguyên thủ quốc gia nào trên thế giới dám làm.

Kỳ thị chủng tộc là căn bệnh triền miên của loài người dưới nhiều h́nh thái khác nhau trên toàn cầu mà chưa có môn thuốc nào chữa trị được nên trở thành bất trị. Người ta thường nhầm lẫn giữa kỳ thị chủng tộc và tị hiềm cá nhân.

Tại sao Tổng thống Biden không quỳ gối trước một người Mỹ da trắng bị da đen bắn chết. Kỳ thị?

Cảnh sát bị da đen bắn chết cũng không thấy Biden dự tang lễ và quỳ gối. Kỳ thị?

Hoa Kỳ vượt trội thiên hạ nhờ biết trân quư sáng kiến cá nhân và trọng dụng nhân tài đúng với công việc đang cần.

Có biết bao di dân đă đóng góp tài năng cho Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ. Riêng người Mỹ gốc Việt đă đảm nhiệm những công tŕnh quan trọng.

Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Xuân Vinh đă nghiên cứu công tŕnh tính toán quỹ đạo tối ưu cho Phi thuyền Apollo 11 đưa các phi hành gia lên được Mặt trăng thành công vào năm 1969, đồng thời cũng ứng dụng vào việc thu hồi các Phi thuyền con thoi trở về Trái đất an toàn.

Năm 1978, Đinh đồng phụng Việt (Đinh Việt hoặc Việt Đinh) vượt biển với gia đ́nh lúc 10 tuổi, tốt nghiệp ưu hạng bằng Cử nhân Kinh tế Chính trị tại Đại học Harvard năm 1990; ưu hạng Tiến sĩ Luật học (Juridical Doctor) ở Harvard 1993; làm Thư kư chính cho Chánh án Sandra Day O'Connor của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ.

Giáo sư Luật tại Đại học Georgetown, Đinh Việt được mời về tùng sự tại Bộ Tư pháp Hoa Kỳ từ 31/05/2001 với chức danh Phó Chưởng lư Luật pháp, Phụ tá cho Tổng Chưởng lư John Ashcroft, chỉ có một phiếu chống của Thượng nghị sĩ Hillary Clinton (v́ kỳ thị chủng tộc?)

Sau vụ khủng bố 911, John Ashcroft giao Đinh Việt nhiệm vụ soạn thảo Dự luật Yêu nước (Patriot Act) nhằm chống khủng bố hữu hiệu trên toàn cầu. Sau 45 ngày dưới sự điều động của Đinh Việt, Patriot Act đă hoàn tất được Tổng thống Bush kư thành Luật ngày 26/10/2001.

Tháng 5/2003, Đinh Việt trở về trường cũ dạy Luật theo truyền thống không tham quyền cố vị của tổ tiên nước Việt khi đất nước thanh b́nh.

Nữ Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh di tản năm 1975 tốt nghiệp Cao học Quốc gia Hành Chánh, Kỹ sư hóa học rồi gia nhập Trung tâm Vũ khí Diện địa của Hải Quân Hoa Kỳ chuyên bào chế thuốc đẩy cho các đại bác trên chiến hạm và hoả tiễn trên phi cơ nên mệnh danh “khoa học gia hoả tiễn”. Tháng 8-2001, Dương Nguyệt Ánh cầm đầu 100 khoa học gia, kỹ sư, cán sự đă chế 11 trái “bom áp nhiệt” trong ṿng 67 ngày để tiêu diệt bọn khủng bố trốn trong các hang động ở A Phú Hăn. Hiện tại đang giữ chức vụ Tổng Giám đốc Khoa học Kỹ thuật An ninh Biên giới và Hàng hải cho Bộ Nội An Hoa Kỳ.

Giáo sư quần Trương Nguyện Thành sinh năm 1961 làm nông ở Lái Thiêu đă cùng em trai vượt biển năm 1980 được một gia đ́nh nông dân ở Dakota nhận nuôi. Năm 1990 lấy bằng Tiến sĩ và tiếp tục nghiên cứu hậu-tiến-sĩ. Năm 2002, Ông được phong Giáo sư Cao cấp (Mỹ có 3 cấp giáo sư). Các sinh viên Việt tham gia phong trào phản chiến ở Hoa Kỳ trở thành giáo sư tại các Đại học Mỹ chưa có ai đạt danh hiệu như Trương Nguyện Thành.

Bà Giao Phan đậu Kỹ sư Công chánh năm 1981 làm việc trong Hải quân Hoa Kỳ. Năm 2013, Bà Giao Phan được giao trách nhiệm Tổng Giám đốc Điều hành, Cơ quan Điều hành Chương tŕnh Hàng không Mẫu hạm phụ trách đóng ba chiếc Hàng không mẫu hạm tối tân nhất thế giới với ngân sách 40 tỉ USD. Chiếc đầu tiên đă bàn giao cho Hải Quân, chiếc thứ hai xong phân nửa, chiếc thứ ba đă khởi công.

Khoảng 100 chuyên gia gốc Việt làm cho NASA ở California. Tiến sĩ Vật lư Thiên văn Eugene H. Trinh (Trịnh Hữu Châu), Phi hành gia trên tàu con thoi Columbia 12.

Nguyễn Thục Quyên đến Mỹ năm 1991, tiếng Anh gần bằng không. Năm 1993 bị Đại học Santa Monica từ chối v́ kém tiếng Anh nên phải xin học thử. Vừa học vừa làm thêm kiếm tiền trang trăi chi phí. Năm 1995, chuyển lên Đại học California, Los Angeles (UCLA), tốt nghiệp năm 1997, lấy bằng Cao học ngành hoá học vật lư năm 1998 rồi học Tiến sĩ. Cô c̣n có bằng Tiến sĩ Y khoa và Cử nhân tâm lư học/sinh học. Năm 2011 mang hàm Giáo sư Khoa học. Năm 2015 được Thomson Reuters xếp tên vào danh sách 400 nhà khoa học gây ảnh hưởng nhất thế giới.

Có kỳ thị không khi Tổ chức BLM và Antifa cùng nhiều nhóm vô-chính-phủ được Đảng Dân Chủ hỗ trợ đă đốt phá, cướp bóc những cửa hàng của người Da trắng và Á Đông trong nhiều tháng trường? Hai nhà lănh đạo BLM từng công khai tuyên bố họ được huấn luyện về Chủ nghĩa Marx-Lenin.

Kỳ thị chủng tộc là một căn bệnh luân lưu trong xă hội loài người, khi ẩn, lúc hiện mà nếu được cấy sang lĩnh vực chính trị sẽ tác hại khó lường.

Di dân đợt một coi Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ là đất nước duy nhất để sống, xây dựng cho thế hệ mai sau nên cần bảo vệ nghiêm cẩn hầu phá vỡ xu hướng xu hướng xâm lăng không-giới-tuyến.

Trái lại, một số di dân sau này đến Hoa Kỳ để hưởng những tiện nghi được tạo ra bởi mồ hôi, nước mắt của tiền nhân mà ḅn rút mang theo các chuyến áo gấm về làng thường xuyên. Họ sẵn sàng ra đi khi không c̣n ḅn rút được nữa.

Đại-Dương  

 

Trở lại