Donald Trump : « phương án quân sự » đánh Bắc Triều Tiên đă sẵn sàng

Tú Anh 

media
Tổng thống Mỹ Donald Trump (T) trả lời họp báo tại Bedminster, New Jersey, ngày 10/08/2017.Reuters

Bị chế độ Kim Jong Un gọi là « kẻ mất trí » tổng thống Mỹ Donald Trump đáp trả với tuyên bố : « Dọa dùng biển lửa có lẽ chưa đủ mạnh đối với Bắc Triều Tiên. Phương án quân sự đă sẵn sàng ». Trong bối cảnh căng thẳng leo thang, Bắc Kinh cho biết sẽ giữ thái độ « trung lập » nếu xảy ra chiến tranh trong khi Canberra khẳng định ủng hộ Hoa Kỳ.

Không t́m cách hạ nhiệt, tổng thống Mỹ tiếp tục đay nghiến B́nh Nhưỡng. Theo AFP,ngày 11/08/2017, trả lời câu hỏi của báo chí từ nơi nghỉ hè ở New Jersey, về thái độ khinh thường của chính quyền Bắc Triều Tiên, tổng thống Donald Trump cho rằng lời đe dọa phản công bằng « biển lửa » có lẽ chưa đủ mạnh để làm B́nh Nhưỡng lo ngại. Nhưng đă đến lúc phải có người « tuyên bố mạnh mẽ giùm dân chúng Mỹ và người dân các nước khác » đang bị Bắc Triều Tiên đe dọa.

Nhưng vài giờ sau, qua twiter, tổng thống Mỹ cho biết thêm : « Phương án quân sự đă chuẩn bị xong, sẵn sàng chờ Kim Jong Un quyết định thiếu khôn ngoan ».

B́nh Nhưỡng loan báo, vào trung tuần tháng 08 sẽ phóng bốn tên lửa bay ngang Nhật Bản đến gần đảo Guam nơi Hoa Kỳ có căn cứ không quân và hải quân chiến lược, cách Bắc Triều Tiên 3500 km.

Tuy nhiên, tổng thống Mỹ không cho biết là Hoa Kỳ có đánh phủ đầu để pḥng ngừa hay không mà chỉ nói là « có nhiều phương án » trong tay và B́nh Nhưỡng cần phải suy tính nếu muốn tấn công « nước Mỹ hay một đồng minh của Mỹ ».

Trong bối cảnh Washington và B́nh Nhưỡng leo thang khẩu chiến, Bắc Kinh thúc giục Bắc Triều Tiên không nên khiêu khích. Hoàn Cầu Thời Báo cho biết, « Trung Quốc sẽ không can thiệp nếu chiến tranh xảy ra ». Trong bài xă luận, tiếng nói của phe chủ chiến tại Trung Quốc cảnh báo : nếu Bắc Triều Tiên ra tay trước, phóng tên lửa đe dọa lănh thổ Hoa Kỳ và bị Hoa Kỳ đánh trả th́ Trung Quốc đứng ngoài.

Trái lại, chính phủ Úc, qua tuyên bố của thủ tướng Malcolm Turnbull trên một đài phát thanh ngày thứ Sáu 11/08/2017, cam kết, nếu chiến tranh xảy ra với Bắc Triều Tiên, Hoa Kỳ có thể tin cậy vào đồng minh vững chắc nhất là nước Úc.

Giảm nhân viên Mỹ tại Nga: Trump « cám ơn » Putin giúp tiết kiệm

Tú Anh 

Tổng thống Trump (T) trong cuộc họp báo tại Bedminster, New Jersey, ngày 10/08/2017.Reuters

Ngày 10/08/2017, tổng thống Mỹ Donald Trump « cám ơn » đồng nhiệm Nga Vladimir Putin, đ̣i Mỹ phải cắt giảm 755 nhân viên ngoại giao trong số 1200 làm việc tại Nga . Với lời lẽ mỉa mai châm biếm, chủ nhân Nhà Trắng giải thích quyết định của chủ nhân điện Kremlin sẽ giúp Mỹ tiết kiệm « rất nhiều tiền ».

Theo AFP, trong t́nh thế ngoại giao rất căng thẳng, quan hệ Mỹ-Nga xuống đến mức thấp nhất từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, vào cuối tháng 07, tổng thống Nga yêu cầu Hoa Kỳ giảm bớt 755 «nhà ngoại giao cũng như nhân viên kỹ thuật» làm việc trong các cơ quan ngoại giao Mỹ trên nước Nga.

Thứ Năm vừa qua, bằng lời lẽ nửa đùa nửa thật, tổng thống Donald Trump cám ơn quyết định của đồng nhiệm Vladimir Putin giúp Mỹ thi hành chính sách giảm chi ngân sách, tiết kiệm «rất nhiều đôla». Ông c̣n khẳng định không có lư do ǵ những nhân viên Mỹ hồi hương sẽ quay trở lại nước Nga.

Để trả đũa Quốc Hội Mỹ thông qua các biện pháp mới trừng phạt kinh tế Nga, chủ nhân điện Kremlin ban hành biện pháp ăn miếng trả miếng. Kể từ ngày 01/09/2017, số nhân viên phục vụ ở toà đại sứ và các cơ quan lănh sự Mỹ giảm bằng với số nhân sự của Nga tại Hoa Kỳ.

Nhiều nhân viên người Nga làm việc trong sứ quán Mỹ tại Nga sẽ bị thất nghiệp kể từ đầu tháng tới.

Biển Đông : Bắc Kinh phản đối tàu Mỹ áp sát khu vực đá Vành Khăn

Trọng Thành

media
Tàu khu trục USS John S. McCain.
Ảnh tháng 12/2010.Reuters/U.S. Navy

Sáng sớm hôm nay, 11/08/2017, bộ Ngoại Giao Trung Quốc lên tiếng phản đối tàu chiến Mỹ vào khu vực 12 hải lư đá Vành Khăn (Mischief), quần đảo Trường Sa. Bắc Kinh lên án hành động tuần tra « bảo vệ tự do hàng hải » của Mỹ là « xâm phạm chủ quyền ».

Người phát ngôn bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng (Geng Shuang) khẳng định Bắc Kinh « rất bất b́nh » về hành động « xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền và an ninh của Trung Quốc, đặt thủy thủ đoàn hai phía vào t́nh trạng nguy hiểm ». Người phát ngôn Trung Quốc cáo buộc Hoa Kỳ « từ chối việc mang lại ổn định cho Biển Đông » và khuyến khích quân sự hóa khu vực. Phát ngôn viên Cảnh Sảng cũng cho biết cuối cùng tàu Trung Quốc đă « trục xuất » được tàu Mỹ.

Về phía Hoa Kỳ, một giới chức Mỹ cho hay khu trục hạm USS John S. McCain đă vào sát đá Vành Khăn 6 hải lư. Một tàu chiến Trung Quốc bám theo trong suốt sáu giờ, thời gian tàu Mỹ di chuyển trong khu vực này. Tàu Trung Quốc đă ít nhất 10 lần yêu cầu tàu Mỹ chuyển hướng. Phía Mỹ thông báo đang hoạt động « trong vùng biển quốc tế ». Vẫn theo giới chức Mỹ, các tương tác giữa hai bên là hoàn toàn « an toàn và chuyên nghiệp ».

Đây là cuộc tuần tra « bảo vệ tự do hàng hải » thứ ba của Hoa Kỳ, trong phạm vi 12 hải lư các đảo do Trung Quốc kiểm soát tại Biển Đông, kể từ khi tổng thống Trump lên nắm quyền. Hoạt động nói trên diễn ra bốn ngày sau một tuyên bố lên án việc Trung Quốc quân sự hóa nhiều đảo nhân tạo ở Biển Đông của Mỹ, Nhật và Úc, được đưa ra tại Manila.

Hôm qua, 10/08, theo AFP, tổ chức Sáng Kiến An Toàn Hàng Hải (AMTI) lại lên tiếng tố cáo việc Trung Quốc quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Trường Sa trong hai năm vừa qua. AMTI đưa lên mạng nhiều bức ảnh để chứng minh tuyên bố hồi đầu tuần của ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) tại Manila, về việc Bắc Kinh đă « hoàn tất việc xây dựng » cách nay hai năm là hoàn toàn trái với sự thực.

Đá Vành Khăn nằm cách đảo Palawan của Philippines khoảng 250 km về phía tây. Năm 1995, Trung Quốc đă chiếm lấy đá này từ tay Philippines. Việt Nam và Đài Loan cũng là các bên đ̣i hỏi chủ quyền đối với đá Vành Khăn. Năm 2015, Trung Quốc khởi sự xây dựng một đường băng lớn tại đảo nhân tạo mới bồi đắp. Đường băng dài khoảng 2.500 mét được hoàn tất năm 2016. Ba đảo nhân tạo, Vành Khăn, Chữ Thập (Fiery Cross Reef) và Xu Bi (Subi Reef), đă trở thành các tiền đồn quân sự của Trung Quốc tại Trường Sa, có khả năng tiếp nhận máy bay chiến đấu và tên lửa.

Truyền thông Hàn Quốc kêu gọi phát triển vũ khí hạt nhân

Trọng Thành

media
Thứ trưởng Quốc pḥng Hàn Quốc Yoo Jeh Seung (P) và tướng Thomas Vandal, tư lệnh lục quân Mỹ tại Hàn Quốc trong buổi họp báo về triển khai THAAD ngày 08/07/2016.You Seung-kwan/News1 via REUTERS

Cho đến nay, bất chấp các đe dọa tấn công từ Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc vẫn tự tin do có được “lá chắn hạt nhân” của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trong những ngày đầu tháng 08/2017, theo AFP, báo chí Hàn Quốc đồng loạt lên tiếng yêu cầu Seoul xem xét việc phát triển vũ khí hạt nhân, trong bối cảnh B́nh Nhưỡng có những tuyên bố ngày càng táo tợn hơn, trước các áp lực quốc tế gia tăng buộc Bắc Triều Tiên từ bỏ chương tŕnh vũ khí nguyên tử. Nhiều nhà quan sát cảnh báo “hiệu ứng dây chuyền” của một cuộc chạy đua phát triển vũ khí hạt nhân tại Đông Bắc Á.

Hiện tại, khoảng 28.500 binh sĩ Mỹ được triển khai tại Hàn Quốc, để bảo vệ quốc gia này. Theo một thỏa thuận kư năm 1974, giữa Seoul và Washington, Hàn Quốc không có quyền chế tạo vũ khí nguyên tử, đổi lại, đồng minh Đông Bắc Á được “lá chắn hạt nhân” Mỹ che chở. Sau cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), Hoa Kỳ từng triển khai vũ khí hạt nhân tại Hàn Quốc, nhưng đă rút đi vào lúc Seoul và B́nh Nhưỡng đạt thỏa thuận về “phi hạt nhân hóa” bán đảo Triều Tiên vào năm 1991.

Năm 2006, B́nh Nhưỡng tiến hành vụ thử vũ khí hạt nhân đầu tiên, và chính thức tuyên bố từ bỏ cam kết vào năm 2009. Trong những tháng gần đây, căng thẳng giữa Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ dâng cao, đặc biệt với việc B́nh Nhưỡng tiến hành hai vụ thử tên lửa liên lục địa ICBM, được nhiều chuyên gia coi là “thành công”. Hai tên lửa có khả năng bắn tới một phần lănh thổ của Hoa Kỳ. Cùng lúc đó, có nhiều thông tin về việc Bắc Triều Tiên đang nhanh chóng tiến đến làm chủ công nghệ thu nhỏ đầu đạn hạt nhân, để gắn vào tên lửa.

Theo các nhà quan sát, một câu hỏi ngày càng ám ảnh nhiều người Hàn Quốc : Liệu Washington có thực sự sẵn sàng bảo vệ Seoul, khi nhiều thành phố Mỹ có nguy cơ trở thành nạn nhân của vũ khí nguyên tử Bắc Triều Tiên ?

Seoul có thể chế bom nguyên tử trong vài tháng

Xă luận nhật báo Korea Herald hôm nay, 11/08, cảnh báo : Niềm tin vào lá chắn hạt nhân Mỹ có thể bị lay chuyển” và “đây là thời điểm xem xét việc phát triển vũ khí nguyên tử”. Báo Koreal Herald kêu gọi Washington đưa tên lửa hạt nhân trở lại Hàn Quốc, nếu không muốn Seoul tự trang bị hệ thống vũ khí nguyên tử.

Nhật báo Chosun hồi đầu tuần cũng khẳng định : “Tai họa đang lơ lửng”, “Mọi đề xuất, kể cả những điều vốn bị coi là cấm kỵ, nên được bàn thảo”. Nhật báo kinh tế Korea Economic Daily nghiêng về giải pháp vũ khí nguyên tử chống lại Bắc Triều Tiên, với quan điểm “dùng đe dọa hủy diệt đối lại đe dọa hủy diệt”. Quan điểm của báo chí Hàn Quốc nói trên khá tương hợp với lập trường ủng hộ hạt nhân của người Hàn Quốc. Theo AFP, trong một cuộc điều tra hồi năm ngoái, khoảng 57% dân Hàn tán đồng giải pháp này, và 31% có ư kiến ngược lại.

Theo nhiều chuyên gia, với tŕnh độ công nghệ hiện tại, Hàn Quốc hoàn toàn đủ khả năng có được tên lửa hạt nhân chỉ vài tháng sau khi quyết định. Có điều là việc Seoul xây dựng hệ thống vũ khí riêng sẽ để lại nhiều hệ quả tồi tệ.

Giảng viên Đại học về Bắc Triều Tiên tại Seoul, ông Yang Moo Jin, cho rằng lập trường “dùng đe dọa hủy diệt đối lại đe dọa hủy diệt” sẽ biến bán đảo Triều Tiên thành đấu trường chạy đua vũ trang quyết liệt. Nếu việc này xảy ra B́nh Nhưỡng càng có thêm lư do để biện minh cho chương tŕnh tên lửa hạt nhân, khiến việc trở lại đàm phán vốn đă khó, càng thêm khó. Vẫn theo chuyên gia Yang Moo Jin, quyết định của Hàn Quốc cũng sẽ mở ra cơ hội cho Nhật Bản và Đài Loan tự trang bị vũ khí. Tokyo “chắc chắn sẽ hoan nghênh việc này”, bởi đây là yếu tố hết sức thuận lợi giúp cho chính quyền Shinzo Abe trong chủ trương xét lại Hiến pháp chủ ḥa của Nhật.

Bối cảnh khẩu chiến gia tăng

Tuyên bố của báo chí Hàn Quốc có phản ánh quan điểm của Seoul ? Để trả lời câu hỏi này cần đặt các phát biểu nói trên trong bối cảnh khẩu chiến đang gia tăng về cường độ giữa Washington và B́nh Nhưỡng, với các đe dọa “nhấn ch́m trong biển lửa” của tổng thống Mỹ hay kế hoạch “tấn công gần Guam (Mỹ)” của lănh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un. Về phần ḿnh, bộ trưởng Quốc Pḥng Hàn Quốc Song Young Moo cho biết Seoul “hoàn toàn có khả năng” tự chế bom nguyên tử, nhưng chưa tính đến.

Chính quyền Seoul đang đàm phán với Mỹ nhằm nới lỏng thỏa thuận song phương về các tên lửa tầm trung 800 km của Hàn Quốc. Seoul muốn nâng trọng lượng đầu đạn lên 1.000 kg, so với 500 kg hiện nay. Đây là loại hỏa tiễn có thể tấn công mọi địa điểm trên đất Bắc Triều Tiên. Đầu tuần, Lầu Năm Góc thông báo đang “tích cực” xem xét vấn đề này.

Cam Bốt cáo buộc Lào « xâm phạm » biên giới

Trọng Thành

media
Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen.Reuters

Theo AFP, thủ tướng Cam Bốt hôm nay, 11/08/2017, ra tối hậu thư yêu cầu Lào rút quân ra khỏi một khu vực biên giới, mà Cam Bốt cho là thuộc lănh thổ quốc gia.

Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen kêu gọi đồng nhiệm Lào Thongluon Sisoulith như trên, và đưa ra cho Vientiane thời hạn sáu ngày, tức hạn cuối cùng là ngày 17/08. Thủ tướng Hun Sen giải thích thêm là ông với đồng nhiệm Lào « là bạn hữu », nhưng là bạn th́ không thể đạp lên đầu nhau. Ông Hun Sen không ngần ngại nói đến hành động « xâm lược ».

Thủ tướng Cam Bốt đồng thời thông báo triển khai quân tại khu vực này, với trang bị súng cối. Theo Reuters, ông Hunsen tỏ ra đă « hết kiên nhẫn », theo ông, nếu phía Lào không đáp ứng, Cam Bốt buộc phải hành động để lấy lại phần lănh thổ, cho dù không muốn « gây chiến ».

Theo Phnom Penh, khoảng 30 binh sĩ Lào đă vượt qua biên giới hồi tháng 4/2017. Theo nguồn tin của đài phát thanh Mỹ RFA, lực lượng Lào được điều tới khu vực thị trấn Koh Reusey, huyện Siam Pang, bên bờ sông Sekong, thuộc tỉnh Stung Treng, để ngăn chặn phía Cam Bốt thực hiện các dự án xây dựng đường xá và cầu.

Cam Bốt và Lào có chung đường biên giới khoảng 540 km, tuy nhiên một số đoạn biên giới c̣n chưa được phân định rơ. Về căng thẳng nói trên, vẫn theo RFA, hồi đầu tháng 5, chính quyền hai tỉnh biên giới Lào và Cam Bốt từng dự kiến đối thoại để giải quyết tranh chấp.

 

 

Trở lại