HOA KỲ ĐANG SỬ DỤNG SỨC MẠNH TOÀN DIỆN ĐỂ NGĂN CHẶN CHIẾN TRANH

Đại-Dương 

Tài liệu tham khảo:

China Aims Missiles At Guam. How Should the Pentagon Defend America’s Pacific Bomber Base? (Forbes)

South China Sea: Australian warships encounter Chinese navy in disputed waters (Guardian)

A U.S. Navy Aircraft Carrier Is Conducting Wargames with U.S. Allies (National Interest)

2020 Australian Defense Strategic Update: The Revenge of Geography (Diplomat)

Reagan strike group trains with Japanese and Australian warships in Philippine Sea (Stars & Stripes)

US-China relations: would a Mark Esper visit to Beijing ease tensions, or add to the confusion? (SCMP)

US, Japan, India and Australia simulate 'Quad' drill in Indo-Pacific (Nikkei)

 

HOA KỲ ĐANG SỬ DỤNG SỨC MẠNH TOÀN DIỆN ĐỂ NGĂN CHẶN CHIẾN TRANH

Đại-Dương

Cộng đồng quốc tế hy vọng giới lănh đạo Bắc Kinh vứt chiếc áo đại cán thời Mao Trạch Đông mà khoác bộ âu phục thời trang sẽ có suy nghĩ hội nhập vào số phận chung của nhân loại: độc lập, tự chủ, tự do, dân chủ, tôn trọng nhân quyền và luật pháp quốc tế.

Nhưng, suốt 40 năm qua, Đảng Cộng Sản Trung Hoa đă che đậy bản chất độc tài đảng trị và tham vọng thống trị toàn cầu của Chủ nghĩa Cộng sản được sự đồng loă của chủ nghĩa xă hội Tây Phương.

Kể từ khi lên ngôi cửu ngũ năm 2012, Tập Cận B́nh công khai thực thi “Giấc Mộng Trung Hoa” theo phong cách các Hoàng đế Trung Hoa đă làm suốt 4,000 năm lịch sử nên bộc lộ bản chất nhỏ mọn, ti tiện, hống hách, tham lam, tàn bạo, vô nhân đạo dù đối với người cùng chung ḍng máu hay ngoại tộc.

Sự thành công từ giai đoạn “Ẩn ḿnh Chờ thời” của Đặng Tiểu B́nh khởi đầu từ năm 1978 liên tục tới nay nhờ vào sai lầm chiến lược của Tây Phương và ḷng tham vô đáy của các Tập đoàn Đa quốc. Nhờ đó mà Bắc Kinh có thể dễ dàng ăn cắp, hoặc ăn cướp, hoặc cưỡng đoạt, hoặc mua chuộc để trở thành “Công xưởng thế giới”, điều hành “hệ thống cung ứng toàn cầu”. Nhờ thế, Bắc Kinh dồn nỗ lực phát triển sức mạnh trên mọi phương diện nhằm phục vụ cho tham vọng thống trị toàn cầu.

Sức mạnh quân sự hiện nay của Trung Quốc không thể khống chế được Đại Hàn và Nhật Bản và Biển Đông Trung Hoa (ECS) mà chỉ có thể quấy nhiễu hoặc dùng làm “diện” để dồn nỗ lực chế ngự Biển Nam Trung Hoa (SCS) và các quốc gia duyên hải Đông Nam Á như Việt Nam, Phi Luật Tân, Mă Lai Á, Indonesia, Brunei, Tân Gia Ba.

Tập Cận B́nh biết Tổng thống Barack Obama (2009-2016) có xu hướng thiên tả (thực sự mang bản chất cực tả) nên dễ sụp bẫy. Năm 2012, nhờ Obama làm trung gian mà TCB cưỡng đoạt Scarborough Shoal của Phi Luật Tân. 2014, Obama tiếp tục làm ngơ cho Bắc Kinh nạo vét, bồi đắp các đá, băi thành bảy (7) đảo nhân tạo ở Spratly Islands (Trường Sa, Nam Sa). Khi chính thức thăm Hoa Kỳ năm 2015, TCB cam kết với Obama sẽ không quân-sự-hoá mà nay Hoàng Sa và Trường Sa đă thành hai cứ điểm quân sự đủ khả năng khống chế Biển Nam Trung Hoa.

Các quốc gia duyên hải Đông Nam Á cứ bị ép dần vào bờ v́ bị Tàu của Hải Quân, Hải Cảnh, Dân Quân Biển Trung Quốc ngăn cản hành nghề cá, khai thác dầu hoả và khí đốt trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ). Các quốc gia duyên hải mất dần chủ quyền và quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán được quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Phát biểu tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 2018, Tổng thống Donald Trump kêu gọi “Tất cả các quốc gia trên thế giới cần chống lại chủ nghĩa xă hội”.

V́ thế, Hoa Kỳ đang sử dụng tổng thể sức mạnh quốc gia để đối chọi Trung Quốc đang hung hăng thống trị thế giới mà SCS được Bắc Kinh coi như chiếc nôi để thực hiệm tham vọng vô bờ của TCB.

Chiến tranh cục bộ hay toàn diện có nguy cơ xảy ra buộc Hoa Kỳ phải huy động sức mạnh toàn dân cùng các đồng minh và đối tác khắp thế giới để chấm dứt tham vọng điên rồ của Trung Quốc.

Kinh tế là điểm mạnh nhất của Trung Quốc nhờ vào thị trường tiêu thụ 1.4 tỉ người dễ thu hút các Tập đoàn Đa quốc và công ty nước ngoài đầu tư tạo thành chuỗi cung ứng toàn cầu. Bị Tổng thống Donald Trump áp thuế quan khiến cho hàng hoá sản xuất từ Hoa Lục khó cạnh tranh buộc họ phải hồi hương hoặc chuyển sang các nước khác.

Trung Quốc đă lộ bản chất đầu cơ tích trữ khi Đại dịch Virus Vũ Hán bùng phát toàn cầu khiến cho các quốc gia khắp thế giới phải nhanh chóng tổ chức lại hệ thống sản xuất và liên kết để thoát khỏi sự ḱm toả của chuỗi cung ứng toàn cầu Trung Quốc.

Khi tham gia Hội nghị “Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam phát triển chuỗi giá trị bền vững” hôm 24/07/2020, Giám đốc Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Michael Greene đang khai triển kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia sâu rộng hơn vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu. Hôm 22/07/2020, Hoa Kỳ và Việt Nam đă kư Biên bản Ghi nhớ (MoU) trong đó có phần hỗ trợ cho ngư dân Việt Nam trước nhiều mối đe dọa bất-hợp-pháp trên biển. USAID hỗ trợ 9.5 triệu USD cho Việt Nam chống Covid-19.

Hoa Kỳ tiếp tục trừng phạt các công ty Trung Quốc như China Communications Construction Company (CCCC) và Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi Trung Quốc (CNOOC) cùng các công ty con như ở các dự án trên bờ ở Texas, Colorado và Wyoming của Mỹ cũng như tại Vịnh Mễ Tây Cơ.

Hôm 23/07/2020, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ cho biết sẽ đưa ra thảo luận về Dự luật STRATEGIC (Chiến lược) được 7 Thượng nghị sĩ phe Cộng Hoà bảo trợ nhằm tăng cường mối quan hệ của Hoa Kỳ với các đồng minh khu vực trong các lĩnh vực thương mại, công nghệ, kinh tế, địa chính trị để kiềm chế Trung Quốc.

Hoa Kỳ và các quốc gia phát triển cùng nhau siết chặt việc kiểm soát kiểu ăn cắp, ăn cướp, cưỡng đoạt sở hữu trí tuệ của Bắc Kinh. Các khoa học gia, học giả làm việc cho Trung Quốc bị sa lưới, các tập đoàn và công ty hoạt động tại Hoa Lục phải bảo vệ sở hữu trí tuệ. Mỹ cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ đồng minh và đối tác, đi đầu trong lĩnh vực công nghệ để cạnh tranh với Trung Quốc.

Thiết bị mạng 5G của Huawei rẻ hơn khoảng 30% so với Ericsson và Nokia mà nguy cơ an ninh mạng và quyền riêng tư rất mong manh nên ngày càng có nhiều quốc gia trên thế giới xa rời. Tân Gia Ba chọn đối tác Ericsson của Thụy Điển và Nokia của Phần Lan để cùng phát triển mạng 5G tại Singapore bắt đầu từ tháng 1/2021 v́ có ít công ty viễn thông chọn Huawei. Thái Lan đă chọn Ericsson. Việt Nam cũng cho biết đă hoàn thành thử nghiệm mạng 5G của ḿnh tại các thành phố lớn vào tháng 4/2020.

Anh Quốc thông báo sẽ cấm Huawei khỏi mạng 5G, đồng thời yêu cầu nhà mạng loại bỏ thiết bị Huawei trước năm 2027. Cơ quan An ninh Mạng của Pháp khuyến cáo các nhà cung cấp thiết bị viễn thông t́m kiếm giải pháp thay thế hầu hạn chế rủi ro cho an ninh quốc gia. Ư Đại Lợi đang xem xét việc loại trừ Huawei khỏi mạng 5G. Đức chuẩn bị ban hành Luật An ninh về công nghệ.

Úc Đại Lợi loại trừ Huawei và ZTE khỏi mạng 5G. Ấn Độ loại trừ các nhà sản xuất Trung Quốc khỏi cuộc thử nghiệm 5G, đồng thời cấm ứng dụng TikTok và WeChat của Bắc Kinh.

Trung Hoa tuy đất rộng, người đông, chiến cụ nhiều mà vẫn thua Mông Cổ, Nhật Bản, Anh Quốc, Bồ Đào Nha đến phải chịu đô hộ, hoặc cắt đất cầu thân. Chẳng cường quốc nào sợ khi phải tham chiến với Trung Quốc.

Hoa Kỳ điều động 3 Hải đội Xung kích Hàng không mẫu hạm tới khu vực Ấn Độ-Thái B́nh Dương. Từ 21/07/2020 một Hải đội Xung kích Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan đă tập trận chung với Nhật Bản, Úc Đại Lợi trên Biển Phi Luật Tân trong khi Hải đội Hàng không mẫu hạm USS Nimitz tập trận chung với Hải quân Ấn Độ tại Ấn Độ Dương nhằm cụ-thể-hoá hoạt động của “Bộ Tứ Kim Cương, QUAD”. Lời cảnh cáo này khiến Bắc Kinh phải rùng ḿnh nên chỉ có thể nói ngọng.

Trung Quốc đang tứ đầu thọ địch nên chỉ có hai sự lựa chọn: (1) Muốn chế độ tồn tại, Bắc Kinh phải tôn trọng chủ quyền của các nước khác, dù nhược tiểu hay cường quốc dựa theo luật pháp quốc tế. (2) Đơn phương giao đấu với cộng đồng quốc tế v́ chẳng có nước nào dám đứng chung với Trung Quốc, kể cả Việt Nam, Cuba, Bắc Triều Tiên mà kết quả có thể tiên đoán được.

Đại-Dương  

 

Trở lại