DI SẢN NGOẠI GIAO CỦA OBAMA

                                Đại-Dương

Tài liệu tham khảo:

Obama's foreign policy legacy still to be determined (AP)

Putin Zings Obama With Vicious Historical Insult (Obsever)

China’s Xi Vows to Defend Maritime Interests, Sovereignty in ’17 (Bloomberg)

South China Sea: Japan And Taiwan Send Their Own Strong Messages To Beijing (Forbes)

Russia flags war games with US ally Philippines (AFP)

Philippines was 'one-sidedly imbalanced in favour of the US', says new Filipino envoy to China (IBT)

The Guardian view on the Arab spring: it could happen again (Guardian)  

            DI SẢN NGOẠI GIAO CỦA OBAMA

                 Đại-Dương

Từ khi lên cầm quyền, Tổng thống Barack Obama đă đề ra và thực hiện “chính sách ngoại giao thông minh” để giải quyết mọi tranh chấp trên thế giới.

Hết hai nhiệm kỳ 4 năm, Obama đă để lại di sản ngoại giao không làm được và đă làm như thế nào qua nhận xét của cộng đồng quốc tế?

Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan lên án Tổng tư lệnh Obama đă thực thi chính sách ngoại giao không hữu hiệu làm cho Hoa Kỳ dễ bị tổn thương hơn trước năm 2009 và yếu hèn dưới mắt thiên hạ. Obama tự tán tụng về sự “can đảm ngoại giao” chỉ dẫn tới yếu hèn như nhận xét của tờ The Econimist. Ngoại giao cần hữu hiệu khi biết kết hợp với quân sự, kinh tế, văn hoá chứ không thể bằng lời nói suông.

Chủ tịch Tập Cận B́nh và Tổng thống Vladimir Putin đă kết hợp 3 yếu tố trên để đẩy Hoa Kỳ xa dần các vùng ảnh hưởng truyền thống tại Châu Á-Thái B́nh Dương, Châu Âu, Trung Đông, Nam Á.  

Sắp rời Toà Bạch Ốc, Tổng thống Obama đă từ chối quyền phủ quyết để bảo vệ đồng minh Israel trước Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc lên án việc xây khu định cư ở Tây Ngạn và Đông Jerusalem.

Tờ The Washington Post cho rằng Nghị quyết đó gây ra thiệt hại vô cùng nghiêm trọng v́ không thể gỡ bỏ mà thiếu sự bằng ḷng của Trung Quốc và Nga.

Ba thượng nghị sĩ của Đảng Cộng Hoà đă đệ tŕnh Dự luật Jerusalem Embassy and Recognition Act vào ngày họp đầu tiên của Quốc hội Hoa Kỳ sau cuộc bầu cử tháng 11-2016.

Kiểu ngoại giao thông minh của Obama đă không chấm dứt cuộc chiến ở Iraq và A Phú Hăn mà c̣n tạo ra nhiều cuộc xung đột đẫm máu khác tại Trung Đông, Bắc Phi, A Phú Hăn, Somalia.

Obama đă ném bom 7 quốc gia trong năm 2016, phần lớn sử dụng phi cơ không người lái, so với 3 thời W. Bush. Mỹ đang đối mặt với các nhà lănh đạo từng bị Toà Bạch Ốc xúi giục lật đổ. Tướng Abdel el-Sisi của Ai Cập, Tổng thống Ali Saleh của Yemen, Tổng thống Bashar al-Assad của Syria.

Số phận của Assad nằm trong tay Nga, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ chứ không phải đếm từng ngày như Obama đă khoác lác. Trong cuộc họp báo cuối năm lần chót, Tổng thống Obama biện minh: “Ngoại trừ chúng ta chơi xả láng và muốn chiếm Syria, chúng ta đang đối diện nhiều vấn đề”. Putin không cần sử dụng toàn lực lượng quân sự vẫn giải quyết được cuộc chiến Syria kéo dài 5 năm.

Các nhà lănh đạo Trung Đông, kể cả Benjamin Netanyahu của Israel cũng chỉ t́m đến Putin để kiếm giải pháp cho các vụ xung đột trong vùng. Họ như quên hẵn vai tṛ Tổng tư lệnh siêu cường Obama!

Hăng tin AP cho rằng v́ muốn kư Hiệp ước Nguyên tử Iran để ghi vào di sản mà Obama giao quyền chứng thực nguyên tử cho Teheran thay v́ thuộc thanh tra của Cơ quan Nguyên thử năng Quốc tế. Iran làm nhục 10 thủy thủ Mỹ khi trôi giạt trên Vịnh Á Rập (c̣n có tên Vịnh Ba Tư). Chính phủ Obama phải bỏ 400 triệu USD để chuộc các tù nhân Mỹ bị Iran giam giữ. Với 6,000 máy ly tâm được phép hoạt động, Iran có đủ thời gian tích trữ kiến thức và kinh nghiệm chế tạo vũ khí hoặc đầu đạn nguyên tử khi Hiệp ước hết hiệu lực vào thập niên tới.

Obama khôi phục quan hệ ngoại giao với Cuba, nhưng, không kèm theo cải tổ dân chủ và cải thiện nhân quyền nên Cuba sẽ chẳng khác ǵ Trung Quốc và Việt Nam.

Muốn kư cho bằng được Thoả ước Khí hậu Toàn cầu nên Obama chấp nhận cho Trung Quốc, có mức khí phát thải cao nhất thế giới, gấp đôi Hoa Kỳ, được tiếp tục mở rộng khí phát thải tới năm 2030.

Bị Putin bất thần sử dụng lực lượng không vũ trang để cưỡng chiếm Bán đảo Crimea của Ukraine và ủng hộ lực lượng ly khai tại Miền Đông nước này mà Obama áp lực cho Liên Âu đồng ư cấm vận kinh tế Nga từ năm 2014.

Mặc dù GDP của Nga được 2,200 tỉ USD vào năm 2013 đă tụt xuống 1,300 tỉ, nhưng, Putin không thay đổi suy tư chiến lược và lùi bước mà c̣n tăng cường đe doạ nghiêm trọng tới các quốc gia NATO giáp giới với Nga.

Obama vội vă trục xuất 35 nhà ngoại giao và gia đ́nh cùng lúc đóng cửa 2 cơ quan t́nh báo của Nga trên đất Mỹ bị Lănh sự Nga tại San Francisco chê “không đúng phép tắc ngoại giao”.

Putin tuyên bố không trả đũa v́ chẳng muốn rơi vào hạng ngoại giao hàng tôm hàng cá được tờ The Observer trích dẫn hôm 2 tháng 1 năm 2017. Putin dành th́ giờ chuẩn bị nói chuyện với Tân Tổng thống Donald Trump thay v́ phải mất th́ giờ với loại vịt què.

Putin cũng thắt chặt mối quan hệ kinh tế, quân sự, chiến lược với Tập Cận B́nh để làm suy yếu quyền lực của siêu cường Mỹ.

Đường lối ngoại giao của Tổng thống Obama đă thất bại rơ rệt thể hiện qua việc dư luận ngoại quốc ủng hộ nhiệt t́nh cho ứng viên Hillary Clinton. Họ hy vọng khi Hoa Kỳ có một vị tổng thống mới ưa khoác lác sẽ dễ lợi dụng hơn.

Tuy Obama tuyên bố “xoay trục” về Châu Á-TBD từ năm 2011 mà chỉ đơn thuần bằng ngoại giao nên bị Tập Cận B́nh bịp “Thái B́nh Dương rộng đủ cho hai cường quốc nên phải cư xử trong tinh thần giữa hai nước lớn”. Obama không phản đối nên đă bị các cường quốc hạng nh́ chỉ trích mà đành làm ngơ, nhưng, Tập Cận B́nh luôn công khai nhắc lại.

Trung Quốc cưỡng đoạt Scarborough Shoal của đồng minh Phi Luật Tân năm 2012 khi Obama làm trung gian yêu cầu Bắc Kinh và Manila rút tàu chiến khỏi nơi đó v́ lư do tránh băo. Lập tức, Bắc Kinh đưa tàu tái chiếm và kiểm soát. Manila đành ngậm đắng nuốt cay.

Năm 2014, Bắc Kinh đưa Giàn khoan HD-981 được gần 100 tàu các loại yểm trợ vào thăm ḍ trong Khu vực Đặc quyền Kinh tế Việt Nam mà Hoa Kỳ chỉ phản đối chiếu lệ buộc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phải van nài măi cũng chẳng được Tập Cận B́nh tiếp kiến.

Song song với hoạt động của HD-981, Bắc Kinh bắt đầu nẹo vét, bồi đắp 7 vị trí kiểm soát ở Spratly Islands (Nam Sa, Trường Sa). Hoa Thịnh Đốn tố cáo bằng các bức h́nh vệ tinh, nhưng, không có hành động cụ thể.

Khi 4 đảo nhân tạo ở Trường Sa được thành h́nh, Obama do dự măi mới chấp thuận để Đệ thất Hạm đội cho khu trục hạm tiếp cận như khi đi vào lănh hải của một quốc gia khác mà không phù hợp với điều kiện tự do hàng hải.

Tập Cận B́nh tuyên bố trong cuộc họp báo chung tại Hoa Thịnh Đốn “Trung Quốc cam kết không quân sự hoá Biển Nam Trung Hoa”.

Bộ Quốc pḥng Trung Quốc tuyên bố hôm 15-12-2016 đă đưa hệ thống pḥng thủ hoả tiễn và pḥng không trên 7 vị trí kiểm soát ở Trường Sa gồm cả 3 phi trường lớn tại Đảo Chữ Thập, Đảo Vành Khăn và Đảo Xu Bi đủ sức đón các phi cơ quân sự hạng nặng. Những cầu cảng lớn có thể tiếp nhận các chiến hạm 5,000 tấn.

Trung Quốc tuyên bố chỉ lắp đặt vũ khí mang tính chất pḥng thủ tại Hoàng Sa cũng như Trường Sa. Nhưng. Các chuyên gia quân sự quốc tế đều coi đó như các cứ điểm quân sự hùng hậu nhất trên Biển Đông cũng như tạo mối đe dọa trực tiếp và bất ngờ đối với của quyền các quốc gia duyên hải Đông Nam Á. 

Hải quân Nga chuẩn bị tập trận với Hải quân Phi Luật Tân chứng tỏ Putin đang muốn mở rộng địa bàn hoạt động tới Biển Đông sẽ đặt cho Trump một chọn lựa “hợp tác hoặc đối đầu với cả Nga lẫn Trung Quốc trên Biển Đông”.

Di sản ngoại giao của Tổng thống Barack Obama chỉ có thể kết luận: “khoác lác làm mất mặt siêu cường Hoa Kỳ”.

                                     Đại-Dương

Trở lại