Đi vào lịch sử

Kư Thiệt

 

Ngày thứ tư, 15 tháng 1 vừa qua, bà Nancy Pelosi, chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, đă kư văn thư chuyển lên Thượng viện hai bộ luật luận tội Tổng thống Donald Trump và công bố danh danh tánh bảy dân biểu đảng Dân Chủ được gọi là “quản đốc đàn hặc” (impeachment manager) đóng vai tṛ buộc tội tại các phiên xét xử sẽ diễn tại Thượng viện được dư trù bắt đầu từ ngày 21 tháng 1 tới đây.

Buổi lễ kư‎ bản văn này đă diễn ra long trọng tại hội trường Hạ viện mà bà Pelosi nói là: “Tầm mức quan trọng đang tạo ra vụ án vững mạnh tối đa có thể được để duy tŕ và bảo vệ Hiến pháp của chúng ta nhằm truy t́m sự thật cho người dân Mỹ.”

Image result for PELOSI WITH the signed gold pens"

Pelosi phân phát “bút vàng” cho các”đồng chí” Hạ viện

Ngày 18 tháng 12 năm ngoái, ông Trump đă bị Ha viện “đàn hặc” (impeach) sau một cuộc bỏ phiếu theo lằn ranh phe đảng với hai tội: lạm quyền và ngăn cản cuộc điều tra của Quốc hội. Sau đó, thay v́ chuyển lên Thượng viện hai bộ điều lệ luận tội tổng thống (articles of impeachment) để xét xử theo quy định của Hiến pháp, bà Pelosi đă giữ lại ở Hạ viện suốt bốn tuần lễ để làm áp lực đ̣i Thượng viện phải theo thủ tục do bà đưa ra.

Cuối cùng, bà Pelosi đă nhượng bộ, không cố đ̣i thao túng cả Thượng viện nữa, và ngày 15 tháng 1 vừa qua đă chuyển hai bộ điều lệ đàn hặc lên Thượng viện mà bà nói rằng ông Trump “đă bị truất quyền vĩnh viễn. Không ai có thể xóa bỏ điều đó.”

Sau đó, hai bộ điều lệ đàn hặc đă được chuyển giao lên Thượng viện do một phái đoàn gồm bảy viên “quản đốc đàn hặc” và thư kư Hạ viện được một vệ sĩ dẫn đường, dù đoạn đường tới Thượng viện chỉ dài có 25 mét từ phía bên này sang phía bên kia của Điện Capitol. Bà Pelosi gọi biến cố này là Hạ viện đă “bước qua một ngưỡng cửa rất quan trọng trong lịch sử nước Mỹ.”

Cùng ngày hôm đó, tại Ṭa Bạch Ốc, cách  Điện Capitol vài khu phố, cũng đă diễn ra một biến cố “đi vào lịch sử” nước Mỹ: Tổng thống Trump và Phó Thủ tướng Trung cộng Liu He kư tên vào Thỏa hiệp Thương mại “đợt một” sau gần hai năm trải qua một cuộc “thương chiến” căng thẳng khi hai nước leo thang áp đặt thuế quan hàng trăm tỉ đô-la trên hàng nhập cảng từ hai bên.

Thỏa hiệp này gồm 86 trang kêu gọi nước Tàu đỏ gia tăng mua thêm sản phẩm của Hoa Kỳ, trong đó có đậu nành và xe hơi, trị giá hơn 200 tỉ đô-la vào hai năm tới đây. Thỏa hiệp cũng hạn chế việc Bắc kinh buộc các công ty Mỹ làm ăn tại Tàu phải tiết lộ những kỹ thuật của họ và  ngăn cấm Bắc kinh phá giá đồng Nhân dân tệ để hưởng lợi bất chánh.

TT Trump gọi thỏa hiệp này là một “bước tiến khổng lồ” đặt hai quốc gia  trên con đường “hướng về một tương lai giao thương công bằng và đôi bên đều có lợi, có qua có lại.”

Ông Trump nói như trên trong khi bắt tay Phó Thủ tướng Trung cộng đặc trách về giao thương, và các viên chức cao cấp khác của nước Tàu tại buổi lễ kư kết trong căn pḥng phía Đông của Ṭa Bạch Ốc. Thỏa hiệp này sẽ có hiệu lực trong ṿng 30 ngày, và cũng sẽ “đi vào lịch sử nước Mỹ”, như một dấu mốc về cuộc tranh thương giữa hai nước.

Nhưng, buổi lễ này đă cho thấy sự trái ngược nổi bật với những ǵ đang đồng thời diễn ra tại Hạ viện về việc “đàn hặc” ông Trump mà bà Pelosi cũng gọi là “đang đi vào lịch sử” nước Mỹ.

Trong buổi lễ kư‎ kết thỏa hiệp giao thương với nước Tàu cộng, có lúc ông Trump dừng lại nửa chừng bài phát biểu dài hàng tiếng đồng hồ của ông để nhắc nhở các dân biểu có mặt trong buổi lễ nên trở về Điện Capitol để bỏ phiếu về việc gửi các điều lệ luận tội tổng thống lên Thượng viện! Ông nói: “Vài dân biểu có lẽ cần phải bước ra khỏi pḥng và bỏ phiếu – về cuộc đàn hặc gian trá.”

Ông Trump nói thêm rằng trong nhiều năm vừa qua, các chính trị gia Mỹ đă để cho nước Tàu “trấn lột” (pillage) nền kinh tế Mỹ, với sự thâm thủng chồng chất lên tới gần 5 tỉ đô-la thiếu hụt với Bắc kinh kể từ khi nước Tàu gia nhập Tổ chức Mậu dịch Thế giới (World Trade Organization) vào năm 2001.

TT Trump nói: “Có lẽ đó là lư do lớn nhất đă khiến tôi ra tranh cử tổng thống. Việc ấy phải là một sự lưỡng lợi hỗ tương chắc chắn.”

Ông Trump cho biết thỏa hiệp đạt được gồm cả “những điều khoản bảo vệ tài sản tinh thần” lần đầu tiên được đặt ra, và đây là thỏa hiệp đầu tiên với nước Tàu  kể từ khi Tổng thống Nixon thiết lập bang giao với Bắc kinh vào năm 1972. Tiến sĩ Henry Kissinger, ngoại trưởng  Mỹ vào lúc ấy khi ông Nixon là tổng thống, được xếp ngồi trên hàng ghế đầu tại buổi lễ hôm ấy ở Ṭa Bạch Ốc.

Với tất cả những khác biệt về tính chất, ư nghĩa và nội dung, buổi lễ kư thỏa ước giao thương với Tàu cộng cũng có một một thủ tục giống như buổi lễ kư văn kiện chuyển giao hai bộ điều lệ đàn hặc từ Hạ viện lên Thượng viện. TT Trump đă dùng nhiều cây bút để kư và sau đó trao tặng những người đă góp công tạo ra thỏa hiệp ấy đứng vây quanh sau lưng ông tổng thống, mỗi người một cây bút để làm kỷ niệm.

Bà Pelosi cũng đă làm như vậy, nhưng việc “tặng bút” của bà chủ tịch Hạ viện đă trở thành đề tài cho những chỉ trích và chế giễu. Trước tiên là từ phía những người ủng hộ ông Trump và phía đảng Cộng Ḥa. Nghị sĩ Mitch McConnell (Cộng ḥa-Kentucky), lănh tụ Khối Đa số tại Thượng Viện, đă đả kích việc tặng bút của bà Pelosi như là bằng chứng của sự thiên vị mà ông ta và những người ủng hộ ông Trump đă từ lâu cáo buộc trong tiến tŕnh đàn hặc ông Trump.

Ông McConnell đă nói về hai tá bút đen nạm vàng có khắc tên bà Pelosi đặt trên một chiếc khay bạc, và để bà chủ tịch Hạ viện có thể sử dụng tất cả mọi cái bút để kư vào văn kiện, bà chỉ cầm mỗi cây bút để “vẽ” một chữ lên giấy rồi lại cầm cây bút khác để “vẽ” chữ khác! Sau đó, bà Pelosi cầm cái đĩa bạc lên chia hai tá bút cho những dân biểu đảng Dân Chủ đang bao quanh bà như chia sẻ nhau “niềm vui đại thắng”để giữ làm kỷ niệm khi vụ đàn hặc này “đi vào lịch sử nước Mỹ”. Và, Nghị sĩ McConnell kết luận: “Đây là một cuộc tŕnh diễn có tính cách phe đảng rơ rệt từ lúc khởi đầu cho đến khi chấm dứt”.

Image result for PELOSI WITH the signed gold pens"

Chuyện tranh căi về vụ tặng bút đă nổ lớn trong khi phe Cộng Ḥa tiếp tục buộc tội phe Dân Chủ đă theo đuổi cuộc đàn hặc chỉ là nỗ lực nhằm hủy bỏ kết quả cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.

Về phần ông Trump, đă nhắc đi nhắc lại rằng ông ta không làm điều ǵ sai trái, và luôn luôn nói rằng cú điện đàm của ông với Tổng thống Ukraine Zelenski là “tuyệt hảo”.

Hạ viện đă đàn hặc TT Trump qua một cuộc bỏ phiếu mà không có phiếu nào của đảng Cộng Ḥa, cáo buộc ông lạm quyền và ngăn trở cuộc điều tra của Hạ viện. Dân biểu Adam Schiff, chủ tịch Ủy ban T́nh báo Hạ viện đă nói trước cuộc bỏ phiếu về lư do cần phải truất quyền tổng thống của ông Trump: “Tổng thống Trump đă đặt lợi ích riêng tư của ông ta trên lợi ích quốc gia, trên an ninh quốc gia của chúng ta, và nếu không được chặn đứng, ông ta sẽ làm như vậy nữa. Biện pháp ngăn ngừa thích hợp, thật ra chỉ có một biện pháp ngăn ngừa, là bản án kết tội và trục xuất ra khỏi nhiệm sở của Tổng thống Donald Trump.”

Nhưng, một viên chức chính quyền đă bác bỏ lời cáo buộc nặng nề của Dân biểu Schiff và nói như sau: “Những điều luật để truất quyền ông Trump là những điều  yếu nhất trong lịch sử quốc gia, lưu ư mọi người rằng ông Trump đă không bị buộc tội vi phạm một luật đại h́nh hay tiểu h́nh nào . Những điều luật đàn hặc này đáng bị hủy bỏ ngay tại ngưỡng cửa Thượng Viện.”

Phiên xử về vụ đàn hặc TT Trump được bắt đầu tại Thượng viện vào ngày thứ ba, 21 tháng 1 tuần này, đúng hai tuần lễ trước ngày ông tổng thống đọc Phúc tŕnh Liên bang 2020 (State of the Union) hàng năm (thứ ba 4.2.2020)  trước lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ.

Ngày 20.12.2019, bà Pelosi, chủ tịch Hạ viện, dựa theo quy định của Hiến Pháp, đă gửi văn thư mời TT Trump và ông Trump đă nhận lời. Chuyện “trớ trêu” này cũng sẽ đi vào lịch sử nước Mỹ: Bà chủ tịch Hạ viện đă dùng mọi quyền lực chính trị để truất quyền ông Trump khỏi chức vụ tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ. Bây giờ, trong khi Thượng viện đang xét xử th́ chính bà chủ tịch đă “long trọng” mời tổng thống tới Quốc Hội, đứng trước mặt bà để lên tiếng đọc bài diễn văn quan trọng nhất trong năm cho hàng ngàn nhân vật quan trọng nhất nước Mỹ nghe mà sẽ có nhiều lúc ông tổng thống phải ngưng lời khi cử tọa đồng loạt đứng dậy, vỗ tay như sấm và kéo dài mấy phút. Chưa kể hàng chục triệu người sẽ xem trực tiếp truyền h́nh tại nhà.

Vụ xét xử đàn hặc tại Thượng viện được dự trù sẽ diễn ra trong khoảng một tuần lễ, nhưng có thể sẽ kéo dài hơn. Ít nhất có một dân biểu đảng Cộng Ḥa đề nghị Tổng thống Trump nên hoăn cái Thông điệp Liên bang tới sau khi vụ xử tại Thượng viện xong xuôi.

Nhưng, các viên chức trong hành pháp đă gạt bỏ những ‎ư kiến về sự dời ngày đọc Thông điệp Liên bang của TT Trump. Một viên chức hành pháp cao cấp nói với các phóng viên báo chí: “Một cách tuyệt đối vụ này sẽ không quá hai tuần. Chúng tôi nghĩ vụ này nghiêng hẳn về phía tổng thống, Thượng viện sẽ không thấy có bất cứ sự cần thiết nào để phải dùng hết số thời gian ấy cho vụ này.”

Nghị sĩ Lindsey Graham, Cộng Ḥa – South Carolina, chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện, nói với “Fox News Sunday” hôm Chủ Nhật 19 tháng 1 rằng ông ta đă bỏ kế hoạch để hủy bỏ trước khi xét xử vụ đàn hặc TT Trump v́ thiếu sự ủng hộ của phe Cộng Ḥa, và thay vào bằng sự thúc đẩy vụ xét xử khởi đầu và kết thúc càng nhanh càng tốt.

Image result for Lindsey Graham"

Nghị sĩ Graham, một trong những người hậu thuẫn TT Trump mạnh nhất,  tin rằng các nghị sĩ Cộng Ḥa tại Thượng viện vẫn đoàn kết đủ để tha bổng ông Trump vào lúc kết thúc phiên xử. Phiên xử sẽ kéo dài bao lâu, chưa ai biết, và ông Graham không xác nhận mà cũng không phủ nhận tin Nghị sĩ McConnell, thủ lănh Khối Đa số tại Thượng viện có chương tŕnh kéo dài các phiên xử 12 tiếng đồng hồ một ngày để các dân biểu đảng Dân Chủ ở Hạ viện có thể tŕnh bày xong các luận cứ của họ trong ngày thứ tư 22 tháng 1.

Đảng Dân Chủ muốn gọi thêm nhân chứng, nhưng Nghị sĩ Graham cảnh cáo nếu họ làm điều đó th́ phe Cộng Ḥa cũng sẽ gọi những nhân chứng của bên biên hộ, như Hunter Biden. Ông nói rằng vụ này kết thúc càng nhanh th́ càng tốt cho nước Mỹ và ông Trump đang trông đợi ngày 4 tháng 2 để lên tiếng trước lưỡng viện Quốc hội trong Thông điệp Liên bang và nói với dân Mỹ ông sẽ làm ǵ cho năm 2020 và cho bốn năm sắp tới.

Về mặt báo chí, truyền thông Mỹ cũng tự tuyên bố đă “đi vào lịch sử” cùng với vụ đàn hặc qua những tường tŕnh thiên vị không ngừng nghỉ những ǵ diễn ra tại Hạ viện suốt mấy tháng vừa qua và c̣n đang tiếp tục, nào là những màn diễn xuất đầy kịch tính của các ông bà dân biểu, nào là tặng nhau những cây bút mạ vàng làm kỷ niệm, nào là những câu tuyên bố nẩy lửa bất ngờ, phô mặt mỉm cười trước rừng máy ảnh và máy quay phim…

Về mặt tài chánh, cuộc đàn hặc TT Trump là một sản phẩm đắt tiền. Theo sự tính toán cẩn thận của Tổ chức Heritage Foundation, Hạ viện (do đảng Dân Chủ kiểm soát) đă đốt hơn một triệu đô-la mỗi tháng tiền dân đóng thuế cho các thủ tục đàn hạc, riêng về tiền thù lao luật sư và nhân viên văn pḥng chuẩn bị cho các buổi điều trần của nhân chứng, chưa kể tiền giờ phụ trội của Cảnh sát tại Điện Capitol, chi phí di chuyển của các nhân chứng, chi phí về phía hành pháp…

Dân biểu McCarthy, Cộng Ḥa – California, trưởng Khối Thiểu số tại Hạ viện, đă phát biểu thay cho cử tri: “Tất cả mọi người trên đất nước này phải nổi giận trước sự lừa bịp, lăng phí và lạm quyền mà họ thấy từ những người Dân Chủ với đa số tại đây. Hàng triệu đô-la đă chi ra, vô số th́ giờ đă mất cho sự thù hận không nguôi đối với vị tổng thống này.”

Nghi sĩ Marsha Blackburn nói thêm với Fox News: “Việc của chúng tôi không phải là mở rộng vụ đàn hặc. Việc của chúng tôi là duyệt xét những ǵ họ chuyển lên, và đó chính là công việc chúng tôi sẽ làm. Chúng tôi sẽ làm việc đó theo phương thức thiết thực. Chúng tôi sẽ công bằng với tổng thống và với những thủ tục, và chúng tôi sẽ đặt vụ này phía sau lưng chúng ta.” Bà nghị sĩ nói những người của phe Dân Chủ đă chính trị hóa vụ này và kết luận: “Dân Mỹ đă bệnh và mệt v́ đàn hặc rồi!”

Kư‎ Thiệt

Trở lại