ĐỊnh kiẾn dỄ tác đỘng tỚi tri thỨc

Đại-Dương

 

Tài liệu tham khảo:

Trump tariffs put China trade deal further out of reach (Nikkei)

China Slams Trump's ‘Flip-Flop’ on Tariffs as Trade Spat Worsens (Bloomberg News)

How ZTE Ended Up in the Middle of a U.S.-China Trade War (Bloomberg News)

White House to impose 25% tariff on $50bn worth of Chinese goods (Guardian)

US-China Trade Relations: White House Says $50 Billion Worth Of Chinese Goods Subject To 25% Tariff (IBT)

Hysteria and pragmatism? Just another day in trade war saga (Asia Times)

US to impose limits on some Chinese visas (AP)

Ivanka Trump Abruptly Leaves Call After Question About China Trademarks (NYT)  

 

ĐỊnh kiẾn dỄ tác đỘng tỚi tri thỨc

Đại-Dương

Kể từ khi doanh nhân Donald Trump đắc cử chức Tổng thống Hoa Kỳ thứ 45 đă tạo ra cuộc chiến tư tưởng gay gắt khắp thế giới.

Phần lớn bênh và chống dựa vào định kiến hơn sự kiện nên lắm khi sự thật bị bẻ cong cho khớp với quan điểm từng phe, từng người.

Trump bị cáo buộc không có kinh nghiệm chính trị. Nhưng, đă có tổng thống Mỹ xuất thân từ giới tướng lănh được dân chúng chọn.

Doanh nhân, chính trị gia, tướng lănh của Hoa Kỳ đều học chung nguyên tắc quản trị (management), chỉ khác về khả năng ứng dụng. Doanh nhân Trump ở vị thế yếu từng thương lượng thành công với nhiều quốc gia khi đầu tư th́ sao bảo thiếu kỹ năng ngoại giao.

Không phải Donald Trump bất thần nhảy ra tranh cử mà đă tạo ra một bộ tham mưu nghiên cứu và chuẩn bị từ lâu. Không một doanh nhân thành đạt nào mà hành động thiếu kế hoạch được nghiên cứu kỹ lưỡng và chu đáo trên phương diện tiến, thoái, hoà, chiến.

Trump bị chỉ trích không có chiến lược Châu Á-Thái B́nh Dương, chiến lược kinh tế toàn cầu, chiến lược an ninh thế giới. 

Sau một năm cầm quyền, Tổng thống Donald Trump đă công bố Chiến lược An ninh Quốc gia xác định Trung Quốc và Nga là hai “đối thủ chiến lược” thay cho danh hiệu “đối tác chiến lược” được duy tŕ qua nhiều đời tổng thống Mỹ. Trump vẫn b́nh thản đối phó với Chủ tịch Tập Cận B́nh và Tổng thống Vladimir Putin bất chấp sự đả kích quyết liệt từ phe thất cử lẫn nhóm “mất lợi ích toàn cầu”, ngay cả trong thời kỳ “trăng mật 100 ngày” dành cho tân tổng thống.

Dù Tổng thống Barack Obama tiếp nhận quyền lực trong an b́nh mà măi hơn ba năm sau mới đề xướng “Chính sách Xoay trục hoặc tái cân bằng” Châu Á-Thái B́nh Dương.

Chính sách này giống như con hổ giấy khi chạm mặt với rồng Trung Quốc đang phun lửa trên hai Biển Đông Trung Hoa và Biển Nam Trung Hoa (SCS).

Năm 2012, Bắc Kinh cưỡng chiếm Băi cạn Scarborough của Phi Luật Tân v́ Obama kém cỏi; 2013, công bố Vùng Nhận dạng Pḥng không (ADIZ) bao trùm Nhóm đảo Senkaku của Nhật Bản và đá ngầm Socotra của Đại Hàn; 2014, đưa dàn khoan nước sâu HD 981 vào hoạt động trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Việt Nam; 2015, xây 7 đảo nhân tạo tại Spratly Islands (Hoàng Sa, Tây Sa); hoàn tất việc quân-sự-hoá toàn bộ SCS mặc dù năm 2013, Tập cam kết với Obama sẽ không làm.

Chính sách xoay trục ngập ngừng, hoặc không có chương tŕnh hành động cụ thể của Chính phủ Obama đă tạo điều kiện cho Tập giành ưu thế quân sự trên Biển Nam Trung Hoa, đồng thời, gây phân hoá ASEAN bằng đe doạ quân sự và giăng bẫy nợ, làm mất niềm tin giữa ASEAN và Hoa Kỳ. Obama cho phép 4 chuyến Tự do Hải hành (FONOP) quanh các đảo nhỏ của Nhóm Hoàng Sa và Trường Sa trong t́nh trạng “thông qua vô hại” như công nhận chủ quyền thuộc về Trung quốc nên Bắc Kinh cấp tốc xây dựng các cứ điểm quân sự đủ khả năng kiểm soát và thiết lập Vùng Nhận diện Pḥng không thực tế trên Biển Nam Trung Hoa. Mỹ không thể triệt hạ các cứ điểm quân sự của Trung Hoa trên SCS, ngoại trừ lúc chiến tranh.

Tổng thống Donald Trump không thể hô hào chiến tranh với Trung Quốc khi chưa có ưu thế quân sự và thiếu đồng minh đáng tin nên đang đẩy mạnh hai hoạt động cụ thể: (1) Gia tăng phương tiện chiến tranh hiện đại tới Đông Á. Tăng cường các cuộc tập trận trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương. Phối hợp với Nhật Bản và vài nước Âu Châu nâng cao khả năng pḥng vệ cho các quốc gia duyên hải Đông Nam Á. Bổ nhiệm Đô đốc Phil Davidson làm Tư lệnh Lực lượng Mỹ tại Thái B́nh Dương. Vị này từng tuyên bố “chỉ có chiến tranh mới ngăn Trung Quốc độc chiếm Biển Đông”. Nhất quyết duy tŕ an ninh và bảo vệ luật pháp quốc tế. (2) Tái tạo lại Bộ Tứ (Mỹ, Nhật, Úc, Ấn) làm nền tảng cho Chiến lược “Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương Tự do và Cởi mở” để đối đầu với chính sách bành trướng bá quyền của Trung Quốc trên hai mặt trận quân sự và kinh tế. Anh, Pháp cũng bắt đầu hợp tác để bảo vệ luật pháp quốc tế trên SCS. Không xen vào vấn đề nội trị để dễ dàng huy động các quốc gia duyên hải Đông Nam Á tham gia hoạt động chống bành trướng bá quyền Trung Quốc.

Với món nợ công trên 20,000 USD so với GDP 19,000 USD nhờ  Obama đă bơm 10,000 tỉ USD do chủ trương đem tiền của dân đi mua tiếng thơm cho cá nhân theo kiểu “mượn hoa cúng Phật” nên Trump chưa tiến hành chiến tranh kinh tế cùng Trung Quốc. Cũng không thể làm ngơ để Bắc Kinh tiếp tục kiểu thương mại bất chính gây thiệt hại tới Hoa Kỳ và nhiều nước khác.

Do đó, Trump chọn cách “trừng phạt kinh tế” liên quan đến các vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế, và đâm đơn kiện lên Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO).

Một vụ kiện lên WTO sẽ mất nhiều năm và rất tốn kém trong khi đó Trung Quốc vẫn tiếp tục thương mại bất chính. Dù thua kiện, Bắc Kinh cứ thu lợi càng nhiều hơn.

Trừng phạt kinh tế nhắm vào những vi phạm mà Bắc Kinh cam kết khi gia nhập WTO như không mở cửa thị trường, không giảm mà lại tăng lĩnh vực kinh tế quốc doanh, không dân-chủ-hoá, không cho phép thành lập Công đoàn Độc lập, bắt buộc chuyển giao kỹ thuật, đánh cắp tài sản trí tuệ và sáng chế …

Kể từ ngày 15-06-2018, Hoa Kỳ sẽ đánh thuế quá quan 25% đối với một số hàng hoá của Trung Quốc tổng cộng 50 tỉ USD do vi phạm luật pháp thương mại quốc tế. Trung Quốc tuyên bố trả đũa bằng 60 tỉ USD hàng nông phẩm và nhiên liệu của Hoa Kỳ dù cho các công ty Mỹ không hề vi phạm luật pháp quốc tế. 

Lập tức, Tổng thống Trump ra lệnh nghiên cứu gói trừng phạt kinh tế Trung Quốc trị giá 100 tỉ USD. Bắc Kinh thề trả đũa, nhưng, chưa công bố chi tiết mà lo tiếp tục đàm phán kinh tế Mỹ-Trung.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết kể từ 11 tháng 6 chỉ cấp chiếu khán một năm cho sinh viên Trung Quốc theo học các ngành người máy, chế tác công nghệ cao, hàng không v́ phục vụ cho kế hoạch Made in China vào năm 2025 của Bắc Kinh. 

Công ty Sản xuất Thiết bị Viễn thông (ZTE Corp), có 75,000 nhân viên, lớn thứ nh́ của Trung Quốc đă bán công nghệ Mỹ cho Iran năm 2016, vi phạm lệnh cấm vận của Hoa Kỳ nên bị phạt khoảng 3.1 tỉ USD. Sản phẩm của ZTE cần 30% cơ phận từ các công ty Mỹ nên có thể phá sản nếu bị Tổng thống Trump cấm bán cơ phận trong 7 năm.

Tập thương lượng sẽ tiếp tục mua nông sản và nhiên liệu của Hoa Kỳ để cho Trump cho ZTE sống lại với điều kiện phải chịu phạt 1.2 tỉ USD.

Trump phải xuống thang để bảo vệ công ăn việc làm cho các hăng cung cấp Qualcomm Inc, Intel Corp, và các thấu kính quang học từ Lumentum Holdings Inc, Acacia Communications Inc. Đồng thời, làm cho kinh tế Hoa Kỳ từ từ hồi phục.

Người ta nghi ngờ Ivanka Trump, thứ nữ của Tổng thống được Bắc Kinh ưu đăi có thể rơi vào trường hợp “mâu thuẫn lợi ích”. Dĩ nhiên, chẳng ai bác bỏ âm mưu của Tập Cận B́nh, nhưng, chắc các luật sư phụ tá Ivanka Trump sẽ không để t́nh trạng này xảy ra.

Có lẽ, sản phẩm của Ivanka được Bắc Kinh chấp nhận bản quyền như bắt đầu việc mở cửa thị trường cho mọi công ty ngoại quốc.

Chỉ có Trump mới dám đơn phương phạt một tập đoàn lớn của Trung Quốc. Các cường quốc Châu Âu dù bị Trung Quốc chèn ép vẫn chỉ than phiền.

Tấm gương này làm cho các công ty ngoại quốc cũng như Hoa Kỳ không dám mạo hiểm bán hoặc chuyển giao công nghệ hiện đại cho Trung Quốc.

Chính phủ Trump ra đ̣n kinh tế mà không gây ra chiến tranh kinh tế như dư luận thế giới xôn xao v́ Hoa Kỳ chỉ trừng phạt những vi phạm mà các nước trên thế giới không dám ho he với Bắc Kinh.

Tổng thống Donald Trump lần lượt khép Chủ tịch Tập Cận B́nh vào khuôn khổ luật pháp quốc tế mà Trung Quốc đă phê chuẩn không những mang lại lợi ích cho Hoa Kỳ mà cả thế giới.

                                  Đại-Dương

Trở lại