Đừng đánh giá TT Trump chỉ dựa trên bề ngoài

Trọng Thành 

Sự kiện chính quyền Mỹ buộc phải cắt giảm nhiều hoạt động do Quốc Hội lưỡng viện không thông qua được ngân sách liên bang, đúng vào dịp tổng thống Mỹ mừng một năm vào Nhà Trắng, là chủ đề lớn của báo Le Monde hôm nay. T́nh trạng mâu thuẫn, hỗn loạn cao độ trong chính quyền Mỹ dưới sự lănh đạo của tổng thống Donald Trump là điều đă rơ ràng, nhưng xă luận của Le Monde cũng cảnh báo « các đối thủ » của tổng thống Mỹ sẽ phạm phải sai lầm chết người, nếu không chú ư đến những ǵ mà chính quyền Trump thực sự đă làm trên b́nh diện đối nội, cũng như đối ngoại.

Bài « Đừng đánh giá Donald Trump dựa trên bề ngoài » nhấn mạnh là một chính quyền ít tuân thủ các quy tắc truyền thống như chính quyền của ông Trump chỉ có thể gây ra hỗn loạn, tại Hoa Kỳ cũng như ở mọi nơi trên thế giới. Kể từ khi lên nắm quyền đến nay, tổng thống Mỹ ở trong t́nh trạng bên bờ vực, liên tục đứng trước nguy cơ bị mất tính chính danh, thậm chí có khả năng bị phế truất, đặc biệt do hồ sơ Nga thao túng bầu cử Mỹ. Dư luận cũng liên tục đặt câu hỏi về « sức khỏe tâm thần » của nguyên thủ Mỹ.

Tuy nhiên, nếu bị hút vào những khía cạnh nói trên, người ta sẽ quên đi một điều là « tỉ phú bất động sản Donald Trump đă chiến thắng trong một cuộc bầu cử », về thực chất là « cuộc đua tranh dân chủ », chứ không phải là một cuộc đánh giá về năng lực và tư cách. Được bầu cho một nhiệm kỳ bốn năm, và vừa được bác sĩ của Nhà Trắng đánh giá là có sức khỏe « tuyệt vời », ông Donald Trump hiện đang nhắm đến một nhiệm kỳ tổng thống thứ hai, ở ngưỡng cửa 2020.

Xă luận Le Monde nhận xét là, cho dù phong cách cầm quyền đặc biệt của ông Trump gây nhiều náo loạn, tổng thống Mỹ cũng đă đạt được một số mục tiêu của ḿnh trong giai đoạn nắm quyền đầu tiên, như cải cách thuế, thắt chặt quy định về nhập cư, bổ nhiệm ồ ạt các thẩm phán liên bang cho nhiều thập niên tới. Và đặc biệt là, cho dù bị mất ḷng dân chưa từng thấy trong 12 tháng cầm quyền đầu tiên, Donald Trump vẫn là tổng thống của một nền kinh tế « đang tăng trưởng ». Ông Trump một ngày nào đó rất có thể sẽ được coi là người có công lớn vực dậy nền kinh tế Mỹ, thành tích mà cho đến nay Donald Trump vẫn phải chia sẻ với tiền nhiệm Obama, người mà ông ta vốn « ghét cay, ghét đắng ».

Theo Le Monde, cũng cần chú ư đến « một số bóng đen » che phủ bức tranh kinh tế sáng sủa nói trên. Đó là nghi án Nga can thiệp tiếp tục đeo bám Nhà Trắng, là quyết tâm của ông Trump liên tục thách thức « các thế cân bằng quốc tế mong manh » với « những trắc nghiệm gây sốc », từ vấn đề cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, thương mại quốc tế, hay hồ sơ hạt nhân với Iran, xung đột Israel-Palestine. Tóm lại, khuyến nghị của Le Monde là có rất nhiều hồ sơ cần được xem xét kỹ lưỡng để đánh giá được đúng « ông Trump đă làm ǵ, và ông ta là người như thế nào », hơn là để bị thu hút vào « các huyên náo », sau các thông điệp sáng sớm của tổng thống Mỹ trên mạng Twitter ưa thích.

« Ba trở ngại » nội bộ với tổng thống Mỹ

Vẫn về tổng thống Mỹ Donald Trump, mục « Thảo luận » của Le Monde giới thiệu quan điểm của hai nhà nghiên cứu. Ông Denis Lacore, chuyên gia về chính trị Mỹ (Học viện Chính trị Paris), nhận xét là hiện thời đảng Cộng Ḥa vẫn dành sự ủng hộ cho tổng thống Trump, nhưng trong cuộc bầu cử Quốc Hội Mỹ giữa kỳ vào cuối năm nay, phần thắng có thể sẽ thuộc về đảng Dân Chủ.

Chuyên gia Pháp ghi nhận « ba trở ngại lớn » trong hệ thống chính trị Mỹ mà tổng thống Trump phải đối mặt. Thứ nhất là, đảng Cộng Ḥa không có đủ 60 /100 ghế tại Thượng Viện để phê chuẩn các quyết định của tổng thống. Thứ hai là tư pháp liên tục đưa ra các biện pháp ngăn cản những biện pháp bị coi là vi hiến của nguyên thủ, và thứ ba là tính chất liên bang của nước Mỹ khiến chính quyền các tiểu bang có thể đưa ra các quyết định đi ngược lại quyết tâm của Washington.

Các hệ phái Phúc Âm : « Khối cử tri vững chắc » của Donald Trump

Về phần ḿnh, giáo sư chính trị Samuel Goldam, Đại học George Washington, đánh giá : tổng thống Trump đă không làm được ǵ đáng kể, nhưng ngược lại ông ta có được sự hậu thuẫn của « một khối cử tri vững chắc ». Nhà chính trị học Mỹ nêu bật một số nghịch lư như nhiều cử tri dành sự ủng hộ cho Donald Trump, không phải v́ đồng ư với các ư tưởng của tổng thống Mỹ, mà v́ « phong cách nói thẳng tuột » của ông ta.

Nhà chính trị học đại học Washington cũng nhấn mạnh đến sự ủng hộ lớn dành cho Donald Trump từ phía các lực lượng bảo thủ trong các phái Tin Lành Phúc Âm. Các giáo phái Phúc Âm, đă trở nên thiểu số trên đất Mỹ từ nhiều thập niên nay, đang cần đến một người bảo trợ, họ cảm thấy tổng thống Trump mang lại điều này. « Donald Trump – biểu tượng mới của nước Mỹ Phúc Âm » là một phóng sự của Le Figaro hôm nay.

Trở lại