ĐÚNG/SAI TRONG MỐI QUAN HỆ MỸ-TRUNG SUỐT 40 NĂM QUA

Đại-Dương 

 

Tài liệu tham khảo:

By abandoning Asia's multilateral organizations, US empowers China (Nikkei)

Ripple effects of US retreat in NE Asia (Asia Times)

Chinese Spy Defects to Australia, Provides Unprecedented Account of Beijing’s Influence Operations Overseas (Epoch Times)

Trump Would Be Making a ‘Mistake’ If He Doesn’t Support Hong Kong Bill: GOP Senator (Epoch Times)

China Vents Outrage Upon US Passage of Hong Kong Bill (EW)

Trump’s National Security Advisor and the Future of US-China Relations (National Interest)

 

ĐÚNG/SAI TRONG MỐI QUAN HỆ MỸ-TRUNG SUỐT 40 NĂM QUA

Đại-Dương

Trong bài “By abandoning Asia's multilateral organizations, US empowers China” trên The Nikkei ngày 21/11/2019, Giáo sư James B. Steinberg ca tụng chính sách ngoại giao tại Châu Á cũng như toàn cầu của Tổng thống Barack Obama và cho rằng Chính quyền Donald Trump sẽ suy nghĩ lại về cái giá phải trả cho cách tiếp cận kiêu căng đối với chủ nghĩa đa phương khu vực.

James Steinberg bắt đầu sự nghiệp chính trị bằng cách tham gia chiến dịch tranh cử của Ứng viên Tổng thống Jimmy Carter năm 1977; được bổ nhiệm vào chức Giám đốc Soạn thảo Chính sách của Bộ Ngoại giao (1994-1996), Phó Cố vấn An ninh Quốc gia (1996-2001) cho Tổng thống Bill Clinton; được Ngoại trưởng Hillary Clinton bổ nhiệm vào chức vụ Phó Ngoại trưởng chính, Steinberg thi hành “Chiến lược Trấn an, Strategic Reassurance” trong mối quan hệ Mỹ-Trung: “Hoa Kỳ chào đón sự trỗi dậy của Trung Cộng trong khi Bắc Kinh trấn an Hoa Kỳ và các nước láng giềng sẽ không gây xung đột lợi ích với họ”.

Hơn nữa thế kỷ qua, chính sách ngoại giao, kinh tế toàn cầu đối với Trung Cộng đă không phục vụ cho lợi ích thiết thực của Hoa Kỳ và thế giới do tập đoàn tinh hoa Mỹ quá kiêu ngạo nên đánh giá hời hợt tham vọng của giới lănh đạo Bắc Kinh.

Năm 1971, Hoa Kỳ không phản đối Trung Cộng trở thành 1 trong 5 quốc gia có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hiêp Quốc. Từ đó, Bắc Kinh làm suy yếu khả năng giải quyết các vấn đề quốc tế thông qua Hội đồng Bảo An LHQ, nếu không phục vụ quyền lợi của Trung Cộng, dù cho rất phi lư.

Sau khi Liên Sô tan ră năm 1991 và Đệ tam Quốc tế đă đi vào lịch sử th́ Đặng Tiểu B́nh áp dụng chính sách “Ẩn ḿnh Chờ thời” khiến cho phần lớn chính trị gia và giới tinh hoa thế giới áp dụng đường lối “phát triển kinh tế kéo theo thay đổi chính trị”. Do lời hứa không tiền bảo chứng của Bắc Kinh mà Tây Phương và Nhật Bản đă đổ tiền đầu tư hàng 100 tỉ USD mỗi năm, chuyển giao khoa học kỹ thuật thông qua hơn 50,000 kỹ sư ngoại quốc làm việc tại Hoa Lục.

Các vị tổng thống Mỹ thuộc Đảng Dân Chủ như Jimmy Carter (1977-1981), Bill Clinton (1993-2001), Barack Obama (2009-2017) đă giúp Trung Cộng trở thành mối đe doạ lớn nhất trên thế giới hiện nay.

Năm 1978, Carter tuyên bố cắt giảm 2/3 quân Mỹ ở Đại Hàn giúp cho Đặng Tiểu B́nh bớt một mối lo từ Hoa Kỳ để tập trung thực hiện chính sách “Bốn Hiện-đại-hoá”.

Thoả thuận Thương mại Mỹ-Trung năm 2000 được Tổng thống Bill Clinton kư và Quốc hội phê chuẩn tạo điều kiện cho Trung Cộng gia nhập Tổ Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001 làm cho công việc chế tạo ở Hoa Kỳ giảm 5 triệu và ngày càng nhiều hơn trái với hy vọng tăng trưởng của Clinton.

Mọi chính sách ngoại giao của Tổng thống Barack Obama với lời lẽ bóng bẩy mà kết quả trái ngược. Năm 2012, Obama làm trung gian hoà giải để các chiến hạm của Trung Cộng và Phi Luật Tân đang đối đầu tại Băi Cạn Scarborough cùng rút đi tạo điều kiện cho Bắc Kinh cưỡng đoạt Scarborough của Phi Luật Tân khiến cho dân chúng xứ này hận tới thấu xương qua lời lẽ thô tục của Tổng thống Rodrigo Duterte (2016-) khi đề cập tới Tổng thống Obama.

Tổng thống Obama không có biện pháp cụ thể để ngăn Trung Cộng đưa giàn khoan vào Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Việt Nam năm 2014. Bắc Kinh khởi đầu đào bới và đắp 7 đảo nhân tạo tại Trường Sa mà 3 trở thành các cứ điểm quân sự. Vào giai đoạn khởi đầu rất dễ ngăn cản mà Tổng thống Obama đă bất động v́ lỡ hứa với Tập Cận B́nh chia đôi Thái B́nh Dương khi gặp riêng tại California như đôi bạn thân. Obama tin lời hứa của Tập “không quân-sự-hoá” Biển Nam Trung Hoa, nhưng, sự thực tế trái ngược mà vị Tổng tư lệnh Siêu cường duy nhất thế giới cứ ngu ngơ. Kiểu “tự do hàng hải, FONOP” thời Obama rất hiếm hoi và không đúng nguyên tắc quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) nên hàm ư công nhận chủ quyền đảo của Bắc Kinh!

Cho đến lúc doanh nhân Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ th́ mới gia tăng gấp bội FONOP theo đúng quy định của UNCLOS và ngăn không cho Bắc Kinh bố trí thêm vũ khí trên hai nhóm đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Thoả ước Đối tác Thương mại Xuyên Thái B́nh Dương (TPP) chỉ có lợi nếu mọi đối tác đều tuân thủ nghiêm chỉnh quy tắc của WTO. Thực tế, Bắc Kinh đă chuyển hăng xưởng, kỹ thuật lạc hậu và ô nhiễm, mua lại, liên doanh với các đối tác TPP cho nên mọi lợi nhuận và kỹ thuật của Tây Phương sẽ chảy về Hoa Lục. Tổng thống Obama lấy quyền Hành pháp để thương lượng mà không chịu sự giám sát của Lập pháp nên TPP kư xong vẫn chẳng được phê chuẩn.

Thoả thuận Tiến bộ và Toàn diện cho TPP (CPTPP) được trao cho Nhật Bản để làm đối trọng với Thoả ước Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) do Bắc Kinh chủ xướng gồm 10 nước ASEAN, Trung Cộng, Nhật Bản, Đại Hàn, Ấn Độ, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan. Hôm 04/11/2019, Ấn Độ chính thức tuyên bố không gia nhập RCEP làm mất hy vọng về một Thoả thuận chiếm 30% GDP toàn cầu và một nửa dân số thế giới.

Bắc Kinh sử dụng hối lộ và áp lực quân sự, ngoại giao buộc các nước khác tuân theo các quyết định của Trung Cộng nên nhiều dân tộc đă phải ngậm đắng nuốt cay v́ bút sa gà chết. Do đó, đàm phán đa phương chỉ là một mỹ từ giúp cho Trung Cộng từng bước thống trị nền kinh tế toàn cầu. Khi đó, các dân tộc đều trở thành công nhân và người tiêu thụ sản phẩm “Made in China” dù được sản xuất bất cứ nơi nào trên quả địa cầu.

Hoa Kỳ đă góp phần chính để h́nh thành WTO phục vụ cho thương mại đa phương từ 75 năm trước. Nhưng, Bắc Kinh đă không thi hành 3 cam kết căn bản: tư doanh giữ vai tṛ chủ đạo nền kinh tế quốc dân, thành lập Công đoàn tự do, dân-chủ-hoá thể chế chính trị. Giữa tháng 11-2019, Bắc Kinh tuyên bố sẽ tiếp tục tài trợ cho các tập đoàn kinh tế nhà nước. Bắc Kinh tuyên bố sẽ cho thành lập Công đoàn Tự do mà chưa ai biết theo kiểu nào. Từ năm 2020, Bắc Kinh thực thi “Hệ thống Tín dụng Xă hội” trên toàn Hoa Lục nhằm kiểm soát mọi hành vi của quốc dân để thưởng hoặc phạt. Bắc Kinh cũng áp dụng hệ thống này đối với các công ty nước ngoài hoạt động tại Hoa Lục.

Khoảng 20 quốc gia làm ăn với Trung Cộng có nguy cơ rơi vào “bẫy nợ” mà đă 5 nước đă lọt vào bẫy nợ buộc phải cầm thế đất đai hoặc đặc quyền khai thác tài nguyên cho Bắc Kinh.

T́nh trạng hâm nóng toàn cầu vẫn được tiếp tục tranh căi trong giới khoa học quốc tế. Tuy nhiên, làm giảm khí thải toàn cầu cần phải thực hiện mà tại sao Tổng thống Trump lại đơn phương rút khỏi Thoả ước Thay đổi Khí hậu Paris: (1) Obama không chịu sự giám sát của Quốc hội khi thương thảo nên không được phê chuẩn. Đă không được phê chuẩn th́ phải huỷ bỏ. (2) Trung Cộng chiếm 30% số lương khí thải toàn cầu so với 15% của Hoa Kỳ, 9% của Ấn Độ, nhưng, Trung Cộng và Ân Độ cùng nhiều nước khác tha hồ sử dụng than đá (tạo nhiều khí thải nhất) cho tới năm 2030 trong khi Hoa Kỳ và Châu Âu có phương pháp giảm thiểu khí thải từ than đá lại không được sử dụng. Các tài liệu nghiên cứu mới nhất chứng minh lượng khí thải toàn cầu tăng nhanh sau khi Thoả ước Paris được kư kết. (3) Chỉ có Obama góp 1 trong số 3 tỉ USD đă hứa vào quỹ thực hiện thoả ước 100 tỉ USD. Các nước khác chỉ nằm chờ sung rụng!  

Khi Barack Obama chẳng c̣n ǵ để lợi dụng th́ Tập Cận B́nh ra lệnh không đón đầy đủ lễ nghi lúc Obama đến họp Thượng đỉnh G-20 tại Hàng Châu vào tháng 9-2016. Tất cả các nhà lănh đạo quốc gia lớn, nhỏ đều được Bắc Kinh trăi thảm đỏ đón tiếp tận cầu thang máy bay. Tổng thống Obama phải chui từ cửa sau chiếc Air Force One và viên chức tiếp tân Trung Cộng quát nạt các viên chức cao cấp lẫn phóng viên tháp tùng.

Chính quyền Donald Trump không chủ trương thống trị thế giới nên chưa hề chiếm đất hoặc đồng hoá các dân tộc khác như Trung Cộng đă làm tại Tây Tạng, Tân Cương theo kiểu thời đại Mông Cổ.

Hoa Kỳ đang cố thuyết phục thế giới hăy chọn con đường bảo vệ lợi ích dân tộc và tuân hành nghiêm chỉnh các quy định quốc tế để cùng tạo ra môi trường đáng sống cho con người trên trái đất.

Được như vậy, thế giới sẽ có một nền thương mại đa phương, b́nh đẳng, hỗ tương (có qua có lại) mà không bị chèn ép, bóc lột để từng cá nhân trong cộng đồng nhân loại được quyền thăng tiến. Và, một môi trường dân chủ thực sự phục vụ quyền lợi của mọi dân tộc. Và, không có dân tộc này thống trị dân tộc khác. Mọi con người sinh ra đều b́nh đẳng.

Đại-Dương

Trở lại