Lá phiếu cho Trump của người Mỹ trắng

Đoàn Hưng Quốc

 
Nền dân chủ Hoa Kỳ được xây dựng trên lá phiếu của giai cấp trung lưu và thợ thuyền người da trắng; người thiểu số tuy có góp phần nhưng chỉ gần đây và với vai tṛ khiêm tốn (trừ người da đen với phong trào Civil Rights thập niên 1960). Gánh nặng xây dựng và bảo vệ trật tự toàn cầu (world order) do Mỹ đảm nhận cũng nhờ vào sự hậu thuẫn của dân da trắng. Lư do đơn giản v́ cấu trúc xă hội và trật tự thế giới từ sau Thế Chiến Thứ Hai đă giúp giai cấp trung lưu bản xứ có cuộc sống ngày càng sung túc, đồng thời tạo cơ hội cho thành phần lao động tin rằng nếu họ chịu khó làm việc theo luật chơi (work and play by the rule) sẽ bước vào giới trung lưu. Nhưng nay người Mỹ trắng trung lưu và thợ thuyền ồ ạt bỏ phiếu cho Trump khiến người ta không khỏi quan tâm cho nền dân chủ và trật tự thế giới mà Hoa Kỳ dày công xây dựng.

Lá phiếu cho Trump thể hiện sự phẫn nộ của người Mỹ trắng rằng mô h́nh xă hội bị dàn dựng (rigged) bất lợi cho họ: người da trắng bị đẩy lùi ra khỏi hai vùng ven biển Đông và Tây trù phú (California, New York,…); GDP của Hoa Kỳ và thương mại thế giới tăng vọt nhưng lợi tức của các gia đ́nh trung lưu đứng khựng lại trong suốt 25 năm nay [1]; giới trung lưu đóng thuế ngày càng nhiều nhưng gánh nặng về bảo hiểm sức khỏe và giáo dục cho con cái vẫn tăng nhanh trong khi các quyền lợi an sinh xă hội bị người di dân lạm dụng; giai cấp thợ thuyền bị thất nghiệp hàng loạt v́ công ăn việc làm bị mang sang Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam,… thương mại toàn cầu giúp củng cố các nhà cầm quyền độc tài ở Trung Đông và Á Châu, đồng thời giúp các đại gia Trung Quốc, Nga, Việt Nam ồ ạt đổ tiền đi du lịch, cho con đi du học và bơm giá địa ốc ra khỏi tầm tay của dân bản xứ. Sau hết, người Mỹ trắng khi lên tiếng nói lên sự công phẫn của họ lại bị lên án kỳ thị, bảo hộ và chủ nghĩa dân túy.

Một điều cần được quan tâm thêm nữa là nền dân chủ Hoa Kỳ được xây dựng trên cơ sở Cơ Đốc Giáo (Christian-Judaism) trong khi sự đóng góp từ các nền văn hóa Nam Mỹ, Á Đông, Phật Giáo, Ấn Độ Giáo, Hồi Giáo, v.v. tuy đa dạng nhưng khiêm tốn. Chính nền tảng xă hội này ngày nay cũng bị thách thức bởi khuynh hướng tự do phóng khoáng (liberalism) ủng hộ phá thai, LGBTQ, nền chính trị xuôi ḍng (political correctness), tinh thần ḥa hợp (tolerance) và chủ nghĩa đa văn hóa (multi-culturalism). Nói một cách khác, người di dân đến Hoa Kỳ được khuyến khích phô trương nét đặt thù văn hóa và tôn giáo, nhưng đồng thời nhà nước và luật pháp lại giới hạn khắc khe những thể hiện Cơ Đốc Giáo và niềm tự hào của người bản xứ trong học đường và xă hội với lư do chống áp đặt giá trị tôn giáo và kỳ thị màu da [2].

Nước Mỹ được xây dựng bởi người di dân để rồi những người đến trước và sau cùng nhau xây dựng một xă hội tốt đẹp cho mọi người. Nhưng ngày nay người dân bản xứ cảm thấy một số đông di dân mới góp phần rất lớn xây dựng xă hội, nhưng một số đông c̣n lại đem theo nhiều tệ đoan như lạm dụng an sinh xă hội, không chịu ḥa đồng, đe dọa an ninh (Hồi Giáo bảo thủ) và đe dọa nền văn hóa bản xứ. Người Mỹ trắng đang dần trở thành thiểu số trên chính quê hương của họ mà c̣n bị mắng nhiếc rằng đây là một trào lưu không chuyển đổi.

Nói trắng ra, khi chủ nhà mời khách vào nhà, dọn ăn, rồi sau đó khách tuyên bố rằng vài chục năm nữa sẽ chiếm căn nhà, chắc chắn chủ nhà sẽ nổi giận.

Không phải người Mỹ trắng nào cũng bỏ phiếu cho Trump. Thành phần gọi giới quyền lực (elite) nắm vai tṛ chủ chốt trong chính quyền, thương mại, truyền thông, học đường, cổ vơ cho toàn cầu hóa (globalization) trật tự thế giới (world order) và chính sách di dân rộng răi. Người Mỹ ở hai vùng ven biển chủ trương đa văn hóa (multi-culturalism), đa bản sắc (multi-identities), LGBTQ, tự do phá thai, chống mọi thể hiện Cơ Đốc Giáo và nền văn hóa của người Mỹ trắng nhưng đ̣i b́nh đẳng cho Hồi Giáo và các sắc tộc thiểu số. Hai thành phần này vừa có phương tiện tài chánh lại nắm các kênh truyền thông ḍng chính (mainstream media) nên trong 25 năm từ sau Chiến Tranh Lạnh đă ảnh hưởng lên chính sách ngoại giao và đối nội của các chính quyền Clinton (Dân Chủ, 1993-2001), Bush (Cộng Hoà, 2001-2009), Obama (Dân Chủ, 2009-2016). Tuy giữa hai đảng vẫn có nhiều tranh chấp, nhưng tựu trung vẫn nằm trong khung toàn cầu hóa, đón nhận di dân và đa văn hóa. Cho đến khi có Internet (Twitter, Facebook…) sang bằng thông tin và giúp người bản xứ trong các vùng Trung-Mỹ nói lên sự phẫn nộ của họ.

Cuộc bầu cử năm 2016 là một cơn chấn động chính trị v́ Trump với chủ trương “Nước Mỹ trên hết” đă đi ngược lại chính sách của ba đời tiền nhiệm và quan điểm chính trị của giai cấp quyền thế (elite) từ tả (liberalism) đến hữu (neo-conservatism). Chủ yếu đây là sự rạn nứt giữa người Mỹ trắng gần giống như cuộc Nội Chiến 1861-65 khi miền Nam chủ trương có nô lệ trong khi miền Bắc chống nô lệ, c̣n nay h́nh ảnh tương lai cho nước Mỹ rất khác nhau giữa hai vùng ven biển và khu vực miền Trung nước Mỹ.

Đa số người Mỹ trắng ngày nay không kỳ thị, không chống toàn cầu hóa và di dân. Nhưng họ phải bảo vệ quyền lợi của ḿnh và muốn thấy nền văn hóa bản xứ được tôn trọng. Những người bỏ phiếu cho Trump cũng kinh hoàng với hành vi và những tuyên bố của ông này, nhưng Trump lại lắng nghe và nói ngôn ngữ của họ. Có thể Trump sẽ không đáp ứng được nguyện vọng của họ nhưng ông đă thổi bùng lên sự công phẫn mà nếu giai cấp quyền thế và trí thức vẫn tiếp tục thái độ thầy đời (paternalistic) sẽ c̣n xâu xé xă hội và đe dọa cho nền dân chủ Hoa Kỳ.

***

[1] Trái với lợi tức của các gia đ́nh trung lưu Mỹ trắng không tăng th́ lợi tức của các sắc dân di cư nhảy vọt. Thí dụ tiêu biểu một gia đ́nh gốc Việt khi mới qua Mỹ nhận trợ cấp xă hội hay đi làm với đồng lương tối thiểu nhưng sau 5-10 năm khi con cái có bằng cấp kỹ sư, luật sư, bác sĩ th́ lợi tức gia đ́nh tăng vọt 5-10 lần nhiều hơn.  

Trở lại