Mưu đồ của Tập cận b́nh thông qua

      cuộc duyệt binh trên biển nam trung hoa

    Đại-Dương

 

Tài liệu tham khảo:

Xi Makes Surprise Visit to Fleet in South China Sea Drill (AFP)

Xi Presides Over China’s Largest-Ever Naval Operation (Reuters)

China's naval parade in South China Sea showcases growing prowess of navy: State media (Strait Times)

Xi reviews China’s biggest naval parade ‘in 600 years’ (Asia Times) 

 

            Mưu đồ của Tập cận b́nh thông qua

      cuộc duyệt binh trên biển nam trung hoa

                                        Đại-Dương

Chủ tịch Tập Cận B́nh diện bộ chiến phục đứng ở Khu trục hạm CNS Changsha, tối tân nhất của Hải quân Trung Quốc, để duyệt khán cuộc diễn binh đồ sộ nhất trong ṿng 600 năm qua trên Biển Nam Trung Hoa hôm 12-04-2018. Sau đó, lực lượng Hải quân sẽ tập trận bằng đạn thật tại Eo biển Đài Loan vào ngày 18 có thể ảnh hưởng thế nào tới t́nh h́nh thế giới và trong vùng?

                Phô trương sức mạnh

Cuộc thao dượt gồm 10,000 binh sĩ, 48 chiến hạm, 76 phi cơ và sáu tàu ngầm nguyên tử, kể cả hai chiếc được trang bị hoả tiễn đạn đạo liên lục địa.

Theo Tân Hoa Xă, hơn phân nửa số chiến hạm tham dự đă được đưa vào hoạt động sau khi Tập Cận B́nh lên cầm quyền. Khu trục hạm CNS Changsha tối tân nhất, trọng tải 7,623 tấn được đưa vào hoạt động từ 2015, trang bị 64 bệ phóng dọc có chứa tên lửa pḥng không tầm xa HHQ-9 và tên lửa hành tŕnh chống hạm YJ-18 hoặc YJ-83. Hoả lực của Lớp 052D này tương đương với năm bảy chiếc cùng kiểu trước kia gộp lại.

Từ CNS Changsha, Tập Cận B́nh quan sát bốn chiến đấu cơ phản lực J-15 cất cánh từ Tàu Sân bay Liêu Ninh, và theo dơi bảy nhóm tác chiến thực hiện các nhiệm vụ đổ bộ, chống-hàng không mẫu hạm, phản kích tàu ngầm, tấn công vào hệ thống pḥng thủ và cơ sở tiếp liệu trên bờ.

Tập Cận B́nh ban hành chỉ thị: “Việc xây dựng một lực lượng Hải quân hàng đầu thế giới chưa bao giờ khẩn thiết như hiện nay, binh sĩ phải trung thành tuyệt đối vào Đảng Cộng sản. Quân đội Giải phóng Nhân dân nên phát triển lực lượng Hải quân, xây dựng hệ thống tác chiến trên biển hiện đại và tăng cường khả năng thi hành nhiệm vụ quân sự đa dạng”.

Giới chuyên gia quân sự Trung Quốc nhận định Hải quân đă gia tăng khả năng phối hợp và nối kết mọi yếu tố trong nhiệm vụ tác chiến nên có thể hoạt động viễn dương gồm có tàu ngầm nguyên tử và Hải đội Tác chiến Liêu Ninh … Hải quân có thể thực hiện các cuộc hành quân từ tấn công chiến lược tới đổ bộ … Hải quân Trung Quốc đă nhanh chóng và tiếp tục bắt kịp Hải quân Mỹ về khả năng hành quân và công nghệ.

     Mưu đồ chiến lược của Bắc Kinh

Thứ nhất, do mưu đồ thống trị thế giới nên Trung Quốc cần Biển Nam Trung Hoa (SCS) làm chiếc ao nhà để thao dượt lực lượng Hải quân trước khi tranh hùng khắp các đại dương.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên SCS dựa theo “quyền lịch sử” không hề có trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) mà Bắc Kinh từng góp phần xây dựng. Xuất phát từ đó mà Trung Quốc bác bỏ Phán quyết ngày 12-07-2016 của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) để tiếp tục coi SCS như thuộc chủ quyền của Trung Quốc bất chấp sự phản đối và chỉ trích của các quốc gia liên quan và dư luận quốc tế.

Bắc Kinh cáo buộc Hoa Kỳ quân-sự-hoá SCS v́ gia tăng hoạt động tuần tiễu và thao dượt chung với một số quốc gia trong vùng. Chiến hạm Mỹ hoạt động trong vùng biển quốc tế được UNCLOS quy định và thường xuyên thao dượt với các nước khác liên quan đến những vấn đề nhân đạo, thiên tai, chống khủng bố và hải tặc mà không xâm phạm chủ quyền, quyền-chủ-quyền, quyền tài phán của bất cứ quốc gia nào quanh SCS.

Ngược lại, Trung Quốc đă cướp đảo, biển do các quốc gia khác tuyên bố chủ quyền và đang trấn giữ nên hoàn toàn bất-hợp-pháp chiếu theo luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Bắc Kinh c̣n xây dựng bảy đảo nhân tạo mà ba trở thành các cứ điểm quân sự hùng hậu tại Spratly Islands (Trường Sa, Nam Sa), đe doạ trực tiếp các quốc gia Đông Nam Á và hải lộ quốc tế.

Thứ hai, Bắc Kinh phát triển sức mạnh Hải quân để buộc các quốc gia duyên hải Đông Nam Á phải thực hiện chính sách “gác tranh chấp cùng khai thác” nhằm độc quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên, song song với chính-thức-hoá yêu sách chủ quyền vốn bị PCA bác bỏ thẳng thừng. Phi Luật Tân đă đầu hàng. Việt Nam nhượng bộ. Mă Lai Á lấp lững. Brunei quá bé.

Thứ ba, mưu đồ chiến lược của Hải quân Trung Quốc đă không tính tới các tử huyệt: (1) Từ Đệ nhị Thế chiến đến nay, Hải quân Trung Quốc chưa giao chiến với bất cứ cường quốc biển nào nên khả năng điều động, tính toán chiến thuật, phản ứng cấp thời khi hải chiến chưa được tích luỹ thành kinh nghiệm. Kinh nghiệm của Hải quân Trung Quốc chỉ nằm trong điều kiện “quân ta đánh quân ḿnh” nên tất yếu phải lúng túng lúc giao tranh. (2) Truyền thống nối dơi tông đường làm cho binh sĩ trở thành miệng hùm gan sứa.

  Phản ứng của các nước liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp

Thứ nhất, các cường quốc biển đă bày tỏ thái độ cứng rắn. Bộ Tứ gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc Đại Lợi, Ấn Độ đang thảo luận các biện pháp đối đầu với Trung Quốc trên các mặt trận quân sự và kinh tế theo “Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương tự do và cởi mở” do Tổng thống Donald Trump xướng xuất. Họ gia tăng hoạt động quân sự, kể cả thắt chặt t́nh đồng minh và đối tác chiến lược với các quốc gia trong khu vực này. Nhiều quốc gia đang cứu xét việc gia nhập vào chiến lược của Bộ Tứ v́ không muốn bị Trung Quốc chèn ép, doạ nạt, cưỡng đoạt. Mỹ, Nhật, Úc đă tăng cường lực lượng Hải quân hiện đại tại SCS nhằm duy tŕ an ninh hàng hải và trợ giúp đồng minh, đối tác cải thiện năng lực quốc pḥng.

Pháp và Anh đă bắt đầu tham gia vào kế hoạch “tự do hàng hải” trên SCS.

Thứ hai, các nước Đông Nam Á vẫn chưa dứt khoát chọn lựa giữa chủ quyền, quyền-chủ-quyền, quyền tài phán với lợi ích kinh tế nên mong chờ Tây Phương, Nhật Bản, Úc Đại Lợi, Ấn Độ tăng cường lực lượng để bảo vệ an ninh và ổn định cho ASEAN. Không nước nào có thể trợ giúp nếu ASEAN chỉ nghĩ tới lợi ích riêng tư mà quên việc bảo vệ chủ quyền, quyền-chủ-quyền, quyền tài phán được quy định rơ ràng trong UNCLOS.

Ngược lại, Đài Loan bị Bắc Kinh coi như một tỉnh ly khai, tuy bị Trung Quốc đe doạ bằng tập trận đạn thật tại eo biển rộng 100 km vẫn chuẩn bị sẵn sàng đối phó, không run sợ. Nữ Tổng thống Thái Anh Văn lên chiến hạm đi thị sát hoạt động pḥng thủ và sẽ công du ngoại quốc v́ tin tưởng Quân đội Đài Loan đủ sức đương đầu với Quân đội Giải phóng Nhân dân.

Chống chính sách bành trướng, bá quyền của Trung Quốc không phải nhiệm vụ riêng của quốc gia nào v́ khi Bắc Kinh thống trị thế giới th́ “hoạ da vàng” không c̣n là con ngáo ộp để doạ con nít mà thảm hoạ sẽ chụp lên đầu nhân loại.

Hăy đoàn kết chặt chẽ nếu muốn loài người được sống trong an b́nh và thịnh vượng.

                                         Đại-Dương  

 

Trở lại