Mỹ trừng phạt Iran : Những tập đoàn nào có liên quan và có nguy cơ gánh lấy rủi ro ǵ ?

RFI 

 

  media
Tổng thống Mỹ kư sắc lệnh tuyên bố rút Hoa Kỳ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran 2015. Washington, ngày 08/05/2018.REUTERS/Jonathan Ernst/File Photo

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày thứ Ba 08/05/2018 thông báo rút Hoa Kỳ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và cam kết ban hành « các lệnh trừng phạt kinh tế ở mức cao nhất ». Nếu như những nước khác có tham gia kư kết đang t́m cách duy tŕ thỏa thuận, quyết định này của tổng thống Mỹ đe dọa nhiều doanh nghiệp có quan hệ làm ăn với Iran.

Thứ nhất, nội dung của thỏa thuận hạt nhân Vienna là ǵ ?

Sau 21 tháng thương thuyết căng thẳng giữa Iran và nhóm « 5+1 », tức bao gồm năm nước thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc là Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Mỹ, cộng thêm Đức, bản « Kế hoạch hành động chung toàn diện » đă được kư vào ngày 14/07/2015. Văn bản này dự kiến tái lập trao đổi thương mại với Iran và phục hồi nền kinh tế Iran để đổi lấy việc nước này từ bỏ chương tŕnh vũ khí nguyên tử.

Một cách cụ thể, thỏa thuận Vienna phong tỏa trong ṿng 10 năm chương tŕnh hạt nhân Iran và cấm Teheran làm giầu chất uranium ở một mức độ nào đó, có thể dẫn sử dụng cho quân sự. Nghĩa là, chương tŕnh hạt nhân của Iran không được dỡ bỏ hoàn toàn mà chỉ bị giới hạn. Mặt khác, Iran phải chấp nhận để cho Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế (AIEA) giám sát chặt chẽ các cơ sở hạt nhân của ḿnh và mở một cuộc điều tra về chương tŕnh hạt nhân trước đó của nước này. Đổi lại, một phần lệnh cấm vận, hiện đang bóp nghẹt nền kinh tế Iran, được dỡ bỏ.

Thỏa thuận đạt được mở ra nhiều triển vọng mới cho các doanh nghiệp phương Tây, và đặc biệt là châu Âu và các doanh nghiệp này đă vội vă lao vào thị trường có đến 80 triệu dân này. Trao đổi thương mại giữa Liên Hiệp Châu Âu và Iran tăng gấp 3 lần trong ṿng 2 năm, từ 7,7 tỷ euro trong năm 2015 lên đến 21 tỷ vào năm 2017.

Thứ hai, tổng thống Mỹ Donald Trump muốn ǵ ?

Ngay từ khi vận động tranh cử, Donald Trump đă không ngừng chỉ trích thỏa thuận được thương lượng dưới thời người tiền nhiệm Barack Obama, là một thỏa thuận « tồi tệ nhất mà Hoa Kỳ chưa bao giờ kư ». Sau nhiều lần dọa dẫm, tổng thống Mỹ cuối cùng đă thông báo hôm mồng 08/05 rút Hoa Kỳ ra khỏi thỏa thuận này trong một bài phát biểu trên truyền h́nh.

Được Ả Rập Xê Út và Israel ủng hộ, chủ nhân Nhà Trắng muốn gây áp lực với Iran, buộc nước này chấm dứt chương tŕnh tên lửa đạn đạo, các « hoạt động khủng bố trên thế giới » và « ngăn chặn hoạt động đe dọa của nước này trên toàn khu vực Trung Đông ».

Để làm điều đó, tổng thống Mỹ đă dùng đến đ̣n bẩy kinh tế. Donald Trump tuyên bố : « Chúng tôi sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế ở mức cao nhất », đồng thời ông dọa rằng « Tất cả những quốc gia nào giúp đỡ Iran trong công cuộc phát triển vũ khí hạt nhân cũng có thể phải hứng chịu đ̣n trừng phạt nặng nề của Mỹ ».

Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ John Bolton nói thêm, việc tái lập các lệnh trừng phạt của Mỹ có hiệu lực « ngay tức th́ » đối với các hợp đồng mới và những doanh nghiệp nào đă hoạt động tại Iran có vài tháng để « ra đi ». Theo bộ Tài Chính Mỹ, thời hạn rút lui này kéo dài từ 3 đến 6 tháng.

Doanh nghiệp nào từ chối tuân thủ mệnh lệnh của Hoa Kỳ có nguy cơ lănh lấy sự trừng phạt từ phía Mỹ. Chính quyền Washington dựa vào nguyên tắc « ngoài lănh thổ » trong luật pháp của Hoa Kỳ cho phép nước này trừng phạt các doanh nghiệp nước ngoài nào vừa có trao đổi mậu dịch với Hoa Kỳ hay sử dụng đồng đô la để giao dịch vừa có làm ăn với những quốc gia bị cấm vận. Chính với danh nghĩa nguyên tắc này mà ngân hàng BNP-Paribas của Pháp đă bị phạt 8,9 tỷ đô la năm 2014.

Thứ ba, những doanh nghiệp lớn nào có liên quan ?

Các hăng chế tạo và lắp ráp máy bay Boeing của Mỹ và Airbus của châu Âu, những hăng lẽ ra có thể giúp cho Iran hiện đại hóa đội bay dân sự già cỗi của họ, đặc biệt bị đe dọa trước việc Hoa Kỳ quyết định rút ra khỏi hiệp định hạt nhân Iran. Hăng Boeing năm 2016 đă kư với hăng hàng không quốc gia Iran Air một hợp đồng cung cấp 80 chiếc máy bay với tổng trị giá 16,6 tỷ đô la và với hăng Aseman một hợp đồng trị giá 3 tỷ đô la cho 30 chiếc. Dù biết rằng việc hủy những hợp đồng này có thể làm mất hàng chục ngàn việc làm tại Mỹ, nhưng tập đoàn Boeing tuyên bố sẽ tuân thủ theo quyết định của Washington.

Về phần ḿnh, hăng Airbus cho biết có nhiều đơn đặt hàng cho 100 chiếc máy bay với nhiều hăng hàng không Iran khác nhau, với tổng giá trị là 10 tỷ đô la. Có một điều tất yếu là hăng chế tạo và lắp ráp hàng không châu Âu này đă bị vướng vào lệnh cấm vận của Hoa Kỳ, do tập đoàn có nhiều nhà xưởng tại Mỹ và một lượng lớn linh kiện lắp đặt trong các máy bay do hăng chế tạo, được sản xuất tại Mỹ.

Tương tự, nhiều chi nhánh của tập đoàn công nghiệp General Electric đă kư kết nhiều hợp đồng trị giá hàng chục triệu đô la để khai thác các mỏ khí đốt và phát triển sản phẩm hóa dầu cũng bị liên can. Hăng Total của Pháp, liên kết với tập đoàn dầu khí Trung Quốc CNPC, đă kư một thỏa thuận đầu tư 5 tỷ đô la nhằm khai thác mỏ dầu South Pars.

Thông báo của Hoa Kỳ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran c̣n đe dọa nhiều tập đoàn chế tạo, lắp ráp xe hơi của châu Âu. Từ Volkswagen của Đức, Renault (Pháp) do sự hiện diện của hăng liên kết Nissan tại Mỹ, cho đến hăng Peugeot (Pháp).

Một số hăng hàng không châu Âu như British Airway (Anh) và Lufthansa (Đức) đă nối lại tuyến bay thẳng đến Teheran có nguy cơ phải chấm dứt hoạt động nếu muốn tiếp tục tự do nối tuyến bay xuyên Đại Tây Dương. Ngành kinh doanh khách sạn cũng không ngoại lệ. Từ chuỗi khách sạn Accor của Pháp cho đến chuỗi Melia Hotels International của Tây Ban Nha và tập đoàn Rotana Hotels của Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập, dù đă đi vào hoạt động hay vừa có ư định đều phải xem xét lại chính sách đầu tư.

Đó là chưa kể đến tất cả những doanh nghiệp nào muốn đến đầu tư tại Iran có nguy cơ bị các ngân hàng lớn từ chối cho vay tín dụng do e sợ phải bị gánh lấy những đ̣n trừng phạt của Hoa Kỳ.

Cuối cùng, những doanh nghiệp này có nguy cơ hứng lấy những rủi ro ǵ ?

Các h́nh thức trừng phạt hiện chưa rơ ràng nhưng theo như cam kết của phủ tổng thống Pháp, châu Âu đang tính mọi cách và sẽ ráo riết thảo luận với Hoa Kỳ về các lệnh trừng phạt nhằm bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp châu Âu đang hoạt động tại Iran. Trong số các hướng đi được nhắm đến, có giải pháp duy tŕ các quyền cho các doanh nghiệp nào đă đi vào hoạt động và quyền « miễn trừ ».

Bởi v́ những nước khác có tham gia kư kết thỏa thuận Vienna dường như đă tỏ ra quyết tâm duy tŕ văn bản này. Tổng thống Iran Hassan Rohani cho biết sẵn sàng thảo luận với châu Âu, Nga và Trung Quốc để nghiên cứu làm thế nào có thể bảo vệ được các lợi ích của nước Cộng Ḥa Hồi Giáo, nhưng đồng thời ông cũng đe dọa nối lại chương tŕnh làm giầu chất uranium « không giới hạn » nếu như các cuộc thương thuyết đó không đưa ra kết quả khả quan nào trong những tuần sắp tới.

Đối với ông Clément Therme, chuyên gia Viện nghiên cứu chiến lược Quốc tế, lập trường này của châu Âu chỉ dẫn đến thất bại. Ông nói :

« Các doanh nghiệp tư nhân châu Âu không nghe theo tổng thống Macron lẫn thủ tướng Đức Merkel. Họ chỉ nghe theo tổng thống Mỹ. Châu Âu đang ở một thế yếu. Và theo quan điểm của tôi, châu Âu sẽ là nạn nhân chính trị từ quyết định này của Trump, bởi v́ ông ấy sẽ tỏ cho thấy là châu Âu, ngoài những tuyên bố cứng rắn , thật sự sẽ không làm chủ được các sự kiện này và cũng không có khả năng tác động đến ḍng chảy lịch sử ».

 

Trở lại