Nguyên nhân và hẬu quẢ tỪ vỤ tẤn công vào

           khẢ năng vũ khí hoá hỌc cỦa Syria

          Đại-Dương

 

Tài liệu tham khảo:

Syria strikes spark opposition in the West (Euronews)

How Will Moscow Respond to the Syria Strikes? (National Interest)

US, UK, France launch strikes on Syrian chemical weapons capabilities (DW)

Inside Syria: Reactions to US strikes range from excitement to fear (Fox News)

Syria: US, UK and France launch strikes in response to chemical attack (Guardian)

U.S., Britain and France Strike Syria Over Suspected Chemical Weapons Attack (NYT)

 

 Nguyên nhân và hẬu quẢ tỪ vỤ tẤn công vào

           khẢ năng vũ khí hoá hỌc cỦa Syria

                                         Đại-Dương

Hôm 14 tháng tư năm 2018, Liên minh Mỹ-Anh-Pháp đă mở cuộc tấn công hoả tiễn vào ba địa điểm gồm có: Trung tâm Nghiên cứu Khoa học ở Thủ đô Damascus, kho chứa vũ khí hoá học ở Thành phố Homs, kho lưu trữ lẫn trạm chỉ huy gần đó.

Khoảng 103 hoả tiễn từ phi cơ và chiến hạm của Anh, Pháp đă rót vào các vị trí đă định làm 3 thường dân bị thương, thiệt hại vật chất chưa tổng kết.

Phát ngôn viên Bộ Quốc pḥng Nga Nga biết Syria đă bắn nổ 71 hoả tiễn trong khi Damacus đưa ra con số 13, c̣n Mỹ cho biết không có hoả tiễn nào bị rơi và chiến hạm, phi cơ đều an toàn trở về nơi xuất phát.

Năm 2017, Tổng thống Donald Trump đă ra lệnh phóng 59 hoả tiễn vào một phi trường có máy bay của Syria xuất phát đi ném bom hoá chất vào thường dân như một lời cảnh cáo Tổng thống Bashar al-Assad.

Mọi phương tiện ngoại giao từ các cường quốc Tây Phương với Damacus liên quan đến vấn đề vũ khí hoá học đều không có kết quả nên Liên minh bắt buộc áp dụng biện pháp quân sự nhằm ngăn chặn hành vi man rợ và coi thường luật pháp quốc tế tiếp diễn.

Mỹ, Anh, Pháp không thể đưa vấn đề trừng phạt Syria ra trước Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc v́ gặp phải quyền phủ quyết của Nga và Trung Quốc.

Năm 2013, Syria đồng ư tiêu huỷ kho vũ khí hoá học khoảng 1,000 tấn được cất giữ tại 45 địa điểm khắp nước dưới sự kiểm soát của hàng trăm chuyên viên của Liên Hiệp Quốc suốt nhiều tháng trời. Tuy nhiên, một số chuyên gia quốc tế nghi ngờ thiện chí của Assad nên năm 2017 và 2018 vẫn xảy ra hai vụ tấn công nên bị Hoa Kỳ và các đồng minh Anh, Pháp trừng phạt quân sự.

       Phản ứng quốc tế về cảm tính

Một số nhà truyền thông và chuyên gia khi nghe Tổng thống Trump đang cứu xét việc trừng phạt quân sự Syria đă nêu lên mối lo ngại về cuộc đụng độ khó tránh giữa Nga và Mỹ.

Điều đó đă không xảy ra v́ Nga và Mỹ có đường điện thoại nóng để giới quân sự hai bên giảm thiểu nguy cơ xung đột. Mỹ không tấn công bất ngờ mà thông báo cho Nga và Syria có th́ giờ di tản quân đội để tránh thiệt hại nhân mạng và chiến cụ.

Liên quân chỉ muốn phá huỷ các phương tiện nghiên cứu, chế tạo, sử dụng vũ khí hoá học của Syria nhằm mục đích buộc nước này tuân thủ luật pháp quốc tế về vũ khí hoá học.

Tổng thống Vladimir Putin lên án vụ không kích như một hành động xâm lược, phá huỷ toàn bộ ảnh hưởng của hệ thống quan hệ quốc tế v́ chưa được Hội đồng Bảo an chấp thuận. Trung Quốc và Iran đồng lên án vụ tấn công.

Một cuộc không kích của Liên quân Mỹ-Anh-Pháp chỉ làm bị thương ba thường dân so với vụ Syria tấn công bằng vũ khí hoá học ngày 7 tháng 4 năm 2018 khiến 70 thường dân chết và hàng trăm người bị nhiễm độc. Chẳng lẽ cộng đồng quốc tế phải làm ngơ để cho Tổng thống Bashar al-Assad tiếp tục hành vi man rợ?

Giới chính trị gia thế giới lên án hành động man rợ của Assad, nhưng, chỉ trích Trump chẳng có chiến lược tại Syria và có thể bị lún sâu vào cuộc nội chiến kéo dài bảy năm.

Lănh tụ Laurent Wauquiez thuộc Đảng La Republicaines của Pháp tuyên bố “Nếu Assad đứng đàng sau vụ sử dụng vũ khí hoá học th́ phải trả lới trước Toà án H́nh sự Quốc tế (ICC). Chừng nào và làm sao lôi được Assad ra Toà?

Đại diện cho phe Dân Chủ tại Quốc hội Mỹ như các Thượng nghị sĩ Chuck Schumer và Elizabeth Warren cũng như Dân biểu Nancy Pelosi đều thừa nhận các vụ tấn công bằng vũ khí hoá học là man rợ và vi phạm luật pháp quốc tế, là tội ác chống nhân loại”. Nhưng, đ̣i hỏi Tổng thống Trump phải được phép của Quốc hội. Quốc hội thảo luận cù cưa để Assad và Nga xoá hết dấu tích hay sao?

Phe chống Assad hoan hô cuộc không kích. Phe theo Assad chúc mừng quân đội đă bắn hạ hoả tiễn của Mỹ, Tổng thống Bashar al-Assad cho biết vũ không kích chẳng có tác động và đe doạ trả đũa nếu Mỹ c̣n dám tấn công nữa!

Phản ứng quốc tế liên quan đến chiến lược Syria

Tổng thống Barack Obama tuyên bố sẽ đánh bại và tiêu diệt ISIS, nhưng, lực lượng Hồi giáo khủng bố vẫn hoành hành tại Trung Đông và Châu Phi, đặc biệt ở Iraq và Syria. Nga nhảy vào Iraq đă cùng với Iran, Thổ Nhĩ Kỳ loại Hoa Kỳ ra khỏi bàn cờ Syria.

Tổng thống Donald Trump đă thoát khỏi vũng lầy bằng cách sử dụng kỹ thuật hiện đại để yểm trợ các lực lượng địa phương đánh bại Hồi giáo khủng bố mà không cần tới bộ binh nên đang xem xét điều kiện ngưng tham gia trực tiếp vào nội chiến Syria.

Không v́ thế mà Hoa Kỳ bỏ qua các hành động vô-nhân-đạo và vi phạm luật pháp quốc tế của bất cứ quốc gia nào.

Việc làm của Trump rất công khai và trong sáng nên đă sử dụng vũ khí chính xác để tránh gây thương vong cho thường dân mà vẫn đạt tới mục tiêu chiến thuật, chiến lược.

Không những Tổng thống Assad bị phơi bày hoạt động tồn trữ và sử dụng vũ khí hoá học trong nội chiến mà Tổng thống Putin cũng khó biện minh cho việc che chở hành động man rợ tại Syria.

Các hệ thống pḥng không S-300 hoặc S-400 của Nga được bố trí tại Syria đă không chặn được 59 hoả tiễn Tomahawk của Mỹ hồi 24-04-2017. Lần này, 103 hoả tiễn Tomahawk tránh không bay vào vùng do S-300 và S-400 của Nga kiểm soát để Putin khỏi mất mặt và quan hệ Nga-Mỹ bớt căng thẳng.

Bộ trưởng Quốc pḥng Jim Mattis lập tức xác nhận vụ tấn công vào hệ thống vũ khí hoá học chỉ có một lần để nhắc dư luận rằng Hoa Kỳ sẽ không rơi vào vũng lầy nên Tổng thống Trump tuyên bố “nhiệm vụ đă hoàn tất”.

Nhóm chuyên gia thuộc Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW) đă đến hiện trường Douma hôm 14-04-2018 để lấy mẫu từ các nạn nhân và môi trường mà xác định xem loại chất độc nào đă được sử dụng, nhưng, sẽ không kết luận ai là thủ phạm.

Vụ sử dụng vũ khí hoá học tại Syria có thể sẽ giảm v́ Nga không muốn bị thế giới coi như đang tán thành hành động chống nhân loại. Putin cũng chẳng muốn đương đầu với Trump nên phải răn đe Assad.

Dư luận quốc tế chưa đưa ra được biện pháp hữu hiệu nào để ngăn Syria chế tạo, tồn trữ và sử dụng vũ khí hoá học, ngoại trừ hành động trừng phạt quân sự cụ thể và quyết liệt.

                                  Đại-Dương  

 

Trở lại