Những Tổng Thống tồi tệ của nước Mỹ 

Trọng Đạt

Harry Truman

Người Mỹ xếp hạng những Tổng Thống tồi tệ không phải v́ hạnh kiểm, tư cách mà v́ ông làm thiệt hại cho Kinh tế và Chính trị đất nước. Thí dụ Jimmy Carter, Tổng Thống thứ 39 của Mỹ, ông là nhà đạo đức nhưng làm thiệt hại cho Kinh tế và chính trị Mỹ:tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp cao, khủng hoảng chính trị tại Iran… V́ phạm vi giới hạn của bài viết, tôi chỉ đề cập giai đoạn từ sau Thế chiến Thứ Hai tới nay và nhất là những vấn đề thời sự gần đây.

Trước hết xin nói về TT Harry Truman (Dân Chủ), ông lên thay TT Roosevelt ngày 12/4/1945, cầm quyền từ tháng 4/1945 cho tới tháng 1/1953, là TT thứ 34 của Mỹ. Trong thời gian từ 1945, 1946 cuộc chiến Trung Hoa bùng nổ. Mới đầu Truman ḥa giải đôi bên v́ c̣n tin tưởng Staline, sau có giúp họ Tưởng chống Mao nhưng không đủ mạnh để thay đổi cán cân, Mao được CS giúp đỡ thắng lớn và tháng 10/1949 tuyên bố thành lập Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa, thủ đô là Bắc B́nh, nay đổi là Bắc Kinh. Cuối năm 1949 Tưởng Giới Thạch và khoảng 2 triệu người thuộc phe Quốc Dân Đảng chạy khỏi Đại Lục tới đảo Đài Loan.

Dư luận Mỹ lên án TT Truman đă để mất Trung Hoa vào tay Cộng Sản. Người ta bắt đầu hỏi ai đă làm mất Trung Hoa? tỷ lệ ủng hộ Truman từ 70% xuống c̣n 35%. Thượng nghị sĩ Joe McCarthy cho rằng việc cứu nguy Quốc Dân Đảng cần phải viện trợ nhiều hơn, phải dùng cả không lực. V́ để mất Trung Hoa năm 1949, người Mỹ phải chịu hậu quả tàn khốc ngay sau đó, giữa năm 1950 Trung Cộng giúp Bắc Cao Ly đánh chiếm miền Nam gây cuộc chiến đẫm máu kéo dài cho tới cuối tháng 7/1953.

Đồng thời Trung Cộng cũng giúp vũ khí, huấn luyện Việt Minh đánh Pháp từ 1950, khi Triều Tiên đ́nh chiến giữa năm 1953, họ giúp Việt minh ồ ạt và thắng Pháp tại Điện Biên Phủ tháng 5/1954.

Sự sai lầm của TT Truman khi để một giải đất mênh mông, đông dân nhất thế giới lọt vào tay CS, ảnh hưởng của nó kéo dài cho tới tận ngày nay. Truman có lẽ là vị Tổng Thống đầu tiên sau Thế chiến đă gây ảnh hưởng rất tồi tệ cho nước Mỹ.


Eisenhower

Cựu Đại Tướng Eisenhower (Cộng Ḥa) thắng cử ngày 4/11/1952 hứa sẽ đem lại ḥa b́nh tại Triều Tiên. Cuối nhiệm kỳ hai của ông, ngày 8/11/1960 Kennedy (Dân Chủ) thắng Phó TT Nixon với số phiếu Phổ thông rất sít sao (112,827) và hơn Nixon 84 phiếu Cử tri đoàn (303/219), ông là Tổng Thống Mỹ thứ 35. TT Kennedy tại chức gần ba năm th́ bị ám sát ngày 22/11/1963, phó TT Johnson lên thay trở thành TT thứ 36. Dưới thời Johnson chiến tranh tại miền nam VN mở rộng, từ 1964, Hà Nội đưa nhiều trung đoàn chính qui thiện chiến vào để chiếm miền Nam, giữa năm 1965 TT Johnson phải đưa quân ồ ạt vào để cứu VNCH.

Trong khi phong trào phản chiến bắt đầu lên cao, TT Johnson lại cho áp dụng chiến tranh giới hạn (limited war), không cho mở rộng oanh tạc miền Bắc, không cho đánh sang Miên, Lào v́ sợ Trung Cộng sẽ tham chiến như tại Triều Tiên. CSBV tăng cường chiến tranh, họ chấp nhận đổi 10, thậm chí 15 sinh mạng cán binh để giết một linh Mỹ đẩy mạnh phong trào phản chiến.

Cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân tháng 2/1968 khiến người dân Mỹ quá chán chiến tranh VN, họ biểu t́nh dữ dội đ̣i chính phủ phải rút bỏ Đông Dương, VNCH coi như sụp đổ. TT Johnson là người chịu trách nhiệm nặng nề nhất cho cuộc chiến này: nó đẫm máu, tốn kém 150 tỷ, khiến gần 60 ngàn thanh niên Mỹ tử trận, cuối cùng để mất Đông Dương. Khi mới nhậm chức, TT Johnson tuyên bố sẽ giữ được Đông Dương không để lọt vào tay CS như TT Truman, thế nhưng sau gần hai nhiệm kỳ, ông đă đắc tội với nước Mỹ về nhiều mặt, cuộc chiến VN nay vẫn c̣n ám ảnh người Mỹ

Năm 1968, Nixon (Cộng Ḥa) thắng phó TT Humphrey (Dân Chủ), thành TT thứ 37của Mỹ hứa sẽ đem lại ḥa b́nh, dưới thời Nixon cuộc chiến tàn khốc hơn nhưng đánh để rút, A war to end a war. Gần cuối năm 1972, Nixon đă rút quân về nước gần hết sau khi đă thực hiện VN hóa chiến tranh. Ngày 7/11/1972, Nixon đại thắng McGovern với số phiếu cao nhất từ xưa đến nay. Ông được 520 phiếu Cử tri đoàn (96% số phiếu), hơn đối thủ McGovern 18 triệu phiếu Phổ thông. Năm 1973, 74 Nixon bị Quốc hội đàn hặc, ông từ chức ngày 8/8/1974 để khỏi bị truất phế, phó TT Ford lên thay là TT thứ 38 của Mỹ.

Ngày 2/11/1976, Jimmy Carter (Dân Chủ) thắng TT Ford và thành Tổng thống thứ 39 của Mỹ. TT Carter thắng với tỷ lệ b́nh thường. Dưới thời TT Carter kinh tế tŕ trệ, thất nghiệp nhiều và tăng trưởng chậm, cuối nhiệm kỳ của ông từ 1979-1981 gặp nhiều khủng hoảng chính trị như Iran bắt con tin Mỹ, năm 1979 khủng hoảng năng lượng, Sô viết xâm lăng Afghanistan… Carter là một Tổng Thống tồi tệ của Mỹ cuối thập niên 70 đầu thập niên 80. Lạm phát trung b́nh là 12.5%, tỷ lệ thất nghiệp 7.5% … kinh tế cũng như chính đối ngoại của Mỹ thê thảm dưới sự lănh đạo của TT Carter.

Ngày 4/11/1980 Reagan (Cộng Ḥa) thắng Carter với tỷ lệ cao (489/49 phiếu CTĐ), ông trở thành TT thứ 40 của Mỹ, những năm cuối nhiệm kỳ (1988) của TT Reagan lạm phát chỉ c̣n 4.4%, tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 7.5% (thời Carter) xuống c̣n 5.4%, GDP thời TT Carter tăng trung b́nh 3.4%, thời TT Reagan tăng trung b́nh 7.4%. Reagan đă cứu nước Mỹ trên đống đổ nát của TT Carter để lại.

Sang nhiệm kỳ hai, ngày 6/11/1984 Reagan Đại thắng Walter Mondial (Dân Chủ) với tỷ lệ 97% phiếu cử tri đoàn (525/13), hơn đối thủ 17 triệu phiếu phổ thông, đây là một Landlide Victory (đại thắng) ngang với Nixon năm 1972. Bốn năm sau, ngày 8/11/1988 Phó TT Bush cha (Cộng Ḥa) thắng Landslide ứng cử viên Micheal Dukakis (Dân Chủ) với tỷ lệ (426/111phiếu CTĐ), hơn đối thủ 7 triệu phiếu phổ thông, thành Tổng thống thứ 41 của Mỹ.

Cộng Ḥa thắng Landslide ba lần với Dân Chủ suốt 3 nhiệm kỳ, thập niên 80 là thảm bại lớn nhất của Dân Chủ từ sau Thế chiến. TT Bush cha chấm dứt chiến tranh lạnh, làm tan ră khối CS Liên xô, lấy lại ḥa b́nh sau cuộc chiến Vùng Vịnh nhưng kinh tế tŕ trệ, thất nghiệp nhiều.

Tại cuộc Bầu cử Tổng Thống ngày 3/11/1992, Bill Clinton (Dân Chủ) thắng Bush cha tỷ lệ 370/168 (Cử tri đoàn), hơn Bush cha khoảng 5 triệu phiếu phổ thông. Clinton trở thành Tổng Thống thứ 42 của Mỹ. TT Bill Clinton gặp may trước sự bùng nổ của high tech, internet, kinh tế lên, tỷ lệ thất nghiệp giảm, chính ông Bush con sau này cũng được hưởng sự bùng nổ của high tech. Từ ngày Clinton nhậm chức tới hết nhiệm kỳ tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 7.4 tới 1994 c̣n 6 chấm, khi hết nhiệm kỳ khoảng 4.2.

Clinton bị Hạ Viện Luận tội ngày 19/12/1998 v́ nói dối qua vụ bê bối t́nh dục tại ṭa Bạch Ốc. Bill Clinton bị đàn hặc v́ nói dối và cản trở công lư, Thượng Viện tha tội cho ông ngày 12/2/1999, với tỷ lệ phiếu bầu 55/45. TT Clinton làm nhục cả nước Mỹ v́ những vụ án t́nh dục với Paula Jones và Lewinsky. Ông thoát tội v́ người dân không muốn truất phế Tổng Thống từ sau vụ Watergate 1974, họ cho là truất phế chỉ là tṛ đảng phái đánh phá nhau.

Ngày 7/11/2000 ông Bush con, Thống Đốc tiểu bang Texas (Cộng Ḥa) thắng phó TT Al Gore (Dân Chủ) với tỷ lệ 271/266 phiếu cử tri đoàn nhưng thua Al Gore nửa triệu phiếu phổ thông. Bush con trở thành Tổng Thống thứ 43 của Mỹ. Ông Bush con làm Tổng thống chưa được một năm th́ Al Qaeda mở cuộc tấn công ṭa Tháp Đôi Nữu Ước ngày 11/9/2001, làm chết 3,000 người, gây ảnh hưởng tâm lư và tại hại cho nền kinh tế Mỹ. Cả nước kinh hoàng và căm hờn đưa tới cuộc chiến Afghanistan trong năm và cuộc chiến Iraq hai năm sau. Mỹ tấn công Afghanistan từ 7/11/2001 cùng với các nước NATO. Cấp lănh đạo Taliban trốn qua Pakistan, cuộc chiến kéo dài cho tới nay, chiến phí tính tới năm 2011 là 467 tỷ Mỹ kim, có 2,200 người Mỹ thiệt mạng tính tới tháng 8/2014.

Tiếp theo Afghanistan là một cuộc chiến lớn và tàn khốc hơn. Ngày 11/10/2002 Quốc Hội Hoa Kỳ thuận cho TT Bush đánh Iraq v́ sản xuất vũ khí giết người hàng loạt. Hoa Kỳ và các nước tham chiến gồm 265,000 người, trong đó Hoa Kỳ 148,000 quân, Anh 45,000, c̣n lại các nước khác. Ngày 20/3/003 Mỹ mở cuộc tấn công xuất phát từ Kuwait vượt 186 miles chưa tới một tuần. Ngày 9/4/2003 quân Iraq bị đánh tan, phía Liên quân có 200 người tử thương, Hoa Kỳ 138 người, quân của Saddam Hussein chết vào khoảng từ 7,600 tới 10,800 người.

TT Bush con tái đắc cử năm 2004 v́ người dân muốn ông tiếp tục chiến dịch tại Iraq, phần v́ đối thủ John Kerry do Dân Chủ đưa ra quá tệ. Bush con được 286 phiếu cử tri đoàn so với 251 của Kerry, Cộng Ḥa đồng thời kiểm soát Quốc Hội với 232 ghế Hạ Viện và 55 ghế Thượng Viện. Người ta bầu cho Cộng Ḥa nắm cả Hành pháp, Lập Pháp để họ dễ dàng chống khủng bố, anh nhà giầu sợ chết.

Sau đó bọn khủng bố đánh du kích từ bên ngoài vào Iraq, chúng đánh bom tự sát, đặt bom giết hại cả dân, lính. TT Bush con bị chỉ trích điều hành cuộc chiến kém đưa tới chỗ sa lầy làm chết nhiều người cho một mục đích không chính đáng. Chính phủ không t́m được kho vũ khí hủy diệt hàng loạt như đă nói, bị đối lập chỉ trích là nói láo, Hoa Kỳ không bị đe dọa: Bush lied, people died. Tổn thất nhân mạng tính tới 2011: Mỹ 4,470 người, Anh 179 người, các nước khác 139 người, bị thương 32,600 người.

Khi chuẩn bị dư luận để đánh Iraq các nước Tây Âu nhất là Pháp, Đức chống đối cuộc chiến mạnh. Dư luận bi quan cảnh báo cuộc chiến tranh Iraq sẽ sa lầy như tại Việt Nam, ông Bush con quả quyết Iraq khác Việt Nam v́ quân đội VNCH không chịu đánh chỉ chờ Mỹ dánh dùm !! Khi không t́m thấy vũ khí hủy diệt ông lại đưa ra một mục tiêu mới: dân chủ hóa Iraq. Nhiều người cho rằng cuộc chiến Iraq là do ư muốn riêng của một ḿnh TT Bush con.

Về kinh tế tỷ lệ thất nghiệp thời Bush con rất thấp, thấp nhất trong mấy thập niên vừa qua, thấp hơn cả thời Clinton, ở đây không cần biện luận mà chỉ cần t́m trên Google hoặc vào link.

Chúng ta sẽ t́m được tỷ lệ thất nghiệp theo năm và từng tháng một, nguồn tư liệu do văn pḥng thống kê Bộ lao động Mỹ cung cấp. Tỷ lệ thất nghiệp trung b́nh toàn bộ nhiệm kỳ thứ nhất (2000-2003) là 5.1, nhiệm kỳ thứ hai (2004-2008) trung b́nh là 5 chấm. Chỉ có tháng cuối cùng của nhiệm kỳ hai 12/2008 tỷ lệ lên 7.3

Hai Tổng Thống Clinton, Bush con đều hên nhờ sự bùng phát của internet, của công nghiệp điện tử high tech, computer… khiến kinh tế phồn thịnh. Mặc dù ông Bush con mang lại công ăn việc làm cho mọi người nhưng họ vẫn chán nản, chỉ trích ông về sự sa lầy tại Iraq, cứ vài ngày lại có đánh bom tự sát.

Năm 2008 người dân quá chán Bush con và Cộng Ḥa với cuộc chiến Iraq, Afghanistan, họ nói nước Mỹ đă đi sai đường, người dân vô cùng thất vọng. Trước ngày bầu cử Tổng Thống năm 2008 khoảng sáu tuần lễ th́ khủng hoảng tài chính diễn ra dữ dội. Thị trường chứng khoán lao xuống đáy vực, có ngày chỉ số Dow Jones mất gần 800 điểm, có ngày mất tiêu một ngàn tỉ, ngày nào cũng tụt xuống từ 700 tới 500 điểm, khủng hoảng kéo dài mấy tuần liên tiếp đă làm tiêu tan trên 8 ngàn tỉ Mỹ kim. Nhiều ngân hàng phá sản, hăng xưởng cho công nhân viên nghỉ hàng loạt… Biện pháp Bail out lấy công quĩ 700 tỉ của chính phủ để cứu nguy thị trường chứng khoán y như muối bỏ biển.

Kinh tế Mỹ thường là mười hoặc hơn mười năm sẽ suy thoái một lần, nó giống như một trái banh khi ném xuống đất banh sẽ nẩy lên, một nhà bơi lội nhẩy từ trên cầu cao xuống hồ tắm anh ta ch́m dưới làn nước rồi sẽ nổi lên. Một phần TT Bush con gặp xui, nhưng phần lớn do ông đi sai đường v́ sa lầy cuộc chiến Iraq và do thị trường địa ốc, quá dễ dăi trong việc cho mượn tiền mua nhà. Dư luận và truyền thông đă xếp ông Bush con vào hạng Tổng Thống tồi tệ hàng đầu của Mỹ.

Mặc dù Cộng Ḥa đưa bà Sarah Palin trẻ đẹp ra làm ứng cử viên phó Tổng thống cho McCain nhưng cũng không cứu văn nổi t́nh thế. Mới đầu thăm ḍ cho thấy Cộng Ḥa lên điểm nhờ mỹ nhân kế nhưng rồi cũng tàn lụi dần.

Trong khi hai bên Cộng Ḥa, Dân Chủ đang tranh cử, TT Bush con sang Iraq họp báo thuyết tŕnh thành tích và bị một phóng viên rút dầy ống dưới chân ra ném, nhưng Bush con né được hết. Năm 2016, khi Donald Trump tranh cử thắng 16 ứng cử viên khác, thấy Trump có đường lối khác lạ, ông cựu TT Bush con bèn tuyên bố một câu xanh rờn:

“Có lẽ tôi là một Tổng Thống Cộng Ḥa cuối cùng”

Lời tự đề cao ḿnh của ông khiến người ta càng chán ngấy ông đến tận cổ v́ những tại hại kinh hoàng mà ông đă làm cho nước Mỹ, không ai muốn nhắc đến tên ông, có lẽ ông nên im miệng th́ hay hơn.

Ngày 4/11/2008 Obama (Dân Chủ) thắng McCain (Cộng Ḥa) khá lớn: tỷ lệ 365 /173 phiếu CTĐ, hơn McCain gần 10 triệu phiếu phổ thông, Obama trở thành Tổng Thống thứ 44 của Mỹ. Obama đắc cử là nhờ 42% phiếu của người da trắng, giới trẻ cũng ủng hộ nhiều, họ tin là ông sẽ thay đổi ḍng lịch sử. Người ta quá chán Cộng Ḥa và bỏ sang bầu cho Obama tin tưởng vào chính sách cứu nguy nền kinh tế của ông. Dân Chủ thắng lớn cả Hành Pháp lẫn Lập Pháp với Hạ Viện 257/178, Thượng Viện 57/41.

Cộng Hoà 4 năm trước đây hân hoan ăn mừng chiến thắng vĩ đại, họ kiểm soát cả Hành pháp và ṭa nhà Quốc Hội nay sụp đổ tan tành thê thảm. Sau 8 năm cầm quyền, 4 năm kiểm soát cả toà Bạch ốc lẫn điện Capitol, nay Cộng Hoà tan như xác pháo trước sự phẫn nộ của người dân.

Khi mới nhậm chức TT Obama bail out gấp 3 lần Bush con để cứu nền kinh tế suy sụp, ông cứu được thị trường chứng khoán trong vài tháng, người ta cho là đi đúng đường. Nhưng ngày vui qua mau, thất nghiệp ngày càng tăng cao, khi nhậm chức tháng 1/2009 tỷ lệ 7.3, sau nó tăng lên 10 chấm (tháng 10/2009), một năm sau thất nghiệp vẫn cao, tỷ lệ 9.6 cuối năm 2010. Người dân thất vọng biểu t́nh đầy đường đ̣i việc làm, cơm áo. Họ phẫn nộ và bầu cho Cộng Ḥa chiếm 63 ghế tại Hạ Viện và thêm 6 ghế Thượng viện. Năm 2012 người ta bầu cho Obama làm tiếp nhiệm kỳ hai để hoàn tất chương tŕnh Obamacare và cũng v́ Mitt Romney (Ứng viên CH) quá tệ.

TT Obama rút hết quân khỏi Iraq cuối năm 2011 mà ông cho là cuộc chiến ngu xuẩn nhất trong lịch sử. Nhưng ở đời thật không biết thế nào là khôn là dại, khi kéo binh từ Iraq về nước để lấy ḷng dân, Obama không nghĩ tới hậu quả tai hại của nó. Cái giá mà ông phải trả cho quyết định mỵ dân này là cuộc chiến chống ISIS. Bọn phiến loạn ISIS tiến từ Syria qua Iraq mở nhiều mũi tấn công mạnh từ cuối tháng 5/2014, lính Iraq hoảng sợ bỏ chạy để lại nhiều vũ khí, nhiều tỉnh thành lọt vào tay đối phương. ISIS chiếm hơn một phần ba đất nước Tây Bắc Iraq rồi thành lập Nhà nước Hồi giáo, ISIS tàn ác, sát hại tù binh và cả thường dân vô tội. Mối nguy Đế chế Nhà nước Hồi giáo đang đe dọa các nước trong khu vực và cả Hoa Kỳ và các nước Tây phương.

Nguy cơ Iraq sụp đổ khiến TT Obama cho oanh tạc phiến quân để yểm trợ cho chính phủ Iraq bắt đầu từ 7/8/2014. Cuộc oanh kích kéo dài mấy tháng, phiến quân vào khoảng 80,000 người gồm 50,000 tại Syria và 30,000 tại Iraq. Kế hoạch oanh kích ISIS đă thất bại không ngăn cản được đà tiến quân của chúng. Sau khi thất bại lớn trong cuộc bầu cử giữa kỳ Mid term 2014 vừa qua khiến Cộng Ḥa giữ ưu thế cả Thượng Viện (54/44) và Hạ Viện (247/188). TT Obama vội đưa thêm 1,500 quân sang để tỏ ra cứng rắn. Cuộc chiến Syria đă kéo dài hơn hai năm tổng cộng có từ 202,354 cho tới 282,354 người thiệt mạng.

Chiến tranh tại biên giới Ukraine do Putin yểm trợ nhóm thân Nga từ bốn tháng gây thiệt hại cả hai bên lên tới từ 4,000 tới 5,600 người. Thế mà ông Tổng Thống siêu cường Obama cứ tai ngơ măt điếc coi như không hay biết ǵ. Gần cuối tháng 2/2014 Putin đưa vũ khí lén giúp bọn gốc Nga chiếm bán đảo Crimea, cuối tháng 3 họ tổ chức bầu cử ma mănh để sáp nhập vào Nga. TT Obama chỉ phản đối xuông, sự nhu nhược của ông đă khiến người Mỹ vô cùng bất măn, họ đâm lo, nay các cường quốc hạng nh́ dám giở tṛ hăm dọa siêu cường Mỹ, Putin nói:

“Nga là nước duy nhất trên thế giới có thể biến Hoa Kỳ thành tro bụi”

Người dân thất vọng vào chính sách đối ngoại của Obama và theo nhiều thăm ḍ, ông được xếp hạng Tổng thống tồi tệ nhất nước Mỹ từ sau Thế chiên thứ hai, tỷ lệ ủng hộ tụt xuống c̣n từ 35 tới dưới 40%.

Dưới thời TT Obama tỷ lệ thất nghiệp cao mà người ta thường gọi là chính sách No-jobs, sau 8 năm nó mới xuống được 5 chấm, nợ công thời TT Obama tăng cao kỷ lục: gần 20 ngàn tỷ. Thảm bại của Dân Chủ trong kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ 2014 tại Lưỡng Viện Quốc Hội và cả trong kỳ bầu cử Thống Đốc các tiểu bang là một bài học đáng ghi nhớ cho các vị chức sắc trong đảng. Nó đă cho Dân Chủ thấy “Chính sách Mỵ dân” của họ đă lỗi thời không c̣n ăn khách, nó cũng báo hiệu số phận của đảng vào năm 2016 coi như đă được quyết định rồi.

Trong kỳ bầu cử cuối năm 2008 người dân nô nức bầu cho Obama v́ những lời hứa hẹn của ông, và v́ họ quá chán Cộng Ḥa. Ai cũng tin là ông sẽ cứu nguy được nền kinh tế đang sụp đổ do TT Bush con để lại. Nhưng chưa tới một năm, thất nghiệp ngày càng tăng, hăng xưởng đóng cửa sa thải nhân công hàng loạt, thị trường chứng khoán tụt dốc thê thảm y hệt như dưới thời Bush con cuối năm 2008. Người dân quá chán những lời hứa hẹn của ông, họ cho là “mười voi không được bát nước sáo” và thất vọng, lo âu.

Chưa bao giờ nước Mỹ có hai ông Tổng Thống tồi tệ kế bên nhau trong khoảng gần hai thập niên như thế.

Trọng Đạt

Trở lại