PTT KAMALA: CHUYẾN CÔNG DU ASEAN KHÔNG ĐÚNG LÚC

Đại-Dương  

Tài liệu tham khảo:

ASEAN on guard for extremism inspired by Taliban's Afghan triumph (Nikkei)

PM Lee Hsien Loong, US Vice-President Kamala Harris hail robust, enduring S'pore-US partnership (Strait Times)

US still a ‘global leader,’ Harris says on Asia trip, as allies fret over China (TWP)

US Vice President on mission to ease Asia doubts (Asia Times)

 

PTT KAMALA: CHUYẾN CÔNG DU ASEAN KHÔNG ĐÚNG LÚC

Đại-Dương

Chuyến công du của Phó tổng thống Mỹ, Kamala Harris tới Tân Gia Ba và Việt Nam tuy đă được lên lịch từ trước mà lại khởi hành trong lúc Chính quyền Biden-Harris đang b́ bơm trong băi lầy A Phú Hăn (Afghanistan) nên khó mang lại kết quả mong đợi từ trước.

Cộng đồng Kinh tế ASEAN thành h́nh với 10 quốc gia và ôm tham vọng trở thành một khối có sức mạnh kinh tế, chính trị, ngoại giao quan trọng tại Châu Á Thái B́nh Dương.

Tuy nhiên, tham vọng chính đáng đó ngày càng trở nên khó thực hiện bởi chính sách “đèn nhà ai nấy rạng”. Kết quả: mạnh ai nấy làm nên chỉ có sức mạnh biểu kiến để ḷe thiên hạ mà đâu có ma nào sợ.

Trung Quốc chèn ép, cưỡng bức, cướp đoạt tài nguyên, lănh thổ của nước nào th́ ráng mà chịu hoặc năn nỉ Hoa Kỳ rũ ḷng thương chứ có thành viên nào tương thân tương trợ, kể cả lên án kẻ xấu!

Vụ án Manila kiện Bắc Kinh đă được Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) tuyên phán ngày 12/07/2016: Khái niệm “biển lịch sử” không có trong UNCLOS, Đường 9 Đoạn của Trung Quốc không có giá trị pháp lư, Phán quyết của PCA mang tính chung thẩm.

Mặc dù quá rơ ràng, minh bạch mà ASEAN cũng không thể ra Tuyên bố chung lên án Trung Quốc chống lại Luật pháp Quốc tế v́ đèn nhà ai nấy rạng. Bó đũa ASEAN rất dễ bị bẻ găy!

Kinh nghiệm trong nhiệm kỳ 8 năm (2009-2017) của Tổng thống Barack Obama-Joe Biden ghi nhận: năm 2012 giúp Trung Quốc cưỡng đoạt Băi cạn Scarborough Shoal do Phi Luật Tân (đồng minh có Hiệp ước Pḥng thủ Hỗ tương với Hoa Kỳ) cai quản từ thuở xa xưa. Năm 2013, Obama mời Tập Cận B́nh tới California để bàn tay đôi việc chia đôi Thái B́nh Dương. Khi đem khoe bị truyền thông đập tơi tả nên Obama không dám nhắc tới nữa. Nhưng, Tập cứ thế mà áp dụng khi ngang nhiên đưa Giàn khoan nước sâu HD 981 hoạt động trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) Việt Nam năm 2014 song song với việc xây đắp 7 đảo nhân tạo trong Nhóm đảo Trường Sa (Spratly Islands, Nam Sa). Trong chuyến công du Hoa Kỳ năm 2015, Tập Cận B́nh cam kết với Obama sẽ không quân-sự-hoá Biển Nam Trung Hoa (SCS). Nhưng, các đảo nhân tạo và Hoàng Sa (Paracel Islands, Tây Sa) và Trường Sa đă trở thành các cứ điểm quân sự được trang bị vũ khí tối tân, hiện đại.

Obama-Biden tuyên bố đưa 60% lực lượng Hoa Kỳ vào hai Biển Đông Trung Hoa (ECS) và Nam Trung Hoa mà không ngăn cản được hoạt động lấn chiếm của Trung Quốc.

Obama lấy quyền Hành pháp để hoàn thành Thỏa ước Đối tác Xuyên Thái B́nh Dương (TPP) nhằm loại ngành Lập pháp khỏi tiến tŕnh đàm phán. V́ thế, Bắc Kinh đă chuyển giao kỹ nghệ lỗi thời và ô nhiễm cho 10 nước ASEAN, đồng thời xây dựng mạng lưới chế biến, sản xuất tiêu thụ thành hệ thống cung ứng toàn cầu. Hoa Kỳ cung cấp vốn, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, kỹ năng quản trị để Bắc Kinh phân phối và giết chết kỹ nghệ sản xuất của Hoa Kỳ. Lưỡng viện Quốc hội nhất quyết không phê chuẩn TPP thành Hiệp định Đối tác Xuyên Thái B́nh Dương.

Obama-Biden tiến hành hoạt động Tuần tra Tự do Hàng hải (FONOP) trên SCS, nhưng không cho phép các chiến hạm Mỹ hải hành trong vùng biển 12 hải lư của các đảo nhân tạo. Vô t́nh hay cố ư, Chính quyền Obama-Biden đă công nhận chủ quyền của các đảo nhân tạo do Bắc Kinh xây đắp. Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) quy định: (1) Không thực thể nào trên SCS được gọi là “Đảo” để được quyền có EEZ và Thềm lục địa. (2) Các thực thể ch́m khi thủy triều cao nhất trong năm chỉ được quyền có 500 mét an toàn.

Cho tới khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức mới thực hiện các chuyến FONOP đúng theo quy định của UNCLOS).

Cả thế giới lên án sự bất lực của Siêu cường Hoa Kỳ trước một nhóm Taliban chỉ có được trang bị vũ khí cá nhân, đi bộ hoặc trên các xe tải nhỏ. Thật khó h́nh dung trong mối quan hệ quốc tế.

Trên thực tế, các nguyên thủ Tân Gia Ba và Việt Nam phải tiếp đón Phó tổng thống Kamala Harris đúng lễ nghi quân cách. Đồng thời, họ dựa vào thế thượng phong để ép người đàn bà thuộc loại “chưa nói đă cười, chưa đi đă chạy là người vô duyên”.

Mối quan hệ ngoại giao Tân Gia Ba và Hoa Kỳ đă được 55 năm và thương mại song phương đă tăng gấp đôi sau khi kư Hiệp ước Thương mại Tự do Mỹ-Singapore từ năm 2004.

Singapore  Đầu tư Trực tiếp vào Hoa Kỳ 65 tỷ USD (đứng thứ hai trong nhóm Châu Á). Gần 5,500 công ty Mỹ đặt trụ sở tại Tân Gia Ba và Hoa Kỳ Đầu tư Trực tiếp 315 tỹ USD, nhiều hơn ba nước Ấn Độ, Trung Quốc, Đại Hàn góp lại.

Về Hợp tác Quốc pḥng, Tân Gia Ba cho phép Hoa Kỳ tiếp cận quân sự với các Căn cứ Không quân và Hải quân.

Thủ tướng Lư Hiển Long muốn sớm kết thúc Biên bản Ghi nhớ (MOU) kư năm 2016, gia hạn 2018 sẽ kết thúc cuối năm nay để sớm tiến hành sáng kiến mới “Đối tác Hoa Kỳ-Singapore về Tăng trưởng và Đổi mới, sẽ tăng cường hợp tác song phương và khu vực về thương mại và đầu tư, bắt đầu với bốn trụ cột: nền kinh tế kỹ thuật số, năng lượng và công nghệ môi trường, sản xuất tiên tiến và chăm sóc sức khỏe.

Ông Long nói “Mỹ đă ở trong khu vực… hơn 70 năm trước. Đă có những thăng trầm, là người bảo đảm an ninh và ủng hộ sự thịnh vượng của khu vực. Singapore hy vọng và làm việc trên cơ sở rằng Mỹ sẽ tiếp tục đóng vai tṛ đó và tiếp tục gắn kết khu vực trong nhiều năm tới”.

Bà Harris bày tỏ tin tưởng rằng Đông Nam Á và Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương phần lớn sẽ quyết định tương lai của thế giới ... các thỏa thuận mà Mỹ đă kư kết với Singapore và khu vực là bằng chứng về sức mạnh và mối quan hệ lâu dài của nước này trên toàn cầu.

Thủ tướng Lư Hiển Long thường giáo huấn các nước Đông Nam Á không nên chọn bên. Nhưng, những điều đă nói là làm khác xa thực tế v́ sợ phản ứng từ Trung Quốc. H́nh như, Tân Gia Ba muốn độc quyền trong mối quan hệ với Hoa Kỳ.

Cả chủ nhà lẫn khách không đề cập tới nguyên nhân dẫn tới mối đe dọa lớn nhất tại Châu Á Thái B́nh Dương và biện pháp đối phó hữu hiệu.

Mối nguy cơ lớn nhất mà các quốc gia Đông Nam Á đang đối diện là tham vọng bá quyền của Trung Quốc nhằm cướp đoạt tài nguyên thiên nhiên, cưỡng bức chính trị, chèn ép kinh tế, áp đặt văn hóa, chấm dứt tự do chọn lựa của từng dân tộc.

Nguy cơ đang đến khi Taliban thắng Biden-Harris quá dễ dàng sẽ làm tấm gương cho các nhóm khủng bố Hồi giáo gia tăng hoạt động nổi dậy cướp chính quyền. Taliban thắng Biden th́ tại sao các nhóm Hồi giáo cực đoan tại Đông Nam Á, đặc biệt ở Indonesia, Mă Lai Á, Phi Luật Tân, Brunei lại e dè?

Việc di tản làm cho tỉ lệ Hồi giáo gia tăng tại Đông Nam Á khiến cho cơ hội bất ổn xă hội tăng cao.

Chính quyền Biden-Harris sẽ không bao giờ can thiệp v́ lo liếm vết thương do Taliban tặng.

Đại-Dương  

 

Trở lại