PHÓ TỔNG THỐNG MỸ, KAMALA THẤT BẠI Ê CHẾ TẠI VIỆT NAM

Đại-Dương 

Tài liệu tham khảo:

ASEAN on guard for extremism inspired by Taliban's Afghan triumph (Nikkei)

Chiến dịch quyến rũ ngoại giao của Kamala Harris tới Đông Nam Á (Jonathan Head)

Poor timing for US to lure Vietnam as a strategic partner (Asia Times)

US Vice President on mission to ease Asia doubts (Asia Times)

US VP Harris seeks strategic upgrade to Vietnam ties, calls for pressure against Beijing in South China Sea (SCMP)

US V-P Kamala Harris urges more China pressure in meeting with Vietnam leader (Strait Times)

 

PHÓ TỔNG THỐNG MỸ, KAMALA THẤT BẠI Ê CHẾ TẠI VIỆT NAM

Đại-Dương

Được các nhà lănh đạo cao cấp Tân Gia Ba tâng bốc lên tận mây xanh nên Phó tổng thống Kamala Harris ra tay vô cùng hào phóng.

“Đối tác Hoa Kỳ-Singapore về Tăng trưởng và Đổi mới”, sẽ tăng cường hợp tác song phương và khu vực về thương mại và đầu tư, bắt đầu với bốn trụ cột: “nền kinh tế kỹ thuật số, năng lượng và công nghệ môi trường, sản xuất tiên tiến và chăm sóc sức khỏe”.

Tại cuộc họp báo chung, Thủ tướng Lư Hiển Long cho biết: “Chúng tôi đang nâng Biên bản Ghi nhớ (MOU) về “Nền tảng Hợp tác Mỹ-Singapore” thành “Quan hệ Đối tác mới để Tăng trưởng và Đổi mới”, đồng thời mong muốn MOU sớm kết thúc và mở rộng hợp tác trong lĩnh vực sản xuất tiên tiến và nền kinh tế kỹ thuật số”.

Hiệp định Thương mại Tự do Mỹ-Singapore được kư kết vào năm 2004 làm thương mại song phương tăng hơn gấp đôi. Cộng ḥa Singapore cũng là nơi đặt trụ sở của gần 5,500 công ty Hoa Kỳ. Mỹ là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất, với vốn Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài 315 tỷ USD, nhiều hơn các khoản đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc gộp lại.

Biên bản ghi nhớ đă được kư kết vào năm 2016 và được gia hạn vào năm 2018. Cả hai bên đă nhất trí hướng tới việc kết thúc các cuộc thảo luận về quan hệ đối tác vào cuối năm nay.

Trong cuộc gặp Thủ tướng Lư Hiển Long, Phó tổng thống Mỹ, Kamala Harris đă tái xác nhận “cam kết của Hoa Kỳ về việc hợp tác với các đồng minh và đối tác của chúng tôi trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương để duy tŕ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và tự do hàng hải, trong đó có Biển Đông”.

Phóng viên Đông Nam Á của Đài BBC, Jonathan Head viết một số điều không chính xác về cuộc chiến Việt Nam trong chủ đề “Chiến dịch quyến rũ ngoại giao của Kamala Harris tới Đông Nam Á”.

Head viết “Việt Nam gợi lên kư ức về sự thất bại của Hoa Kỳ lẫn sự vô ích khi đổ tiền và sinh mạng vào cuộc chiến chống lại lực lượng khởi nghĩa có gốc rễ địa phương”.

Thực tế, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt Quốc Dân Đảng, Dân Xă Đảng v...v được xây dựng trên lư tưởng “tổ quốc và dân tộc Việt Nam là mục tiêu phục vụ”.

Ngược lại, Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh cầm đầu được Liên Xô đào tạo, huấn luyện, nuôi dưỡng, điều khiển để nhuộm đỏ Đông Dương. Khi Mao Trạch Đông làm chủ Hoa Lục đă lần lượt viện trợ, đào tạo cán bộ Việt Minh phục vụ cho quyền lợi của Trung Quốc và Phong trào Cộng sản Quốc tế.

Biden-Harris lên cầm quyền từ ngày 20/01/2021 tự tuyên bố giữ vai tṛ lănh đạo thế giới, nhưng, Tổng thống Joe Biden chưa hề gọi điện thoại cho các nguyên thủ Đông Nam Á suốt 6 tháng qua khiến cho lời cam kết thuộc loại “không tiền bảo chứng”.

Ngoại trưởng Mỹ, Antony Blinken, Thứ trưởng Ngoại giao, Wendy Sherman, Bộ trưởng Quốc pḥng, Lloyd Austin có đến Đông Nam Á cũng chỉ lập lại những điều ai cũng biết mà thiếu chương tŕnh hành động cụ thể. Đống rác tại Trung Đông và Afghanistan do Obama-Biden tạo ra phải nhờ Trump giải quyết. Trung Quốc chiếm Scarborough Shoal của Phi Luật Tân, kiểm soát SCS và xây đảo nhân tạo rồi quân-sự-hoá Biển Nam Trung Hoa (SCS) đă xảy ra vào thời Obama-Biden.

Head viết “Không quốc gia nào trong khu vực này muốn đặt vào thế phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc”.

Thực tế, Tân Gia Ba hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ trên mọi phương diện từ kinh tế, quốc pḥng tới ngoại giao nên lớn mạnh, phát triển toàn diện, không bị Trung Quốc đe doạ. Nhưng, Thủ tướng Lư Hiển Long cứ khuyên các nước chớ chọn bên. Phi Luật Tân có Hiệp ước Pḥng thủ Hỗ tương với Hoa Kỳ từ năm 1951, nhưng, thiếu khắn khít như Nhật Bản và Đại Hàn nên Tổng thống Rodrigo Duterte (2016-2021) không chọn bên tạo điều kiện cho Bắc Kinh lôi kéo chống Mỹ.

Nhật Bản và Đại Hàn có Hiệp ước Pḥng thủ Hỗ tương với Hoa Kỳ nên Trung Quốc không thể tấn công kẻ thù Nhật Bản và cựu chư hầu Triều Tiên.

Cộng sản Việt Nam bị chèn ép tứ bề chỉ biết kêu gọi quốc tế giúp đở, nhưng, không thể triệt tiêu tham vọng thống trị của Đảng Cộng sản Trung Hoa.

Ai ngu dại th́ ráng chịu!

Head viết “Tổng thống Biden đă nói về một nền ngoại giao “gốc rễ từ những giá trị dân chủ được trân trọng nhất nước Mỹ”.

Sự thật, Hoa Kỳ hiện nay đang rơi vào “nền dân chủ giả tạo”, nơi chỉ có giới tinh hoa toàn quyền quyết định mọi việc, kể cả ăn chơi đàn đúm thả giàn bất chấp nguy cơ Virus Vũ Hán trong khi dân chúng không được phép tụ tập và phải đeo khẩu trang. Thậm chí cử tri c̣n không được quyền tự tay bỏ phiếu công khai. Bốn “Ông Lớn” của mạng lưới xă hội toàn quyền kiểm duyệt dư luận rất xứng đáng làm bậc thầy cho các chế độ độc tài khắp thế giới!

Trong cuộc hội thảo bàn tṛn với đại diện các tổ chức xă hội dân sự tại Việt Nam, Phó tổng thống Kamala Harris đă “đặc biệt quan tâm đến quyền những người khuyết tật, quyền của những người chuyển đổi giới tính và mục tiêu bảo vệ môi trường”.

Hăng tin AP viết “lấy làm tiếc là nhân vật số hai trong chính quyền Biden đă tránh đề cập đến tự do ngôn luận, quyền tự do bày tỏ chính kiến ở Việt Nam.

Will Nguyễn tốt nghiệp tại Đại học Yale bị bắt khi biểu t́nh ủng hộ dân chủ tại Sài G̣n ngày 10 tháng 6 năm 2018 nên bị giam 41 ngày tại Khám Chí Hoà đă phản ứng trước tuyên bố của PTT Harris: nhân quyền là “Trung tâm Chính sách Đối ngoại” của TT Biden.

Theo Will Nguyễn “đề nghị bà Kamala giúp đỡ để đưa những người bất đồng chính kiến Việt Nam ra khỏi nhà tù, nhưng tôi sẽ không bao giờ đề nghị Hoa Kỳ can thiệp để buộc CSVN phải dân-chủ-hóa v́ đó là trách nhiệm của dân Việt Nam”.

Bà Harris tính đốt giai đoạn để kịp thay thế Biden nếu Tu chính án số 25 ra đời năm 1967 được áp dụng nên muốn Việt Nam đồng ư nâng cấp quan hệ Đối tác Toàn diện thành quan hệ Đối tác Chiến lược.

Đại sứ Cộng sản Việt Nam tại Hoa Kỳ, Phạm Quang Vinh và Đại sứ Hà Kim Ngọc cùng với một số học giả như Thạc sĩ Hoàng Việt, Học giả Lê Hồng Hiệp, kể cả hai vị cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam đều cho rằng trên thực tế quan hệ Đối tác Toàn diện Việt-Mỹ đă tương đương với quan hệ Đối tác Chiến lược. Việt Nam đă có quan hệ Đối tác Chiến lược với 17 quốc gia.

Nhưng, Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc pḥng Australia tại Canberra cho rằng Việt Nam và Hoa Kỳ “đồng sàng dị mộng” v́ ôm những giấc mơ khác nhau. Đối tác Toàn diện Mỹ-Việt năm 2013 có 9 điểm thoả thuận. Nhưng, chiến lược liên quan chủ yếu đến “pḥng thủ, an ninh hay định hướng quân sự” nên rất khó xảy ra khi giữa Hoa Kỳ và Việt Nam vẫn c̣n nhiều điểm khác biệt.

Trước khi Bà Harris tới Hà Nội th́ Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Trung Quốc, Hùng Ba cam kết mối quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện (chỉ dành riêng cho Trung Quốc). Thủ tướng cộng sản xác nhận “Việt Nam không liên minh, liên kết với nước này để chống lại nước khác”.

Hy vọng của Kamala Harris đă tan thành mây khói.

Hoa Kỳ đă viện trợ cho Việt Nam 3 tuần duyên hạm và 24 tàu tuần tra cao tốc để tăng cường khả năng “bảo vệ độc lập và chủ quyền, đặc biệt trên biển”, nhưng, Hà Nội chưa đủ sức bảo vệ vùng biển quốc gia được quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) mà Trung Quốc và Việt Nam đều là thành viên. Lư do giản dị v́ Đảng Cộng sản Trung Quốc và Việt Nam đều có chung tham vọng thống trị thế giới. Chúng làm thân với chế độ khác trên trái đất chỉ với mục đích duy nhất: đặt ách thống trị của Chủ nghĩa Cộng sản lên thế giới.

Du học sinh Cộng sản Việt Nam đă du học tại Hoa Kỳ nhiều năm mà hiện tại có 30,000, nhưng, sau khi tốt nghiệp không hề có sự tiến bộ nào về dân chủ và nhân quyền. Lớp sau theo lớp trước đều củng cố chế độ độc tài toàn trị Cộng sản.

Tuy thế, Chính phủ Biden-Harris có chương tŕnh hậu thuẫn ba đại học quốc gia lớn nhất Việt Nam về “giảng dạy, nghiên cứu, cách tân và quản trị” với tổng trị giá 14.2 triệu USD. Gần 150.000 sinh viên Việt Nam sẽ được hỗ trợ trong khuôn khổ dự án này. PTT Harris đă kư thỏa thuận về vị trí mới cho Toà Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội với ngân sách xây dựng 1.2 tỷ USD.

Khi gặp Nguyễn Xuân Phúc ở Hà Nội, Kamala Harris đă nói: “Chúng ta cần t́m cách gây áp lực, gia tăng sức ép buộc Bắc Kinh tuân thủ UNCLOS, và thách thức các hành vi bắt nạt và yêu sách hàng hải quá mức của Trung Quốc”.

Hoa Kỳ đă thất bại khi đối phó với chiến lược “lùi một bước tiến hai bước” của Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa (SCS) bất chấp sự đe dọa của Chính phủ Biden-Harris.

Trong dịp Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ, Floyd Austin và PTT Kamala Harris thăm Đông Nam Á nên ngày 23/08/2021, Bắc Kinh phái 4 tàu thăm ḍ dầu khí đang hoạt động trái phép tại Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Việt Nam, Malaysia, Philippines. Tiếp theo, một tàu Hải cảnh Trung Quốc đă xâm nhập và đe dọa hoạt động khoan thăm ḍ nằm ở Biển Natuna của Indonesia.

Sau khi Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) ra Phán quyết ngày 12/07/2016 bác bỏ mọi yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên SCS th́ Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) không ra được Tuyên bố chung lên án Trung Quốc. Chính quyền Obama-Biden cũng không gây áp lực với ASEAN để đồng thanh lên án Trung Quốc. Thậm chí, Tổng thống Barack Obama c̣n bí mật chia đôi Thái B́nh Dương với Chủ tịch Tập Cận B́nh, làm ngơ để Trung Quốc xây 7 đảo nhân tạo tại Trường Sa (Spratly Islands, Nam Sa) và quân-sự-hoá SCS.

Do đó, Trung Quốc ngày càng ép các quốc gia duyên hải Đông Nam Á lùi dần về phía đất liền. Từ khi lên cầm quyền, Tổng thống Donald Trump đă đương đầu trực tiếp với Tập Cận B́nh trên Biển Nam Trung Hoa lẫn Biển Đông Trung Hoa (ECS). Khi Joe Biden làm chủ Toà Bạch Ốc th́ Tập Cận B́nh liền leo thang quân sự trên SCS như tập trận với hai Nhóm Tàng không mẫu hạm Liêu Ninh và Sơn Đông, phái hàng nhóm phi cơ chiến đấu, oanh tạc cơ chiến lược bay vào SCS và xâm nhập các EEZ của các quốc gia duyên hải Đông Nam Á.

Con đường độc lập, tự chủ, bảo vệ chủ quyền, phát triển xă hội, triệt tiêu mối đe dọa và áp lực từ Trung Quốc là hợp tác với Hoa Kỳ.

Từ sau Đệ nhị Thế chiến, các cường quốc Châu Âu, Nhật Bản, Đại Hàn nhờ có quân đội Hoa Kỳ hùng mạnh trú đóng nên Liên Xô, Trung Quốc không dám động tới.

Nước nào đứng trơ vơ, từ chối chọn bên sẽ bị áp lực nặng nề từ Bắc Kinh nên khó tự chủ, kể cả trong lĩnh vực kinh tế làm cho quốc gia khó phát triển bền vững như Châu Âu, Nhật Bản, Đại Hàn, Tân Gia Ba. Taliban đang trở lại cầm quyền ở A Phú Hăn khi Chính phủ Biden-Harris bỏ chạy sẽ kính thích các nhóm Hồi giáo Cực đoan ở Đông Nam Á khơi mào cuộc tắm máu trong tương lai.

Đại-Dương

Trở lại