Tổng Thống Donald Trump và Viễn Tượng Đàn Hạch

Lưu Nguyễn Đạt, PhD, LLB/JD, LLM: June 06, 2017 

 www.vietthuc.org

http://www.vietthuc.org/wp-content/uploads/4017/02/2017-FEB-17-TRUMP-NTSH-225x300.jpg

Việc nguyên giám đốc Cục Điều tra Liên bang [F.B.I] James B. Comey trong biên bản [memo] – tin mật ṛ rỉ trên báo chí — có ghi TT Donald Trump nói “I hope you can let this go” [Tôi mong Ông bỏ qua việc này] ám chỉ bỏ qua cuộc điều tra Tướng Michael T. Flynn, nguyên Cố vấn An Ninh Quốc gia, về hành vi trái phép liên lạc với đại diện chính quyền Nga, đă khiến đa số chính trị gia phe tả coi đó là tội phạm cản trở công lư [obstruction of justice], đủ căn bản để khởi tố đàn hạch [“obstruction of justice is an impeachable offense.”].

Nhưng lại có nhiều luật gia cả phía Cộng Hoà lẫn Dân Chủ cho rằng quy trách đàn hạch trong hiện vụ quá sớm, v́ thiếu chứng cứ rơ rệt, đồng thời Toà Bạch Ốc cũng xác định TT Trump không hề “ép” [pressing/pressuring] ông Comey băi bỏ cuộc điều tra dẫn thượng.

I. THẾ NÀO LÀ ĐÀN HẠCH, THỦ TỤC TRUY TỐ VÀ QUY TẮC XÉT XỬ ĐÀN HẠCH?

Định Nghĩa Đàn Hạch

Hiến Pháp Hoa Kỳ cho phép Quốc Hội truất phế Tổng Thống trước khi măn nhiệm kỳ, nếu Quốc Hội đủ túc số quyết định Tổng Thống đó phạm tội “phản quốc, ăn hối lộ, hay các tội đại h́nh, tiểu h́nh” [“The President, Vice President and all civil Officers of the United States, shall be removed from Office on Impeachment for, and Conviction of, Treason, Bribery, or other high Crimes and Misdemeanors”].

Tới nay chỉ có ba vị Tổng Thống Hoa Kỳ bị truy tố đàn hạch. Hai vị được Thượng Viện tha và giữ nguyên chức vụ Tổng Thống, đó là TT Andrew Johnson năm 1868 và TT Bill Clinton năm 1998-99.  Riêng TT Richard M. Nixon đă từ chức Tổng Thống năm 1974 để khỏi bị đàn hạch liên can tới các vụ phạm pháp dây chuyền “Watergate”.

Thủ Tục Truy Tố

 Trước hết, cần đa số 50% cộng một thành viên Hạ Viện [House of Representatives] quyết định đàn hạch [Impeachment] th́ Tổng Thống nghi can mới bị xét sử về tội trạng xác định. Riêng TT Nixon và TT Clinton đă bị Uỷ Ban Tư Pháp Quốc Hội cứu xét hồ sơ đề nghị truy tố.

Sau đợt đầu đàn hạch tại cấp Hạ Viện, nội vụ được chuyển lên Thượng Nghị Viện xét sử tội trạng. Tại đó, một số Dân Biểu Chủ Sự chống đối [opposition party/Managers] giữ vai tṛ công tố [Prosecutors], Tổng Thống bị truy tố có luật sự nhiệm cách bào chữa [defense], và các Thượng Nghị Sĩ giữ vai tṛ thẩm đoàn [Jury].  Mọi cuộc xét sử của Thượng Viện, khi đàn hạch Tổng Thống Hoa Kỳ, phải được đặt dưới quyền chủ toạ của Chủ Tịch Tối Cao Pháp Viện.

Chỉ khi bị hai phần ba Thượng Nghị Sĩ kết tội, Tổng Thống trong hiện vụ đàn hạch mới bị phế truất [removal] và đương kim Phó Tổng Thống sẽ được cử làm Tổng Thống thay thế.

Quy Tắc Xét Xử Đàn Hạch

Quy tắc xét xử đàn hạch hoàn toàn tuỳ thuộc quyết định của Thượng Nghị Viện từng hiện vụ.

Quy tắc xét xử đàn hạch thường đ̣i hỏi chứng cứ buộc tội ở mức độ khả chấp khó khăn, “tế nhị”, nên phán quyết của Thượng Nghị Viện có khuynh hướng chính trị hơn là pháp lư.

 Tới nay, chưa một Tổng Thống Hoa Kỳ nào bị phế truất v́ đàn hạch.  Như chúng ta đă thấy, TT Andrew Johnson và TT Bill Clinton, tuy bị Hạ Viện đàn hạch, nhưng vẫn được Thượng viện tha v́ nhà lập pháp không muốn làm mất ḷng tin nơi quần chúng.

TT Barack Obama cũng không hề bị khởi tố đàn hạch về nghi vấn che đậy vụ tàn sát đại sứ Hoa Kỳ và nhân viên ngoại giao bị bỏ rơi tại Benghazi trong năm 2012.

TT Ronald Regan cũng không hề bị khởi tố đàn hạch về vụ “Contra-Iran”, dù nội bộ Toà Bạch Ốc có liên can tới mật ước bán súng đạn cho Iran trong thời gian c̣n lệnh cấm vận, cốt để có ngân khoản trợ giúp nhóm du kích Contra tại Nicaragua. Tại sao có sự miễn trách vậy? Phải chăng v́ TT Ronald Reagan không trực tiếp liên can tơi nội vụ? Hay v́ vị Tổng Thống này được dân chúng nhiệt t́nh ủng hộ và Quốc Hội không mấy chia rẻ c̣n tín nhiệm.

This week: Comey breaks his silence

II. NHẬN ĐỊNH VỀ HIỆN VỤ

Căn cứ vào luật pháp hiện hành tại Hoa Kỳ, những nhân tố sau đây sẽ dẫn tới hay bác bỏ thủ tục đành hạch [Impeachment], phế truất [Removal] hay từ nhiệm [Resignation].

1. MỨC TRẦM TRỌNG CỦA TỘI DANH

Căn cứ vào Điều 2, Khoản 4 trong Hiến Pháp Hoa Kỳ: “Tổng Thống, Phó Tổng Thống, và Các Quan chức dân sự trong chính phủ Hợp Chúng Quốc có thể bị cách chức v́ bị đàn hạch và kết tội v́ lư do: phản bội, ăn hối lộ, hoặc vi phạm các tội đại h́nh, tiểu h́nh.”  [Section 4 of Article Two of the United States Constitution: “The President, Vice President and all civil Officers of the United States, shall be removed from Office on Impeachment for, and Conviction of, Treason, Bribery, or other high Crimes and Misdemeanors.”] th́:

  • Chắc chắn TT Donald Trump không thể bị ghép tội “phản quốc” [treason] dù có dính líu trực tiếp hay gián tiếp vào việc mật giao với chính quyền Nga mà không gây tai hại tức thời cho quyền lợi hay an ninh quốc gia Hoa Kỳ.
  • Nhưng nếu việc TT Donald Trump ra lệnh băi chức Giám đốc FBI James B. Comey có liên hệ mật thiết tới chứng cứ rơ rệt kết thành tội danh “cản trở công lư” [obstruction of justice], th́ đó là nhân tố cần và đủ để đàn hạch Tổng Thống trong hiện vụ. Cũng chính tội danh “cản trở công lư” đă là nhân tố khiến Hạ Viện sẵn sàng đàn hạch TT Nixon [nếu ông ta không tự ư từ chức], và cũng là căn bản dứt khoát để Hạ Viện đàn hạch TT Bill Clinton.

Vấn đề chính yếu là:

  • Biên bản [memo] của nguyên giám đốc Cục Điều tra Liên bang [F.B.I] James B. Comey trong đó có ghi TT Donald Trump nói “I hope you can let this go” [Tôi mong Ông bỏ qua việc này] có thực sự ám chỉ bỏ qua cuộc điều tra Tướng Michael T. Flynn, nguyên Cố vấn An Ninh Quốc gia, về hành vi trái phép liên lạc với đại diện chính quyền Nga hay không? 
  • Biên bản [memo] của nguyên giám đốc Cục Điều tra Liên bang [F.B.I] James B. Comey có đáng tin cậy hay không, trong khi Toà Bạch Ốc xác định TT Trump không hề “ép” [pressing/pressuring] ông Comey băi bỏ cuộc điều tra dẫn thượng?
  • Biên bản này có đáng tin cậy hay không, v́ coi đă ghi chép khi James B. Comey c̣n tại chức, nên có nhiệm vụ bảo mật, nay v́ cớ ǵ đă phá lệ đem «tin mật» ṛ rỉ trên báo chí ?
  • Và nếu có, nội dung lời «mong» [I hope], gán cho TT Donald Trump, có đủ ư nghĩa thôi thúc [pressuring], ép buộc [pressing], ra lệnh [ordering] cấp thừa hành đến độ James B. Comey bị «cản trở » trong công vụ thi hành «công lư»? 
  • Ngoài ra, căn cứ vào thế tam quyền phân lập hiến định, Toà Bạch Ốc có thể dùng “Đặc Quyền Hành Pháp” [Executive Privilege] để từ chối cung cấp tin tức, chứng cứ, tài liệu thảo luận nội bộ — những hồ sơ thuộc cơ sở hành pháp để bảo vệ quyền phân lập hành pháp. Thuật ngữ “Đặc Quyền Hành Pháp” được chính quyền Dwight D. Eisenhower sử dụng lần đầu tiên trong truyền thống tam quyền phân lập. Riêng TT Nixon lại không được dùng “Đặc Quyền Hành Pháp” khi Tối Cao Pháp Viện ra lệnh TT Nixon phải nạp toàn bộ băng ghi âm để Toà Án Liên Bang & Hạ Viện có đủ chứng cứ xét xử.

Đôi khi “Đặc Quyền Hành Pháp” được sử dụng để che đậy một sai phạm hành pháp hay một sự kiện tai hại [scandal] về mặt chính trị nội bộ. Không biết trong hiện vụ, Toà Bạch Ốc có cần dùng tới lá bài “Đặc Quyền Hành Pháp” hay không? Và nếu có tranh chấp giữa Lập Pháp và Hành Pháp, các toà án Liên Bang và Tối Cao Pháp Viện sẽ phán quyết ra sao? Vấn đề nan giải là James B. Comey nay với tư cách «thường dân», không c̣n là một nhân viên Liên Bang, liệu c̣n bị áp lực bởi “Đặc Quyền Hành Pháp” hay một lệnh cấm thi hành nghĩa vụ [restraining order] trong việc dẫn chứng liên hệ?

2. LÁ PHIẾU QUYẾT ĐỊNH TẠI QUỐC HỘI

Quốc Hội Hoa Kỳ thường tạo cao trào phân ranh đảng phái trên căn bản ư thức hệ theo hướng Cộng Hoà [Republican] và hướng Dân Chù [Democrat]. Tới nay, Toà Bạch Ốc/TT Donald Trump có sự ủng hộ của 97% của khối Cộng Hoà tại Hạ Viện và Thương Viện; và chỉ được sự ủng hộ khoảng 15% của khối Dân Chủ tại Hạ Viện và Thương Viện. Sự cách biệt đường hướng chính trị và ư thực hệ giữa hai Đảng ngày càng tăng: bên Dân Chủ chủ trương thêm tự do, cấp tiến, hài hoà nhân bản, toàn cầu hoá phúc lợi; bên Cộng Hoà thêm bảo thủ, dân tuư, quốc tuư, phát triển tư bản kỹ thuật, quân b́nh cạnh tranh sản xuất, thượng tôn luật pháp.

Có thể tiên đoán ngay lúc này [nếu giữ nguyên sự ủng hộ khởi thuỷ của khối Cộng Hoà tại Hạ viện & Thượng Viện] TT Donald khó bị đàn hạch [ở đợt đầu bời quá bán 50% + 1 Dân Biểu/Hạ Viện] hay phế truất [tại đợt cuối, bởi 2/3 Thượng Nghị sỉ/Thượng viện] v́ Đảng Cộng Hoà đang thắng thế ở cả Hạ Viện lẫn Thượng Viện.

Nhưng sau 2019, nếu Đảng Dân Chủ thêm ghế tại Hạ Viện, th́ TT Donald có thể bị đàn hạch ngay đợt đầu, nhưng vẫn không bị phế truất nếu Đảng Cộng hoà c̣n thắng thế tại cấp Thượng Viện. Nên khi Thượng nghị sĩ thứ 67 thuộc Đảng Cộng Hoà có quyền quyết định phế truất hay không, th́ Đảng này vẫn giữ được TT Donald Trump.

Chúng ta có thể chắc chắn một điều: màu cờ sắc áo đảng Cộng Hoà sẽ là tấm giáp ngăn đạn giúp TT Donald Trump chống nạn đàn hạch và phế truất xuất phát từ khối Dân Chủ. Chỉ khi màu cờ đỏ Cộng Hoà tàn phai và sắc áo đó rách thủng th́ đương kim Tổng Thống mới tiêu tùng, cháy rụi.

3. MỨC MẾN MỘ CỦA QUẦN CHÚNG

Dù các dân biểu và thượng nghị sĩ Cộng Hoà có ủng hộ tối đa TT Donald Trump, nhưng họ vẫn phải lo cho chính bản thân họ, xem người dân của địa hạt và Tiểu Bang ḿnh c̣n mến mộ TT Donald Trump hay không? Nếu c̣n, th́ các Dân Biểu và Thượng Nghị Sĩ Cộng Hoà phải hết ḿnh ủng hộ, che chở đương kim Tổng Thống Cộng Hoà. C̣n nếu dân địa hạt hay Tiểu Bang «Đỏ/Cộng Hoà» lại có vẻ chán nản, nghi ngờ chính Tổng Thống Cộng Hoà mà ḿnh từng bầu, thi các Dân Biểu hay Thượng Nghị Sĩ các địa hạt, tiểu Bang đó phải dè dặt, hay bỏ lửng TT Donald Trump, kẻo họ vị vạ lấy.

Đảng Dân Chủ biết thừa họ hạch sách, chống đối hay doạ truy tố TT Donald Trump không mong để tức khắc đàn hạch hay phế truất ông ta, mà chỉ cốt «rung cây nhát khỉ» [đụng mạnh TT Donald Trump để làm lung lay ghê dân biểu/nghi sĩ đảng Cộng Hoà], làm náo loạn để gây khó khăn cho chính quyền Cộng Hoà, đồng thời làm nản ḷng cử tri Cộng Hoà để phe Dân Chủ có thêm đại diện Dân Chủ tại Hạ Viện và Thượng Nghị Viện. Do đó ḷng mến mộ của người dân theo đảng Cộng Hoà nếu c̣n ủng hộ chính sách Dân Tuư, Quốc Tuư mới thực sự bảo đảm cho TT Donald Trump giữ nguyên vị trí cho hết nhiệm kỳ đầu hay sang cả nhiệm kỳ hai.

Đảng Dân Chủ cũng nên thận trọng trong chính sách «rung cây nhát khỉ» hay gây hoang mang, náo loạn chính trường đến độ «nổ ngược» [backfiring] khi quần chúng bội thực v́ tin tức truyền thông giả mạo, v́ yêu sách hay thủ đoạn đảng phiệt quá khích có lợi cho đảng Dân Chủ mà lại có hại cho nước, cho công dân Hoa kỳ nói chung – [a] như chống đối chính sách kiểm soát/hạn chế nhập cảnh khả nghi [Travel Ban] của TT Donald Trump, hay [b] chủ trương đón nhận dân tỵ nạn từ các vùng xôi đậu loạn lạc Trung Đông/Bắc Phi, có khuynh hướng tạo cơ hội du nhập và khởi phát nạn khủng bố tôn giáo quá khích ISIS ngay trong lănh thổ Hợp Chúng Quốc.    

4. LIÊN HỆ GIỮA TOÀ BẠCH ỐC & QUỐC HỘI

TT Donald Trump cũng nên thận trọng không trực tiếp đương đầu chống đối hay làm mất ḷng toàn bộ Quốc Hội Hoa Kỳ. Tới giờ phút này, đương kim Tổng Thống rất hoà thuận với Dân Biểu Paul Ryan [CH], Chủ tịch Hạ Viện [Speaker of the United States House of Representatives] và Thượng Nghị Sĩ Mitch McConnell lănh tụ Đảng [CH] Dẫn Đầu Thương Viện [Senate Majority Leader].

Nhưng cũng nên nhớ, việc TT Donald cách chức giám đốc Cục Điều tra Liên bang [F.B.I] James B. Comey rất tế nhị v́ đương sự đă từng được Thượng Viện phê chuẩn cao với túc số 93 thuận, 1 chống, trong năm 2013.

Sự thay đổi nếu có sau 2019 tại Hạ Viện, khi túc số dân biểu đảng Dân Chủ nhiều hơn quá bán, sẽ có triển vọng quyết định đàn hạch đương kim Tổng Thống thuộc đảng Cộng Hoà, nếu c̣n vi phạm về một tôi danh tương tự trong tương lai.

5. AI SẼ KẾ VỊ ĐƯƠNG KIM TỔNG THỐNG BỊ PHẾ TRUẤT

Trong trường hợp hy hữu TT Donald Trump bị đàn đàn hạch, rồi phế truất, người kế vị đương kim Tổng Thống Hoa Kỳ ắt phải là Phó Tổng Thống Mike Pence, có khuynh hướng dung hoà hơn TT Donald Trump nên từng được ḷng đa số các lănh tụ đảng Cộng Hoà.

Chỉ trong trường hợp Phó TT Mike Pence cũng bị vạ lây trong hiện vụ, cũng bị đàn hạch và phế truất như TT Donald Trump [nếu xẩy ra], th́ lúc đó người kế vị đương kim Tổng Thống Hoa Kỳ mới có thể là Paul Ryan, Chủ tịch Hạ Viện [Speaker of the United States House of Representatives] hay Thượng Nghị Sĩ Mitch McConnell, lănh tụ Đảng [CH] Dẫn Đầu Thương Viện [Senate Majority Leader].

TẠM KẾT

Nhưng xin nhắc lại: chỉ trong trường hợp khẩn trương khi con tầu Cộng Hoà bắt đầu ch́m xuồng, th́ các thuỷ thủ Cộng Hoà Hạ Viện và Thượng Viện mới nghĩ tới việc «nổi loạn binh biển» [mutiny] tung hê thuyền trưởng xuống biển, như một cuộc «biển dâu» đổi đời hy hữu tại Toà Bạch Ốc vậy. Người Việt chúng ta có ngạn ngữ «Cháy nhà mới ra mặt chuột». Đôi khi đắm tầu cũng đủ thấy t́nh huống «sống chết mặc bay». phũ phàng hơn một khẩu ngữ chỉ thái độ bạc bẽo, bội ước, thay dạ đổi ḷng giữa kẻ đồng hành.

Chính sự chênh vênh trên chính trường “đảng phiệt-vị-đảng” và thành kiến đệ tứ quyền báo chí truyền thông đa số xiêu tả theo khối Dân Chủ, với những thủ đoạn phương hại bằng tin moi móc, đôi khi thất thiệt [fake news], chụp mũ, đă khiến TT Donald Trump chọn công thức truyền thông xă hội [social media] trực tin «tweet »-toác, nói thẳng với dân, cho dân biết tường tận thời cuộc, về an ninh và vận nước, với ngụ ư được dân thông cảm, tán thành và từ đó duy tŕ hay tăng trưởng sự ủng hộ trực tiếp của quần chúng tại từng địa hạt dân cử.  Nếu Quư vị lập pháp ép tôi hành pháp, tôi sẽ trực dụ dân ép lại quư Vị.  Một công, đôi việc.  Nếu TT Donald Trump không là một chính khách mềm mỏng, thuần thục, th́ ít ra ông ta cũng là một tay cao thủ “mặc cả/trao đổi” siêu đẳng.

Mọi nhận định, suy luận dù có căn bản, vẫn mắc phải những sai biệt, lầm lẫn bất khả tiên liệu, cần điều chỉnh khi cần thiết. Đó cũng là thế dẫn giải của bài viết này.

Xin dành cơ hội bổ túc, đính chính trong tương lai.

Lưu Nguyễn Đạt, PhD, LLB/JD, LLM
Michigan State University

 

Trở lại